KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH BÌNH PHƯỚC pptx

8 2.7K 27
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH BÌNH PHƯỚC pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH BÌNH PHƯỚC Diện tích : 6.857,3 km2 (năm 2003) Dân số : 795,9 nghìn người (năm 2005) Tỉnh lị : thị xã Đồng Xoài Mã điện thoại : 0651 Biển số xe : 93 Vị trí địa lý: Bình Phước nằm ở vĩ độ 11022’ đến 12016’ Bắc và kinh độ 10208’ đến 107028’ Đông, là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Bắc giáp tỉnh Đăk Lăk và Campuchia. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.857,3 km2 (số liệu năm 2003). Dân số năm 2005 là 795,9 nghìn người, mật độ 116 người/km2. Các đơn vị hành chính bao gồm: thị xã Đồng Xoài, các huyện: Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bình Long, Đồng Phú, Bù Đăng, Chơm Thành. Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam. Khí hậu: Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 – 26,2 độ C. Tổng số giờ nắng trong năm từ 2.400 – 2.500 giờ. Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 – 2325 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 – 155 tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình hàng năm cao, trên 80%. Tài nguyên thiên nhiên: Tổng diện tích đất tự nhiên là 6.855,99 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 351.629 ha, bằng 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó đất rừng chiếm 47,12% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp. Vị trí của rừng ở tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hòa dòng chảy của các con sông. Về tài nguyên khoáng sản: đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán đá quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan), cao lanh, đá vôi,… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh. Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Vị trí Giáp với Campuchia ở phía bắc và tây bắc, tỉnh Bình Phước còn có địa giới tỉnh liền kề với Đăk Nông ở phía đông bắc, giáp Đồng Nai và Lâm Đồng ở phía đông. Phía nam có Tây Ninh và Bình Dương. Bình Phước trước đây cùng Bình Dương thuộc địa phận tỉnh Sông Bé. Đất đai Diện tích: 6.874,62 km2 (2007)  Đất ở: 5.740,43 ha  Đất sản xuất nông nghiệp: 292.789,19 ha  Đất lâm nghiệp: 336.770,24 ha  Đất phi nông nghiệp: 54.870,50 ha  Đất chưa sử dụng: 1.221,17 ha (Nguồn : Niên giám Thống kê tỉnh Bình Phước năm 2007) Dân số  Dân số: 840.747 người (2007) Hành chính Bình Phước có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thị xã và 7 huyện:  Thị xã Đồng Xoài (tỉnh lỵ, cách thành phố Hồ Chí Minh 128 km)  Huyện Bình Long  Huyện Bù Đăng  Huyện Bù Đốp  Huyện Chơn Thành  Huyện Đồng Phú  Huyện Lộc Ninh  Huyện Phước Long Du lịch Nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng Nam Trung Bộ sang vùng hạ Tây Nam Bộ do đó cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của Bình Phước tương đối đa dạng với những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ sinh thái còn được bảo tồn nguyên vẹn tạo thành các khu vực có khả năng phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái. Các điểm tiềm năng du lịch nổi bật - Hồ suối Lam: ở khu vực thị xã Đồng Xoài - Thác số 4: ở khu vực thị trấn An Lộc, huyện Bình Long - Hồ Sóc Xiêm: ở khu vực thị trấn An Lộc, huyện Bình Long - Tràng Cỏ Bàu Lạch: ở khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng - Khu vực Bà Rá - Thác Mơ: ở khu vực huyện Phước Long - Bình Phước - Thác Dakmai: ở khu vực huyện Phước Long - Thác Đứng: ở khu vực xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng - Thác Voi: ở khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng - Rừng nguyên sinh Tây Cát Tiên: ở khu vực huyện Bù Đăng và Đồng Phú - Đập Bà Mụ: ở khu vực huyện Đồng Phú - Vườn Quốc gia Bù Gia Mập: ở khu vực xã Bù Gia Mập, huyện Phước Long - Cầu 38: ở khu vực xã Minh Hưng và Đức Liễu, huyện Bù Đăng Các di tích lịch sử - văn hoá: Các di tích liên quan đến kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - Căn cứ Quân uỷ Bộ Chỉ huy các lực lượng giải phóng Miền nam Việt Nam: ở khu vực huyện Lộc Ninh; - Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (Nhà Giao Tế): ở khu vực huyện Lộc Ninh - Sân bay Quân sự Lộc Ninh ở khu vực huyện Lộc Ninh; - Tổng kho nhiên liệu VK98 (xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh) và Tổng kho nhiên liệu VK99 (xã Lộc Hoà, huyện Lộc Ninh). - Di tích mộ tập thể 3000 người ở khu vực huyện Bình Long. - Di tích lịch sử cách mạng ở Núi Bà Rá bao gồm nhà tù Bà Rá t hời kỳ chống Pháp và nghĩa trang liệt sỹ thời kỳ chống Mỹ và : ở khu vực huyện Phước Long - Địa điểm ghi dấu cuộc nổi dậy của Đồng bào dân tộc S’tiêng: ở khu vực xã Phú Riềng, huyện Phước Long - Sóc Bom Bo: ở khu vực huyện Bù Đăng là di tích đã đi vào bài hát Tiếng chày trên sóc bom bo - Phú Riềng Đỏ - Nơi thành lập Chi bộ Đông dương Cộng sản Đảng: ở khu vực huyện Đồng Phú. Các di tích quan trọng khác của Bình Phước như: - Chùa Sóc Lớn (xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh) - Dinh tỉnh trưởng Bình Long (thị trấn An Lộc, Bình Long) - Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định (xã Sơn Giang, huyện Phước Long). - Đình thần Hưng Long (thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành). - Thành tròn An Khương (xã An Khương, huyện Bình Long). - Thành tròn Lộc Tấn 2 (xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh). - Chốt chặn Tàu Ô, Xóm Ruộng (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành) - Trường Quốc Quang (An Lộc B): thị trấn An Lộc, huyện Bình Long. - Làng Công tra Lộc Thiện (xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh) - Nhà máy chế biến mủ tờ (Cty Cao su Lộc Ninh). - Cụm kiến trúc cổ người Pháp (xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh). - Cầu Đaklung (thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long). - Giếng nước Lộc Ninh (thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh)…. - Bến đò Thôn I (trên Sông Đồng Nai) Các lễ hội - Lễ hội cầu mưa: là một lễ hội có tầm quan trọng nhất đối với cuộc sống của người dân tộc S'Tiêng . - Lễ hội miếu Bà Rá: là lễ hội tưởng niệm các tù chính trị và các liệt sỹ đã hy sinh ở đây. Hàng năm vào ngày 1 - 4/3 âm lịch, đông đảo khách thập phương du lịch trong và ngoài tỉnh hành hương về đây để tưởng niệm và cầu tài lộc, sức khoẻ. - Tết mừng lúa mới của người M’Nông (lễ Cơm mới): là tết lớn nhất của người M'Nông, diễn ra vào đầu vụ thu hoạch cuối tháng 7 đầu tháng 8 âm lịch. - Lễ Tết Chol Chnăm Thmây: diễn ra từ 13-15 tháng 3 Âm lịch, là lễ hội đón Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer. - Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Phú Riềng, huyện Phước Long nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn’’ của dân tộc ta. - Lễ hội đâm trâu mừng được mùa. - Lễ hội quay đầu trâu mừng lúa mới: Đây là lễ hội cổ truyền của đồng bào S’tiêng có từ lâu đời diễn ra hàng năm vào thời điểm thu hoạch mùa màng xong (từ tháng 10 đến 12). Ngoài ra ở Bình Phước còn có các lễ hội khác như: - Lễ Bỏ Mả - Lễ Phật Đản (rằm tháng 4 âm lịch) - Lễ cúng Ông Bà hay còn gọi là lễ Dolta (cúng lúa mới) - Lễ dâng y Katina (rằm tháng 10) . KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH BÌNH PHƯỚC Diện tích : 6.857,3 km2 (năm 2003) Dân số : 795,9 nghìn người (năm 2005) Tỉnh lị : thị xã Đồng Xoài Mã điện thoại : 0651 Biển số xe : 93 Vị trí địa. quan trọng nhất của tỉnh. Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Vị trí Giáp với Campuchia ở phía bắc và tây bắc, tỉnh Bình Phước còn có địa giới tỉnh liền kề với Đăk. Xoài, các huyện: Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bình Long, Đồng Phú, Bù Đăng, Chơm Thành. Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp

Ngày đăng: 24/07/2014, 12:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan