Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
191,48 KB
Nội dung
Mấy vấn đề lý luận văn nghệ cách mạng trong giới hạn lịch sử Từ Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) đến khi đất nước sắp bước vào thời kỳ đổi mới, hệ thống lý luận văn nghệ cách mạng mang đậm nét đặc thù của một thời kỳ lịch sử. Đề cương văn hóa là văn kiện đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa văn nghệ, ra đời trong thời kỳ đen tối của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân Pháp và phát xít Nhật. Đây là thời kỳ nền văn học công khai hợp pháp đang ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng, kẻ thù dân tộc thẳng tay đàn áp và khủng bố mọi tư tưởng tiến bộ và cách mạng, đồng thời gieo rắc các thứ văn hóa tiêu cực và phản động. Với nội dung cốt lõi là ba nguyên tắc: dân tộc hóa, khoa học hóa, và đại chúng hóa, đề cương đã đáp ứng kịp thời yêu cầu phục hưng những giá trị tinh thần truyền thống đang bị suy thoái và đồng hóa nghiêm trọng do chính sách thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phát xít thời bấy giờ. Việc đề ra chủ trương tranh đấu chống các xu hướng bảo thủ, chiết trung, bi quan và thần bí; chống sai lầm trên các phương diện triết học và nghệ thuật, mặc dù vẫn có ý nghĩa lâu dài, nhưng chủ yếu xuất phát từ mục tiêu trước mắt là thực hiện bằng được ba nguyên tắc cơ bản đó. Văn kiện có tính cương lĩnh này cũng thể hiện rõ tư tưởng chiến lược trên các mặt chủ yếu: mục đích và đường lối, tổ chức và nhiệm vụ, v.v đã vạch rõ phương hướng và triển vọng của nền văn hóa tương lai: “nền văn hóa mà cuộc cách mạng văn hóa Đông Dương phải thực hiện sẽ là văn hóa xã hội chủ nghĩa hay văn hóa Xô Viết”. Quá trình thực hiện trải qua nhiều thời đoạn, tùy tình hình chính trị - xã hội mà Đảng vận dụng, triển khai bản đề cương một cách cụ thể, nhưng vai trò tổ chức lãnh đạo của Đảng, đường lối và mục tiêu chiến lược của nền văn hóa, trước sau vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, do được soạn thảo trong điều kiện hết sức khó khăn nên văn kiện lịch sử này đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Việc vận dụng học thuyết triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội để từ đó khẳng định: “Nền tảng kinh tế của một xã hội và chế độ kinh tế dựng trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ văn hóa xã hội kia” là đúng, nhưng như thế chưa đủ. Cần thấy mặt ngược lại, đó là sự ảnh hưởng của văn hóa đối với kinh tế, và nói chung của thượng tầng kiến trúc đối với hạ tầng cơ sở. Ngay trong thượng tầng kiến trúc, đề cương chưa chỉ ra được sự tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội, nhất là vai trò, tác động của văn hóa đối với đời sống tinh thần nói chung. Vì thế, tính cấp bách của việc xây dựng nền văn hóa mới lúc bấy giờ, chưa được nhấn mạnh đúng mức. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế này, một mặt là do bước đầu vận dụng học thuyết mác-xít vào giải quyết những vấn đề thực tiễn văn hóa, văn nghệ còn có phần giản đơn, nhưng mặt khác là do các tương quan văn hóa, lúc đó chưa được nhận thức một cách toàn diện” (Tại lễ kỷ niệm lần thứ 40 ngày ra đời của bản Đề cương văn hóa Việt Nam (27-12- 1983), đồng chí Trường Chinh nêu rõ: “Đề cương văn hóa Việt Nam không dài, có nhiều hạn chế vì trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, Trung ương chưa đủ điều kiện nghiên cứu sâu các vấn đề liên quan đến cách mạng văn hóa Việt Nam). Về mặt này còn được bộc lộ khi đề cương đề cập đến mối quan hệ giữa cách mạng văn hóa với cách mạng chính trị: “Cách mạng văn hóa có thể hoàn thành khi nào cách mạng chính trị thành công (cách mạng văn hóa phải đi sau cách mạng chính trị) ”. Quan niệm này chỉ phù hợp với