Kiểu chữ Đại triện tiêu biểu là kiểu chữ được khắc trên "thạch cổ" đá hình chiếc trống vào năm 770 TCN năm thứ 8 đời Tần Tương Công , được gọi là "Thạch cổ văn".. ( 4)小篆 Chữ Tiểu triện:
Trang 1第八课 汉字形体
BÀI 8: HÌNH THỂ CHỮ HÁN
一、汉字的形体演变 Diễn biến hình thể chữ Hán:
( 1)甲骨文 Chữ Giáp cốt (Giáp cốt văn):
统。
Chữ Giáp cốt còn được gọi là "Ân Khư văn tự", "Bốc từ", "Ân Khế", là văn tự được khắc trên mai rùa hoặc xương thú vào thời Ân Thương Được phát hiện vào cuối thế kỷ 19 tại di chỉ kinh đô nhà Ân, nay là An Dương (Hà Nam), là kiểu chữ Hán sớm nhất được phát hiện cho đến nay Trong chữ giáp cốt, chữ Hình thanh chiếm 27%, điều đó cho thấy chữ giáp cốt là hệ thống văn tự tương đối hoàn chỉnh
其特点有Đặc điểm của thể chữ này là:
线条细而长,折笔较方正。Đường nét nhỏ và dài, nét gập ngay ngắn
结体不一,排列不齐。Kết cấu không thống nhất, to nhỏ khác nhau
书写灵活,异体字多。Cách viết linh hoạt, chữ dị thể nhiều
Trang 2“車 - 车”字 - chữ "Xa" (xe)
“門 - 门”字- chữ "Môn" (cửa)
( 2)金文 Chữ Kim (Kim văn):
商周时刻或铸在青铜器上的文字,又叫“钟鼎文”。Chữ Kim là văn tự được khắc hoặc đúc trên đồ đồng thời Thương Chu, còn gọi là "Chung Đỉnh văn"
其特点有Đặc điểm của thể chữ này là:
线条粗而宽,折笔较圆转。Đường nét to rộng, nét gập hơi tròn
结体较匀称、排列较整齐。Kết cấu khá thống nhất, kích cỡ đồng đều
线条化、符号化渐多于象形性。Đường nét hoá, ký hiệu hoá nhiều hơn tính tượng hình
形声字大量出现,但异体字仍多。Chữ hình thanh xuất hiện nhiều, nhưng chữ dị thể vẫn còn khá lớn
Trang 3“牛”字 - chữ "Ngưu" (trâu) “雨”字 - chữ "Vũ" (mưa)
( 3)大篆 Chữ Đại triện:
有广义与狭义之别,广义指先秦所有的古文字,包括甲骨文和金文;狭
(秦襄公 8 年)——刻在石鼓上面的“石鼓文”。Có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp Nghĩa rộng chỉ các loại văn tự cổ thời Tiên Tần, bao gồm Giáp cốt văn và Kim văn; Nghĩa hẹp chỉ loại văn tự thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến
nước Tần Còn được gọi là Trứu văn Kiểu chữ Đại triện tiêu biểu là kiểu chữ được
khắc trên "thạch cổ" (đá hình chiếc trống) vào năm 770 TCN (năm thứ 8 đời Tần Tương Công) , được gọi là "Thạch cổ văn"
其特点有Đặc điểm của thể chữ Đại triện là:
笔画线条化,拐弯全圆转。Đường nét hoá cách viết, nét gập tròn trịa
字型更匀称、工整。Thể chữ đều đặn, vuông vức hơn
Trang 4“车”字 - chữ "Xa" (xe)
“门”字- chữ "Môn" (cửa)
Trang 5( 4)小篆 Chữ Tiểu triện:
秦朝统一六国(齐、楚、燕、韩、赵、魏)以后通行的从秦国大篆发展 而来的字体,以“泰山刻石”为代表字样。
Chữ Tiểu triện được phát triển trên cơ sở chữ Đại triện và thịnh hành sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước (Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy), tiêu biểu là thể chữ được khắc trên núi Thái Sơn, gọi là "Thái Sơn khắc thạch"
