Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
1,78 MB
Nội dung
Giáo trình Luật Lao động cơ bản 169 4. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính qui định thống nhất mức phí kiểm tra sức khoẻ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức kiểm tra sức khoẻ và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra sức khoẻ cho người lao động. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch XKLĐ hàng năm và 5 năm. 6. Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách tạo điều kiện để người lao động và doanh nghiệp XKLĐ thực hiện các quyền qui định tại khoản 10 điều 18 nghị định này. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc ký quỹ hoạt động xuất khẩu lao động theo qui định. 7. Bộ Văn hoá – Thông tin phối hợp với các cơ quan liên quan định hướng và chỉ đạo các cơ quan thông tin ñại chúng trong việc thông tin, tuyên truyền phục vụ chiến lược XKLĐ của Đảng và Nhà nước, xử lý kịp thời và nghiêm minh những trường hợp đưa tin thiếu khách quan, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến hoạt động XKLĐ. 8. B ộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao thực hiện nội dung qui định về xuất khẩu lao động. c) Mặt trận TQVN, Tổng Liên đoàn LĐVN, Hội Liên hiệp PNVN, Đoàn Thanh niên CSHCM, Hội Cựu chiến binh VN, Hội nông dân VN, Liên minh HTX VN và doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp VN và UBND cấp tỉnh có doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc nước ngoài có trách nhi ệm: 1. Thực hiện quản lý hoạt động XKLĐ đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý. 2. Chỉ đạo các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo qui định và bảo đảm và tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. 3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động XKLĐ. 4. Hàng năm đánh giá hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý và báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chính phủ. Giáo trình Luật Lao động cơ bản 170 d) Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh 1. Thực hiện quản lý Nhà nước về XKLĐ trong phạm vi địa phương 2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và UBND cấp dưới: a. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về XKLĐ b. Tạo nguồn và giới thiệu người lao động có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt các qui định của pháp luật để tham gia dự tuyển đi làm vi ệc ở nước ngoài. c. Phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ tuyển lao động tại địa phương. Xác định trách nhiệm của gia đình người lao động để lao động thực hiện tốt qui định và nghĩa vụ được qui định trong hợp đồng đã ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động làm việc tại nước ngoài. 3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động t ại địa phương phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động XKLĐ. 4. Tuyển chọn, giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài a) Tuyển chọn Tuyển chọn lao động là khâu hết sức quan trọng, bảo đảm cho doanh nghiệp thực hiện được hợp đồng cung ứng lao động hoặc hợp đồng sản xuất kinh doanh ở nước ngoài. Việc tuyển chọn lao động, trước hết phải xuất phát từ yêu cầu thực hiện hợp đồng với bên nước ngoài. Việc ký kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật Vi ệt Nam, do đó, việc tuyển chọn lao động cũng phải tuân theo các qui định của pháp luật Việt Nam. Pháp luật lao động có các qui định cụ thể về đối tượng, nguyên tắc tuyển chọn, trình tự thủ tục tuyển chọn và bao gồm cả quá trình chuẩn bị về mọi mặt cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, các qui định đó là nhằm để thực hiện đ úng và đầy đủ các cam kết trong hợp đồng bảo đảm chất lượng của hoạt động XKLĐ. a1) Nguyên tắc tuyển chọn Việc tuyển chọn chỉ được tiến hành sau 3 ngày đối với doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh và 7 ngày đối với doanh nghiệp không chuyên doanh kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp. Nếu chưa có thông báo của các Cục Quản lý Lao động với nước ngoài thì không được phép tuyển chọn. Nếu tuyển lao động thuộc các đơn vị địa phương khác thì doanh nghiệp phải xuất trình giấy phép được hoạt động trong lĩnh