Dấu tích xưa ở Cù Lao Phố Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Cù Lao Phố, dải đất nằm giữa sông Đồng Nai (thành phố Biên Hoà, Đồng Nai), thương cảng sầm uất của Nam Bộ một thời, nay vẫn còn lưu được nhiều nét xưa. Trước thế kỷ thứ 6, Cù Lao Phố là vùng đất hoang vu thuộc vương quốc Phù Nam. Trong lịch sử mở rộng bờ cõi của cha ông, cuộc nam tiến đã thực sự thành công khi vùng đất Đồng Nai - Gia Định được tiền nhân khai phá. Sự hình thành và phát triển của dải đất nằm giữa sông Đồng Nai này bắt đầu từ năm 1679, gắn với sự kiện hai trung thần nhà Minh (Trung Quốc) là Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch không quy phục triều đình Mãn Thanh, đã dẫn dắt hơn ba nghìn binh lính vượt biển xuôi về Nam trên 50 chiến thuyền. Họ vào cửa Tư Dung (địa phận Thuận Hóa) xin chúa Nguyễn Phúc Tần cho lánh nạn. Chúa Nguyễn đã thu nạp và cho họ đến khai khẩn đất miền Nam. Nhóm di dân này chia làm hai cánh, một do hai tướng Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình chỉ huy đã chọn vùng Đồng Nai - Gia Định để khai phá, một do Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến thống lĩnh tiến xa hơn, chọn vùng Mỹ Tho - Cao Lãnh làm chốn dung thân. Cầu Ghềnh dẫn vào Cù Lao Phố. Trần Thượng Xuyên sau khi định cư đã chiêu mộ thương lái từ Trung Quốc sang mua bán và mở mang thương cảng. Từ đó, vùng Cù Lao Phố trở nên sầm uất, trên chợ, dưới thuyền, bán mua tấp nập. Nhiều ngành nghề thủ công truyền thống có điều kiện phát triển như dệt chiếu, tơ lụa, đúc đồng, làm pháo, đồ gốm, đục đá Các thương thuyền của người nước ngoài như Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ thường xuyên vào ra. Là người có tầm nhìn xa, Trần Thượng Xuyên thấy vùng đất này có nhiều tiềm năng về nông nghiệp và thương nghiệp vì thuận lợi giao thông thủy, bộ. Do đó, ông đã huy động sức người sức của để xây dựng thương cảng Nông Nại Đại Phố thành trung tâm thương mại danh tiếng bậc nhất phương Nam thời bấy giờ. Năm 1720, Trần Thượng Xuyên qua đời, được chúa Nguyễn truy phong Thượng đẳng thần, thờ ở đình Tân Lân bên bờ sông Đồng Nai, cạnh chợ Biên Hòa. Trong các công thần nhà Nguyễn có công khai khẩn, mở mang bờ cõi phương Nam, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là người đầu tiên được nhắc đến. Vào năm 1698, được chúa Nguyễn sai kinh lược phương Nam, viên thống soái này đã chọn Cù Lao Phố làm nơi đặt tổng hành dinh. Tại đây, ông thiết lập bản doanh, tổ chức cơ sở hành chính, ổn định đời sống dân chúng bằng cách thiết lập phủ, huyện, tổng, xã, thôn của các vùng Phước Long, Biên Trấn. Việc quy định khai khẩn ruộng đất, lập sổ bộ đinh, điền, thuế má đã giúp chúa Nguyễn có thêm nguồn lợi. Ông cũng chính là người có sáng kiến khuyến khích dân chúng các dinh trấn Quảng Nam, Quảng Ngãi vào khai khẩn ruộng đất, lập vườn tược, hình thành các làng mạc trù phú ở Đồng Nai. Về sau, Cù Lao Phố bị tàn phá nặng nề do cuộc bạo loạn của thương nhân người Phúc Kiến (Trung Quốc) là Lý Văn Quang vào năm 1747 và cuộc giao tranh giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn, đặc biệt là năm 1776. Nhà cửa phố xá bị thiêu trụi, cư dân dần dần lưu tán, chấm dứt thời kỳ hưng thịnh của Cù Lao Phố sau gần 100 năm. Tinh hoa còn đó Chùa Ông ở Cù Lao Phố. Cù Lao Phố hiện còn lưu nhiều dấu tích về thời hưng thịnh với những công trình mang đậm tín ngưỡng như chùa Đại Giác, đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, miếu Quan Đế, chùa Thủ Huồn Những tinh hoa trong các làng nghề gốm sứ, điêu khắc hay những sự kiện lịch sử trong lao động và bảo vệ lãnh thổ, sự định hình thiết chế xã hội, các di tích văn hóa của vùng đất này được Trịnh Hoài Đức biên khảo hết sức công phu trong bộ Gia Định Thành thông chí. Với hệ thống những công trình tín ngưỡng tôn giáo trên mảnh đất ghi đậm dấu ấn lịch sử văn hóa, Cù Lao Phố là điểm du khảo lý thú cho những ai yêu thích thiên nhiên, nghệ thuật. Đứng bên bờ sông Đồng Nai, du khách có thể nhìn thấy Cù Lao Phố nổi bật giữa dòng sông, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ, tịnh xá Được xem là nơi địa linh nhân kiệt, Cù Lao Phố đang là đối tượng của các nhà nghiên cứu khảo cổ học về những giá trị văn hoá, lịch sử. Cát Tiên - Tiếng gọi nơi hoang dã Vườn quốc gia Cát Tiên rộng 70.548 ha, nằm gọn trong đoạn uốn khúc của sông Ðồng Nai, thuộc địa phận Ðồng