bối cảnh xã hội Việt Nam đương thời. Đó là lúc mà cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ chưa hoàn thành, mục tiêu của văn hóa còn thiếu những tiền đề cần thiết, vì thế sự trông chờ của cách mạng văn hóa vào các điều kiện sau khi cách mạng chính trị thành công là hiển nhiên và tất yếu. Nhưng khi dân tộc đã giành được độc lập, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực thì cách mạng văn hóa chẳng những không đi sau mà cần được tiến hành song song, thậm chí có lúc còn đi trước cách mạng chính trị những bước nhất định. Liên quan đến nhận thức trên, còn bộc lộ sự phiến diện nữa khi xác định: “Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được lý luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả”. Một văn kiện bàn về đường lối xây dựng và phát triển văn hóa, văn nghệ nhưng chỉ giành một câu duy nhất nói về tác dụng của văn hóa và cũng chỉ giới hạn trong phạm vi tuyên truyền chính trị. Tất nhiên, khi độc lập dân tộc là mục tiêu hàng đầu thì việc tuyên truyền cho nhiệm vụ kháng chiến lúc đó tuy không phải là duy nhất, nhưng là trước tiên và quan trọng nhất. Song xét trong toàn cục và lâu dài, một chủ trương như thế dễ tạo nên quan niệm hẹp hòi, phiến diện về chức năng xã hội và giá trị của văn hóa. Tạm gác bàn về vấn đề phân kỳ văn hóa, mà chỉ nói cách xác định tính chất văn hóa của nước ta theo đề cương, vẫn thiếu chính xác. Về mặt này, nếu vận dụng ánh sáng phương pháp luận từ ý kiến của V.I. Lênin bàn về văn hóa dân tộc sẽ dễ nhận ra điều đó: “Trong mỗi nền văn hóa dân tộc đều có những yếu tố mặc dầu không phát triển, của một nền văn hóa dân chủ và xã hội chủ nghĩa, vì trong mỗi dân tộc đều có quần chúng lao động và bị bóc lột mà điều kiện sinh sống của họ nhất định phải sản sinh ra một hệ tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Nhưng trong mỗi dân tộc cũng có nền văn hóa tư sản ( ) không phải dưới dạng chỉ là những “yếu tố” mà dưới dạng một nền văn hóa thống trị”. Chân lý phổ quát trong ý kiến này của V.I. Lênin không chỉ có ý nghĩa đối với việc phân loại văn hóa mà cả với sự chọn lọc, kế thừa di sản tinh thần quá khứ. Do chưa quán triệt quan điểm này nên khi đề ra nhiệm vụ trước mắt, đề cương đã chủ trương chống văn hóa phong kiến như chống văn hóa phát xít, văn hóa thoái hóa và nô dịch, chưa nhìn thấy những yếu tố “dân chủ và xã hội chủ nghĩa” trong văn hóa của thời kỳ phong kiến để kế thừa, phát triển khi xây dựng nền văn hóa mới. Sự bất cập trong nhận thức về văn hóa là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế tương tự trong nhận thức về văn nghệ nên đã chủ trương: “Tranh đấu về tông phái văn nghệ (chống chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng, v.v ) làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng”. Nhìn chung trong bối cảnh xã hội nước ta trước cách mạng, việc soạn thảo kịp thời bản Đề cương văn hóa Việt Nam là xuất phát từ yêu cầu chấn hưng văn hóa, nhưng chủ yếu là từ sự đòi hỏi bức thiết của thực tiễn đấu tranh cách mạng. Sự chi phối của tư tưởng chính trị đối với việc chế định quan điểm văn hóa, tuy làm cho nó đề ra được những vấn đề tương đối sát đúng với lợi ích dân tộc và dân chủ, nhưng về văn hóa, văn nghệ lại có phần sơ lược và thiếu chính xác. Đề cương đã phát huy vai trò chỉ đạo sâu rộng không chỉ đối với cuộc vận động văn hóa đương thời, mà còn đối với cả quá trình hình thành diện mạo hệ thống lý luận văn nghệ cách mạng biểu hiện trên cả hai mặt - thành tựu và hạn chế, trải qua nhưng thập niên tiếp theo. Sự biểu hiện trước tiên và tập trung nhất mà chúng tôi muốn đề cập là ở mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị vốn từ lâu đã trở thành tiêu điểm tranh luận trên báo chí và trong nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhất là trong khoảng 5 năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước. Xung quanh vấn đề này, giới lý luận phê bình đã bàn nhiều về đặc trưng của chính trị và văn nghệ với tư cách là hai hình thái ý thức xã hội, về vấn đề văn nghệ phục vụ chính trị, nghệ thuật và tuyên truyền, về sự lãnh đạo của Đảng và tự do sáng tác của văn nghệ sĩ. Phải nói rằng mối quan hệ này đã bao trùm và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi phương diện của đời sống văn nghệ. Từ chỉnh thể trào lưu đến chỉnh thể tác gia, tác phẩm, từ sáng tác đến phê bình nghiên cứu đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của nhưng quan điểm chính trị. Hệ thống lý luận văn nghệ cách mạng nước ta được hình thành thời kỳ này, một phần từ sự tiếp thu thành tựu lý luận văn nghệ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là của Liên Xô và Trung Quốc, phần nữa là từ kết quả khám phá nền văn nghệ dân tộc, nhưng được soi chiếu, xác lập trên cơ sở quan điểm chính trị của Đảng nhắm vào mục đích độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhưng dù được tiếp thu hay soạn thảo thì nó vẫn có chung ý thức hệ và quan điểm mỹ học mác xít với hệ thống lý luận văn nghệ cách mạng của nhiều nước trên thế giới, do đó bên cạnh những sắc thái riêng cũng có những đặc điểm chung, mà nổi bật nhất là vai trò thống trị của chính trị vô sản luôn được đề cao và chi phối một cách triệt để đối với văn nghệ. Từ năm 1943 trong Đề cương văn hóa Việt Nam, Đảng đã khẳng định: “Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”. Là một bộ phận nhạy cảm và tập trung nhất của văn hóa, văn học nghệ thuật không thể đứng ngoài mà phải nằm trong “sự nghiệp chung của giai cấp vô sản, phải thành một cái bánh xe nhỏ và một cái đinh ốc” đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng như V.I. Lênin đã nêu trong bài báo Tổ chức Đảng và văn học có tính Đảng được viết cách đó 38 năm về trước. Việc quán triệt và vận dụng tư tưởng này của V.I. Lênin vào công tác văn hóa, văn nghệ của Đảng trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng nước ta được coi trọng, mở rộng và phát triển sâu thêm. Lấy độc lập dân tộc và tự do dân chủ làm mục đích cao nhất, cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo không chỉ tiến hành trên mặt trận chính trị, quân sự mà còn đòi hỏi cả trên mặt trận văn hóa - phải “Kháng chiến hóa văn hóa”. Coi cách mạng là phương thức, động lực nhằm thực hiện mục đích tối thượng nêu trên thì công tác tư tưởng trong đó có vai trò của văn học nghệ thuật phải hướng về mục đích của cách mạng và phục vụ cách mạng - phải “Cách mạng hóa tư tưởng”. Sự quy định này của lịch sử đối với văn nghệ không chỉ biểu hiện trên phương diện lý luận mà cả trong thực tiễn sáng tác nữa. Chẳng hạn Bác và một số cán bộ cách mạng của ta trong kháng chiến đã từng viết những tác phẩm để phục vụ kịp thời cho mục đích đó. Loại tác phẩm nhưCa dân cày, Ca du kích hay Khuyên thanh niên, Gửi nông dân có thể được xem là “truyền đơn bằng miệng” hơn là tác phẩm văn chương. Nói về loại tác phẩm này, chính Bác đã có lần tâm sự: “Chắc sẽ có người cho rằng văn chương cụt quằn ( ). Hơn sáu mươi năm nay đế quốc chủ nghĩa Pháp đạp lên đầu hai mươi triệu đồng bào hấp hối trong vòng tử địa. Phải kêu to làm chóng để cứu lấy giống nòi. Thời gian đâu rảnh mà vẽ vời trau chuốt ( ) văn chương và hy vọng cuốn sách nay chỉ ở trong hai chữ cách mệnh! cách mệnh! cách mệnh!!!”