Có thể hình dung hoạt động nhập khẩu như là một chiếc cầu nối thông thương giữa thị trường hai nước, tạo ra sự phù hợp, gắn bó cũng như phản ánh sự tác động qua lại giữa chúng, phản ánh sự biến động của mỗi thị trường. Cụ thể như sự tồn đọng hàng hoá, giá cả, giảm nhu cầu về một mặt ở thị trường trong nước sẽ làm ngay lập tức lượng hàng nhập khẩu. Cũng như vậy, thị trường ngoài nước quyết định tới sự thoả mãn các nhu cầu trên thị trường trong nước, sự biến động củ nó về khả năng cung cấp, về sản phẩm mới về sự đa dạng của hàng hoá dịch vụ cũng được phản ánh qua chiếc cầu nhập khẩu để tác động vào thị trường nội địa. 4. ảnh hưởng của nền sản xuất trong nước cũng như của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong và ngoài nước. Sự phát triển của nền sản xuất, của những doanh nghiệp sản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm nhập khẩu, tạo ra sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, do vậy làm giảm nhu cầu hàng nhập khẩu và nếu như sản xuất kém phát triển, không thể sản xuất được những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao thì nhu cầu về hàng nhập khẩu tăng lên, do đó ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu. Ngược lại sự phát triển của nền sản xuất ở nước ngoài làm tăng khả năng của sản phẩm nhập khẩu, tạo ra sản phẩm nhập khẩu, tạo ra sản phẩm mới, hấp dẫn phù hợp với nhu cầu, hiện đại, do vậy thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên không phải là lúc nào sản xuất ở trong nước phát triển thì hoạt động nhập khẩu bị thu hẹp mà nhiều khi để tranh sự độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh hoạt động nhập khẩu lại được khuyến khích phát triển. Trái lại để bảo vệ sản xuất trong nước khi Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nền sản xuất nước ngoài phát triển thì hoạt động nhập khẩu có thể bị thu hẹp và kiểm soát chặt chẽ. Cũng như sản xuất, sự phát triển của hoạt động thương mại trong và ngoài nước của các doanh nghiệp thương mại quyết định đến sự chu chuyển, lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế hay giữa các nền kinh tế các nước khác, bởi vậy tạo thuận lợi cho đẩy nhanh công tác nhập khẩu. Mặt khác, do chủ thể của hoạt động nhập khẩu chính là những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nên sự phát triển của những doanh nghiệp này đồng nghĩa với sự thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động nhập khẩu. Trong một nước mà các doanh nghiệp không được tự do phát triển, bị sự can thiệp quá sâu của Nhà nước thì hoạt động nhập khẩu cũng không thể phát huy được, không thể vươn mạnh ra nước ngoài tạo ra sự tụt hậu của nền kinh tế. 5. ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải - liên lạc Việc thực hiện hoạt động nhập khẩu không thể tách rời với công việc vận chuyển và thông tin liên lạc, vì nhờ có thông tin liên lạc hoạt động mà các nước cách xa nhau vẫn thông tin được với nhau để thoả thuận tiến hành hợp đồng một cách kịp thời. Do đó việc nghiên cứu áp dụng những phương tiện thông tin liên lạc vào giao thông vận tải là một nhân tố quyết định rất lớn đến sự phát triển của hoạt động nhập khẩu. Thực tế cho thấy rằng sự phát triển của hệ thống thông tin như Fax, telex, DHL, VMS… đã đơn giản hoá các khâu công việc của hoạt động nhập khẩu rất nhiều, giảm bớt hàng loạt chi phí, nhanh gọn kịp thời, chính xác. Việc hiện đại hoá các Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com phương tiện vận chuyển bốc rỡ bảo quản… cũng đã góp phần làm cho quá trình nhập khẩu được nhanh chóng an toàn và hiệu quả. 6. ảnh hưởng của hệ thống tài chính, ngân hàng Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức lớn mạnh và hiện đại, có liên quan chặt chẽ tới các hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế dù lớn hay nhỏ ở bất cứ thành phần kinh tế nào bởi vai trò quan trọng của nó trong việc quản lý, cung cấp vốn, thanh toán một cách thuận tiện, nhanh chóng, chính xác. Hoạt động nhập khẩu ngày nay sẽ không được thực hiện nếu như không có hệ thống ngân hàng. Dựa trên các mối quan hệ, uy tín, nghiệp vụ của mình, các ngân hàng đã đảm bảo được lợi ích của các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu. Đồng thời với lòng tin của các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu. Đồng thời với lòng tin của các ngân hàng, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng có thể được ngân hàng đứng ra bảo l•nh hay cho vay với khối lượng lớn, kịp thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt được những thời cơ hấp dẫn. 7. Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh vừa tạo ra những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh vừa có những tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, với các doanh nghiệp ngoại thương, môi trường kinh doanh rất quan trọng bởi kinh doanh thương mại quốc tế phức tạp và phong phú hơn rất nhiều so với kinh doanh trong nước. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai môi trường: môi trường vi mô (gồm các yếu tố Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com khách hàng, tiềm năng và mục tiêu của doanh nghiệp, người cung ứng… hợp thành) và môi trường vĩ mô (gồm các nhân tố chính trị pháp luật, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ, văn hoá xã hội, môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng … hợp thành). Như vậy muốn thành công các doanh nghiệp phải nắm rõ được các nhân tố này. Hiện nay Nhà nước chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế, tự do buôn bán kinh doanh xuất nhập khẩu trong khuôn khổ pháp luật. Một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải cạnh tranh với các đơn vị kinh tế khác thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Chính vì thế luôn luôn có các cuộc cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp. Yếu tố này đặt các doanh nghiệp ngoại thương đứng trước vấn đề sống còn trong kinh doanh. Yừu tố cạnh tranh này buộc các doanh nghiệp phải nhạy bén linh hoạt với thị trường, nắm bắt được thời cơ. Khác với cơ chế cũ ngày nay các doanh nghiệp phải tự giao dịch, tìm nguồn hàng, đàm phán, ký kết và nơi tiêu thụ. Hơn nữa các nhân tố ngoài nước như cấm vận, hàng rào thuế quan, bảo hộ mậu dịch cũng như phong tục tập quán ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới làm đa dạng hoá các chủng loại hàng hoá, tạo ra nhiều hàng hoá mới cũng như sự hiện đại hoá của hệ thống thông tin liên lạc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu. Đây là nhân tố khách quan mà bản thân doanh nghiệp chỉ có thể nhận thức và có phương hướng kinh doanh phù hợp chứ không thể tự mình tác động làm biến đổi nhân tố này. VI.Hiệu quả của hoạt động nhập khẩu hàng hoá Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Mọi hoạt động kinh tế đều phải tính toán tới hiệu quả sao cho chi phí vật chất và lao động ít nhất thu được kết quả cao nhất. Yêu cầu đó là chung cho mọi chế độ xã hội. Kinh doanh thương mại quốc tế ngày càng cần phải tính toán hiệu quả vì đó là cơ sở để giải quyết mở rộng hay thu hẹp một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Tính toán hiệu quả để tìm ra những mắt xích hợp lý, khắc phục nó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với nước ta hiện nay vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu trở thành cấp bách vì đó là nhân tố quyết định để tham gia phân công lao động quốc tế, xâm nhập thị trường nước ngoài, đồng thời làm tăng thu nhập quốc dân tạo thêm phần tích luỹ cho tái sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân trong nước. 1. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong kinh doanh thương mại quốc tế. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng của hoạt động ngoại thương. Vậy hiệu quả đó là gì? Như thế nào là có hiệu quả?. Đây là vấn đề chưa được giải quyết triệt để. Thật khó mà đánh giá mức độ đạt được hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương này một doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi mà bản thân phạm trù này chưa rõ bản chất và những biểu hiện của nó. 2. Các loại hiệu quả kinh tế nhập khẩu a. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động nhập khẩu. - Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Biểu hiện nội dung của nó là doanh lợi đạt được. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Hiệu quả kinh tế xã hội mà hoạt động nhập khẩu đem lại cho nền kinh tế quốc dân là đóng góp của hoạt động nhập khẩu vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, qg việc làm và cải thiện đời sống nhân dân… b. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp Hiệu quả kinh tế nhập khẩu được tạo thành trên cơ sở hiệu quả của các loại chi phí cấu thành, vì vậy bản thân doanh nghiệp khi nhập khẩu phải xác định những biện pháp đồng bộ để thu được hiệu quả toàn diện trên các yếu tố quá trình sản xuất. c. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh - Hiệu quả tuyệt đốilà lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. - Hiệu quả so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau. Nói cách khác nó là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án. 3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kinh tế nhập khẩu. a. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế nhập khẩu: Cùng cùng với sự biểu hiện về mặt số lượng, hiệu quả kinh tế của bất kỳ một hoạt động kinh tế nào còn có tính chất lượng. Đó chính là tiêu chuẩn của hiệu quả. Tiêu chuẩn hiệu quả nhập khẩu là tiết kiệm lao động x• hội hay tăng năng suất lao động xã hội. Nó không chỉ đơn thuần là tiết kiệm chi phí xã hội cần thiết về lao động và lao động vật hoá cho sản xuất đơn vị sản phẩm mà còn bao hàm cả ý nghĩa phát triển sản xuất. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế nhập khẩu được biểu hiện Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com gián tiếp thông qua một hệ thống chỉ tiêu. Nếu tiêu chuẩn biểu hiện mặt chất lượng của hiệu quả thì hệ thống chỉ tiêu biểu hiện số lượng của hiệu quả nhập khẩu. b. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu. * Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu: Là chỉ tiêu quan trọng nhất. * Chỉ tiêu so sánh giá nhập khẩu với giá quốc tế. * Chỉ tiêu so sánh doanh thu bán hàng nhập khẩu trong nước với chi phí tính ra đồng Việt Nam tỷ giá hiện hành cuả ngân hàng Nhà nước của từng mặt hàng, nhóm hàng, từng chuyến hàng nhập khẩu hay của từng thời kỳ nhập khẩu. * Chỉ tiêu so sánh giá cả nhập khẩu của từng mặt hàng, nhóm hàng giữa các khu vực thị trường và của các thương nhân khác nhau. * Chỉ tiêu hiệu quả xuất nhập khẩu kết hợp tính cả nước hay từng doanh nghiệp đổi hàng riêng lẻ. Các chỉ tiêu trên thể hiện sự tiết kiệm lao động xã hội được thực hiện trực tiếp qua nhập khẩu. Phạm trù giá cả đo lường chi phí lao động mang tính quốc gia và quốc tế trong việc sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu được thể hiện qua các chỉ tiêu đó. 4. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế nhập khẩu a. Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính toán lợi nhuận nhập khẩu có liên quan đến tính doanh thu và chi phí: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Doanh thu nhập khẩu của một doanh nghiệp là số tiền mà nó thu được qua việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ nhập khẩu trong một thời gian nhất định. - Chi phí của hoạt động nhập khẩu là những phí tổn phải bỏ ra khi mua hàng hoá nhập khẩu trong thời kỳ đó. Lợi nhuận nhập khẩu = Doanh thu nhập khẩu - Chi phí nhập khẩu b. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nhập khẩu Hn = Hn: Hiệu quả nhập khẩu Cs: Chi phí sản xuất sản phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất sản phẩm thay thế nhập khẩu theo giá nội địa. Cn: Tổng chi phí ngoại tệ cho việc nhập khẩu (theo giá quốc tế). Hn > 1: Nhập khẩu có hiệu quả c. Doanh lợi nhập khẩu Doanh lợi nhập khẩu phản ánh kết quả tài chính của hoạt động nhập khẩu, nghĩa là nó phản ánh những kết quả bằng tiền thu được và những chi phí thực tế bỏ ra cho những kết quả đó. Giá tính doanh lợi được tính toán trên cơ sở giá hiện hành (giá tính toán của kế toán). Vì vậy, về mặt lượng nó không trùng với chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nhập khẩu đã xem xét ở trên. Dn = Tn Cn Dn: Doanh lợi thu được từ nhập khẩu Tn: Thu nhập về bán hàng nhập khẩu (trừ mọi chi phí nhập khẩu trong nước) Cơn: Tổng chi phí ngoại tệ nhập khẩu chuyển ra tiền Việt Nam theo tỷ lệ giá ngân hàng Nhà nước ban hành. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trên đây là một số lý luận chung về hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Dựa trên lý luận này sau đây chúng ta đi vào xem xét cụ thể tình hình nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị GTVT và biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Ctu xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Giao thông vận tải Hà Nội (Tracimexco - Hà Nội) Chương 3: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị GTVT ở công ty tracimexco hà nội I. Phương hướng phát triển hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư GTVT của công ty trong giai đoạn tới Như Nghị quyết của Trung ương đã chỉ rõ mục tiêukt của đất nước từ nay đến năm 2003 là công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Ngành giao thông vận tải cũng đã xây dựng kế hoạch cơ khí hoá và hiện đại hoá Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . thể tình hình nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị GTVT và biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Ctu xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Giao thông vận tải Hà Nội (Tracimexco - Hà Nội) Chương. động nhập khẩu là những phí tổn phải bỏ ra khi mua hàng hoá nhập khẩu trong thời kỳ đó. Lợi nhuận nhập khẩu = Doanh thu nhập khẩu - Chi phí nhập khẩu b. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nhập khẩu. biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị GTVT ở công ty tracimexco hà nội I. Phương hướng phát triển hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư GTVT của công ty trong giai