Báo cáo nghiên cứu khoa học: " B­ước đầu tìm hiểu Nhịp điệu câu thơ mới bảy chữ." ppsx

10 417 2
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " B­ước đầu tìm hiểu Nhịp điệu câu thơ mới bảy chữ." ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 33 Bớc đầu tìm hiểu Nhịp điệu câu thơ mới bảy chữ Nguyễn Hoài Nguyên (a) , Nguyễn tHị ĐàO (b) Tóm tắt. Bất cứ thể thơ nào cũng có một cấu trúc nhịp điệu nhất định. Nhng nếu nhịp trong thơ thất ngôn truyền thống nhìn chung là tẻ nhạt thì thơ mới bảy chữ đã hoán cải nhịp điệu ấy để trở thành đa dạng, độc đáo, mới lạ. Khảo sát thơ mới bảy chữ, chúng tôi xác lập đợc 42 loại nhịp. Đây là một sự đột phá về nhịp điệu đầy cá tính và bản lĩnh của các nhà thơ để phô diễn thế giới nội tâm ngày càng đa dạng, tinh tế của con ngời, của thời đại mới. Tính đa dạng về nhịp điệu của thơ mới bảy chữ có khi là dấu hiệu nhận diện một cá tính sáng tạo của nhà thơ, có khi là do yêu cầu cú pháp của câu thơ và/hoặc đảm bảo sự mạch lạc về ngữ nghĩa của câu thơ nhng cũng có khi chỉ đem đến một sự đa dạng trong cách đọc câu thơ. Bài viết này ở một mức độ nhất định chứng tỏ những vấn đề đó. 1. Dẫn nhập 1.1. Nhịp điệu là một trong ba yếu tố cơ bản (cùng với thanh điệu và vần) tạo nên nhạc tính cho thơ, và nhạc tính chính là cơ sở để khu biệt ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi. Hơn nữa, sự ngắt nhịp câu thơ không đơn thuần chỉ là hình thức mà nó cũng là nội dung bởi lẽ nhịp thơ là nhịp cảm xúc, là biểu hiện của những cung bậc tình cảm khác nhau. Trong nhiều trờng hợp, có những câu thơ có thể ngắt nhịp theo những cách khác nhau, biểu hiện những cảm xúc, thi hứng khác nhau. 1.2. Thơ mới mà ở đây là thơ mới bảy chữ là đối lập với thơ cũ, khởi phát từ phong trào thơ mới 1932-1945. Ngôn ngữ thơ mới đã chuyển biến theo khuynh hớng tự do hoá, hiện đại hoá. Bấy giờ, từ trong những thể loại thơ cũ chúng ta bắt gặp những cách gieo vần, bố trí thanh điệu và cách ngắt nhịp mới. Đối với thơ mới bảy chữ, Hoài Thanh có một nhận xét hết sức xác đáng Thất ngôn và ngũ ngôn rất thịnh ( ) thất ngôn và ngũ ngôn bây giờ lại do Đờng luật giản và nới ra, cho nên êm tai hơn /Thi nhân Việt Nam, Nxb Hội nhà văn, H. 2000, tr. 49-50/. ý kiến của Hoài Thanh là một gợi ý cho chúng tôi tìm hiểu về luật thơ mới, khảo sát những sự kế thừa và cách tân của các nhà thơ mới, xét ở mặt hình thức biểu hiện của thơ, về ngôn ngữ thơ. 1.3. Thơ mới bảy chữ là sự kế thừa và cách tân thơ thất ngôn Đờng luật. Nh đã biết, bất cứ thể thơ nào cũng có một cấu trúc nhịp điệu nhất định. Nhng nếu nhịp điệu trong thơ thất ngôn truyền thống nhìn chung là tẻ nhạt thì thơ mới bảy chữ đã hoán cải cái nhịp điệu ấy để trở thành đa dạng, độc đáo, mới lạ. Vấn đề này đã đợc một số nhà Việt ngữ học đặt vấn đề nghiên cứu trong thời gian gần đây. Chẳng hạn, GS. Đinh Văn Đức và các tác giả [2] khi nghiên cứu ngôn ngữ thơ mới bảy chữ tiếng Việt trong quá trình tự do hoá đã khảo sát nhịp điệu thơ mới bảy chữ qua các tập thơ Gửi hơng cho gió của Xuân Diệu, Từ ấy của Tố Hữu, một số bài thơ Nhận bài ngày 22/11/2007. Sửa chữa xong ngày 17/12/2007. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 34 bảy chữ Nguyễn Bính. Tác giả Nguyễn Phơng Thuỳ [5] cũng đã đặt vấn đề nghiên cứu vần, thanh điệu, nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ. Những nghiên cứu này mới chỉ phác vạch một số dấu hiệu đổi mới về nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ còn bức tranh chung vẫn cha đợc đề cập đến. Trong bài báo này, ở một mức độ nhất định, chúng tôi cố gắng khảo sát cấu trúc nhịp điệu câu thơ mới bảy chữ, góp phần chứng tỏ ngôn ngữ thơ mới bảy chữ phát triển theo khuynh hớng tự do hoá, hiện đại hoá. 2. Cấu trúc nhịp điệu câu thơ mới bảy chữ 2.1. T liệu khảo sát 2.1.1. Hầu hết các nhà thơ mới đều sáng tác thơ mới bảy chữ. Thơ mới bảy chữ có nhiều bài thực sự tài hoa, mẫu mực. Khác với thất ngôn truyền thống và thơ ca truyền thống nói chung, thơ mới bảy chữ tổ chức bài thơ thành từng khổ khác nhau về số câu, mỗi khổ thơ là một chỉnh thể trọn vẹn. Do đó, những tìm kiếm về luật thơ mới có thể quan tâm tới khuôn phép chung của cả bài thơ, của mỗi khổ thơ rồi mới bàn luận đến từng câu thơ. ở đây, do điều kiện cha cho phép, chúng tôi mới chỉ bàn nhịp điệu thơ mới bảy chữ ở phạm vi câu thơ. T liệu khảo sát là câu thơ bảy chữ của Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Tố Hữu. ở mỗi nhà thơ, chúng tôi chỉ thu thập những câu thơ trong các bài thơ bảy chữ không xen những câu thuộc các thể thơ khác. Cụ thể nh Bảng 1. 2.1.2. Để xác định nhịp điệu trong 7149 câu thơ bảy chữ chúng tôi dựa vào cơ sở ngôn ngữ học của việc ngắt nhịp thơ. Cụ thể: 1) Ngắt nhịp dựa vào các dấu hiệu nhận dạng trên bề mặt hình thức câu thơ (các dấu câu); 2) Ngắt nhịp dựa theo cú đoạn hoặc ngữ đoạn; 3) Ngắt nhịp dựa vào các vế trong câu so sánh; 4) Ngắt nhịp theo vế đứng trớc hoặc đứng sau từ có vai trò liên kết; 5) Ngắt nhịp dựa vào phần đảo ngữ đợc xếp vào nhịp đầu tiên Sau đây là cách tổ chức nhịp điệu câu thơ mới bảy chữ tiếng Việt. Bảng 1. Số lợng TT Các nhà thơ Bài thơ Câu thơ 1 Xuân Diệu 144 3375 2 Chế Lan Viên 96 745 3 Hàn Mặc Tử 46 608 4 Nguyễn Bính 38 1103 5 Tố Hữu 64 1318 5 nhà thơ 388 bài 7149 câu Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 35 Bảng 2. Tổng TT Số lợng câu thơ của tác giả Loại nhịp Xuân Diệu Chế Lan Viên Hàn Mặc Tử Nguyễn Bính Tố Hữu Số lợng Tỷ lệ % 1 4/3 2143 314 478 898 721 4550 63,64 2 2/5 390 93 44 116 164 807 11,28 3 3/4 384 95 42 32 292 845 11,81 4 2/2/3 294 144 24 31 36 529 7,39 5 5/2 53 26 2 18 39 138 1,93 6 2/3/2 37 19 2 2 7 67 0,93 7 1/3/3 13 6 2 1 9 31 0,43 8 4/1/2 13 3 1 1 1 19 0,26 9 4/2/1 12 2 2 16 0,22 10 3/2/2 11 23 23 57 0,79 11 2/2/1/2 6 4 10 0,13 12 3/3/1 3 2 5 0,06 13 2/4/1 3 5 8 0,11 14 1/4/2 3 2 1 6 0,08 15 3/2/1/1 2 2 0,02 16 3/1/1/2 2 1 3 0,04 17 2/2/1/1/1 2 2 0,02 18 3/1/3 1 2 2 1 6 0,08 19 1/2/4 1 1 3 5 11 0,15 20 2/1/4 1 1 3 1 6 0,08 21 1/5/1 1 1 2 0,02 22 1/2/2/2 1 1 0,01 23 2/2/2/1 1 3 1 5 0,06 24 1/3/1/2 1 1 0,01 25 2/1/1/3 1 1 2 0,02 26 1/1/2/3 1 1 0,01 27 4/1/1/1 1 1 2 0,02 28 1/1/1/2/2 1 2 3 0,04 29 1/1/2/1/2 1 1 0,01 30 1/1/2/2/1 1 1 0,01 31 3/1/1/1/1 1 1 2 0,02 32 1/1/1/1/3 1 1 0,01 33 2/1/2/2 1 1 0,01 34 2/1/1/1/2 1 1 0,01 35 1/1/1/2/1/1 2 2 0,02 36 1/1/5 1 1 0,01 37 5/1/1 1 1 0,01 38 1/1/1/4 1 1 0,01 39 1/2/1/3 4 4 0,05 40 2/3/1/1 1 1 0,01 41 1/6 5 5 0,06 42 6/1 1 1 0,01 42 loại nhịp 3375 745 608 1103 1318 7149 100% Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 36 2.2. Miêu tả các loại nhịp 2.2.1. Cách ngắt nhịp truyền thống Mỗi thể thơ truyền thống đều có một khuôn thi điệu quen thuộc, cố định. Khuôn thi điệu quen thuộc của thất ngôn là 4/3. Trong thơ thất ngôn của Trung Quốc và Việt Nam cũng có một vài câu nhịp 3/4 nhng tần số quá thấp nên không thành khuôn sáo thi điệu. Thực ra nhịp 3/4 là sự hoán đổi nhịp 4/3 truyền thống nhng vì trong hát nói, trong song thất lục bát có nhịp 3/4 nên chúng tôi tạm xếp nhịp 3/4 trong thơ mới bảy chữ cũng là nhịp truyền thống. 2.2.1.1. Nhịp 4/3 Nhịp 4/3 là nhịp truyền thống của thất ngôn Đờng luật. Cách tổ chức nhịp 4/3 trong thơ cổ có lẽ xuất phát từ quan điểm thẩm mỹ của ngời xa là a vẻ đẹp đăng đối, hài hoà. Tuy cách tổ chức nhịp 4/3 khó có thể tạo ra đợc sự đột phá, khó có thể chuyển tải những cung bậc tình cảm đa dạng nhng lại có u thế tạo ra sự nhịp nhàng, cân đối. Cũng bởi chính u thế của nó mà các nhà thơ mới đã kế thừa nhịp 4/3 truyền thống một cách có ý thức. Khảo sát 7149 câu thơ mới bảy chữ trong 388 bài thơ của năm tác giả thì có 4550 câu thơ ngắt nhịp 4/3, chiếm 63,64%. Chẳng hạn: Tiếc lúc trăng vàng/ soi bóng chiếc (Xuân Diệu, Nguyện, câu 1, khổ 2, tr. 496) Anh trút tình thơng/ trong sắc biếc (Chế Lan Viên, Tra, câu 3, khổ 1, tr. 181, t. 1) 2.2.1.2. Nhịp 3/4 Nhịp 3/4 có trong hát nói và trong hai câu thất của thể song thất lục bát. Trong thơ mới bảy chữ, nhịp 3/4 có trong 845 câu thơ, chiếm 11,81%. Chẳng hạn: Cả trời say/ nhuộm một màu trăng (Hàn Mặc Tử, Đà Lạt trăng mờ, câu 1, khổ 4, tr. 75) Xuân đã đem/ mong nhớ trở về (Nguyễn Bính, Cô lái đò, câu 1, khổ 1, tr. 35) 2.2.2. Cách ngắt nhịp không theo truyền thống 2.2.2.1. Các nhịp hoán vị Đó là các nhịp 2/5 và 5/2, nhịp 1/6 và 6/1. Trong các nhịp này, nhịp 2/5 là nhiều nhất, có trong 807 câu thơ, chiếm 11,28%. Nhịp 5/2 là sự hoán đổi nhịp 2/5 có số lợng ít hơn. Nhịp 6/1 là sự hoán đổi từ nhịp 1/6. Hai loại nhịp này xuất hiện ít. Chẳng hạn: Không em,/ tết có vị gì đâu (Xuân Diệu, Chầm chậm đừng quên, câu 4, khổ 7, tr. 993) Buồn nh làn mây hiền/ mùa thu. (Hàn Mặc Tử, Tiên đầu, câu 6, khổ 1, tr. 152) Sống,/ có những niềm vui đơn giản. (Tố Hữu, Chân trời mới, câu 1, khổ 1, tr. 652) Cu Ba đạp sóng trùng dơng/ tiến. (Tố Hữu, Từ Cu ba, câu 3 khổ 9, tr. 364) 2.2.2.2. Các loại nhịp có ba nhịp /câu Từ nhịp 4/3 truyền thống tách thành nhịp 2/2/3 nhịp 4/2/1, nhịp 4/1/2, nhịp 3/1/3, nhịp 1/3/3. Trong năm loại nhịp này, nhịp 2/2/3 có số lợng nhiều nhất, 529 câu; nhịp 3/1/3 là ít nhất. Chẳng hạn: Nhịp 2/2/3: Âm điệu,/ thần tiên/ thấm tâm hồn. (Xuân Diệu, Huyền diệu, câu 4, khổ 1, tr. 50) Nhịp 4/2/1: Đỏ hồng hoa giấy/ vàng mai/ cúc. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 37 (Chế Lan Viên, Vờn quê, câu 3, khổ 1, tr. 654, t. 2) Nhịp 4/1/2 : Bỡ ngỡ rồi la:/ "cha,/ cha ơi" (Tố Hữu, Ngời về, câu 4, khổ 3, tr. 133) Nhịp 3/1/3: Những bàn tay/ vẫy/ những bàn tay. (Nguyễn Bính, Những bóng ngời trên sân ga, câu 2 khổ 8, tr. 49) Nhịp 1/3/3 : ồ/ bằng trân châu/ hay quỳnh dao? (Hàn Mặc Tử, Tiêu sầu, câu 14, khổ 1, trang 152) Từ nhịp 3/4 truyền thống tách thành nhịp 3/2/2, nhịp 3/3/1, nhịp 1/2/4, nhịp 2/1/4. Chẳng hạn: Nhịp 3/2/2: Cái cơn mơ/ những lộc/ những chồi. (Chế Lan Viên, Cây giữa chu kỳ, câu 2, khổ 3, tr. 474) Nhịp 3/3/1: Bầy chó dữ/ những con ngời-/ thú. (Tố Hữu, Miền Nam, câu 3, khổ 11, tr. 355) Nhịp 1/2/4: Ôi!/ đêm nay/ trời trong nh gơng. (Hàn Mạc Tử, Tiêu sầu, câu 1, khổ 1, tr. 151) Nhịp 2/1/4: Gậy trúc/ dắt/ bà già tóc bạc. (Nguyễn Bính, Xuân về, câu 3, khổ 4, tr. 53) - Tách nhịp 2/5 thành nhịp 2/3/2, nhịp 2/4/1, nhịp 1/1/5. Chẳng hạn: Nhịp 2/3/2: Khối tình/ nặng cả mây/ cùng nớc. (Xuân Diệu, Em chờ anh, câu 1, khổ 5, tr. 421) Nhịp 2/4/1: Qua sông, / đờng vẫn bạt ngàn-/đi. (Xuân Diệu, Đờng vào Nam,câu 4,khổ 8, tr. 448) Nhịp 1/1/5 : Bắt!