1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đẩy nhanh cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA - 6 pptx

14 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 143,53 KB

Nội dung

Một vấn đề nữa mà chúng ta cần đề cập ở đây đó là, để đảm bảo được yêu cầu sản xuất xuất khẩu thì hàng hoá của Việt Nam cần được tuân thủ những tiêu chuẩn đã được quy ước có tính chất quốc tế, đó là phải có những tiêu chuẩn phù hợp với ISO. Là một nền kinh tế mới bước vào thời kỳ đang phát triển, Việt Nam cần nhiều thời gian hơn để công bố các tiêu chuẩn quốc tế và sửa đổi những tiêu chuẩn của mình cũng như chuẩn bị nền tảng cơ sở vật chất và kỹ thuật để áp dụng các biện pháp kỹ thuật liên quan đến thương mại. Một số mặt hàng của Việt Nam đã và đang gấp rút hoàn thành các thủ tục để nhận chứng chỉ chất lượng ISO. Có được những chứng chỉ chất lượng này, hàng hoá của Việt Nam sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường khu vực và quốc tế hơn, một cách bài bản hơn theo những tiêu chuẩn mà đã được thế giới công nhận. 1.2. . Những ý kiến đóng góp lên các bô ngành chủ quản Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành chủ quản là cơ quan có trách nhiệm cung cấp, hướng dẫn các doanh nghiệp phân tích, sử dụng các thông tin, tư liệu liên quan tới những giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia AFTA. Các bộ ngành và đơn vị hữu quan cần tổ chức nghiên cứu cụ thể tác động của AFTA đối với từng ngành và khu vực kinh tế, đánh giá lượng hoá các tác động và đề xuất biện pháp cụ thể đối với ngành của mình. Xây dựng các đề án phát triển các sản phẩm của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Mặt khác, cần có kế hoạch đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở lợi thế so sánh của ta về sức lao động, đất đai, tài nguyên…, tận dụng các nguyên tắc của các tổ chức quốc tế về quyền tự về, về ưu đãi cho các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đây chính là những lợi thế giúp ta tìm lời giải thích hợp cho những Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thách thức nói trên. Vấn đề quan trọng đặt ra là sự tính toán, vận dụng khéo léo các nguyên tắc của các tổ chức quốc tế đó vào hoàn cảnh Việt Nam, đảm bảo cho chính sách vừa phù hợp với quốc tế, vừa bảo hộ và kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất và của từng doanh nghiệp. Trước hết là cần phát triển các ngành công nghiệp hướng ra xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Cơ cấu công nghiệp phải nhanh chóng chuyển dịch sao cho những nhóm mặt hàng ưu đãi thuế quan chỉ chiếm tỉ trọng không đáng kể trong khối lượng nhập khẩu. Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và làm công nghiệp hướng ra xuất khẩu. - Bộ Thương mại là cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm đầu mối trong quan hệ hợp tác kinh tế trong AFTA và ASEAN có nhiệm vụ phổ biến kiến thức về AFTA tới các doanh nghiệp. - Bộ Công nghiệp sẽ dành một phần lực lượng tham gia vào nhiệm vụ trao đổi thông tin, nghiên cứu hội thảo khoa học, đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ các loại trong ngành, kể cả ở trung ương và địa phương, đồng thời cũng đề nghị các cơ quan Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến đào tạo và tuyển chọn cán bộ có chất lượng cao trong giai đoạn tới, cả năng lực và phẩm chất để có thể làm tròn nhiệm vụ được giao phó. Toàn ngành công nghiệp Việt Nam quyết tâm phấn đấu từ nay đến năm 2000 tăng giá trị tổng sản lượng hàng năm 15% và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm 25%, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Cơ quan Hải quan Việt Nam tham gia với các nước ASEAN khác, trong việc điều hoà thống nhất danh mục biểu thuế quan giữa các nước thành viên AFTA, thống nhất hệ thống xác định trị giá để tính thuế, thống nhất hệ thống xác định trị giá để tính Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thuế, thống nhất quy trình thủ tục