1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỊA LÝ TỈNH CAO BẰNG ĐỊA LÍ TỈNH CAO BẰNG pptx

6 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 325,58 KB

Nội dung

* Là huyện có vùng nguyên liệu mía ,cung cấp cho nhà máy đường Phục Hoà  Huyện Trà Lĩnh * Huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng, cách Thị xã Cao Bằng 40km...  Huyện Nguyên Bình * Huy

Trang 1

ĐỊA LÝ TỈNH CAO BẰNG -ĐỊA LÍ TỈNH CAO BẰNG

Diện tích : 6.690,7 km2 (năm 2003)

Dân số : 514,6 nghìn người (năm 2005)

Tỉnh lị : thị xã Cao Bằng

Mã điện thoại : 026

Biển số xe : 11

Vị trí địa lý: Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 286 km

về phía Bắc Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 311 km Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn

Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,7 km2 (theo số liệu năm 2003), dân số

năm 2005 là 514,6 nghìn người, mật độ 77 người/km2

Đơn vị hành chính: Cao Bằng có 13 huyện, thị xã với 189 xã, phường, thị trấn Thị

xã Cao Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Các huyện bao gồm: Hòa An, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trà Lĩnh, Thạch An, Nguyên Bình, Bảo Lạc,

Trang 2

Bảo Lâm, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thông Nông, Hà Quảng.

Địa hình: Cao Bằng là cao nguyên đã vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên

200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 – 1.300 m so với mặt nước biển Núi non trùng điệp Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: miền đông có núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm

Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng

so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới Đặc điểm này đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để hình thành các vùng sản xuất cây, còn phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặc sản như dẻ hạt, hồng không hạt, đậu tương có hàm lượng đạm cao, thuốc lá, chè đắng… mà nhiều nơi khác không

có điều kiện phát triển

Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên khoáng sản: Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và

phong phú, thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển, đi đầu là ngành khai thác

và chế biến khoáng sản.Cao Bằng có 142 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau Trong đó quặng sắt có trữ lượng 50 – 60 triệu tấn, mangan có 6 – 7 triệu tấn, bauxit (nhôm) khoảng 200 triệu tấn, ngoài ra còn có vàng, thiếc, vonfram, chì, kẽm, uran, antimon và các loại nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành phân bón, gốm,

sứ, vật liệu xây dựng…

Tài nguyên rừng: Cao Bằng có 291.340,22 ha rừng và đất rừng với độ che phủ trên

60%,có nhiều chủng loại cây quý hiếm của rừng nhiệt đới như: ngũ gia bì gai, mã đầu linh, đinh, lát, nghiến, re hương, đẳng sâm…; và 58 loài động vật rừng, trong đó có 44 loài động vật quý hiếm, nhiều loài đã có tên trong sách đỏ Việt Nam: vượn đen, hổ, gấu, nai, sơn dương, hương xạ, gà lôi, trĩ đỏ, kỳ đà…

ĐỊA LÝ TỈNH CAO BẰNG - ĐỊA LÍ TỈNH CAO BẰNG

* Điều kiện tự nhiên:

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 311 km Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km2, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển Núi non trùng điệp Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh Từ đó hình thành nên 3 vùng

rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là

Trang 3

núi đất có nhiều rừng rậm.

Cao Bằng có 13 huyện, thị với 189 xã, phường, thị trấn:

 Thị xã Cao Bằng:

Thị Xã Cao Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế, VHXH của tỉnh, có:

* Tổng diện tích đất tự nhiên: 44,04 km2

* Đất nông nghiệp: 1.078 ha

* Đất Lâm nghiệp: 2.640 ha

* Thị xã có 4 đơn vị phường : Hợp Giang; Tân Giang; Sông Bằng; Sông Hiến

* Thị xã có 4 đơn vị xã: Hoà Chung; Ngọc xuân; Duyệt Chung, Đề Thám

* Dân số: 52.436 người

 Huyện Hòa An

Là huyện nằm bao quanh thị xã Cao Bằng, có:

* Tổng diện tích đất tự nhiên: 667,67 km2

* Đất nông nghiệp: 8.023 ha

* Đất Lâm Nghiệp: 40.103,8 ha

* Hoà An có Thị trấn Nước Hai và 24 xã

* Dân số: 65256 người

* Hoà An là vựa lúa, Thuốc lá của tỉnh Là nơi có nhiều điểm di tích lịch sử cách mạng gắn liền với phong trào cách mạng của tỉnh và cả nước

 Huyện Quảng Uyên

* Nằm ở phía Ðông Bắc tỉnh Cao Bằng, cách thị xã Cao Bằng 37km theo đường số 3

* Tổng diện tích đất tự nhiên : 250.1 km2

* Dân số 42.874 người

* Các đơn vị hành chính cấp xã : Có thị trấn Quảng Uyên và 16 xã

 Huyện Phục Hòa

* Nằm về hướng Ðông bắc của tỉnh Cao Bằng, là huyện có cửa khẩu quốc gia Tà lùng

là cửa khẩu lớn nhất của tỉnh Cao Bằng

* Tổng diện tích tự nhiên : 383.31 km2

* Dân số : 22.589 người

* Các đơn vị hành chính cấp xã : Gồm thị trấn Tà Lùng và 8 xã

* Là huyện có vùng nguyên liệu mía ,cung cấp cho nhà máy đường Phục Hoà

 Huyện Trà Lĩnh

* Huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng, cách Thị xã Cao Bằng 40km

Trang 4

* Tổng diện tích đất tự nhiên: 256,98 km2

* Gồm có thị trấn Hùng Quốc và 9 đơn vị hành chính cấp xã

* Dân số: 21655 người

* Là huyện có đường biên giới dài 32km, với cửa khẩu Hùng Quốc thông sang Trung Quốc Có điểm du lịch sinh thái Hồ Thăng Hen, nước luôn trong xanh biếc Là huyện

có nhiều mỏ và điểm quặng

 Huyện Thạch An

* Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Cao Bằng cách Thị xã Cao Bằng khoảng 45km theo đường số 4,

* Diện tích tự nhiên 683,03 km2

* Có 12 đơn vị hành chính cấp xã và Thị trấn Đông Khê

* Dân số: 31.777 người

* Huyện có khu tưởng niệm Bác Hồ với chiến thắng chiến dịch biên giới năm 1950 Đây là vùng nguyên liệu Chè đắng Cao Bằng

 Huyện Nguyên Bình

* Huyện miền núi vùng cao phía Tây tỉnh Cao Bằng cách thị xã Cao Bằng 45 km

* Diện tích tự nhiên 2.638 ha

* Huyện có 18 đơn vị hành chính và 2 thị trấn là Nguyên Bình và Tĩnh Túc

* Dân số: 38490 người

* Huyện có: Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam

 Huyện Bảo Lạc

* Huyện miền núi vùng cao phía Tây tỉnh Cao Bằng cách thị xã Cao Bằng 140 km

* Diện tích tự nhiên 918.81 km2

* Có 16 đơn vị hành chính xã và thị trấn Bảo Lạc

* Dân số: 47486 người

* Huyện có tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia cầm, thuỷ sản

 Huyện Bảo Lâm

* Diện tích đất tự nhiên: 90.294 ha

* Có 10 đơn vị hành chính xã

* Là huyện được thành lập ngày 25 tháng 9 năm 2000

* Dân số: 47998 người

* Huyện có tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm

 Huyện Trùng Khánh

* Huyện nằm ở phía Đông bắc tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thị xã Cao Bằng 62 km theo đường tỉnh lộ 206

* Tổng diện tích đất tự nhiên: 469,15 km2

* Có 18 đơn vị hành chinh cấp xã và Thị trấn Trùng Khánh

* Dân số: 50098 người

* Là huyện có sản phẩm hạt Dẻ, loại quả đặc sản quý của tỉnh Huyện có Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao là những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng

Trang 5

 Huyện Hạ Lang

* Huyện nằm ở phía Đông tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thị xã Cao Bằng 70 km theo đường tỉnh lộ 207

* Tổng diện tích đất tự nhiên: 463,35 km2

* Có 14 đơn vị hành chinh cấp xã

* Dân số: 26.247 người

 Huyện Thông Nông

* Huyện nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng cách trung tâm thị xã Cao Bằng 50 km theo đường tỉnh lộ 204

