1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Âm và Dương trong Âm nhạc truyền thống docx

6 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 144,09 KB

Nội dung

Âm và Dương trong Âm nhạc truyền thống Khi nói đến âm dương, chúng tôi không nghĩ đến thuyết âm dương trong Kinh dịch của Trung Hoa mà muốn đề cập về tư tưởng triết lý của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, thể hiện ngay trên chiếc trống đồng do tổ tiên chúng ta chế tạo vào thế kỷ thứ 6, thứ 7 trước Công nguyên. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra trên mặt chiếc trống đồng có những hình ảnh mô tả sinh hoạt của người dân sống vào thời kỳ xa xưa ấy, đồng thời có chạm khắc hình các con thú, đặc biệt là hươu và cá. Con hươu tượng trưng cho núi, cá tượng trưng cho nước, vốn là hai yếu tố vô cùng quan trọng đối với người Việt. Chúng ta vẫn dùng hai chữ giang sơn để chỉ đất nước, điều này cho thấy núi với nước tuy hai mà một. Liên hệ đến lịch sử của dân tộc, chúng ta thấy có huyền thoại con Rồng cháu Tiên, tượng trưng cho hai yếu tố nước và núi. Hoặc truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh đề cập đến việc người xưa bảo vệ đất nước chống thiên tai, trong đó núi và nước giúp chúng ta xác định rõ tư duy và quan niệm sống của dân tộc cho rằng vũ trụ có được do sự phối hợp của hai yếu tố âm và dương, tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau. Lưỡng phân mà lưỡng hợp: đó chính là một trong những tư tưởng triết lý của Việt Nam - như cố giáo sư Trần Quốc Vượng thường nói. Quan điểm âm dương bàng bạc trong mọi sinh hoạt của đời sống người Việt, từ cách ăn uống hàng ngày cho đến cách chữa bịnh trong y học. Ở đây chỉ xin nêu ra một số nhận xét trong lãnh vực âm nhạc để làm sáng tỏ tư tưởng lưỡng phân, lưỡng hợp đó. Đi từ cụ thể đến trừu tượng, chúng ta thử xem trong nhạc khí, trong bài bản và trong cách biểu diễn, quan điểm âm dương được thể hiện như thế nào trong âm nhạc truyền thống Việt Nam. Nhạc khí Trước hết, hãy xem qua bộ môn Ca trù. Một nhóm Ca trù thường có ba người, người ngồi giữa là đào nương vừa hát vừa nhịp phách. Phách là một thanh tre hay một miếng gỗ được gõ bằng hai cái dùi, một dùi tròn có chuôi nhọn và một dùi chẻ làm hai, tượng trưng cho dương và âm. Tiếng chuyên môn trong giới Ca trù thường gọi hai dùi này là phách cái và phách con. Quan điểm cái với con cho thấy nữ với nam là hai giới khác nhau mà bổ sung cho nhau. Gõ phách là một nghệ thuật rất cao, âm thanh phát ra một tiếng trong một tiếng đục, một tiếng cao một tiếng thấp, một tiếng mạnh một tiếng nhẹ, cũng chính là tiếng dương và tiếng âm. Trên thế giới, chưa có loại dùi nào tuy một đôi mà lại khác biệt nhau từ hình thức cũng như trong cách gõ như thế. Một bộ môn khác là Nhạc lễ, với dàn ngũ âm (năm nhạc sĩ sử dụng năm nhạc khí khác nhau) trong đó có hai trống nhạc đóng vai trò rất quan trọng. Cặp trống này được gọi là trống đực và trống cái tức đã bao hàm ý tưởng dương và âm. Màu âm của tiếng trống trong Nhạc lễ được sử dụng vô cùng tinh vi. Chẳng hạn như tang, thờn, tùng, thùng khi đánh vào giữa mặt da dùng để đánh nhịp hay để chấm câu. Tong, táng, tỏng khi đánh vào vành da, đây là cách đánh sáng và tiếng trống đó gọi là tiếng dương. Khi đánh âm táng hay tong liên hồi diễn tả sự sôi động của tâm hồn hoặc tâm trạng giận dữ, hốt hoảng. Tịch là một dùi chặn, một dùi đánh vào giữa mặt da, khi nhân vật biểu lộ sự ngạc nhiên, suy