Hải quan, nhanh chóng hoàn thành thủ tục Hải quan cho các sản phẩm của CEPT, lập mẫu tờ khai Hải quan chung. Vì sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước khác về danh mục biểu thuế, quy trình thủ tục hải quan sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến hành việc điều hoà thống nhất nói trên. Bởi vậy, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Hải quan với các cơ quan chức năng và các cơ quan hữu quan khác trong công việc trên. Sớm thành lập bổ xung các thiết chế và ban hành bổ xung các chính sách hỗ trợ kinh doanh phù hợp với các định chế chung như xúc tiến thương mại, hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng (R &D) trong những lĩnh vực chọn lọc, hỗ trợ tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo lại, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến sản phẩm sản xuất tại Việt Nam… Nghiên cứu thành lập và thúc đẩy sự hoạt động của các hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh và an toàn tiêu dùng cả với mọi loại hàng hoá tiêu dùng trong nước nói chung và hàng nhập khẩu nói riêng. Vai trò của Chính phủ trong quá trình này là đảm bảo rằng môi trường kinh tế tổng thể không bị bóp méo và rằng những hàng hoá công cộng (như hạ tầng cơ sở) luôn sẵn sàng để các doanh nghiệp khai thác, ở Việt Nam, gần một nửa doanh nghiệp - tính theo trên giá trị sản lượng công nghiệp - là các doanh nghiệp nhà nước (48,3%). Các doanh nghiệp phi quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23,2% và 28,5%. Để đối chọi với thách thức của một nền kinh tế mở đặc biệt là khi tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA, các doanh nghiệp không chỉ cần hoạt động có hiệu quả mà họ phải thích ứng và phản ứng nhanh nhạy với những biến động liên tục. Nói chung các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả và thụ động, việc mở cửa thị trường theo các yêu cầu của AFTA sẽ đặt các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam vào Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tình thế khó khăn. Chính vì vậy, sau khi giảm số doanh nghiệp nhà nước khoảng 50% xuống còn 6.000 doanh nghiệp, Chính phủ bắt đầu chương trình cổ phần hoá và sẽ tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá trong thời gian tới. 1.3. . Những ý kiến đóng góp lên Bộ Tài chính Việc cần làm đầu tiên là phải sớm xây dựng và hoàn tất lộ trình tổng thể thực hiện CEPT - AFTA cả thuế và phi thuế đến 2006 để kịp thời công bố cho các ngành, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, để họ chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh sản xuất và đầu tư, với mục tiêu nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và quốc tế đang trong quá trình toàn cầu hoá. Công bố rõ lộ trình thực hiện, khuyến khích doanh nghiệp có tích luỹ trong thời gian còn được bảo hộ trực tiếp nên tập trung mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh và thích hợp với mức bảo hộ giảm dần. Song song với việc đó, việc tăng cường phổ biến kiến thức về AFTA cả về chiều sâu và chiều rộng là vấn đề vô cùng quan trọng. Nâng cấp hệ thống chính sách và năng lực thực thi chính sách thuế sao cho mọi hoạt động kinh doanh, mọi khoản thu nhập của doanh nghiệp, của cá nhân dưới mọi hình thức đều chịu một mức thuế ngang nhau, hạn chế trốn thuế và đảm bảo nguồn thu Nhà nước. Về mặt đối ngoại, theo tinh thần CEPT năm 2001, tất cả các mặt hàng đ• đưa vào cắt giảm của Việt Nam có thuế suất CEPT cao hơn 20% đều phải đưa xuống bằng hoặc thấp hơn 20%. Từ các năm sau đó, mức thuế suất thực hiện CEPT của những mặt hàng bắt đầu được chuyển vào thực hiện cắt giảm cũng không được cao hơn 20%. Theo đó, Việt Nam sẽ vấp phải không ít khó khăn, trở ngại. Vì vậy, Bộ Tài chính đã có dự kiến tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên cơ sở phát triển kinh tế của các bộ, ngành đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, kết hợp với việc phân tích về Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chiến lược kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN để lựa chọn những mặt hàng thật sự cần thiết, duy trì những mặt hàng có thuế suất cao và không chịu quản lý bằng các biện pháp phi thuế quan vào thực hiện cắt giảm trước, đảm bảo thực hiện đúng cam kết mà vẫn giữ được thế chủ động cho các doanh nghiệp trong nước. Bộ Tài chính đã có kế hoạch tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể là trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế của các bộ, ngành sẽ được Thủ tướng Chính phủ thông qua, kết hợp với việc phân tích về kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN để lựa chọn những mặt hàng thực sự cần thiết duy trì mức thuế suất và đưa vào cắt 3/4 thuế giảm muộn. Xây dựng chiến lược tài chính quốc gia theo hướng tạo dựng một môi trường tài chính lành mạnh, ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Sẽ nghiên cứu giải pháp để thúc đẩy quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước (cơ cấu lại nợ, xắp xếp doanh nghiệp, xử lý vốn). - Nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng bảo hộ có điều kiện và có thời hạn, tạo môi trườngtài chính lành mạnh, bình đẳng (cả trong và ngoài quốc doanh). - Sử dụng có hiệu quả một số công cụ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bảo lãnh tín dụngcác doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ đầu tư địa phương, thị trường chứng khoán, quỹ xắp xếp cổ phần hoá doanh nghiệp. - Hoàn thiện hệ thống tài chính: + Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế (đặc biệt là thuế VAT) theo hướng đơn giản, rõ ràng, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. + Xây dựng Luật kế toán- kiểm toán + Hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng hệ thống luật pháp chống gian lận thương mại, chống bán phá giá, chống cạnh tranh không lành mạnh. - Nâng cao năng lực hệ thống tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp có hiệu quả hơn: + Cải cách công tác quản lý thuế theo hướng đơn giản thủ tục, thông thoáng. + Có giải pháp để phát triển các dịnh vụ tài chính như bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế để môi trường tài chính lành mạnh, rõ ràng, thúc đẩy đầu tư và thương mại. - Đơn giản hơn nữa các mức thuế suất, nên cách nhau xa hơn, giảm số lượng mặt hàng được hưởng thuế suất 0% để đảm bảo nguồn thu ngân sách. Không nên căn cứ vào mục tiêu sử dụng để định thuế suất mà nên căn cứ vào tính chất của hàng hoá, để ngăn chặn hành vi trốn thuế cùng với việc điều hoà thống nhất hệ thống xác định giá trị tính thuế quan theo yêu cầu của CEPT, sẽ áp dụng giá tính thuế hàng nhập khẩu theo nguyên tắc của GATT. Theo bản thỏa thuận định giá của GATT, giá tính thuế nhập khẩu chủ yếu dựa vào giá kinh doanh của hàng hóa tương đương hoặc giống hệt. Do đó, cần có sự sửa đổi cơ bản về thuế nhập khẩu. Mức thuế nhập khẩu có thể hạ thấp phù hợp với yêu cầu của CEPT và có thể hạ đến mức thấp nhất để đáp ứng yêu cầu khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu. Còn các mức thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu không phải chịu cam kết giảm thuế sẽ được điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được yêu cầu bảo hộ gián tiếp và đảm bảo cho nguồn thu ngân sách. Hơn nữa, để đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước là như nhau, nếu có khác nhau về hỗ trợ sản xuất trong nước chỉ là khác về quy định giá tính thuế giữa sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong thời gian đầu, ích lợi cho việc tham gia AFTA đối với Việt Nam chưa nhiều vì kim ngạch ngoại thương giữa Việt Nam với các nước ASEAN chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ: tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN-4 năm 1994 chỉ là 5% và nhập khẩu là 8% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nếu tính cả Singapore là nước trung chuyển mậu dịch thì chỉ tiêu trên cũng chỉ là 20,4% và 30%. Bởi vậy, để hội nhập vào AFTA, do tình hình đặc thù của Việt Nam, chúng ta sẽ không áp dụng tiến trình cắt giảm thuế nhanh để có thời gian rút kinh nghiệm thực hiện chương trình CEPT và cho các doanh nghiệp trong nước có thể thích ứng dần. Nhưng vì Việt Nam có tới 53,1% số mặt hàng có thuế suất dưới 5%, tức là đã thoả mãn mục tiêu của CEPT nên có thể coi như đã thực hiện tiến trình cắt giảm nhanh. 