. Sự lý giải lịch sử này cho thấy, trong một số trường hợp, cách mạng đã biến văn chương thành một hành vi chính trị trực tiếp, mặc dù đó không phải là những hiện tượng phổ biến. Chúng tôi cho đây là khía cạnh quan thiết cần được chú ý đúng mức khi đánh giá về sáng tác cũng như về các vấn đề cơ bản của hệ thống lý luận văn nghệ cách mạng trong quá khứ. Vấn đề văn nghệ và chính trị cũng vậy, nếu xem xét chúng như hai hình thái ý thức xã hội thuần túy có nội dung riêng, quan hệ với nhau nhưng tồn tại độc lập thì khó chấp nhận được luận điểm: “văn nghệ phục vụ chính trị”. Nhưng đặt trong giới hạn lịch sử khoảng 30 năm kháng chiến, kiến quốc của dân tộc để xem xét thì không thể không tìm thấy phần nào chân lý cụ thể của nó trong tương quan với nhiệm vụ cách mạng. Có người đã thành thật không hiểu, hay cố tình phủ nhận sự thật hiển nhiên này rồi chỉ chú trọng phân tích khía cạnh đặc trưng của chính trị và văn nghệ, nhằm từ đó, vạch ra ranh giới giữa chúng với nhau để một bề phê phán luận điểm trên, chẳng những là việc làm phi lịch sử mà còn có khi tự mâu thuẫn. Đó là chưa kể, tạm gác bàn về câu chữ diễn đạt để xem xét vào bản chất bên trong của đối tượng mà văn nghệ phục vụ thì khái niệm “chính trị” đã bao trùm một ý nghĩa lớn lao, đáng để cho văn nghệ thực hiện sứ mạng vẻ vang của nó: “Văn nghệ phục vụ chính trị tức là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đấu tranh nhằm thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, phục vụ sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Tất nhiên một quan niệm như vậy cho dù đã thật sự đúng đắn, nhưng mệnh đề “Văn nghệ phục vụ chính trị” xét về hình thức vẫn dễ tạo ra sự nhận thức sai lệch và hẹp hòi như coi nghệ thuật đồng nhất với tuyên truyền, văn nghệ bao giờ cũng là công cụ, là vũ khí tuyên truyền cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách trực diện mang tính thời vụ và thô thiển. Phải nói ngay rằng, việc xuất hiện loại tác phẩm “minh họa” hồn nhiên theo lối “chính trị nói gì văn nghệ hát theo kiểu nấy” không phải không có nguyên nhân từ cách nói “văn nghệ phục vụ chính trị”. Và để cổ vũ, thúc đẩy cho loại sáng tác như vậy cũng xuất hiện loại lý luận, phê bình có vai trò tích cực trong việc thẩm định đánh giá mang nặng tính tư tưởng và khuynh hướng chính trị, thậm chí đến mức cực đoan. Hiện tượng này dễ thấy trong nhiều công trình, bài viết, kể cả trong giáo trình lý luận văn học dùng ở học đường: “Nền văn học xã hội chủ nghĩa có tính đảng của chúng ta đặc biệt nhấn mạnh chức năng giáo dục ( ). Trong đánh giá một tác phẩm nghệ thuật chúng ta công khai nói rõ: tiêu chuẩn chính trị được đặt lên hàng đầu (tôi nhấn mạnh - T.T.H)” (1) . Chúng tôi cho đây cũng là nguyên nhân góp phần tạo nên một bộ phận văn nghệ quan phương giàu cảm hướng tư tưởng, nhưng ít khả năng sáng tạo và giá trị thẩm mỹ. Có điều bộ phận này nhỏ, không nên lấy đó để khái quát về đặc điểm chung hay đánh giá về thành tựu của nền văn nghệ cách mạng. Việc tách mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị ra khỏi tương quan lịch sử khi xem xét, đánh giá lý luận văn nghệ cách mạng trong quá khứ là một thiếu sót, thì về một khía cạnh cụ thể của nó là tuyên truyền và nghệ thuật cũng vậy. Sau này đứng trên quan điểm đổi mới nhìn lại, có người do quá nhiệt tâm đấu tranh cho “tính độc lập” của văn chương nghệ thuật nên đã phủ nhận ý nghĩa tuyên truyền của văn nghệ. Cứ tưởng, nghệ thuật “linh diệu và trường cửu” phải là “nghệ thuật thuần túy”, nhưng thật ra, một quan niệm như vậy đã vô tình tước đi bản chất và chức năng cao quý vốn đã góp phần tạo nên giá trị lâu bền của nhiều tác phẩm văn nghệ. Chẳng hạn thơ văn của các lãnh tụ nước ta như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh trước đây và của Hồ Chí Minh sau này đã cho thấy điều đó. Với các vị, văn chương chỉ là một bộ phận nhỏ trong sự nghiệp cách mạng, là một phương tiện tuyên truyền có hiệu lực trên mặt trận kháng chiến, kiến quốc. Ấy