1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bệnh da tăng sắc tố và các phương pháp phòng tránh pptx

21 463 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Bệnh da tăng sắc tố và các phương pháp phòng tránh Các bệnh có biểu hiện tăng sắc tố ở da bao gồm một số bệnh có căn nguyên di truyền hay bẩm sinh, do rối loạn chuyển hoá, nguyên nhân do nội tiết, do hoá chất hoặc thuốc, do dinh dưỡng, yếu tố vật lý, sau nhiễm khuẩn hay viêm, các khối u sắc tố và các nguyên nhân khác. 1. Bệnh da tăng sắc tố (hyperpigmentation) Các bệnh có biểu hiện tăng sắc tố ở da bao gồm một số bệnh có căn nguyên di truyền hay bẩm sinh, do rối loạn chuyển hoá, nguyên nhân do nội tiết, do hoá chất hoặc thuốc, do dinh dưỡng, yếu tố vật lý, sau nhiễm khuẩn hay viêm, các khối u sắc tố và các nguyên nhân khác. Di truyền hoặc bẩm sinh  Hội chứng LEOPARD - L (Lentigines): Nốt ruồi - E (Electrocardiographic abnormalities): Bất thường về điện tim - O (Ocular-hypestelorism): Hai mắt cách xa nhau - P (Pulmonary stenosis): Hẹp động mạch phổi - A (Abnormal genitalia): Bất thường bộ phận sinh dục - R (Retardation of growth): Phát triển chậm - D (Deafness): Điếc  Hội chứng Peutz- Jeghers: Đây là một rối loạn do nhiễm sắc thể, có các biểu hiện bao gồm nhiều nốt ruồi ở trên môi dưới và polyp dạ dày ruột. Các mảng tăng sắc tố xuất hiện từ khi sinh ra hoặc còn nhỏ và các thương tổn trên da có thể dần dần biến mất, nhưng các thương tổn trong miệng thì không.  Tàn nhang: Tàn nhang là những đốm màu nâu hoặc cafê sữa. Các đốm này rải rác màu nâu, kích thước thường nhỏ hơn 0,5 cm, hay xuất hiện ở những vùng tiếp xúc ánh sáng mặt trời, thường xuất hiện trước 3 tuổi. Nó có biểu hiện sẫm màu ngay. Nguyên nhân có thể là do di truyền trội trên nhễm sắc thể. Số lượng tế bào sắc tố thì bình thường nhưng chúng hoạt động mạnh hơn. Tàn nhang ở vùng nách có trong u xơ thần kinh, bệnh lão hoá sớm và hội chứng Moynahan. Tăng sắc tố giống tàn nhang là một trong các dấu hiệu của khô da nhiễm sắc.  Các mảng màu cà phê sữa (CALM): CALM là những mảng màu nâu nhạt đồng đều, rải rác, chu vi rõ ràng, kích thước 2-20 cm, xuất hiện rất sớm sau khi được sinh ra, có xu hướng biến mất đi khi đứa trẻ lớn lên. Tỷ lệ mới mắc CALM trong dân cư là 10-20% và kích thước từ 0,5-1,5 cm ở người trưởng thành. CALM được tìm thấy trong 90-100% những trường hợp u xơ thần kinh. Ở người lớn, có trên 6 thương tổn CALM kích thước lớn hơn hoặc bằng 1,5cm, còn ở trẻ em có 5 hay hơn 5 thương tổn kích thước lớn hơn 0,5 cm. và sự có mặt của nút Lisch ở mống mắt là tiêu chuẩn để chẩn đoán u xơ thần kinh. Mô học thấy có sự tăng sắc tố thượng bì. Số lượng tế bào sắc tố bình thường hoặc tăng nhẹ. Các hạt sắc tố lớn được tìm thấy trong tế bào sắc tố và tế bào sừng.  Bệnh sắc tố Becker: Một mảng màu nâu, kích thước từ vài cm đến rất lớn, ranh giới rõ nhưng bờ không đều, hay xuất hiện ở vai, dưới vú hay sau lưng, ở vào tuổi 20-30 (nam bị nhiều hơn nữ 5 lần), thường xuất hiện sau khi phơi nắng nhiều. Thời gian khởi phát, hình thái và sự xuất hiện của chứng rậm lông giúp cho phân biệt bệnh này và CALM. Mô học chỉ rõ sự tăng sắc tố thượng bì có kèm theo tăng sản cơ trơn hoặc không ở trung bì. Hiếm khi thương tổn tự nhạt màu.  Nhiễm sắc tố đầu chi của Dohi: Đây là một bệnh di truyền trội do đột biến nhiễm sắc thể với triệu chứng là nhiễm sắc tố lốm đốm xen lẫn vùng mất sắc tố ở mu tay và mu chân xuất hiện trong thời kỳ bú mẹ hay trẻ nhỏ.  