2. Giải pháp vi mô - Về phía doanh nghiệp Mỗi đơn vị, doanh nghiệp dù lớn dù nhỏ cần lập ngay bộ phận chuyên trách, thu thập nghiên cứu các tài liệu thông tin liên quan tới AFTA để vận dụng các cam kết quốc tế vào chương trình hành động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Hội nhập là tất yếu để phát triển. Việc thực hiện lịch trình cắt giảm thuế quan trong ASEAN, hiệp định thương mại Việt Mỹ và trong tương lai khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO là một khâu quan trọng để thực hiện việc tự do hoá thương mại mở cửa hội nhập. Trong đó, doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo sự thành công của hội nhập. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức để nâng cao vị thế cạnh tranh của hàng hoá và uy tín của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Tác động hai mặt của việc xoá bỏ hàng rào bảo hộ mậu dịch đối với các doanh nghiệp tuy dễ thấy về định tính, song khó dự báo định lượng. Xoá bỏ bảo hộ có thể buộc Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com doanh nghiệp phải cải tổ toàn diện để đối đầu trực diện với sức ép cạnh tranh từ các nước AFTA. Cạnh tranh có thể thúc đẩy sản xuất phát triển, nhưng đồng thời cũng có thể làm phá sản hàng loạt doanh nghiệp, thậm chí hàng loạt ngành. Như vậy, xoá bỏ bảo hộ chắc chắn dẫn đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế. 2.1 . Cần có chiến lược dài hạn và cụ thể, thiết thực Trong quá trình hội nhập kinh tế vươn ra thị trường quốc tế và khu vực, Nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi. Sự thành công tới đâu trong quá trình này là tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh, tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, vì sự sống còn của mình. Tư tưởng bảo hộ trông chờ vào Nhà nước hỗ trợ tất yếu sẽ dẫn tới sự đào thải. Trong quá trình cạnh tranh vươn lên này Nhà nước sẽ hỗ trợ thích đáng cho các doanh nghiệp, nhưng sự hỗ trợ đó là có chọn lọc, có điều kiện, có thời gian. Như vậy con đường tất yếu cho các doanh nghiệp là: Kết hợp chặt chẽ sản xuất với kinh doanh. Mỗi đơn vị cần có chiến lược riêng cho đơn vị mình. Một mặt quy hoạch sản xuất, điều chỉnh cơ cấu, ưu tiên tập trung nỗ lực đầu tư cho sản xuất các mặt hàng chủ lực có thế mạnh, có khả năng cạnh tranh của đơn vị, của địa phương mình, lấy thị trường làm kim chỉ nam định hướng cho sản xuất. Không nên giàn trải, cần chuyên sâu theo thế mạnh. Một mặt cần đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh hợp tác quốc tế, khai thác lợi thế từ các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại khuyếch trương đầu tư. Hạch toán chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. Xem thị trường trong nước là hậu thuẫn, là thế mạnh cho việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Chiến lược hai trọng điểm sản xuất và kinh doanh tiêu thụ là đòi hỏi rất thực tiễn đảm bảo thắng lợi cho mỗi doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Thị trường mà chúng ta cần xem xét là Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thị trường hướng ngoại, nhưng hiện tại chỉ khoảng hơn 20% giá trị sản phẩm công nghiệp được xuất ra thị trường nước ngoài. Hướng ngoại phải là chiến lược lâu dài, bởi sức mua trong nước thấp, tuy dân số là 80 triệu người. Nói vậy, không có nghĩa là chúng ta có thể quên thị trường trong nước, mà ở đây, đúng ra, có thứ chúng ta phải giành dật lấy, đặc biệt là những hàng hoá nước ngoài đang chiếm lĩnh: hàng dệt may, hoá mỹ phẩm, điện tử, điện dân dụng, cơ khí tiêu dùng, gốm sứ… Những tồn tại