nghĩ hay do dự, có khi nghẹn ngào, uất ức. Đây là cách đánh tối và tiếng trống này là tiếng âm. Thông thường trong biểu diễn luôn luôn có tiếng âm và dương trộn lẫn với nhau chớ không đơn thuần tiếng trống âm hay dương mà thôi. Bài bản Trong xã hội nông thôn ngày xưa, thanh niên thiếu nữ lớn lên khi bắt đầu tham gia việc nhà nông ngoài ruộng đồng thường trao đổi những câu hò khi đang lao động hay trong lúc nghỉ ngơi. Đây là sinh hoạt văn hoá đặc sắc trong dân gian hình thành một gia sản văn học vô cùng phong phú. Ngay trong cách sáng tạo câu hò đã thể hiện rõ quan điểm âm dương, thông thường luôn có một vế trống và một vế mái, có khi gọi là câu xô và câu kể. (Do đó mà khi ta nghe nói câu hò mái hai, mái ba, có nghĩa là một câu có một câu trống và hai hoặc ba câu mái - hoặc hai hay ba đoạn kể - chứ chữ mái ở đây không có nghĩa là mái chèo). Nội dung nhiều câu hò cũng chứa đựng sự gặp gỡ âm dương, chẳng hạn như: Nhớ nàng như bút nhớ nghiên Như mực nhớ giấy, như thuyền nhớ sông Hình dáng của bút và nghiên ở đây tượng trưng cho nam và nữ, như thế trong câu đó đã phảng phất dương và âm, cũng như thuyền là dương mà sông là âm. Trong các bài bản Nam xuân, Nam ai của Ca nhạc tài tử thì có những lớp gọi là lớp trống hay lớp mái cũng hàm ý nhắc đến quan điểm âm dương. Từ quan điểm âm dương nảy sanh ra những bài bản dài ngắn khác nhau như lưu thủy trường và lưu thủy đoản, những bản trước và sau mang tên ngũ đối thượng, ngũ đối hạ (thượng và hạ đồng nghĩa với trên và dưới), hoặc một bản mau, một bản chậm như phú lục và phú lục chậm. Cách biểu diễn Trong truyền thống Ca trù, người ca phải là đào nương, ả đào, người đờn phải là nam gọi là kép, rất hiếm khi có phụ nữ đờn đáy cho đào nương ca. Trong loại hát Đối ca nam nữ thì - như tên đã gọi - người hát hai bên phải là khác phái. Trong khi đối ý, nếu bài hát xướng là Lên non hay Lên rừng thì bài hát họa phải là Xuống sông hay Xuống bể và quan điểm lên, xuống cũng từ âm, dương mà ra. Trong truyền thống Quan họ, liền anh luôn luôn cầm cây dù còn liền chị thì tay cầm chiếc nón quai thao, một vật nhọn một vật tròn cũng là thể hiện quan điểm âm dương. Trong loại múa dân gian, khi cầu cho được mùa - theo chuyên gia Lâm Tô Lộc - phía nam phải cầm cây tre nhọn còn bên nữ thì cầm mo cau. Cả hai vật này đều mang hình dáng ẩn dụ tượng trưng cho nam và nữ. Trong Ca nhạc tài tử, khi hòa đờn thì luôn luôn lựa tiếng thổ (trầm và đục) để hòa với tiếng kim (cao và trong) cũng từ quan điểm âm dương mà ra. * * * Tóm lại, nếu nhìn những sự kiện trong âm nhạc với đôi mắt và tâm hồn thấm nhuần triết lý âm dương trong cuộc sống của dân tộc Việt Nam nói riêng và của châu Á nói chung, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị hơn là chỉ đơn thuần nghe âm thanh bằng đôi tai và nhìn sự vật bằng đôi mắt. . Âm và Dương trong Âm nhạc truyền thống Khi nói đến âm dương, chúng tôi không nghĩ đến thuyết âm dương trong Kinh dịch của Trung Hoa mà muốn đề. trừu tượng, chúng ta thử xem trong nhạc khí, trong bài bản và trong cách biểu diễn, quan điểm âm dương được thể hiện như thế nào trong âm nhạc truyền thống Việt Nam. Nhạc khí Trước hết, hãy xem. phất dương và âm, cũng như thuyền là dương mà sông là âm. Trong các bài bản Nam xuân, Nam ai của Ca nhạc tài tử thì có những lớp gọi là lớp trống hay lớp mái cũng hàm ý nhắc đến quan điểm âm dương.

Ngày đăng: 23/07/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w