vực này. Doanh nghiệp dành khoảng 10 % số lượng lao động theo hợp đồng đã ký để tuyển chọn con liệt sĩ, thương binh, con gia đình có công với cách mạng, bộ đội, thanh niên xung phong đã hoàn thành nghĩa vụ. Giáo trình Luật Lao động cơ bản 171 Không được đưa những người đi nước ngoài làm việc trong những nghề, những khu vực cấm. a2) Đối tượng và nguồn tuyển chọn Thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong các đơn vị quân đội, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện tham gia các chương trình dự án ở những nơi khó khăn (biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa) đã hoàn thành nghĩa vụ. Lao động đang làm việc ở các công ty, xí nghiệp có nhu cầu đi lao động ở nướ c ngoài. Học sinh tốt nghiệp các trường đào tạo Lao động chưa có việc làm ở xã, phường, thị trấn, trong đó ưu tiên tuyển chọn con em các gia đình chính sách, lao động thiếu việc làm ở nông thôn. a3) Thủ tục tuyển chọn Các doanh nghiệp XKLĐ và chuyên gia khi có nhu cầu tuyển lao động thì căn cứ ngành, nghề tiêu chuẩn, có công văn đề nghị các đơn vị cơ sở sau đây để tuyển chọn: Các đơ n vị quân đội, công an, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện tập trung có cán bộ, chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ. Các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất Các trường, trung tâm đào tạo UBND các xã, phường, thị trấn Khi tuyển chọn lao động, doanh nghiệp phải xuất trình giấy phép hoạt động chuyên doanh, đăng ký hợp đồng, kế hoạch, tiêu chuẩn tuyển chọn, cơ cấu ngành, nghề, giới tính, số lượng dự tuyển và số lượng tuy ển chính thức với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để thông báo bằng văn bản cho các cơ sở đơn vị trên địa bàn có nguồn lao động đáp ứng yêu cầu tuyển chọn. Doanh nghiệp trực tiếp tuyển chọn lao động trong số những người đăng ký dự tuyển theo kế hoạch đã thống nhất với cơ sở cung cấp lao động. a4) Qui trình tuyển chọn Trướ c khi tuyển chọn, doanh nghiệp hoạt động XKLĐ phải thông báo công khai tại trụ sở địa phương, địa bàn tuyển chọn các yêu cầu về giới tính, tuổi đời, công việc mà người lao động phải đảm nhiệm, nơi làm việc và thời hạn của hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, tiền đặt cọc, tiền công, các khoản và mức phải đóng góp, quy ền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Doanh nghiệp trực tiếp tuyển chọn lao động chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày người lao động dự tuyển, doanh nghiệp phải thông báo công khai kết quả cho người lao động. Sau khi người lao động trúng tuyển, doanh nghiệp phải thông báo thời gian dự kiến đưa đi, nếu chậm phải thông báo rõ lý do cho người lao động. Giáo trình Luật Lao động cơ bản 172 Sau 6 tháng kể từ ngày trúng tuyển, doanh nghiệp chưa đưa người lao động đi được thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động biết. Doanh nghiệp ký hợp đồng với bệnh viện do ngành y tế qui định để khám sức khoẻ cho người lao động. Doanh nghiệp chỉ được tuyển chọn những người có đủ sức khoẻ theo kết luận của bệnh viện Doanh nghiệp có thể tuyển những người đã có ngh ề hoặc thông qua các trường đào tạo hoặc chủ động tổ chức đào tạo nghề và ngoại ngữ phù hợp với số lượng và cơ cấu ngành nghề theo kế hoạch đưa lao động đi hàng năm, không được tổ chức đào tạo tràn lan, gây tốn kém đối với người lao động. Khi chuẩn bị nguồn lao động và đào tạo, doanh nghiệp phải thông báo rõ cho người lao động về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn các khoản mà người lao động phải đóng trong đào tạo, thi tuyển và phải ký hợp đồng đào tạo với người lao động theo học. Hồ sơ tuyển chọn gồm có: - Đơn tự nguyện đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có cam kết của bản thân và gia đình. - Sơ yếu lý lịch có xác nhậ n của UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, đơn vị nơi quản lý nhân sự. - Giấy chứng nhận sức khoẻ có kết luận của bệnh viện do ngành y tế qui định. - Các giấy tờ cần thiết khác theo yêu cầu của bên nước ngoài b) Đào tạo và giáo dục định hướng b1) Nội dung đào tạo Học ngoại ngữ: Người lao động phải đạt yêu cầu về ngoại ngữ do Cục Quản lý Lao động ngoài nước qui định, đối với chuyên gia do nước tiếp nhận lao động qui định. Đào tạo, bổ túc kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề cho người lao động trong trường hợp cần thiết để có đủ điều kiện thực hiện hợp đồng. b2) Giáo dục định hướng • Nội dung hợp đồng doanh nghiệp ký với doanh nghiệp nước ngoài, hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp sẽ ký với người lao động, hợp đồng lao động người sử dụng lao động sẽ ký với người lao động, quyền lợi. nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. • Những hiểu biết cơ bản về pháp luật lao động, hình sự, dân sự, xuất nhập cảnh của Việt Nam, pháp luật của nước nhận lao động, nghĩa vụ chấp hành và tuân thủ pháp luật và các qui định hiện hành của Nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Giáo trình Luật Lao động cơ bản 173 • Phong tục, tập quán, tôn giáo và sinh hoạt của nước nhận lao động, kinh nghiệm giao tiếp, quan hệ ứng xử với người sử dụng lao động và những người lao động khác tại nơi làm việc. • Kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp, những qui định, qui phạm về an toàn, vệ sinh lao động. b3) Chương trình và tài liệu Cục Quản lý Lao động ngoài nước qui định chương trình và phát hành tài liệu giáo dục, định hướ ng đối với người lao động. Chương trình và tài liệu đối với chuyên gia theo qui định của Bộ quản lý chuyên ngành. Chương trình và tài liệu đối với sĩ quan, thuỷ thủ làm việc trên tàu vận tải biển theo qui định của Bộ giao thông vận tải * Kiểm tra và cấp chứng chỉ Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và cấp chứng chỉ đào tạo giáo dục định hướng cho những người đạt yêu cầu do cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm. * Trách nhiệm của doanh nghiệp Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động đã được tuyển chọn tại cơ sở đào tạo – giáo dục định hướng của doanh nghiệp theo qui chế của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. 5. Giải quyết tranh chấp về xuất khẩu lao động Tranh chấp trong xuất khẩu lao động là một loại tranh chấp khá phức tạp. Sự phức tạp của các tranh chấp này thể hiện ở chỗ: Quan hệ tranh chấp có liên quan đến nhiều bên, gồm bên sử dụng lao động nước ngoài, bên doanh nghiệp cung ứng lao động của Việt Nam và người lao động Việt Nam và trong các mối quan hệ khác nhau như quan hệ về cung ứng lao động giữa doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ Việt Nam với đơ n vị sử dụng lao động nước ngoài, quan hệ (dịch vụ) về đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài giữa người lao động Việt Nam với doanh nghiệp XKLĐ Việt nam, quan hệ về sử dụng lao động giữa người lao động Việt nam với người sử dụng lao động nước ngoài. Với mối quan hệ phức tạp giữa các chủ thể trong quan hệ xuất khẩu lao động, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải đưa ra nguyên tắc giải quyết tranh chấp, pháp luật giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tạo nên một thị trường XKLĐ hữu nghị, hợp tác, hai bên cùng có lợi. a) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp Thương lượng trự c tiếp và tự dàn xếp giữa các bên tranh chấp một cách khách quan và kịp thời. Giáo trình Luật Lao động cơ bản 174 Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng các quyền và lợi ích của các bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại. Doanh nghiệp có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động XKLĐ của doanh nghiệp mình. Trường hợp tranh chấp phức tạp, ảnh hưởng đến quan hệ lao động giữa hai nước phải báo cáo kịp thời, đầy đủ và trình phương án giải quy ết với cơ quan quản lý doanh nghiệp và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội b) Pháp luật giải quyết tranh chấp Tranh chấp giữa người lao động Việt nam và doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài đã ký giữa hai bên và qui định của pháp luật Việt Nam. Tranh chấp giữa người lao dộng Việt Nam và người s ử dụng lao động ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa hai bên và qui định của pháp luật nước nhận lao động. Tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài không trực tiếp sử dụng lao động được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa hai bên. Trường hợp hợp đồng không qui định pháp luật áp dụng thì áp dụ ng pháp luật nước nhận lao động. Tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt nam và người sử dụng lao động nước ngoài được giải qyết trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa hai bên (nếu có), hợp đồng khác có liên quan. Trường hợp hợp đồng không qui định pháp luật áp dụng thì áp dụng pháp luật nước nhận lao động. Tranh chấp hợp đồng liên quan đến nhiều bên được giải quyết tuân theo pháp luật do các bên thoả thuận, lựa chọn : Nếu không thoả thuận được thì áp dụng pháp luật nước nhận lao động. c) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp Những tranh chấp về xuất khẩu lao động liên quan đến pháp luật Việt nam được giải quyết theo hướng dẫn liên tịch của Bộ Tư pháp, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao. d) Giải quyết khiếu n ại, tố cáo về XKLĐ Khiếu nại của người lao động, doanh nghiệp hoạt động XKLĐ do cục trưởng Cục Quản lý Lao động nước ngoài thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét, kết luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội biện pháp giải quyết, tố cáo về XKLĐ do Thứ trưởng cơ quan thanh tra Giáo trình Luật Lao động cơ bản 175 thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội xem xét, kết luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội biện pháp giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo thì người lao động, doanh nghiệp hoạt động XKLĐ có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện ra toà hành chính theo qui đị nh của pháp luật. So với nghị định 81/2003 thì Nghị định số 152: Các điều 23. 24 chỉ qui định chung về việc khen thưởng và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động XKLĐ mà chưa có qui định vấn đề giải quyết tranh chấp và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này. Vì thế, khi có tranh chấp xảy ra thì các cơ quan chức năng lúng túng và bị động trong khâu giải quy ết. Nhiều vụ khiếu nại, tố cáo (về việc sử dụng lao động nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quyền lợi, nhân phẩm người lao động, về tiền đặt cọc, bồi thường…) không được giải quyết triệt để làm cho người lao động và gia đình họ bị thiệt hại nặng nề về kinh tế, nguyên nhân là do chúng ta chưa có cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng và hợp lý. Giáo trình Luật Lao động cơ bản 176 BÀI 13 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG I. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN 1. Khái niệm, mục đích, vai trò của công đoàn a) Khái niệm Công đoàn Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và nhữ ng người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 10 Hiến pháp 1992). Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hộ i của người lao động (Điều 1 Luật Công đoàn 1990). Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của Công đoàn tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành nghề. Nghiệp đoàn do các công đoàn cấp trên là Liên đoàn lao động cấp huyện hoặc công đoàn ngành địa phương trực tiếp quyết định thành lập, giải thể và chỉ đạo hoạt động. Nghiệp đ oàn tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động có 10 đoàn viên trở lên và được công đoàn cấp trên quyết định công nhận. Như vậy, công đoàn (hay nghiệp đoàn) là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, là một tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Công đoàn xuất hiệ n khi giới công nhân biết ý thức về sức mạnh tập thể và biết chăm lo bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Tổ chức công đoàn ban đầu chỉ là một tổ chức được lập ra nhằm đấu tranh và hạn chế sự bóc lột của Giáo trình Luật Lao động cơ bản 177 giới chủ chứ chưa phải là một tổ chức có nhiều quyền năng như ngày nay. Sự phát triển của công đoàn gắn liền với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân, với sự phát triển của công nghiệp, kỹ nghệ và sự liên kết của giới những người chủ. Chính trong sự phát triển đó, sinh hoạt công đoàn cũng được thúc đẩy và dần chiếm được vị trí quan trọng trong hệ thống các tổ chức xã hội, cũng như trong đời sống của người lao động. Từ chỗ chỉ được thừa nhận trong phạm vi hẹp, ngày nay công đoàn đã được thừa nhận trong phạm vi toàn xã hội. b) Mục đích của Công đoàn Hoạt động của công đoàn vừa có mục đích kinh tế vừa có mục đích xã hội. Mục đ ích kinh tế của công đoàn thể hiện ở chỗ hoạt động của tổ chức công đoàn gắn với việc bảo đảm đời sống và điều kiện lao động cho giới lao động, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, bảo đảm các phúc lợi xã hội Mục đích xã hội của công đoàn thể hiện ở chỗ bên cạnh các mục tiêu kinh tế, tổ chức này còn nhằm bảo vệ các quyền gắn liền với việc bảo vệ nhân phẩm của người lao động và nâng cao địa vị của người lao động trong mối tương quan lao động và xã hội của giới chủ. c) Vai trò của Công đoàn Trong xã hội tư bản, các nghiệp đoàn có vai trò rất quan trọng. Ở đó, các tổ chức nghiệp đoàn có tư cách như là “lực lượng quân bình”, kéo cân l ại vị thế vốn nhỏ bé của người lao động làm thuê so với thế lực “vạn năng” của nhà tư bản. Nhà nước tư sản đã dùng công cụ pháp lý để xác lập quyền thành lập và hoạt động nghiệp đoàn của người lao động, và cũng bằng công cụ pháp lý giữ cho các nghiệp đoàn hoạt động trong khuôn khổ của trật tự xã hội tư bản. Ở các nướ c xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng, công đoàn cũng có một vị trí, vai trò rất quan trọng. Ngoài tính chất là một tổ chức nghề nghiệp của người lao động, công đoàn ở Việt Nam còn được xác định là một tổ chức chính trị xã hội. Chính tính chất nghề nghiệp và tính chất chính trị xã hội đã khiến cho tổ chức công đoàn có vị trí, vai trò, chức năng đặc biệt: không chỉ đạ i diện cho lực lượng tự mình, công đoàn còn đại diện cho mọi người lao động trong xã hội; không chỉ bảo vệ cho lợi ích của người lao động, công đoàn còn đại diện cho họ tham gia quản lý kinh tế xã hội. 2. Đối tượng được gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam - Công nhân và lao động làm công hưởng lương theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên ở các cơ quan, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, hợp tác xã; - Cán bộ, công chức, viên chức; Giáo trình Luật Lao động cơ bản 178 - Những người Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cử sang làm chủ đại diện cho quyền lợi và sở hữu Nhà nước trong các doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần. Ngoài ra các đối tượng dưới đây cũng có thể được xem xét kết nạp vào công đoàn, nghiệp đoàn: - Lao động tự do hợp pháp; - Lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên ở nước ngoài theo hợp đồng lao động được ký kế t giữa các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài. * Đối tượng không kết nạp vào Công đoàn Việt Nam gồm: - Người lao động là người nước ngoài (không có quốc tịch Việt Nam) đang lao động và làm việc tại Việt Nam; - Chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn; chủ doanh nghiệp có quốc tịch nước ngoài làm việc tại các cơ quan, văn phòng đại diện, doanh nghiệp có vốn đầ u tư nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Người đang bị khởi tố trước pháp luật hoặc đang trong thời kỳ cải tạo. 3. Lược sử địa vị pháp lý của công đoàn ở Việt Nam Dưới thời đô hộ của chính quyền thực dân Pháp, những tổ chức công nhân bị triệt để cấm chỉ hoạt động. Do vậy, các hoạt động đấu tranh của công nhân thường được đặt trong phong trào chính trị giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nhiều cuộc bãi công, biểu tình của nhân dân lao động đã bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Vào những năm 1936-1939, Mặt tr ận bình dân lên cầm quyền ở Pháp đã làm cho chính quyền Pháp tại Việt Nam tỏ vẻ nhân nhượng với phong trào lao động bằng cách ban hành Bản tổng quy lao động ngày 27-01-1937. Nhưng sau đó, mặt trận bình dân ơ Pháp bị lật đổ, những quy định trong bản tổng quy lao động hầu như không đươûc áp dụng. Vào những năm 1945, sau khi chính quyền Pháp tại Đông Dương bị phát xít Nhật đảo chính, chính phủ bù nhìn Nam triều Trần Trọng Kim đã ban hành dụ số 73 ngày 05-07-1945 quy định thể lệ cho công nhân thành lập nghiệp đoàn. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau, Nhật đầu hàng quân đồng minh, chính phủ thân Nhật sụp đổ, Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn bước sang một giai đoạn mới. [...]... việc chấp hành pháp luật lao động: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tham gia cùng với chính phủ trong việc xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động (Khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động) Bộ Lao động - thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành... dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình Trường hợp không nhất trí với người sử dụng lao động, 188 Giáo trình Luật Lao động cơ bản Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định Khi người lao động có quyền tạm đình chỉ người lao động trong những trường hợp cần thiết theo luật. .. lý kỷ luật lao động: Kỷ luật lao động thể hiện trong bản nội quy của doanh nghiệp do người sử dụng lao động ban hành Tuy nhiên, người lao động lại là đối tượng chủ yếu phải thực hiện bản nội quy ấy Công đoàn với tư cách là đại diện tập thể người lao động có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng dự thảo nội quy lao động Bộ luật Lao động quy định trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động. .. hệ lao động Theo điều 45 Bộ luật Lao động, công đoàn la một trong hai chủ thể tham gia xây dựng thỏa ước lao động tập thể nội dung thỏa ước lao động tập thể bao gồm những cam kết về việc làm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động Nhà nước khuyến khích các bên ký kết thỏa ước lao động. .. về lao động, quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện quyền làm chủ của tập thể lao động: a Công đoàn trong việc tham gia quản lý Nhà nước về lao động: Nội dung quản lý Nhà nước về lao động bao gồm : việc xây dựng và tổ chức các chương trình quốc gia về lao động, việc làm, các chế độ chính sách về lao động và xã hội; phân bổ sử dụng nguồn lao động, thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động. .. đối thoại giữa người sử dụng lao động với tập thể người lao động trong những trường hợp cần thiết nhằm làm sáng tỏ hoặc giải quyết những vướng mắc mà tập thể lao động nêu ra 187 Giáo trình Luật Lao động cơ bản 2 Quyền hạn của công đoàn trong lĩnh vực chăm lo cải thiện đời sống và việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được pháp luật quy định: a Công đoàn trong... người lao động Pháp luật quy định địa vị pháp lý của công đoàn trên hai lĩnh vực chủ yếu là: - Lĩnh vực tham gia quản lý nhà nước về lao động, quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện quyền làm chủ tập thể lao động - Lĩnh vực chăm lo cải thiện đời sống và việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được pháp luật quy định 183 Giáo trình Luật Lao động cơ bản 1 Quyền hạn... cho cơ quan lao động địa phương biết Trong những trường hợp người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì trước khi chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải trao đổi nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở (Điều 38 Bộ luật Lao động) Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan tổ chức có thẩm quyền Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan lao động. .. Ban chấp hành công đoàn cơ sở Ban chấp hành công đoàn cơ sở cũng được tham khảo ý kiến khi người sử dụng lao động lao động quy định lịch nghỉ hàng năm Việc xử lý kỷ luật lao động mặc dù thuộc thẩm quyền của người sử dụng lao động song do việc xử lý kỷ luật lao động là một việc hệ trọng có liên quan đến danh dự việc làm của người lao động, đồng thời để bảo vệ lợi ích chính đáng 1 89 ... * Nếu căn cứ vào lĩnh vực tác động, công đoàn có thẩm quyền trên hai lĩnh vực chủ yếu sau: - Lĩnh vực tham gia quản lý Nhà nước về lao động, quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động 182 Giáo trình Luật Lao động cơ bản - Lĩnh vực chăm lo cải thiện điều kiện lao động, điều kiện sống, bảo vệ quyền và lợi lịch hợp pháp của người lao động * Căn cứ vào tính chất, công . chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. . dụng lao động với tập thể người lao động trong những trường hợp cầ n thiết nhằm làm sáng tỏ hoặc giải quyết những vướng mắc mà tập thể lao động nêu ra. Giáo trình Luật Lao động cơ bản . ích hợp pháp của người lao động được pháp luật quy định. Giáo trình Luật Lao động cơ bản 184 1. Quyền hạn của công đoàn trong lĩnh vực tham gia quản lý nhà nước về lao động, quản lý sản xuất