Nai, Bình Phước và Lâm Ðồng. Nơi đây thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến quan sát chim thú, cắm trại, bơi thuyền trên sông… Nếu nhiều vườn quốc gia khác như Cúc Phương, Bạch Mã, Ngọc Linh… có địa hình chủ yếu là rừng núi, thì Cát Tiên có khung cảnh thiên nhiên đa dạng với rừng nguyên sinh, đồi thấp, bãi ven sông, trảng cỏ rộng, dòng chảy dốc… Vào mùa mưa, những con suối nhỏ hiền hòa, nước róc rách luồn qua từng khe đá trở thành dòng thác hùng vĩ, ầm ào đổ trắng xoá trên các triền đá lớn. Nhiều đoạn thác quanh co, lượn khúc tạo ra những bãi cát vàng rộng rãi như bãi tắm tự nhiên. Xem chim thú đêm Về thực vật, Cát Tiên có 34 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và nhiều loài cây gỗ có giá trị như gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương… Vườn quốc gia này còn là nơi cư trú của một số loài thú lớn quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như tê giác Java, bò tót, voi châu Á, cá sấu nước ngọt Chiếc xe bán tải đưa chúng tôi về phía Núi Tượng. Những trảng cỏ loang loáng dưới ánh đèn chiếu của hướng dẫn viên. Mắt thú bắt đèn sẽ tạo nên hai đốm đỏ hoặc xanh. Và có lẽ do bị chói mắt, chúng đứng yên một lát để chúng tôi chiêm ngưỡng. Lần này, một chú chim bé nhỏ đứng chắn trước mũi xe khá lâu, bất chấp ánh đèn pha và tiếng còi giục giã. Hướng dẫn viên cho biết, hơn hai chục cây số cả đi lẫn về, nếu may mắn, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy nhiều loại chim thú trong môi trường tự nhiên của chúng. Năm 2001, Cát Tiên được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới. Bàu Sấu là một trong gần chục tuyến du lịch sinh thái mà Vườn quốc gia Cát Tiên tổ chức. Chân dẫm lên thảm lá dày, tai nghe chim hót, mắt ngắm nhìn hệ thực vật vô cùng đa dạng. Cứ lầm lũi xuyên rừng như thế cỡ chục cây số, Bàu Sấu mở ra với một màu xanh nhiều sắc độ xa ngút ngàn tầm mắt. Xanh nước, xanh trời, xanh thảm thực vật. Những chú chim nước lững thững đi lại, kiếm ăn, soi bóng xuống mặt nước xanh hiền hòa… Xuyên rừng bằng lăng Ngày thứ ba ở Cát Tiên, tôi quyết định tách đoàn, lang thang một mình để khám phá vẻ đẹp đang tiềm ẩn đâu đó dưới tán lá xanh thẫm của rừng già huyền bí. Tôi mở sổ tay, chọn cho mình hai chặng hành trình, tuyến rừng Bằng Lăng và thác Mỏ Vẹt. Lang thang hơn 3 cây số đường rừng thuộc tuyến Bằng Lăng, tôi được thỏa sức ngắm nhìn khu rừng bằng lăng gần như thuần loại. Có cây bằng lăng đặc biệt với 6 thân. Thân cây đổ ngang với bộ rễ uốn lượn kết thành cổng chào tuyệt đẹp mời gọi du khách bước qua, xuýt xoa nhìn ngắm, và thậm chí liều thử một lần trèo leo để có thể sống lại cả một tuổi ấu thơ xa ngái. Thỉnh thoảng tại mỗi khúc quanh, một loài cây lạ hiện ra. Tôi đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, khi lần đầu được tận mắt nhìn thấy những thân cây rỗng ruột hoàn toàn vẫn hiên ngang đứng giữa đất trời, rồi cây tung 400 năm tuổi… Mấy tiếng đồng hồ lang thang trong rừng trôi vèo, tôi xuống ca nô, hướng về thác Mỏ Vẹt. Thác có cái tên ấn tượng vì người Pháp, khi nhìn từ trực thăng, đã liên tưởng con thác chia làm 3 bậc này có hình dáng khoằm khoằm của mỏ vẹt. Nước trong veo, trời xanh thẫm, nắng vàng rực, những tảng đá được nước bào mòn đến trơn lỳ được bàn tay tự nhiên sắp xếp rất ấn tượng. Khi tới Mỏ Vẹt, khách nước ngoài thường nằm phơi nắng trên những tảng đá rộng, tai nghe tiếng ầm ào thác đổ, mắt dõi theo sắc trắng lấp lóa của những cánh cò. Leo lên ca nô, tôi tiếp tục chuyến hành trình dọc sông Đồng Nai. Hệ sinh thái rừng ngập nước hai bên bờ sông, cùng với những con cò trắng vỗ cánh bay cao, bói cá trầm ngâm rình mồi dưới thấp, đàn khỉ nhảy nhót, leo trèo… là những hình ảnh kỳ thú mà một cô gái sinh ra và lớn lên nơi thị thành như tôi lần đầu được thưởng ngoạn. . cửa phố xá bị thiêu trụi, cư dân dần dần lưu tán, chấm dứt thời kỳ hưng thịnh của Cù Lao Phố sau gần 100 năm. Tinh hoa còn đó Chùa Ông ở Cù Lao Phố. Cù Lao Phố hiện còn lưu nhiều dấu tích. Dấu tích xưa ở Cù Lao Phố Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Cù Lao Phố, dải đất nằm giữa sông Đồng Nai (thành phố Biên Hoà, Đồng Nai), thương cảng sầm. thân. Cầu Ghềnh dẫn vào Cù Lao Phố. Trần Thượng Xuyên sau khi định cư đã chiêu mộ thương lái từ Trung Quốc sang mua bán và mở mang thương cảng. Từ đó, vùng Cù Lao Phố trở nên sầm uất, trên chợ,