trên, thực sự là những trở ngại phải vượt qua trên con đường phát triển ngành công nghiệp với tốc độ 14 -15%/năm từ nay đến năm 2000. Đặc biệt là vấn đề hội nhập ASEAN, và tham gia AFTA 2.2 . Khẩn trương sắp xếp lại hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với cam kết hội nhập khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh Sắp xếp lại sản xuất và cơ cấu lại nền công nghiệp đi đôi với việc đổi mới doanh nghiệp trên các mặt công nghệ và quản lý. Thực hiện cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu tại những doanh nghiệp có đủ điều kiện và theo sự chỉ đạo của Nhà nước. Cùng với cắt giảm bảo hộ mậu dịch trong khuôn khổ AFTA, còn cần phải tính toán xa hơn, đến phương hướng chuyên môn hoá sản xuất trong phạm vi ASEAN. Do cơ cấu giữa Việt Nam và các nước ASEAN có một số điểm tương đồng, nên càng sớm xác định được phương hướng chuyên môn hoá và liên kết quốc tế của các ngành sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế hoàn toàn không còn hàng rào bảo hộ ngăn với các nước trong khu vực, thì sẽ có thể tránh được những cuộc cạnh tranh không cần thiết, khai thác những lợi ích của hợp tác và chuyên môn hoá sản xuất, rút ngắn được những khúc quanh co trong con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá sắp tới. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đối với những mặt hàng ưu tiên đưa vào những mặt hàng có thuế suất cao và không chịu quản lý bằng các biện pháp phi thuế quan vào thực hiện cắt giảm trước, bảo đảm thực hiện đúng cam kết mà vẫn giữ được thế chủ động cho doanh nghiệp trong nước. Song có lẽ giải pháp quan trọng nhất vẫn là từ chính các doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải tự sắp xếp, đổi mới công nghệ, trình độ quản lý và nâng cao năng lực cạnh tranh… để tham gia hội nhập khu vực và quốc tế. 2.3. Có giải pháp xử lý nợ Việc huy động các nguồn vốn phải thực hiện bằng nhiều biện pháp, không những chỉ dưới dạng đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), hay các nguồn viện trợ phát triển chinh thức (ODA)… mà còn phải coi trọng việc huy động các nguồn vốn tiềm tàng trong nhân dân. Nguồn vốn này không phải là nhỏ, nhưng tâm lý ngần ngại trong việc bỏ vốn đầu tư phát triển công nghiệp còn khá phổ biến trong nhân dân, một phần là do kinh nghiệm hoạt động kinh doanh còn ít, phần khác là do môi trường kinh doanh chưa đủ hấp dẫn. 2.4. Chủ động trong việc tạo lập nguồn vốn, tìm kiếm thị trường Trước tiên, các doanh nghiệp sản xuất trong nước cần căn cứ theo hướng phát triển trong tình hình mới để có những định hướng đầu tư phù hợp. Trong từng ngành, với từng mặt hàng, các doanh nghiệp phải có dự kiến trước được các khả năng có thể ảnh hưởng hay tác động tới tình hình sản xuất kinh doanh khi Việt Nam đưa mặt hàng đó vào thực hiện chương trình CEPT. Qua đó, doanh nghiệp có thể tìm ra các sản phẩm mới hay phát triển các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, tìm ra thị trường mới cho sản phẩm của mình; Các giải pháp để có thể làm chủ được thị trường nội địa và sau đó phải tìm kiếm khả năng xuất khaảu; Định hướng về sản phẩm chủ lực, thị trường Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com [...]... được những lợi thế của mình mà một trong những cách thức để thực hiện điều đó là phải đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh Khi các hàng rào thuế quan và phi quan thuế được gỡ bỏ, hàng hoá của các nước ASEAN sẽ được cạnh tranh trong một môi trường lành mạnh và nếu hàng hoá của Việt Nam hiện đã chiếm được những thị phần tương đối sẽ dễ phát huy được tính ưu việt và thâm nhập... nhân đạo, viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ) Coi trọng các hàm lượng công nghệ mới, thông tin, chất xám và trình độ tổ chức cao (T, I, H, O) trong quá trình chuyển giao công nghệ (Technoware, Inforware, Humanware, Organware) vào Việt Nam Nghiên cứu đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý tăng năng suất như thế nào để đảm bảo rằng với mức thuế Việt Nam cam kết như trong CEPT, dù mặt hàng của các nước ASEAN... mặt hàng của các nước ASEAN có nhập vào Việt Nam cũng không thể cạnh tranh được với mặt hàng của ta sản xuất Theo hướng đó, các doanh nghiệp cần xây dựng chương trình hành động cụ thể của mình kết hợp giữa năng lực sản xuất với năng lực kinh doanh để đảm bảo không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, kết hợp với các lợi thế cam kết quốc tế, đưa được ngày càng nhiều hàng của mình ra thị trường nước ngoài, khẳng... sản - Mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống đồng thời phải tìm hiểu kỹ thị hiếu của khách hàng và sở thích công nghiệp của các thị trường, đặc biệt là thị trường rộng lớn như Mỹ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được phê chuẩn - Loại bỏ các rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT) bằng cách quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ hơn -. .. trực tiếp dùng trong sản xuất hàng xuất khẩu Tóm lại, tham gia vào AFTA là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam mà cần sự nỗ lực tổng thể, bổ sung lẫn nhau của tất cả các ngành giúp cho nền kinh tế Việt Nam thực sự được cất cánh 2 .6 Cải tiến công nghệ, cải tiến quản lý, tăng cường đào tạo Trong việc lựa chọn công nghệ và chuyển giao công nghệ, nhất thiết phải coi trọng việc chọn công nghệ cao,... Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Tạo được một chuyển biến bước ngoặt cũng như nghiên cứu thị trường để cố gắng tăng cường giá trị gia tăng nội địa cho sản phẩm - Xúc tiến đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước bằng cách loại bỏ thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất và các đầu vào trực tiếp dùng trong sản xuất hàng xuất khẩu Tóm lại, tham gia vào AFTA là một thách thức... nghiệp mạnh của nước ta, Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đủ sức làm ăn bình đẳng với các nước ASEAN (công nghiệp điện tử, công nghiệp dệt may, da giày, công nghiệp luyện kim,…) và góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam Doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá cụ thể các yếu tố liên quan đến sản xuất, tiêu thụ của từng... tư phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Cần hết sức chú ý việc bảo vệ môi trường, tránh hậu quả của việc nhập không tính toán kỹ các công nghệ nặng nhọc, ô nhiễm và nguy hiểm, cũng như tốn năng lượng, làm mất khả năng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam và gây tác hại đến môi trường sau này Nếu như nền kinh tế thế giới chủ yếu vẫn... giá cụ thể các yếu tố liên quan đến sản xuất, tiêu thụ của từng mặt hàng trong tương quan so sánh với các mặt hàng cùng loại từ ASEAN Chúng ta có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một thực trạng là có một lực lượng lao động dồi dào nhưng thiếu các lao động lành nghề Một số ngành công nghiệp còn gặp phải khó khăn trong vấn đề nhập khẩu nguyên liệu thô và các máy móc chuyên dụng do các chính... xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua các hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt thị trường, bám sát và tiếp cận được tiến bộ của thế giới trong sản xuất kinh doanh, tự mình lo tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trông chờ trợ . quan tới những giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia AFTA. Các bộ ngành và đơn vị hữu quan cần tổ chức nghiên cứu cụ thể tác động của AFTA đối với từng ngành. đạo của Nhà nước. Cùng với cắt giảm bảo hộ mậu dịch trong khuôn khổ AFTA, còn cần phải tính toán xa hơn, đến phương hướng chuyên môn hoá sản xuất trong phạm vi ASEAN. Do cơ cấu giữa Việt Nam. Humanware, Organware) vào Việt Nam. Nghiên cứu đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý tăng năng suất như thế nào để đảm bảo rằng với mức thuế Việt Nam cam kết như trong CEPT, dù mặt hàng của các nước ASEAN

Ngày đăng: 23/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w