/ bắt!/ thơ bay trong gió loạn. (Hàn Mặc Tử, ớc ao, câu 3, khổ 1, tr. 112) - Tách nhịp 5/2 thành nhịp 1/4/2, nhịp 5/1/1. Chẳng hạn: Nhịp 1/4/2: Ôi!/ cái vui đồng chí,/ đồng bào. (Tố Hữu, Xin gửi Miền Nam, câu 1, khổ 6, tr. 478) Nhịp 5/1/1: Anh sốt ruột muốn kêu:/em,/quá! (Hàn Mặc Tử, Cuối xuân cới vợ, câu 4, khổ 2, tr. 141) - Nhịp 1/5/1, có thể đợc tách ra từ nhịp 1/6 hoặc nhịp 6/1. Chẳng hạn: Gớm!/ cứ loè nhau chi thế,/ cụ. (Xuân Diệu, Một cuộc biểu tình, câu 10, khổ 7, tr. 246) 2.2.2.3. Các loại nhịp biến thiên có bốn nhịp/ câu - Nhịp 2/2/1/2, chẳng hạn: Em buồn,/ em nhớ,/ chao!/ em nhớ. (Xuân Diệu, Đơn sơ, câu 3, khổ 1, tr. 76) - Nhịp 3/2/1/1, chẳng hạn: Lạnh lùng bay/ giữa gió,/ sơng,/ ma. (Xuân Diệu, Muộn màng, câu 2, khổ 5, tr. 90) - Nhịp 3/1/1/2, chẳng hạn: Trái bởi kia/ vàng/ ngọt/ với ai. (Tố Hữu, Bác ơi, câu 1, khổ 4, tr. 429) - Nhịp 1/2/2/2, chẳng hạn: Nhớ/ thì đếm/ từng ngày,/ từng tháng. (Xuân Diệu, Em chờ anh, câu 1, khổ 11, tr. 422) - Nhịp 2/2/2/1, chẳng hạn: Tìm ai,/ con hỏi,/ mẹ rằng:/ im! (Tố Hữu, Quê mẹ, câu 2, khổ 10, tr. 254) - Nhịp 1/3/1/2, chẳng hạn: Thèm,/ ăn măng trúc;/ đói,/ cơm khô (Xuân Diệu, Ngọn Quốc kỳ, phần III, câu 33, tr. 189) - Nhịp 2/1/1/3, chẳng hạn: Sâu bớm/ nhiều-/ hoa/ lại nối vòng (Chế Lan Viên, Lại thấy thời gian, câu 1, khổ 2, tr. 120, tập 1) Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 38 - Nhịp 1/1/2/3, chẳng hạn: ít,/ nhiều:/ với mẹ/ vẫn là con! (Xuân Diệu, Hội nghị non sông, phần III, tr. 211) - Nhịp 4/1/1/1, chẳng hạn: Con ta bập bẹ:/" ba,/ ba,/ má" (Nguyễn Bính, Xuân nhớ Miền nam, câu 9, khổ 2, tr. 137) - Nhịp 2/1/2/2, chẳng hạn: (Trở về. Nắng sáng cũng mong. Cây) Cũng nhớ./ Ngõ/ cũng chờ./ Và bớm (Chế Lan Viên, Tập qua hàng, câu 3, tr. 609, tập 1) - Nhịp 1/1/1/4, chẳng hạn: Không,/ không,/ không,/ tôi chẳng bán trăng. (Hàn Mặc Tử, Trăng vàng trăng ngọc, câu 1, khổ 2, tr. 90) - Nhịp 1/2/1/3, chẳng hạn: Đi,/ bạn ơi,/ đi!/ Biệt tháng ngày. (Tố Hữu, Đi, câu 1, khổ 1, tr. 154) - Nhịp 2/3/1/1, chẳng hạn: Tất cả/ chỉ trông vào / đốt, / giết! (Xuân Diệu Ngời thợ rèn nghe chuyện MN, câu 4, khổ, tr. 565) 2.2.2.4. Các loại nhịp phá cách, có 5 nhịp/ câu - Nhịp 2/2/1/1/1, chẳng hạn: Nam Định,/ Thái Bình,/ Cao,/ Lạng,/ Tuyên. (Xuân Diệu, Mã Pí Lèng, câu 2, khổ 8, tr. 510) - Nhịp 1/1/1/2/2, chẳng hạn: Rơi,/ rơi,/ rơi,/ từng vết/ đỏ bầm (Chế Lan Viên, Cây giữa chu kỳ, câu 4, khổ 1, tr. 474, t. 1) - Nhịp 1/1/2/1/2, chẳng hạn: Cam,/ quýt,/ thêm na, /ổi / rộn ràng. (Xuân Diệu, Vờn Thuận Vi, câu 1, khổ 3, tr. 512) - Nhịp 1/1/2/2/1, chẳng hạn: Thắm/ vàng/ tô điểm/ lối non,/ sông. (Xuân Diệu, Hội nghị non sông, phần 3, tr. 207) - Nhịp 3/1/1/1/1, chẳng hạn: Trái tim lớn/ yêu/ Chân/ Thiện/ Mỹ. (Tố Hữu, Chào xuân 99!, câu 2, khổ 3, tr. 704) - Nhịp 1/1/1/1/3, chẳng hạn: Tề-/ thiên-/ đại- / thánh-/ náo thiên cung. (Chế Lan Viên, Bay ngang mặt trời, câu 1, khổ 5, tr. 226, t.1) - Nhịp 2/1/1/1/2, chẳng hạn: Anh khâu/ đĩa-/ bấc-/ trầm-/ tâm lại. (Chế Lan Viên, Lại thấy thời gian, câu 3, khổ 4, tr. 474, t. 1) 2.2.2.5. Nhịp phá cách có 6 nhịp/ câu Loại nhịp này có trong hai câu thơ mới bảy chữ của Hàn Mặc Tử. Trăng,/ trăng,/ trăng,/ là trăng/ trăng,/ trăng. (Hàn Mặc Tử, Trăng vàng trăng ngọc, câu 1, khổ 1, tr. 90) 2.3. Nhận xét Từ việc xác định các loại nhịp, tiến hành tính đếm số lợng và tỷ lệ các loại nhịp trong câu thơ mới bảy chữ, chúng tôi bớc đầu có những nhận xét nh sau: 2.3.1. Nh đã biết, nhịp điệu là xơng sống của thơ. Bất kỳ một khổ thơ nào cũng có một cấu trúc nhịp điệu nhất định bởi không thể có tình trạng tuỳ hứng về nhịp điệu. Nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ trớc hết là nhịp 4/3 của khuôn sáo thi điệu thất ngôn truyền thống. Qua thống kê và miêu tả chúng tôi thấy thơ mới bảy chữ có đến 4550 trên tổng số 7149 câu thơ ngắt nhịp 4/3, chiếm 63,64%. Tính trung bình cứ 1,5 câu thơ thì có một câu có nhịp 4/3. Đó là một tỷ lệ hết sức cao nếu nh ta khảo sát từng nhà thơ cụ thể. Chẳng hạn, Nguyễn Bính có 898 câu Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 39 thơ trong tổng số 1103 câu, chiếm 78,61% sử dụng nhịp 4/3. Nếu khảo sát trong từng khổ thơ, từng bài thơ thì có nhiều khổ thơ, bài thơ chỉ sử dụng nhịp 4/3. Chẳng hạn, Hàn Mặc Tử có đến 14 bài trên tổng số 46 bài thơ dùng duy nhất nhịp 4/3 nh Hồn cúc, Đàn nguyệt, Chuyến đò ngang, Thức khuya, Chùa hoang, Đà lạt trăng mờ, Lu luyến Thêm nữa, nếu xếp nhịp 3/4 cũng là nhịp truyền thống của thất ngôn(có trong thể song thất lục bát) thì loại nhịp này đợc các nhà thơ sử dụng khá phổ biến. Nhịp 3/4 có trong 845 câu thơ, chiếm gần 11,85%. Sỡ dĩ các nhà thơ mới kế thừa nhịp thơ truyền thống một mặt do tâm lý sáng tác theo khuôn mẫu, tuân thủ nguyên tắc của thơ Đờng luật nhng mặt khác theo chúng tôi đây là một sự kế thừa có dụng ý, có tính khuynh hớng rõ ràng. Các nhà thơ mới nhận thấy nhịp điệu truyền thống của thất ngôn nói chung là khá tẻ nhạt. Nếu không hoán cải cái nhịp điệu ấy khiến nó trở thành đa dạng thì thơ mới bảy chữ cũng không hơn gì thất ngôn truyền thống. Nhng nhịp của bài thơ cũng giống nh nhịp của một bản nhạc, trớc hết phải có nhịp cơ bản và trên cái nền nhịp cơ bản ấy tạo ra những biến thiên khác để đem đến tính đa dạng. Do đó, các nhà thơ mới cũng phải kế thừa nhịp 4/3 và 3/4 trong các câu thơ, bài thơ để tạo nên cái nền thể loại. Và trên cái nền ấy, các nhà thơ lại thoả sức tìm kiếm cách tổ chức nhịp nhằm đạt đợc sự đa dạng tối đa về nhịp điệu cho câu thơ mới bảy chữ. 2.3.2. Thơ mới bảy chữ thực sự đã thực hiện đợc một sự đổi mới trong việc kế thừa, đẩy sự kế thừa lên một bớc mới trong tổ chức nhịp điệu câu thơ. Nếu nh ở thơ thất ngôn truyền thống có hai loại nhịp là 4/3 và nhịp 3/4 thì câu thơ mới bảy chữ có đến 42 loại nhịp. Nh vậy, nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ đã vợt ra khỏi những luật lệ cứng nhắc, những khuôn sáo nhịp điệu truyền thống. Bây giờ nhịp thơ đã là nhịp cảm xúc, đã biến thiên phong phú, đa dạng cùng với nhiều cung bậc tình cảm, nhiều biến thái tinh tế trong đời sống nội tâm của nhà thơ. Sự đổi mới và phát triển nhịp thơ trong câu thơ mới bảy chữ hết sức linh hoạt, nhiều vẻ. Các nhà thơ đã có ý thức về công cụ mình sử dụng mà ở đây là nhịp điệu. Hình thức đơn giản nhất là hoán đổi nhịp điệu từ khuôn nhịp truyền thống nh từ nhịp 4/3, các nhà thơ đã hoán vị thành các loại nhịp 2/2/3, 4/2/1, 4/1/2, 3/1/3, 1/3/3; từ nhịp 3/4 hoán vị thành các loại nhịp 3/2/2, 3/3/1, 1/2/4, 2/1/4. Thực hiện một sự cách tân nhịp điệu, các nhà thơ đã tạo ra các loại nhịp biến thiên có 4 nhịp/câu, 5 nhịp/câu, thậm chí 6 nhịp/câu. Đó là các loại nhịp 2/2/1/2, 3/2/1/1, 3/1/1/2, 1/2/2/2 , các loại nhịp 2/2/1/1/1, 1/1/1/2/2, 1/1/2/1/2 , đặc biệt có loại nhịp 1/1/1/2/1/1 trong câu thơ Trăng,/ trăng,/ trăng,/ là trăng/ trăng,/ trăng của Hàn Mặc Tử [6, tr. 90]. Sự đột phá mạnh mẽ về nhịp điệu thể hiện sự sáng tạo, cách tân của nhà thơ trong việc tổ chức tiếng nói âm nhạc làm cho câu thơ thích ứng với tính đa dạng của nội dung, tức là đa dạng về cảm xúc, tình cảm. Sự phá cách tới mức tách ngắt câu thơ thành năm nhịp, sáu nhịp để làm nổi bật dụng ý nghệ thuật của mình so với nhịp 4/3 truyền thống là một bớc đột phá đầy cá tính và bản lĩnh, đi quá xa khuôn khổ nhịp thơ truyền thống. Với 42 loại nhịp, câu thơ mới bảy chữ đã tạo đợc sự đa dạng và độc đáo, sự biến hoá và phóng túng trong việc thể hiện thi hứng, cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. Cố nhiên, cách Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 40 tổ chức nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ ở từng nhà thơ là có sự khác nhau vế số lợng và chất lợng. Kết quả khảo sát cho thấy trong các nhà thơ thì Xuân Diệu là ngời tiên phong cho sự đổi mới, cách tân nhịp điệu với 31 loại nhịp trong câu thơ bảy chữ. Sau Xuân Diệu là Tố Hữu với 23 loại nhịp. Trong số các nhà thơ chọn khảo sát, Nguyễn Bính là nhà thơ thiên về tiếp thu nhịp thơ truyền thống nên câu thơ bảy chữ của ông chỉ có 8 loại nhịp và tối đa là ba nhịp/câu. Nhng nhìn tổng thể, cách tổ chức nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ thể hiện rõ nét sự vận động và phát triển theo khuynh hớng tự do hoá của ngôn ngữ thơ. 2.3.3. Khác với thất ngôn truyền thống, cách tổ chức nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ quan hệ mật thiết với thanh điệu và vần thơ. Trong câu thơ mới bảy chữ, vị trí của tiếng hiệp vần hết sức đa dạng. Việc lặp lại phần vần giữa các tiếng trong câu thơ ngoài giá trị biểu cảm còn là dấu hiệu nhịp điệu của câu thơ. Mặt khác, cách ngắt nhịp trong câu thơ cũng là một trong những cơ sở để quy định vị trí của các tiếng hiệp vần. Chẳng hạn, nhận ra đợc nhịp 4/3 là dựa vào vần của các tiếng trong câu thơ nh Hãy đến sông Hồng/ ngóng nứa xuôi [9, tr. 117, t. 1]. Hoặc quan hệ giữa vần với nhịp 3/2/2 nh Cây thông minh/hữu tình/ gió thổi [10, tr. 535] Trong câu thơ mới bảy chữ, nhịp điệu còn có quan hệ với thanh điệu, tức là thanh bằng, thanh trắc. Thơ thất ngôn truyền thống có sự phân bố bằng trắc tơng đối đều đặn tạo sự hài hoà, cân xứng. Ngợc lại, do nhịp điệu câu thơ mới bảy chữ biến thiên đa dạng nên kéo theo sự biến thiên về thanh điệu theo những cách thức tơng ứng. Câu thơ mới bảy chữ có khi tập trung nhiều thanh bằng, chỉ có hai thanh trắc đứng sát nhau làm dấu hiệu nhịp điệu: Xơng xây màu bạc/ dấu trăng vàng (BBBT/TBB) [9, tr. 134, tr.1]. Có khi thanh điệu giống nhau ở các tiếng luân phiên nhịp điệu: Đổi trao,/ nhờng nhịn/ giữa em,/ anh (TB/BT/TB/B) [10, tr. 323]. Có khi các tiếng ở cuối các nhịp luân phiên thanh điệu bằng trắc nh Phòng lặng / rèm buông/ tắt ánh đèn (BT/ BB/ TTB) [7, tr. 429]. Tóm lại, trong câu thơ mới bảy chữ, nhịp điệu đợc xác lập trong quan hệ với vần thơ và thanh điệu. Sự tơng tác giữa chúng tạo nên nhạc điệu cho câu thơ mới bảy chữ, góp phần đổi mới ngôn ngữ thơ. 2.3.4. Nhịp điệu là một yếu tố mang tính biểu trng ngữ nghĩa. Trong thơ, nhịp điệu có tính chất mĩ học, do con ngời sáng tạo nên để biểu đạt t tởng, tình cảm. Trong trờng hợp tứ thơ không siêu việt, câu thơ cha hay về nội dung thì nhịp điệu lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong thơ mới bảy chữ, các nhà thơ đã khoác lên câu thơ thất ngôn truyền thống một dáng vẻ mới, một hơi thở nồng nàn của cuộc sống qua cách tổ chức nhịp điệu. Bên cạnh tiếp thu truyền thống, sự phá cách nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ là để diễn tả thế giới nội tâm ngày càng đa dạng, tinh tế của con ngời. Nhịp điệu trong câu thơ không còn giữ vẻ đăng đối, hài hoà mà có sự cải biến theo cá tính sáng tạo mang vẻ đẹp khác lạ, ấn tợng. Để diễn tả những cung bậc tình cảm biến thiên không ngừng cần phải có các nhịp cách tân, đột phá Anh chỉ là/ con chim bơ vơ. Lạnh lùng bay/ giữa gió,/ sơng,/ ma [10, tr. 90]. Khi nội dung câu thơ là kể hay miêu tả cuộc sống bình thờng thì các nhà thơ sử dụng nhịp bình thờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 41 nhng để bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, thi hứng tuôn trào phải cần đến nhịp điệu đa dạng. Chẳng hạn: Gieo thoi/ gieo thoi/ lại gieo thoi [8, tr.47]. Có khi nhịp thơ chính là nỗi lòng ngổn ngang, là nhịp tim thổn thức, là nhịp chân dồn dập nh Trăng,/ trăng,/ trăng,/ là trăng,/ trăng,/ trăng [6, tr.90]. Tính đa dạng về nhịp điệu có khi là để giới thiệu một lời nói, thể hiện một nội dung thông báo gãy gọn nh Rằng:/ thơ với Đảng/ nặng duyên tơ [7, tr.406], hay Gậy trúc/ dắt/ bà già tóc bạc [8, tr.53]. Có một số trờng hợp sự đa dạng của nhịp điệu chỉ đem đến sự đa dạng trong cách đọc câu thơ bảy chữ mà không có tác dụng biển cảm. Có những trờng hợp nhịp điệu trong câu thơ là do yêu cầu cú pháp, chẳng hạn, nhịp 6/1 trong câu Cu ba đạp sóng trùng dơng,/ tiến [7, tr.364]. Tóm lại, nhịp điệu có vai trò to lớn trong việc biểu hiện và cảm thụ thi ca. Sự đa dạng về nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ đợc tạo nên từ những cung bậc tình cảm muôn vẻ, từ nguồn thi hứng ngày càng rộng mở và tinh tế của các nhà thơ. 3. Kết luận 3.1. Khảo sát 7149 câu thơ trong 388 bài thơ, chúng tôi đã xác lập đợc 42 loại nhịp trong câu thơ mới bảy chữ. Trừ vài loại nhịp kế thừa thất ngôn truyền thống còn lại chủ yếu là những cách ngắt nhịp mới hết sức phong phú, đa dạng và độc đáo. Từ một vài cách ngắt nhịp truyền thống, các nhà thơ đã sáng tạo, cách tân nhịp thơ bảy chữ nhằm diễn tả sự phong phú của nhịp điệu tâm hồn, nhịp cảm xúc, thi hứng của thời đại mới. Tuy nhịp truyền thống chỉ có một vài loại nhng tần số xuất hiện lại chiếm u thế và là chỉ đạo, điều đó chứng tỏ các nhà thơ có ý thức rõ ràng về sự kế thừa và cách tân, kế thừa là để cách tân. Kết quả, trên cái nền nhịp điệu thể loại, các nhà thơ đã thực hiện một sự đổi mới trong tổ chức nhịp điệu nhằm tạo ra sự đa dạng về nhịp cho câu thơ bảy chữ. Nh vậy, nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ đã vợt ra khỏi những luật lệ cứng nhắc, những khuôn sáo thi điệu truyền thống, biến thiên đa dạng để thích ứng với những cung bậc tình cảm, những biến thái tinh tế trong đời sống nội tâm của con ngời thời đại mới nhng vẫn phảng phất d vị Đờng thi. 3.2. Nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ đợc tổ chức trong quan hệ chế ớc với vần thơ và thanh điệu. Trong nhiều trờng hợp nhịp điệu đợc xác lập do sự chi phối của vần thơ, của thanh điệu bằng trắc. Mặt khác cũng có những trờng hợp nhịp điệu có vai trò chế định cách hiệp vần giữa các tiếng trong câu thơ, cách phân bổ tiếng bằng, tiếng trắc theo những vị trí nhất định. Sự chế ớc giữa các yếu tố nhịp điệu, vần thơ và thanh điệu là cách các nhà thơ tổ chức tiếng nói âm nhạc, tiếng nói của cảm xúc nhằm bộc lộ một cách có hiệu quả nhất nội dung câu thơ. Bởi vậy, tuy âm hởng vẫn phảng phất Đờng thi nhng câu thơ mới bảy chữ trở nên hiện đại hơn, mới lạ hơn, ám ảnh hơn câu thơ thất ngôn truyền thống. 