* Tổng diện tích đất tự nhiên: 360,49 km2

* Có 9 đơn vị hành chinh cấp xã và 1 thị trấn Thông Nông

* Dân số: 23.204 người

* Là huyện nổi tiếng với sản phẩm rượu Táp Ná, Chè dây

 Huyện Hà Quảng

* Huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Cao Bằng cách trung tâm thị xã Cao Bằng 54

km theo đường tỉnh lộ 203

* Tổng diện tích đất tự nhiên: 453,67 km2

* Có 18 đơn vị hành chinh cấp xã

* Dân số: 34.131 người

* Là huyện có khu di tích cách mạng Pác Bó, nơi in dấu nhiều điểm di tích gắn liền với quá trình sống, hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm 1941-1945 đang được giữ gìn và tôn tạo.Có khu tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Kim Đồng, khu di tích Nà Sác cũng đang được tôn tạo, nâng cấp, giữ gìn và phát huy và có cửa khẩu Sóc Giang

* Địa hình Cao Bằng

Địa hình của tỉnh Cao Bằng là loại địa hình phức tạp, được thể hiện trên 3 miền địa hình chủ yếu Miền địa hình Karstơ

Chiếm diện tích ở hầu hết các huyện miền đông của tỉnh: Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hoà, Hà Quảng, Thông Nông Địa hình miền này rất phức tạp, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khác nhau, hang hốc tự nhiên nhiều Có phương kéo dài chung theo hướng tây bắc - đông nam Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều

vẻ khác nhau

Miền địa hình núi cao

Chủ yếu phân bố ở các huyện miền tây tỉnh (Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch An)và một phần diện tích phía nam Hoà An Đáng chú ý nhất là:

Trang 6

* Hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình:

Bao gồm nhiều dãy núi cao kéo dài từ phía tây nam huyện Bảo Lạc qua phần diện tích phía tây nam huyện Nguyên Bình, Với các đỉnh cao tiêu biểu: Phja dạ (Bảo Lạc) 1.980 m so với mặt nước biển; Phja đén (Nguyên Bình) 1.428 m; Phja Oắc (Nguyên Bình) 1.931 m Cấu tạo nên hệ thống núi cao này là trầm tích của điệp sông Hiến và các đá macma xâm nhập axit - Grannit

* Hệ thống núi cao Ngân Sơn - Thạch An:

Bao gồm các hệ thống núi xếp theo dãy, kéo dài tà phía bắc - tây bắc huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) qua thị trấn Ngân Sơn, Bằng Khẩu, qua phần diện tích phía tây - tây bắc huyện Thạch An rồi vượt sang phía tây - tây nam tỉnh Lạng Sơn.Với các đỉnh cao tiêu biểu: Pù Tang Lam 1.639 m so với mặt nước biển; Khau Pàu: 1.188m Cấu tạo định hình này chủ yêú là các đá trầm tích điệp sông Hiến và một phần không đáng kể của trần tích Paleozoi sớm giữa (Pt1 và Pt2)

Nhìn chung cả hai hệ thống này đều có phương phát triển theo hướng tây bắc - đông nam với hệ thống đường phân thuỷ nhiều vẻ khác nhau, song vẫn mang sắc thái phát triển của toàn vùng

Miền địa hình núi thấp thung lũng

Xen kẽ các hệ thống núi cao là các thung lũng, núi thấp sông suối với những kích thước lớn, lớn nhỏ hình thái nhiều vẻ khác nhau

Các thung lũng lớn như: Hoà An, Nguyên Bình, Thạch An, thung lũng sông Bắc Vọng Trong đó, đáng chú ý hơn là thung lũng Hoà An - vựa lúa của tỉnh, nằm trùng với phần phía bắc của lòng máng Cao Lạng, dài gần 30 km Điểm bắt đầu từ Mỏ Sắt (Dân Chủ - Hoà An) kéo dài hết xã Chu Trinh (Hoà An), chạy dọc theo đường đứt gãy Cao Bằng - Lạng Sơn, bao gồm những cánh đồng phì nhiêu, tương đối bằng phẳng, xen giữa các cánh đồng là đồi núi thấp sắp xếp không liên tục theo kiểu bát úp Trong phạm vi thung lũng này xuất hiện các mỏ khoáng sản: Sắt, fosphorit tập trung với trữ lượng và chất lượng rất cao dễ tìm kiếm và khai thác Ngoài ra các thung lũng khác còn chứa nhiều khoáng sản quý

Ngày đăng: 23/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w