Tăng sắc tố dạng võng đầu chi của Kitamura: Đây là một bệnh di truyền trội do đột biến nhiễm sắc thể với sự xuất hiện của một mạng lưới tăng sắc tố giống tàn nhang ở lưng và bàn tay xuất hiện trước tuổi 20. Ngoài ra còn thấy các lỗ nhỏ ở lòng bàn tay. Sinh thiết các mảng tăng sắc tố thấy có sự teo thượng bì và tăng số lượng tế bào sắc tố.  Rối loạn sắc tố: có 2 loại, và được phân biệt dựa vào sự phân bố thương tổn. 1loại lan rộng được gọi là rối loạn sắc tố toàn thể và 1 loại chỉ bị ở các chi được gọi là rối loạn sắc tố đối xứng. Trong cả hai trường hợp đều có các mảng tăng hay giảm sắc tố với các kích thước và hình dạng khác nhau. Mô học chỉ rõ sự tăng sắc tố lớp đáy không kìm hãm được (dầm dề).  Bớt Ota: Sự tăng sắc tố thành chấm lốm đốm gồm những điểm màu xanh hoặc nâu xuất hiện trong thời kỳ trẻ nhỏ hay thanh niên, ở nữ hay gặp gấp 5 lần ở nam. Nó thường ở 1 bên và hay bị ở mắt và khu vực da ở xung quanh chi phối bởi nhánh 1 và 2 của thần kinh số 3. Rối loạn sắc tố ở mắt gặp trong 63% các trường hợp. Sinh thiết da cho thấy các tế bào sắc tố thượng bì lưỡng cực hay hình sao ở lớp trung bì võng. Bệnh kéo dài suốt đời mà không bao giờ tự thuyên giảm.  Bớt Ito: Đây 1 là một biến thể của bớt Ota nhưng vùng da bị ảnh hưởng được chi phối bởi đám rối thần kinh cánh tay và thần kinh thượng đòn.  Bớt Mông cổ: sự tăng sắc tố màu xanh đen xuất hiện ngay sau khi đẻ, thường gặp trên 90% ở chủng tộc châu Á, ít gặp hơn ở người da đen và dưới 10% ở người da trắng. Nó luôn luôn xuất hiện ở da vùng thắt lưng cùng hoặc ở mông. Các thương tổn thành mảng với ranh giới không rõ, kích thước từ vài cm hoặc đôi khi rất lớn. Nó thường mất đi trong vòng vài năm.  Nhiễm sắc tố dầm dề: đây là một bệnh da thần kinh di truyền trội trên nhiễm sắc thể X, thường xuất hiện ngay sau khi đẻ. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến nữ giới và gây chết người ở nam giới. Có 3 giai đoạn tiến triển o - Giai đoạn bọng nước mụn nước: xuất hiện khi đẻ hoặc sau đó 2 tuần o - Giai đoạn hạt cơm: Có thể xuất hiện từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6 o - Giai đoạn nhiễm sắc tố: Từ tuần thứ 12 đến tuần 36. Thông thường có thể thấy cả 3 giai đoạn nhưng có tới 14% chỉ xuất hiện giai đoạn tăng sắc tố với các mảng màu nâu bẩn, màu sắc ngày càng tăng cho đến 2 tuổi và sau đó giảm dần. Các thay đổi ở tóc, móng và mắt cũng đã được mô tả. Chậm phát triển tinh thần. Rối loạn chuyển hoá  Bệnh nhiễm sắc tố sắt: Tăng sắc tố màu thiếc hay màu đá xám, hay bị ở những vùng da tiếp xúc với ánh sáng nhưng sau đó lan rộng ở những người nam giới tuổi trung niên với các triệu chứng gan to, tiểu đường và sắt huyết thanh cao. Sinh thiết những vùng bị nhiễm sắc tố với potasium ferrocyanide thấy lắng đọng hemosiderin xung quanh tuyến mồ hôi và các mao mạch ở da.  Thoái hoá bột: Sự nhiễm sắc tố tại chỗ, thường đối xứng đã được quan sát cả trong lichen và thoái hóa bột thành mảng. Loại mảng có dạng lăn tăn "dải ruy băng" đặc biệt và soi trên kính hiển vi thấy có amyloid và TB sắc tố ở nhú trung bì. Rối loạn nội tiết  Bệnh rám má (Melasma): Bệnh lành tính nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Bệnh thường có các biểu hiện lâm sàng ở hai bên má, trán, cằm, mũi xuất hiện những vết màụ nâụ, hay xanh đen, sắp xếp đối xứng. Kích thước của thương tổn thay đổi khi nhỏ khi to. Bờ rõ nhưng không đều. Màu sắc thương tổn thường xạm như chì, đồng đều, đôi khi có nâu hay đen xạm. Thương tổn không teo da, không bong vảy da và không có ngứa. Bệnh Addison: với dát màu nâụ rải rác khắp toàn thân do tăng cường sản xuất MSH và ACTH (là 2 hormon của tuyến yên). Mặc dù các dát sắc tố rải rải khắp toàn thân nhưng tập trung nhiều ở vùng bộc lộ với ánh sáng.  Dát sắc tố trong thời kỳ mang thai: Có rất nhiều phụ nữ thời kỳ đang mang thai, thương tổn xuất hiện là các dát sắc tố ở vùng hở như cổ, mặt, vú, vùng sinh dục ngoài, đường trắng giữa…. Do nội tiết thay đổi trong thời kỳ này. Hoá chất hay thuốc  Do thuốc phải kể đến bệnh hồng ban cố định nhiễm sắc.  Những hoá chất hay thuốc gây ra tăng sắc tố da thường là các hoá chất có nguồn gốc dầu mỏ, mỹ phẩm, nước hoa. Những chất này làm cho da tăng nhạy cảm với ánh sáng và nhiễm sắc tố sau đó chủ yếu gặp ở những vùng hở. Dinh dưỡng Rối loạn dinh dưỡng gây tăng sắc tố da, nguyên nhân hàng đầu phải kể đến thiếu vitamin A, vitamin B12, vitamin PP, biểu hiện chủ yếu gặp ở những vùng hở. Yếu tố vật lý Do các yếu tố vật lý như cháy nắng, rám nắng ở những vùng hở bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ. Viêm hay nhiễm khuẩn Có thể tăng sắc tố da sau một viêm cấp tính hay mạn tính, tăng sắc tố có thể đơn thuần khu trú ở lớp thượng bì, cũng có khi ở cả lớp trung bì là do đại thực bào ăn sắc tố sau đó khu trú ở trung bì nông. Có thể tăng sắc tố do một bệnh nhiễm nấm như lang ben. Khối u Các bớt sắc tố, các đám da dày tăng tiết chất bã và tăng sắc tố ở người trung tuổi, ở mặt, ở trên mình hay các u tế bào sắc tố (Lentigo maligna-Melanoma). Nguyên nhân khác Tăng sắc tố ở một số bệnh hệ thống, bệnh nhiễm khuẩn mạn tính (lao, sốt rét), Lymphoma, Acanthosis– Nigricans, xơ cứng bì, suy thận…. 2. Các giải pháp điều trị bệnh da tăng sắc tố A. Điều trị nguyên nhân  - Di truyền ( Đột biến gen ) à sửa gen  - Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa  - Điều hòa nội tiết ( sau đẻ, do uống thuốc tránh thai, rám má )  - Không dùng hóa chất hay thuốc gây tăng sắc tố.  - Bổ sung các chất dinh dưỡng như : vitamin (PP, 3B, A )  - Yếu tố vật lý (bảo vệ khi ra nắng ).  - Nhiễm trùng: dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn hay nấm  - Bớt sắc tố hay u loại bỏ bằng phẫu thuật, laser, hóa chất B. Điều trị chiệu trứng - Lý tưởng trung hòa sắc tố melanin: Hiện tại chưa có chất nào có thể trung hòa được sắc tố melanin - Các thuốc khác: giảm số lượng tế bào sắc tố, giảm sản xuất melanin, giảm hoặc ngừng chuyển các hạt melanin từ tế bào sắc tố sang tế bào sừng do vậy sẽ làm giảm sắc tố . - Hydroquinone Hydroquinone rất giống cấu trúc của monobenzen, tồn tại dưới dạng tinh thể hình kim, trắng và nhỏ. Chất này tan hoàn toàn trong nước và cồn, có hằng số pKa = 9,96 Hình 1. Cấu trúc hóa học của Hydroquinone Tính bền vững: Hydroquinone được bảo quản trong thùng kín, tránh ánh sáng. Khi để nó ra ngoài ánh sáng và không khí thì Hydroquinone bị sẫm màu và tương kỵ với kiềm, các muối của sắt và các chất oxy hóa. *Dược động học của Hydroquinone Hydroquinone có tác dụng ức chế cạnh tranh với men tyrosinase, mà men này lại là một enzym khoá trong quá trình sinh tổng hợp sắc tố melanin (hình 2). Donatien PD, Hunt G, Pieron C đã nghiên cứu tác dụng của Hydroquinone trên các tế bào sắc tố của chuột cống trong môi trường nuôi cấy, cho thấy thuốc hoàn toàn không ảnh hưởng tới hoạt động của tế bào.Trên thực tế Hydroquinone không có tác dụng [...]