3.3. Nhịp điệu câu thơ mới bảy chữ vừa giá trị hình thức vừa có giá trị nội dung. Qua khảo sát 42 loại nhịp, chúng ta nhận thấy vai trò to lớn của nó trong câu thơ. Một sự đột phá về nhịp điệu đầy cá tính và bản lĩnh của các nhà thơ là để phô diễn thế giới nội tâm ngày càng đa dạng, tinh tế của con ngời, của Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 42 thời đại mới. Tính đa dạng về nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ có khi là dấu hiệu nhận diện một cá tính sáng tạo của nhà thơ, có khi là do yêu cầu cú pháp của câu thơ và/ hoặc đảm bảo sự mạnh lạc về ngữ nghĩa câu thơ nhng cũng có khi chỉ đem đến sự đa dạng trong cách đọc câu thơ. Tóm lại, câu thơ mới bảy chữ đã thực sự đổi mới về nhịp điệu, đổi mới trên sự kế thừa, góp phần phát triển ngôn ngữ thơ Việt Nam theo khuynh hớng tự do hoá. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001. [2] Đinh Văn Đức, Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỷ XX, trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004. [3] Dơng Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2002. [4] Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003. [5] Nguyễn Phơng Thuỳ, Vần, thanh điệu, nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ, Ngôn ngữ, 11, 2004. [6] Thơ Hàn Mặc Tử, Sở văn hoá thông tin Nghĩa Bình, Nghĩa Bình, 1987. [7] Thơ Tố Hữu, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2002. [8] Tuyển tập thơ Nguyễn Bính, NXB Văn học, Hà Nội, 1986. [9] Vũ Thị Thờng, Chế Lan Viên toàn tập, tập 1, 2 (thơ), NXB Văn học, Hà Nội, 2002. [10] Xuân Diệu toàn tập, tập 1 (thơ), NXB Văn học, Hà Nội, 2001. Summary initial study of the rhythm of new seven-lined stanza Any style of poetry has its particular rhythm structure. If the rhythm in traditional seven-lined stanza is dull, the new seven-lined stanza has changed that rhythm to be new, unconventional and diverse. Studying the new seven-lined stanza we have identified 42 types of rhythm. This is a breakthrough with individuality and ability of poets to display inner, tact, diverse world of new time and man. The diversity of the rhythm of the seven- lined stanza, sometimes, is the signal to realize the poets creativeness, or due to the poem sentence structure, or just answers the demands of poem cohesion and diversity. This paper, to some extend, tried to prove that idea. (a) Khoa Ngữ văn, Trờng đại học Vinh (b) CAO HọC 14 Lý LUậN NGÔN NGữ, Trờng đại học Vinh. . đã đặt vấn đề nghiên cứu vần, thanh điệu, nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ. Những nghiên cứu này mới chỉ phác vạch một số dấu hiệu đổi mới về nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ còn bức tranh. bớc mới trong tổ chức nhịp điệu câu thơ. Nếu nh ở thơ thất ngôn truyền thống có hai loại nhịp là 4/3 và nhịp 3/4 thì câu thơ mới bảy chữ có đến 42 loại nhịp. Nh vậy, nhịp điệu trong câu thơ. nền nhịp điệu thể loại, các nhà thơ đã thực hiện một sự đổi mới trong tổ chức nhịp điệu nhằm tạo ra sự đa dạng về nhịp cho câu thơ bảy chữ. Nh vậy, nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ đã

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan