Giống tỏi Hiện nay ở nước ta trồng phổ biến là hai giống tỏi: tỏi trắng và tỏi tía - Tỏi trắng là giống mới nhập nội gần đây tỏi Vân Nam Trung Quốc.. Củ tỏi trắng có ít tép nhưng tép tỏ
Trang 1Giáo án nghề làm vườn lớp 12 - KỸ THUẬT TRỒNG TỎI
1 Giống tỏi
Hiện nay ở nước ta trồng phổ biến là hai giống tỏi: tỏi trắng và tỏi tía
- Tỏi trắng là giống mới nhập nội gần đây (tỏi Vân Nam Trung Quốc) Đặc điểm nổi bật của giống này là củ to (20 – 26g/củ) lá to có màu xanh nhạt, vỏ bao ngoài củ tỏi có màu trắng sữa, có khi có sọc tím
Củ tỏi trắng có ít tép nhưng tép tỏi to, dễ bóc vỏ và phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu nên được trồng để xuất khẩu
- Tỏi tía là giống địa phương trong nước Đặc điểm nổi bật của giống này là củ nhỏ (9 – 10 g/củ),
vỏ ngoài có màu tím Lá xanh đậm, cứng, mọc thẳng Tỏi tía có hương vị hấp dẫn, vì vậy nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi đáp ứng nhu cầu trong nước
1 Thời vụ trồng
Trang 2Cây tỏi được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc (vì thời tiết khí hậu phù hợp) Thời vụ thích hợp cho trồng tỏi ở các tỉnh miền Bắc từ 15/9 đến 15/10, không để chậm sau tháng 10 Có như vậy mới tạo điều kiện để tỏi xuống củ vào tháng 12, tháng 1 và thu hoạch vào tháng 2
2 Chuẩn bị đất và kỹ thuật trồng tỏi
a Đất trồng tỏi tốt là loại đất cát pha hay thịt
nhẹ,dễ thoát nước và chủ động tưới
Sau khi cày bừa, làm nhỏ đất, lên luống rộng 1-1,2m, rãnh luống rộng 25-30cm Nếu thân đất ướt sau khi cày bừa phải lên luống ngay, dùng đất bột khô rắc lên mặt luống một lượt trước khi trồng
Bón phân lót cho tỏi nên bón tập trung theo các luống (rải đều lên mặt luống, dùng quốc xới trộn đều với đất trước khi trồng)
b Cách trồng
Trang 3c Củ tỏi làm giống thường được để trên giàn
hoặc gác bếp Trước khi trồng một tuần, hạ tỏi xuống xếp đều một lớp trên mặt đất (củ tỏi được tiếp xúc với hơi đất) cho “ lại tỏi” Trước hi trồng 1-2 ngày đem tách từng tép (nhánh) tỏi ra khỏi củ Loại bỏ những củ nhỏ, những tép bị teo, “óp”, tép bị bệnh hoặc bị xây xát Xếp riêng những tép ở ngoài và giữa
củ để trồng riêng, như vậy tỏi mọc đều từng luống và
dễ chăm sóc.Vẩy nước cho tép tỏi ướt đều, để qua một đêm, hôm sau trồng ngay
Trồng tỏi theo hàng ngang trên luống Trước khi trồng nếu đất khô, cần tưới nhẹ cho ẩm đều rồi rạch hàng khoảng cách trồng: hàng cách nhau 12 – 15 cm, trên hàng đặt các tép tỏi cách nhau 10 – 12cm Dùng tay cắm 1/3 tép tỏi vào đất là vừa, không nên cắm quá sâu
Che phủ cho luống tỏi đã trồng
Trang 4Sau khi trồng, lấy rơm rạ hoặc trấu phủ kín mặt luống rồi dùng ô doa tưới thật đẫm lên mặt luống Đây là khâu kỹ thuật rất quan trọng đối với trồng tỏi,
nó vừa giữ ẩm cho đất, giữ cho cây tỏi khi mọc không bị đổ, tránh mưa to làm xô đất vùi tỏi giống…
3.Chăm sóc tỏi khi trồng
a) Bón phân cho tỏi
Cây tỏi có bộ rễ nông, yếu, vì vậy cần bón phân
đầy đủ ngay từ đầu, bón cân đối đạm, lân và kali
1,5-2N; 1-1,5P; 1-2K
Phân chuồng phải ủ hoai, tốt nhất là trộn thêm một phần phân bắc để bón
Lượng phân bón cho 1 ha trung bình là: 14-20 tấn phân chuồng, 400-500kg đạm sunphat, 200-300
kg supe lân và 60-120 kg kali (phân kali rất cần cho tỏi để chống củ bị bộp sau này) Nếu đất chua cần bón vôi khi làm đất 1,5-2 tấn/ha
Trang 5Toàn bộ phân chuồng trộn với lân, kali bón lót Toàn bộ phân đạm dùng bón thúc Bón thúc làm
3 đợt:
- Đợt 1: Khi tỏi mọc đều (sau khi mọc 15-20 ngày), lúc này cây có 2 lá Dùng 1/4 lượng đạm hoà nước tưới đều
- Đợt 2: Khi tỏi đã được 25-30 ngày tuổi, bón 1/2 lượng đạm, hoà nước tưới đều
- Đợt 3: Bón 1/4 đạm còn lại khi tỏi được 45-50 ngày
b) Tưới nước cho tỏi