“泰山刻石”(Thái Sơn khắc thạch) 中国第一部字典《说文解字》就是以小篆为规范正字进行字形解析的。
Bộ tự điển đầu tiên của Trung Quốc "Thuyết văn giải tự" phân tích hình thể chữ Hán trên cơ sở thể chữ Tiểu triện
其特点有Đặc điểm của thể chữ này là:
减少了图画性,向符号化迈了一大步。Giảm bớt tính đồ hoạ, hướng đến ký hiệu hoá văn tự
简化了笔画。Giảm bớt số nét trong một chữ
废除了大量异体字。Xoá bỏ một loạt chữ dị thể
Trang 6“车、门、牛”字 - Chữ "Xa, Môn, Ngưu"
小篆是中国历史上第一次汉字规范化运动的结果,在汉字发展史上意义 重大,使汉字从表形文字阶段进入了表意文字阶段。
Chữ Tiểu triện là kết quả của phong trào chuẩn hoá chữ Hán lần thứ nhất trong lịch sử Trung Quốc, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của chữ Hán, khiến chữ Hán từ giai đoạn văn tự biểu hình chuyển sang giai đoạn văn tự biểu
ý
( 5)隶书 chữ Lệ (Lệ thư):
多为徒隶使用而得名,分秦隶(古隶)、汉隶(今隶)两种。
Chữ Lệ được các “đồ lệ” (sai dịch, nha dịch) sử dụng nhiều nên có tên này, phân làm 2 loại: Tần lệ (cổ lệ) và Hán lệ (kim lệ)。
Trang 7其特点有Đặc điểm của chữ Lệ là:
实现了笔画化。Chữ viết theo nét rõ ràng
摆脱了象形性,符号化强。Thoát ra khỏi tính tượng hình, nghiêng về ký hiệu hoá
进一步简化了笔画。Tăng cường giản hoá nét bút
Trong quá trình phát triển chữ Hán, chữ Lệ có ý nghĩa vạch thời đại, là ranh giới của cổ kim văn tự
( 6)楷书 chữ Khải (Khải thư):
又叫“正书”、“真书”,指规矩整齐,可为楷模。由隶书发展来,兴 于汉末,盛行于魏晋,延用至今。
Khải thư (chữ Khải) còn được gọi là “Chính thư”, “Chân thư”, với ý nghĩa quy
củ chỉnh tề, xứng đáng là “khải mô” (khuôn mẫu) Chữ Khải phát triển trên cơ sở chữ
Lệ, được dùng nhiều vào cuối thời Hán, thịnh hành vào thời Ngụy Tấn, và được dùng cho đến tận ngày nay
Đặc điểm của thể chữ này là: nét bút ngay thẳng, kiểu chữ ổn định, kết cấu chặt chẽ Chữ Khải đã được định hình hoá, có quá trình sử dụng dài nhất
子 丑 寅 卯 辰 巳
午 未 申 酉 戌 亥
Trang 8( 7)草书 chữ Thảo (Thảo thư):
广义上各种字体都有草书,单成一体出现在东汉,包括章草、今草和狂 草。
Về nghĩa rộng các thể chữ đều có Thảo thư, chữ Thảo trở thành một thể chữ độc lập xuất hiện vào thời Đông Hán, bao gồm Chương Thảo, Kim Thảo và Cuồng Thảo
有连笔,但字字独立。
Chương Thảo chỉ kiểu chữ Thảo Hán Lệ thịnh hành thời Hán Chương Đế (Đông Hán) Nét bút uốn lượn bay bổng, tuy các nét dính liền nhau (liên bút), nhưng các chữ vẫn được viết độc lập Ví dụ:
皇象书 Hoàng Tượng thư
Trang 9Kim Thảo xuất hiện thời Đông Hán, diễn biến trên cơ sở Chương Thảo, hình thể kéo dài, các chữ dính liền nhau, có lúc không dính liền nhau nhưng không đứt mạch, được người đời gọi là “nhất bút thư” Lúc viết rất nhanh nhưng khó nhận ra chữ Ví dụ:
王羲之草书 - chữ của Vương Hy Chi
3、狂草产生于唐代,变化多端,笔画任意增减 ,难认难写,少实用, 纯艺术品。
Cuồng Thảo xuất hiện vào đời Đường, biến hoá khôn cùng, nét bút nhiều ít tuỳ
ý, khó viết khó nhận Kiểu chữ này ít dùng, thường dùng làm tác phẩm nghệ thuật Ví
Trang 10“郎官石柱记-张旭”(Lang quan Thạch trụ ký - Trương Húc)
( 8)行书 Hành thư (chữ Hành):
产生于东汉末年,介于楷书和草书之间。Xuất hiện cuối thời Đông Hán, nằm giữ hai thể chữ Khải và Thảo
兰亭序-王羲之-天下第一行书 Lan Đình Tự-Vương Hy Chi-Thiên hạ đệ nhất hành thư
Trang 11近楷不拘、近草不放,笔画连绵但各字独立,易认易记,应用最广。有 行草和行楷。
Chữ Hành không ngay ngắn như chữ Khải, không phóng túng như chữ Thảo, nét bút liền nhau nhưng các chữ vẫn độc lập với nhau, dễ nhận dễ nhớ, phạm vi ứng dụng rộng rãi Có 2 loại chữ Hành: Hành Thảo và Hành Khải
行草 - 松石 书 Hành Thảo - chữ của Tùng Thạch
Trang 12任政与行楷字体 Hành Khải - chữ của Nhậm Chính
二、汉字形体演变的原因 Nguyên nhân diễn biến hình thể chữ Hán:
汉字作为书面符号,在实际书写过程中追求“简、明、快”是导致形体 演变的主要原因。同时,汉字的使用频率以及书写材料、工具等的改变也是重 要的原因。
Chữ Hán với tư cách là ký hiệu viết, trong quá trình sử dụng thực tế luôn hướng đến sự đơn giản, rõ ràng và nhanh chóng, đây cũng là nguyên nhân chính khiến hình thể chữ Hán luôn thay đổi Đồng thời, tần suất sử dụng cũng như vật liệu, công cụ viết thay đổi cũng là những nguyên nhân quan trọng khác
下面主要谈材料和工具的变化:
Dưới đây là sự thay đổi về vật liệu và công cụ viết:
1、汉字历史上使用过各种材料 Quá trình sử dụng các vật liệu để viết:
造纸术发明以前,曾经使用过 Trước khi thuật làm giấy được phát minh, người Trung Quốc sử dụng các vật liệu sau để lưu lại chữ Hán:
Trang 13 龟甲兽骨:甲骨文;Mai rùa, xương thú: chữ Giáp cốt
钟鼎陶器:篆书、金文;Chuông, đỉnh, đồ gốm: chữ Triện, chữ Kim
碑石简牍:篆书、隶书、楷书、行书、草书等;Bia đá, thẻ tre: chữ Triện, chữ Lệ, chữ Khải, chữ Hành, chữ Thảo…
丝绸布帛:篆书、隶书、楷书、行书、草书等;Gấm lụa vải vóc: chữ Triện, chữ Lệ, chữ Khải, chữ Hành, chữ Thảo…
造纸术发明以后,除了特殊需要以外,一般都是以纸张为书写材料。 Sau khi thuật làm giấy được phát minh, ngoài những nhu cầu đặc biệt, nói chung giấy là vật liệu viết được sử dụng phổ biến nhất
现在已经进入信息化时代,使用计算机进行汉字处理,多数情况下通过 键盘和屏幕、磁盘等作为载体材料实现汉字的“书写”。利用多媒体软件技术, 电脑中汉字的形体千姿百态,多种多样,可以充分满足人们对汉字形体的各种 需要。
Bước vào thời đại công nghệ thông tin, sử dụng máy vi tính cho việc xử lý chữ Hán được ứng dụng ngày càng rộng rãi Bàn phím, màn hình… đều là những công cụ truyền tải chữ Hán hiệu quả Việc ứng dụng các phần mềm mới có thể tạo ra được vô
số font chữ Hán đẹp, hình thể chữ Hán cũng trở nên vô cùng phong phú đa dạng, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của con người đối với sự thay đổi kiểu chữ Hán
2、文字工具 Công cụ viết chữ:
笔的演变经历了“刀笔 软笔 硬笔 机笔”几个阶段。
Sự thay đổi của "bút" trải qua nhiều giai đoạn, từ "bút dao" đến "bút mềm",
"bút cứng" và hiện nay là "bút máy tính"
刀笔:往甲骨上刻字需要用刀,早期写在竹木上面的字也是用刀刻的。 碑石和摩崖刻字等所使用的凿子都可以归入刀笔工具之列;Bút dao: là dao khắc trên mai rùa, xương thú, gỗ đá… Các dụng cụ đục dùng để khắc chữ trên đá… cũng thuộc loại bút này
软笔:简牍、布帛、纸张等材料一般都用毛笔;Bút mềm: bút lông dùng
để viết trên thẻ tre, vải vóc, giấy tờ…
硬笔:现在使用最多的是硬笔:钢笔、铅笔、圆珠笔;Bút cứng: các loại bút máy, bút bi, bút chì đang được sử dụng hiện nay
机笔:键盘、鼠标、笔输入器;Bút máy tính: bàn phím, chuột, bút từ… 现在,传统的工具并没有完全退出历史舞台。毛笔作为书法艺术的工 具,仍然被广大用户学习和使用;刀笔在许多地方仍是作为篆刻工具使用着; 但是另外也应当看到,这些特殊工具也在逐渐被电脑技术所取代,例如现在的 电脑刻字,可以小到名章、公章,大到碑文、壁画,各种材料包括大理石、铜 铝板材,都可以顺利地刻写。只要字库中有的字体就可以刻出来。
Các loại bút truyền thống hiện nay vẫn chưa hoàn toàn biến mất Bút lông vẫn
Trang 14nơi vẫn là công cụ khắc dấu (triện) hiệu quả Thế nhưng chúng ta cũng nên chú ý một điều rằng, các công cụ truyền thống này đang dần dần bị kỹ thuật vi tính thay thế Chúng ta có thể sử dụng máy tính cho việc khắc chữ, khắc con dấu, khắc trên đá, trên sắt thép… Các thể chữ (font) đều có thể tạo ra phục vụ cho các mục đích đó
三、汉字形体演变的规律 Quy luật diễn biến hình thể chữ Hán:
1、笔画线条化 Đường nét hoá nét bút:
笔画有一个形成过程。从甲骨文到篆字的古文字阶段,笔画逐渐形成直 笔和圆转两种。隶变以后逐渐形成笔画匀称、线条统一的楷体字的笔画系统。
Nét bút có một quá trình hình thành lâu dài Giai đoạn từ chữ Giáp cốt đến chữ Triện, hình thành các nét thẳng và chuyển tròn Sau khi "Lệ biến", dần dần hình thành hệ thống nét bút cân đối, đường nét thống nhất cao ở thể chữ Khải
2、字形符号化 Ký hiệu hoá hình thể chữ:
汉字历史上曾经有过“六书”理论,把字形和字义联系起来,以便于分 析和理解汉字的读音和意义。这种做法不是把汉字作为符号,而是作为表达意 义的图形组合来看待。
Trong lịch sử phát triển chữ Hán từng có lý luận "Lục thư" (xem bài 7), liên hệ hình thể và ý nghĩa chữ lại với nhau để tiện cho việc phân tích và lý giải âm đọc cũng như ý nghĩa của chữ Cách làm này không xem chữ Hán là các ký hiệu, mà xem chúng là sự tổ hợp của các hình vẽ nhằm biểu đạt một ý nghĩa nào đó
最大的一次字形系统演变是从篆书到隶书的“隶变”。“隶变”从根本 上打破了古代汉字的理据性。近现代汉字特别是经过了简化的现代汉字,已经 彻底打破了楷书所继承的微弱的理据性,就是汉字符号系统彻底地符号化了。
Quá trình diễn biến hình thể chữ Hán lớn nhất là từ chữ Triện chuyển sang chữ
Lệ, gọi là "Lệ biến" "Lệ biến" đã phá vỡ cách nhìn nhận cũ về chữ Hán cổ đại Chữ Hán cận đại, đặc biệt là chữ Hán hiện đại sau khi được giản thể hoá đã triệt để phá vỡ cách nhìn nhận cũ nêu trên đối với chữ Khải, mà xem chúng dưới góc độ đã được
"ký hiệu hoá" hoàn toàn
3、结构规范化 Quy chuẩn hoá kết cấu:
经过长期的发展演变,汉字逐渐由不规范变得整齐规范、大小一致、造 型美观。这种规范是印刷术发明以来,长期历史实践中形成的。
Qua quá trình diễn biến lâu dài, chữ Hán dần dần được quy chuẩn hoá, kích cỡ lớn bé đồng nhất, hình thể cũng đẹp mắt hơn Sự quy chuẩn hoá này dần được hình thành sau khi thuật in ấn được phát minh