Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với các tỉnh:- Phía tây bắc giáp với tỉnh Tuyên Quang - Phía đông bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên - Phía đông nam - nam giáp với thành phố Hà Nội - Phía tây giáp v
Trang 1ĐỊA LÝ TỈNH VĨNH PHÚC - ĐỊA
LÍ TỈNH VĨNH PHÚC
Trang 2* Vị trí địa lí:
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền
núi phía bắc, có tọa độ: từ 21O 08’ (tại xã Đạo Trù, huyện Tam Dương) đến
210 19` (tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) vĩ độ bắc; từ 105
0 109’ (xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105o47’ (xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên) kinh độ đông
Diện tích tự nhiên, tính đến 31/12/2008 là 1.231,76 km2, dân số 1.014.488 người, gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 113 xã, 24 phường và thị trấn
Trang 3Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với các tỉnh:
- Phía tây bắc giáp với tỉnh Tuyên Quang
- Phía đông bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên
- Phía đông nam - nam giáp với thành phố Hà Nội
- Phía tây giáp với tỉnh Phú Thọ
* Địa chất:
Tỉnh Vĩnh Phúc có 6 nhóm đá khác nhau: Các đá biến chất cao: Phân bố ở khu
vực bắc Hương Canh, trung tâm các huyện Lập Thạch, Tam Dương tạo thành dải kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam, gồm các đá gneis giàu plagioclas, biotit, silimanit, đôi chỗ gặp quartzit chứa mịch hệ tầng Chiêm Hóa (PR 3-
€ ch).
Các đá trầm tích lục nguyên màu đỏ: Phân bố ở phía đông nam Tam Đảo,
vùng Đa Phúc, bao gồm cát kết, đá phiến sét màu đỏ nâu, phớt lục, phớt tím
xen kẽ với bột kết, đá phiến sét phớt đỏ hệ tầng Nà Khuất (T2nk).
Các đá trầm tích lục nguyên có chứa than: Phân bố thành dải hẹp ở khu
vực Đạo Trù (huyện Tam Đảo), thành phần gồm cuội kết, cát kết, đá phiến sét, sét than và lớp than đá; phần trên gồm cát kết, bột kết, đá phiến sét màu xám
vàng, xám sẫm thuộc hệ tầng Văn Lãng (T3n-r vl) Các trầm tích Neogen lộ ra
ở khu vực tây nam huyện Lập Thạch, dọc rìa tây nam huyện Tam Đảo, nằm kẹp giữa các hệ thống đứt gãy sông Chảy và sông Lô, bao gồm tảnh kết, cát kết ở phần dưới chuyển lên bột kết và sét kết màu xám đen
Trầm tích bở rời: các trầm tích Đệ Tứ phân bố rộng rãi ở phần phía Nam tỉnh,
chạy dọc các thung lũng sông Hồng, sông Lô, bao gồm cuội, sỏi, cát, sét vàng, sét bột phong hóa laterit màu sắc loang lổ; sét màu xám xanh, xám vàng
phong hóa laterit yếu; kaolin, sét xanh, sét đen của hệ tầng Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình
Các đá phun trào phân bố ở phần đông bắc tỉnh, chiếm toàn bộ dãy núi Tam
Đảo, bao gồm: các đá ryolit đaxit, ryolit porphyr, felspat, plagioclas
Trang 4Các đá magma xâm nhập thuộc phức hệ sông Chảy, phân bố ở phía tây bắc
huyện Lập Thạch, bao gồm các đá: granodiorit, granit hạt từ vừa đến lớn,
granit 2 mica, granit muscovit hạt vừa đến nhỏ, và các mạch aplit, pegmatit Đặc điểm của các đá này là giàu nhôm, giàu kiềm Các đá magma xâm nhập nằm trong hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam, gồm hệ thống đứt gãy sông Chảy và sông Lô
* Khí hậu
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đầy đủ các đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc
Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 – 25o C, nhiệt độ cao nhất là 38,5 0C, nhiệt độ thấp nhất là 20C Tuy nhiên do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có sự
chênh lệch khá lớn về nhiệt độ giữa vùng núi và vùng đồng bằng Vùng Tam Đảo, ở độ cao 1.000 m so với mực nước biển có nhiệt độ trung bình năm là 18,40C
Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.400 đến 1.600 mm, trong đó, lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8 mm, vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm Lượng mưa phân bố không đều trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm
Trang 5- Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 đến 1.800 giờ,
trong đó, tháng có nhiều giờ nắng trong năm nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng
có ít giờ nắng trong năm ít nhất là tháng 3
Trong năm có 2 loại gió chính: Gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9; gió đông bắc: thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Độ ẩm bình quân cả năm là 83% Nhìn chung độ ẩm không có sự chênh lệch nhiều qua các tháng trong năm giữa vùng núi với vùng trung du và vùng đồng bằng Vùng núi độ ẩm không khí được đo tại trạm Tam Đảo,
Trang 6vùng trung du được đo tại trạm khí tượng Vĩnh Yên:
Lượng bốc hơi: Bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm, lượng bốc hơi
bình quân trong 1 tháng từ tháng 4 đến tháng 9 là 107,58 mm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.