Do bộ rễ tỏi ăn nông, lá nhỏ lại trồng dày nên tỏi cần nhiều nước, nhưng tỏi lại cũng sợ bị úng ngập
Việc tưới nước cho tỏi kết hợp với các kỳ bón thúc, tốt nhất là tát nước vào các rãnh luống, nước tự chảy thấm đều vào đất Khi đất ngả sang thẫm là được Nếu lúc này các rãnh còn nước phải tháo cạn
Trang 6Trời mưa to cũng phải tháo kiệt nước ở rãnh luống Tỏi được 80 ngày trở đi thì thôi không tưới nước và bón thúc nữa Thời kỳ cuối này nên để đất khô cho củ được đanh chắc, bảo quản ít bị hao hụt
c) Phòng trừ sâu bệnh hại tỏi
Nói chung tỏi ít bị sâu bệnh hơn những cây trồng khác Tuy nhiên có một vài loài sâu như: rầy xanh lá
mạ, rệp muội, bọ nhảy và bệnh sương mai hại tỏi
Biện pháp phòng trừ chủ yếu là:
- Trồng đúng thời vụ
- Bón phân lót đầy đủ và cân đối
- Không tưới nước và bón thúc quá muộn
Có thể dùng thuốc Bi – 58 pha nồng độ 1/800 – 1/100 (trừ sâu), hoặc Boocđô 1% hay Zinep 80% pha 0,2 – 0,4% (trừ bệnh)
5 Thu hoạch, chọn giống và bảo quản
Trang 7a Tỏi trồng đựoc 120 – 130 ngày là đã đủ già, thu hoạch được
Chọn ngày đẹp trời, khô hanh để thu hoạch Khi thu hoạch, phân loại củ to củ bé để riêng Bó thành từng bó 50 – 100 củ, giăng trên sào hay dây phơi vài
ba nắng cho thân lá củ khô, chuyển vào nơi râm mát trong nhà Khi tỏi đã khô hẳn, cắt bớt lá chỉ để dọc dài 15 – 20cm Rễ cũng cắt ngắn nhưng không sát
củ
b Chọn củ giống: Chọn riêng những củ to, có 8
– 10 tép đều đặn, củ chắc, thân lá khô đều, không bị sâu bệnh Những củ đã chọn buộc lại như cũ rồi gác bếp hoặc trên giàn bếp để bảo quản Mỗi ha trồng tỏi cần 800 – 1000kg tỏi giống (30 – 36 kg/sào Bắc Bộ)
c Chế biến tỏi hàng hoá
Tỏi là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị, vì vậy cần được chế biến theo yêu cầu hàng xuất khẩu Có 3 mặt hàng chủ yếu
Trang 8- Tỏi khô nguyên củ, đây là dạng chủ yếu và có giá trị cao hơn cả Sau khi thu hoạch, phân loại, phơi khô, cất giữ được 2 – 3 tháng trở lên có thể chọn lựa
để xuất khẩu
- Tỏi lát: người ta tận dụng những củ không đủ tiêu chuẩn của tỏi khô nguyên củ, bóc vỏ thái thành lát theo chiều ngang tép tỏi rồi phơi khô, đóng gói xuất khẩu, Để đạt được yêu cầu xuất khẩu (lát cắt không bị xơ, lát tỏi có màu vàng nâu khô) khi thái tỏi cần lưu ý: thái tới đâu ngâm ngay lát cắt vào dung dịch phèn chua 1% trong thời gian 20 – 30 phút Cứ 1kg tỏi lát ngâm vào 2 lít dung dịch phèn chua Sau khi ngâm xong, vớt nhẹ tỏi rửa sạch rồi phơi khô hoặc sấy
- Tỏi bột: là sản phẩm tận dụng các loại tỏi không đủ tiêu chuẩn hai mặt hàng trên Cách chế biến tỏi bột đơn giản Dùng dao cắt ngang qua củ tỏi hay tép tỏi, rửa sạch bỏ vỏ, để ráo nước, đem phơi nắng
Trang 9cho khô và tỏi có màu vàng nâu Sấy khô rồi nghiền thành bột Đóng vào túi nilon và để nơi khô ráo
C HOA CÚC
Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật được chuyển vào Việt Nam từ lâu và được trồng ở khắp mọi nơi Cúc là loại hoa không đẹp về màu sắc nhưng hình dáng rất xinh được sử dụng rất rộng rãi
để cắm lọ nhỏ, hoa cúc có cành dài, cứng, lá xanh tươi, hoa lâu tàn Có thể trồng trong chậu, bầy ở trong phòng khách, dưới mái hiên, trên bao lơn, Ngoài ra
Trang 10cúc còn được trồng ở vườn hoa, công viên cùng với các loại hoa khác
1 Đặc điểm thực vật
Cây hoa Cúc thuộc loại thân thảo, có nhiều đốt giòn dễ gẫy, càng lớn càng cứng Rễ chùm phát triển theo chiều ngang Lá xẻ thuỳ có răng, mặt dưới lá có lông Hoa lưỡng tính hay đơn tính thường mọc nhiều hoa trên một cành Cành hoa có nhiều hình dáng khác nhau (nhọn, tròn, cuốn như tai chuột) Quả bế có 1 hạt
2 Điều kiện sinh thái
- Nhiệt độ – ẩm độ : cây hoa cúc ưa khí hậu mát, nhiệt độ trung bình không cao quá 32 – 350C và không thấp quá 100C Thời kỳ trổ hoa nhiệt độ trên
200C Ẩm độ thích hợp là 80%