Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 11 Môn: ÂM NHẠC Khối lớp: NĂM Tiết 11: Học bài hát: REO VANG BÌNH MINH I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Học sinh biết bài hát : “Reo vang bình minh” là một bài do cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác. Hiểu biết sơ lược về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - Kĩ năng: Hát đúng, đồng đều, rõ lời bài hát Những bông hoa những bài ca. - Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tập hát chuẩn xác bài: “Reo vang bình minh” - Các thanh gõ đệm. - Máy hát, băng đĩa bài hát. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa âm nhạc lớp 5. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: A. Phần mở đầu (5’): - Bắt cho học sinh hát bài “Bài ca đi học” . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Ôn bài cũ: Gọi tốp 4 – 5 em lên biểu diễn bài hát Những bông hoa những bài ca. Giáo viên nhận xét, cho điểm. b) Giới thiệu bài mới: Các em đã có dịp đón bình minh, một ngày đẹp trời không gia trong trẻo và mát rượi. Em cũng tràn ngập niềm vui và tha thiết tin yêu ngày mới. Các em sẽ bắt gặp lại cảm xúc bình minh náo nức đó trong bài “Reo vang bình minh” do cố nhạc sĩ Lưu Nhận xét bạn hát. Lắng nghe. Lắng nghe bài hát. Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 11 Hữu Phước sáng tác với giai điệu vui tươi trong sáng. Giáo viên hát mẫu (mở băng đĩa) cho học sinh nghe 1 lần. B. Phần hoạt động (25’): 1. Hoạt động 1: Dạy hát bài Reo vang bình minh (15’): - Mục tiêu: Đọc chuẩn xác lời ca và biết vỗ tay theo tiết tấu khi đọc lời ca. Học sinh hát thuộc và đúng bài , biết vỗ tay theo phách và tiết tấu lời ca. - Phương pháp: Làm mẫu, luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân. - Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 5, thanh gõ đệm (nếu có). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Đọc lời ca và vỗ tay theo tiết tấu lời ca: Yêu cầu vài học sinh đọc lời của bài hát Học sinh khác theo dõi và đọc thầm theo. Giáo viên hướng dẫn học sinh vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca từng câu. Bắt nhịp cho cả lớp vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca. b) Tập hát lời 1: Giáo viên dạy hát từng câu : + Câu 1: Reo vang reo ca vang ca, cất tiếng hát vang đồng xanh. + Câu 2: Vang lừng la bao la, tươi xanh tươi ánh nắng tưng bừng hoa lá. + Câu 3: Cây rung cây hoa đua hoa, khắp nơi bình minh rắc gieo hương nồng. 1-3 học sinh đọc. Tập vỗ tay theo hướng dẫn của giáo viên. Cả lớp vỗ tay theo yêu cầu của giáo viên. Học sinh nghe Học sinh hát lại mỗi câu 2 lần Học sinh hát lần lượt từng câu, chú ý lấy hơi cho đúng. Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 11 + Câu 4: La bao la tươi xnh tươi bình minh sáng ngập hồn ta. Điệp khúc: Líu líu lo lo! Chim ơi hót say sưa Hót lên chào mừng bình minh đang lên phơi phới La la la la! Ta ca hát say sưa Hát chào mừng bình minh sáng muôn nơi Giáo viên nghe và sửa cho học sinh Cả lớp cùng hát 2, 3 lượt. c) Tập cho học sinh gõ đệm: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo phách như sau: Ví dụ: Reo vang reo ca vang ca, cất tiếng hát vang…… x x x x x x x Yêu cầu cả lớp hát và vỗ tay (gõ đệm) theo phách như hướng dẫn. Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo tiết tấu lời ca: Ví dụ: Reo vang reo ca vang ca, cất tiếng hát vang…… x x x x x x x x x x Cả lớp hát. Lắng nghe và làm theo hướng dẫn. Cả lớp hát Làm theo hướng dẫn của giáo viên 2. Hoạt động 2: Bài đọc thêm nhạc sĩ Lưu Hữu Phước ( 13’ ): - Mục tiêu: Học sinh biết sơ qua về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. - Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành. - Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 5. Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 11 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên cho học sinh đọc bài đọc thêm trong Sách giáo khoa, giải thích thêm vài khái niệm khó để học sinh hiểu. Đặt vài câu hỏi khai thác nội dung bài: - Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh và mất năm nào? - Nhạc sĩ đã từng đảm nhiệm những chức vụ gì? - Hãy kể tên một vài tác phẩm của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước? Giáo viên yêu cầu học sinh hát 1 bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mà các em biết. 1-3 học sinh đọc Lắng nghe và trả lời câu hỏi. - Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh năm 1921 và mất năm 1989 - Ông nguyên là Bộ trưởng bộ văn hoá của chính phủ Cạh mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. - Các bài hát là: Lên đàng, tiếng gọi thanh niên, ca ngợi Hồ Chủ tịch, tiến về Sài Gòn, … C. Phần kết thúc (5’): - Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài “Reo vang bình minh” và vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - Dặn học sinh về nhà ôn lại lời 1 bài Reo vang bình minh, xem trước lời 2 của bài hát - Nhận xét tiết học. NHẬN XÉT TIẾT DẠY: RÚT KINH NGHIỆM: Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 11 Ngày………tháng………Năm………… Ngày………tháng………Năm…………. Khối trưởng Ban giám hiệu . Tiểu học Thụy Dương TUẦN 11 Môn: ÂM NHẠC Khối lớp: NĂM Tiết 11: Học bài hát: REO VANG BÌNH MINH I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Học sinh biết bài hát : Reo vang bình minh là một bài do. 1. Giáo viên: - Tập hát chuẩn xác bài: Reo vang bình minh - Các thanh gõ đệm. - Máy hát, băng đĩa bài hát. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa âm nhạc lớp 5. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ. cả lớp hát lại bài Reo vang bình minh và vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - Dặn học sinh về nhà ôn lại lời 1 bài Reo vang bình minh, xem trước lời 2 của bài hát - Nhận xét tiết học. NHẬN XÉT