vậy, một số sáng tác của hai cụ Phan trước cách mạng nhằm mục đích tuyên truyền vốn có sức mạnh thôi thúc cả một thế hệ độc giả lên đường tranh đấu thì “giờ đây, còn nhiều người vẫn đọc thuộc lòng và ngâm nga nhiều đoạn văn, nhiều bài thơ ( ) một cách khoái chá” (Đặng Thai Mai). Còn thơ văn Hồ Chí Minh, chỉ kể riêng truyện và ký được Người viết để tuyên truyền cho mục đích chính trị thì đúng như Phạm Huy Thông nói: “Chính vì nhằm đạt kết quả thiết thực nhất cho nên rất sinh dộng, sôi nổi tình cảm, ước mơ, do đó lại rất văn nghệ”. Vì vậy, không phải tác phẩm nghệ thuật nào có nội dung sát thực với nội dung chính trị đều coi là tác phẩm “minh họa”. Lịch sử nhiều khi đặt ra trước mắt người nghệ sĩ vai trò của người chiến sĩ, họ sáng tác không vì chỉ thị nào khác ngoài chỉ thị của trái tim với ý thức tự nguyện cao cả. Họ tự thấy phải phản ánh bằng được những khát vọng cháy bỏng, những yêu cầu bức thiết của dân tộc, của nhân dân để khích lệ tinh thần cộng đồng đấu tranh và xây dựng. Mục đích của tuyên truyền và nghệ thuật trong trường hợp đó đã xuyên thấm, hòa tan trong cảm hứng sáng tạo của nghệ sĩ, trở thành động cơ thôi thúc họ phấn đấu vươn lên đạt được những thành tựu nhất định. Hiệu quả giáo dục và tác động cổ vũ lớn lao của nhiều tác phẩm nghệ thuật chân chính thuộc loại này đã biến tinh thần của quần chúng trở thành một lực lượng vật chất trong nhiều cuộc cách mạng xã hội vĩ đại. Chẳng phải, V.I. Lênin đã từng coi tác phẩm Người mẹ của Gorki “là một sáng tác kịp thời”; và khi nhìn về quá khứ, Người cũng gọi Pôchiê “là một trong những người tuyên truyền bằng thơ ca vĩ đại nhất” đó sao. Phải nói rằng, trong hơn 30 năm của thế kỷ trước (1943-1975) nền văn nghệ dân tộc đã có nhiều tác phẩm kết tinh rực rỡ sự gặp gỡ kỳ diệu giữa tuyên truyền và nghệ thuật. Các tác phẩm đó đã góp phần tạo nên nền văn nghệ cách mạng thật sự có vai trò và tác dụng to lớn trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Được như vậy, bởi phần nhiều nhà văn của chúng ta có tài năng và tâm huyết đã cống hiến sức lực và trí tuệ cho cách mạng bằng những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Vì thế, không cứ nghệ thuật cao phải tách khỏi tuyên truyền, và dĩ nhiên, cũng không vì tuyên truyền mà coi nhẹ đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật. Chính C. Mác và Ph. Ăngghen, cách đây hơn một thế kỷ trước, mặc dù rất nhiệt tâm cổ vũ và đánh giá cao những tác phẩm tuyên truyền cho khuynh hướng chính trị của giai cấp vô sản, nhưng bao giờ cũng đặt ra một yêu cầu nghiêm túc đối với các nhà văn hiện thực. Ph. Ăngghen từng nhấn mạnh: “bản thân khuynh hướng phải toát ra từ tình thế và hành động”, và theo Người: “các quan điểm của tác giả càng kín đáo bao nhiêu thì lại càng tốt cho tác phẩm nghệ thuật bấy nhiêu” (2) . Nghệ thuật dứt khoát phải có tiếng nói riêng - tiếng nói phải được toát lên từ những biến cố và hệ thống hình tượng sinh động, đầy sức thuyết phục, có khả năng cảm hóa một cách tự nhiên và lâu bền đối với người đọc. Vấn đề phản ánh hiện thực của văn nghệ cũng là một trọng điểm mà lâu nay đã được giới nghiên cứu, phê bình và sáng tác quan tâm. Đây là nơi hội tụ của một chuỗi quan hệ của văn học nghệ thuật: từ sự ảnh hưởng, chi phối của ý thức hệ và lập trường quan điểm giai cấp đến vai trò phản ánh, sáng tạo của nhà văn; từ vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩađến cách nhìn và thái độ đánh giá thành tựu 30 năm văn học cách mạng (1945-1975) v.v Tạm gác sang một bên chỗ đúng, sai của những ý kiến tranh luận trước đây để đề cập một vài khía cạnh cụ thể nhằm góp phần nhận diện rõ thêm về vấn đề này trong lịch sử. Trước hết - theo chúng tôi, cần nhìn nhận vấn đề phản ánh hiện thực như là một phạm trù lịch sử. Nó là hệ quả của quan điểm “phục vụ” và “tuyên truyền” cho chính trị của văn nghệ, luôn được Đảng quan tâm chỉ đạo trong suốt quá trình xây dựng và phát triển nền văn nghệ cách mạng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ ba (1960) đã nêu rõ: “Phát triển nền văn nghệ mới với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc. Nắm vững phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, phấn đấu có thêm nhiều tác phẩm phản ánh chân thật cuộc sống mới, con người mới, góp phần giáo dục và động viên nhân dân đấu tranh cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và cho sự nghiệp thống nhất nước nhà (tôi nhấn mạnh - T.T.H)” (3) . Đoạn trích đã bao trùm toàn bộ nội dung cốt lõi trong Đường lối văn nghệ của Đảng. Sau này trong nghị quyết của các Đại hội Đảng tiếp theo, nội dung trên vẫn còn được tiếp tục quán triệt và nhấn mạnh lại. Tuy nhiên, cội nguồn phát sinh của những vấn đề lý luận cơ bản vốn đã có trước đó hơn một phần tư thế kỷ, nghĩa là từ Đề cương văn hóa Việt Nam (1943). Vấn đề tính đảng, tính dân tộc và tính nhân dân, vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và phản ánh hiện thực của văn nghệ cách mạng, trong quá trình lịch sử tuy không còn hoàn toàn giữ nguyên tên gọi ban đầu, nhưng tất cả đều có mầm mống từ đề cương. Cần nhận thấy, tính dân tộc, tính hiện thực, tính nhân dân thực chất, đó là ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng(*). Nguyên tắc khoa học lúc đầu chỉ có ý nghĩa đối với văn hóa, về sau đã thể hiện một cách trực tiếp và nổi bật đối với văn nghệ thông qua quan điểm phản ánh hiện thực mà tập trung nhất là ở vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trào lưu và phương pháp sáng tác này manh nha từ tiền đề tư tưởng triết học Mác, mà trong đó, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã được quan tâm đầu tiên trong Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa mới Việt Nam lúc này (1944) của Đảng. Đến cuối những năm 40 của thế kỷ trước, mặc dù nước ta còn nằm trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ, nhưng lý tưởng xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện những nhân tố trong đấu tranh và xây dựng. Để tiến tới cho ra đời một nền văn nghệ mới, bước quá độ của nó cần thiết phải được chuẩn bị trước một số phương diện lý luận nhất định. Vì vậy, vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được chính thức đề cập và trở nên quan trọng trong bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam được đồng chí Trường Chinh trình bày trước Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai (1948). Đồng chí khẳng định: “Trong thời đại ngày nay, văn hóa cách mạng nhất là văn hóa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Phương pháp của nó là khoa học, lập trường của nó là duy vật (tôi nhấn mạnh - T.T.H). Và chỉ rõ: “Hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương pháp sáng tác văn nghệ tả sự thật trong xã hội đang phát triển theo quy luật khách quan, phải làm nổi bật lên “những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình”, khiến người ta thấy được lẽ chuyển biến tất nhiên của xã hội và khuynh hướng khách quan của sự tiến hóa” (4) . Đến Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (1957), khi miền Bắc tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế nhằm chuẩn bị tiền đề cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thi lý luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được tiếp tục trao đổi, bổ sung thêm nhiều khía cạnh mới: từ sự lựa chọn tư liệu đến cách xây dựng điển hình, từ yêu cầu miêu tả chân thật lịch sử cụ thể đến sự thể hiệnkhuynh hướng tác phẩm, v.v Đến Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ ba (1962), chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không những được khẳng định là phương pháp sáng tác ưu việt nhất mà còn được bàn nhiều hơn về các khía cạnh thuộc cá tính sáng tạo và thi pháp, v.v Như vậy, vấn dề phản ánh hiện thực của văn nghệ cách mạng gắn liền với lý luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một quá trình bổ sung, phát triển dần theo sự diễn biến của thực tiễn đất nước. Ngay cả khái niệm con người mớidùng để chỉ đối tượng trung tâm của sự phản ánh và điển hình hóa nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa, mãi đến năm 1962 trong lý luận văn nghệ cách mạng mới được nêu lên một cách cụ thể. Đó là lúc miền Bắc sắp két thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và chuẩn bị bước sang kế hoạch 5 năm lần thứ hai, “nhiệm vụ vẻ vang nhất của văn nghệ - theo Đảng lúc này, là tích cực góp phần giáo dục và bồi dưỡng những con người xã hội chủ nghĩa ở nước ta” (5) , vì “Mục đích của văn nghệ xét cho cùng là giáo dục quần chúng và đào tạo con người mới” (6) . Sự quy định này của lịch sử cả về thực tiễn và lý luận là nguyên nhân tạo nên tính đồng bộ của văn nghệ biểu hiện trên mọi phương diện: hoạt động sáng tác, phê bình, nghiên cứu, v.v Chúng là “đồng chí” đồng hành trên con đường phục vụ cho mục tiêu lý tưởng của cách mạng. Lấy tính đảng làm linh hồn, coi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác tốt nhất, sự phản ánh hiện thực của văn nghệ phải là “mô tả cuộc sống một cách chân thực lịch sử - cụ thể trong quá trình phát triển cách mạng của nó”; và phê bình cũng lấy đó làm thước đo cho sự đánh giá về sáng tác. Đây là cơ sở lịch sử, để về sau, khi nhìn lại vấn đề phản ánh hiện thực, hay bao quát hơn là đánh giá nền văn nghệ cách mạng (1945-1975) không thể bỏ qua. Cái được và mất, thành tựu và hạn chế của nó, hiển nhiên đều có. Và không cứ gì nhà phê bình, nghiên cứu mới chỉ ra mà ngay cả người sáng tác vốn một thời là “nhà văn chiến sĩ” đã từng đóng góp cho nó nhiều tác phẩm như Nguyễn Minh Châu cũng đã có lần thống thiết tự bạch: “Tôi không hề nghĩ rằng mấy chục năm qua nền văn học cách mạng - nền văn học ngày nay có được là nhờ bao nhiêu trí tuệ, mồ hôi và cả máu của bao nhiêu nhà văn - không có những cái hay, không để lại được những tác phẩm chân thực, nhưng về một khía cạnh khác, cũng phải nói thực với nhau rằng: mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn, cho chữ nghĩa những văn bản đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn”. Nhận xét này đã thỏa đáng hay chưa, còn phải bàn. Nhưng muốn đánh giá đúng đắn thành quả của nền văn học cách mạng trong quá khứ thì cần phân tích, lý giải một cách khách quan và nghiêm túc trong tương quan với lịch sử. Quả [...]... chú trọng về mặt này nên khi nhìn về các vấn đề lý luận văn nghệ cách mạng, kể cả vấn đềphản ánh hiện thực của văn học, có người chỉ xem xét khái niệm một cách tư biện, rồi từ đó đưa ra những phê phán thiếu chính xác Tất nhiên cũng như sáng tác, thành tựu và hạn chế của lý luận có phần thuộc về lịch sử và cũng có phần thuộc về cá nhân Nói riêng về hạn chế, sở dĩ trong sáng tác có sự xuất hiện loại tác...vậy, lịch sử bao giờ cũng cần đến sứ mạng và vẻ đẹp muôn đời của văn chương, còn văn chương thì trong quá trình lịch sử lại có khi phải đáp ứng những yêu cầu bức thiết cụ thể, nhưng chưa hẳn vì thế mà đánh mất đi giá trị và ý nghĩa cao cả của nó Đối với lý luận cũng vậy, nó không phải là hiện tượng nằm ngoài lịch sử; mà ngược lại: “Mọi lý luận đều bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử trong đó nó... thì trong lý luận, sự bộc lộ những thiếu sót, sai lệch còn do trình độ của chủ thể nhận thức Có điều, cái lịch sử hơn 30 năm ấy của dân tộc với những yêu cầu của thực tiễn cách mạng và quan điểm chính trị, đã ảnh hưởng chi phối lý luận văn nghệ một cách mạnh mẽ đến mức, cả trong những hạn chế của nó, vẫn cho thấy đặc điểm, khuynh hướng chung hơn là cá tính, sắc thái riêng của chủ thể nhận thức Chẳng hạn, ... ý nghĩ ngây thơ rằng, sẽ có một loại lý luận đảm bảo tính ổn định và chân lý tuyệt đối Thực tiễn thay đổi, thì ít hay nhiều, lý luận cũng thay đổi Vì vậy, khi nhìn về quá khứ, đánh giá lại hệ thống lý luận văn nghệ cách mạng của ta, cần đặt trong tương quan với thực tiễn và coi trọng hơn nữa vai trò của thực tiễn đối với nó Bởi “thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận) vì nó có ưu điểm - nói như V.I Lênin,... tượng phổ biến trong giới lý luận một thời khi họ cũng là những chiến sĩ đồng hành với sáng tác, phê bình, lấy việc truyền bá quan điểm văn nghệ của Đảng và phục vụ chính trị làm mục đích Đến nay đã hơn hai thập niên đổi mới đất nước, đồng thời đổi mới đời sống văn nghệ trên mọi phương diện Sự đổi mới trước tiên từ thực tiễn sáng tác, sau đó đến lý luận, phê bình, nghiên cứu Nói riêng về lý luận, nhiều... thẩm mĩ từng được coi là “khuôn vàng, thước ngọc” của trào lưu văn học vô sản đã không phù hợp nữa, nhất là yêu cầu “phản ánh cuộc sống một cách chân thật lịch sử - cụ thể trong quá trình phát triển cách mạng của nó” không còn là tiêu chuẩn đánh giá về thành tựu sáng tác ngày nay Và liên quan đến mặt này, cách nhìn về lịch sử tiến hóa nghệ thuật của nhân loại theo thứ tự qua các trào lưu kế tiếp nhau... tính, sắc thái riêng của chủ thể nhận thức Chẳng hạn, quan niệm cho rằng: Nghệ thuật có đại chúng hóa mới có thể đồng thời là nghệ thuật tuyệt tác”, Đề tài, chủ đề, cách thể hiện rõ ràng đó là biểu hiện của tính đảng, tính nhân dân trong văn nghệ ; hoặc quan niệm vềmối quan hệ giữa tính đảng và tính hiện thực, về vấn đề điển hình nghệ thuật, v.v Ngay cả sự ngộ nhận, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa... tốt nhất”, rồi chủ trương: “Nắm vững phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa để sáng tác và phê bình văn nghệ cũng vậy Do thiếu minh định một cách rạch ròi giữa hai loại phương pháp - sáng tác và nghiên cứu, mà chỉ quán triệt một chiều luận điểm trên, nên nhiều người đã nói và viết tương tự như vậy trong các công trình và bài báo, đại loại như: “phương pháp phê bình hiện thực xã hội chủ nghĩa”(8),... cao hơn nhận thức (lý luận) vì nó có ưu điểm - nói như V.I Lênin, không những của tính phổ biến, mà còn của tính hiện thực trực tiếp”(10) Có như thế, may ra, chúng ta mới nhận diện được trong lý luận quá khứ phần chân lý cụ thể để ghi nhận và cả mặt khả thủ để kế thừa phát triển hôm nay ... đến lý luận, phê bình, nghiên cứu Nói riêng về lý luận, nhiều phạm trù và khái niệm cũ đã từng được trao đổi và nhận thức lại Những nguyên lý được đề xuất từ lâu tưởng đã ổn định, hay thay đổi không đáng kể, nay bị lay động tận gốc, thậm chí trở thành tiêu điểm tranh luận của những quan điểm đối lập nhau Tính nhân, tính đảng, tính chân thật, v.v ngày càng thoát dần những thiên kiến chính trị, quan niệm . Mấy vấn đề lý luận văn nghệ cách mạng trong giới hạn lịch sử Từ Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) đến khi đất nước sắp bước vào thời kỳ đổi mới, hệ thống lý luận văn nghệ cách mạng. khi đề cương đề cập đến mối quan hệ giữa cách mạng văn hóa với cách mạng chính trị: Cách mạng văn hóa có thể hoàn thành khi nào cách mạng chính trị thành công (cách mạng văn hóa phải đi sau cách. về thành tựu của nền văn nghệ cách mạng. Việc tách mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị ra khỏi tương quan lịch sử khi xem xét, đánh giá lý luận văn nghệ cách mạng trong quá khứ là một