... - Siêu mài da làm cho các tế bào sừng chứa các hạt melanin và các bản sừng bong ra, do vậy làm giảm sắc tố da C Laser trong điều trị một số bệnh da tăng sắc tố Trong những năm gần đõy dựng laser trong điều trị bệnh da tăng sắc tố đó cho kết quả khả quan Theo lý thuyết cuả Anderson và Parrish các sắc tố da có thể bị phá hủy một cách chọn lọc bằng các xung ánh sáng với bước sóng thích hợp và độ dài cuả... da do nhiễm độc D Một số phác đồ cụ thể Tăng sắc tố ở thượng bì hoặc hỗn hợp (cả thượng bì và trung bì) - Thuốc giảm sắc tố - Kem chống nắng + thuốc giảm sắc tố da (Hydroquinone hoặc axit azelaic hoặc Leucodinin B ) - Thuốc giảm sắc tố da + axit Retinoic - Thuốc giảm sắc tố da + axit Retinoic + kem chống nắng - Mỡ corticoid + thuốc giảm sắc tố da Kết hợp uống các loại vitamin nhóm A, B, E, L-cystin... các sóng gần với tia cực tím cho tới bước sóng 1000nm do vậy các bước sóng này có thể được sử dụng để ly giải mô bằng phương pháp quang nhiệt chọn lọc Các nhà khoa học đã biết được thời gian tỏa nhiệt của các hạt melanin là vào khoảng từ 50500 nano giây Vì vậy laser có bước sóng mà sắc tố melanin hấp thu mạnh và có thời gian xung dưới Micro giây là an toàn và hiệu quả để điều trị các bệnh da tăng sắc. .. uống - Liều lượng  + Để tẩy sắc tố da, bôi 1 lớp mỏng kem hay dung dịch Hydroquinone và xoa mạnh lên vùng da bị bệnh 1 đến 2 lần mỗi ngày (buổi sáng và buổi tối)  + Nếu sau 2 tháng dùng Hydroquinone để điều trị mà không thấy giảm sắc tố thì không dùng tiếp  + Khi đạt được mức độ giảm sắc tố mong muốn thì nên dùng Hydroquinone giảm liều để duy trì sự khử sắc tố, có thể bôi cách ngày trước khi dừng bôi... lượng cho TB sắc tố *Chỉ định, chống chỉ định và tác dụng không mong muốn - Chỉ định: trong các bệnh da t¨ng s¾c tè nh: tàn nhang, rám má, xạm da - Tác dụng không mong muốn:  + Viêm da tiếp xúc dị ứng  + Viêm da tiếp xúc kích ứng  + Khô da  + Nếu dùng lâu dài có thể làm cho da trở thành màu nâu xám - Chống chỉ định và thận trọng khi dùng Hydroquinone  + Không bôi Hydroquinone gần mắt, da bị xây... + Các axit Retinoic dùng tại chỗ hiện tại chủ yếu là ở thế hệ 1: tretinoin, isotretinoin, thuốc bôi có nồng độ từ 0,01% đến 0,1% Nồng độ thấp 0,01% axit Retinoic được coi là các dạng mỹ phẩm nồng độ 0,05% thường dùng để điều trị bệnh da tăng sắc tố *Dược động học của axit Retinoic - Axit Retinoic bôi trên da làm gián đoạn sự vận chuyển những hạt sắc tố melanin đã được hình thành trong tế bào sắc tố. .. tố sang tế bào tạo sừng, nhất là TB sừng lớp đáy và cận đáy góp phần làm giảm sắc tố da - Axit Retinoic còn có thể ngăn cản một phần các hạt melanin được hình thành trong TB sắc tố, chuyển sang các đại thực bào ở trung bì Hình 5 Cơ chế giảm sắc tố da của axit Retinoic *Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn của axit Retinoic - Chỉ định: Các axit Retinoic dùng tại chỗ có chỉ định rất là... thuốc bôi khác để điều trị một số bệnh, trong đó có bệnh da t¨ng sắc tố Ví dụ: Spectra BAN Ultra 28 Hoạt chất: Butyl methoxydibenzoylme thone: Hấp thụ tia cực tím A có bước sóng 320 – 400 nm Hoạt chất: Padimate O hấp thụ tia cực tím B có bước sóng 290 - 320 nm và có tác dụng gián tiếp đến sự giảm sắc tố của da - Laser (Hồng ngọc hay YAG) à Diệt tế bào sắc tố cả trung bì và thượng bì nhưng có một số trường... rát bỏng kèm theo đỏ da, bong vảy da Những triệu chứng này sẽ thuyên giảm nếu được bôi mỡ corticoid và hạn chế bộc lộ với ánh sáng mặt trời *Liều lượng và cách dùng: - Mọi trường hợp đều phải theo chỉ định của bác sỹ Thông thường nên thoa thuốc hàng ngày, tốt nhất vào buổi tối, nửa tiếng trước khi đi ngủ Da phải thật khô (thoa 15 phút sau khi làm vệ sinh da bằng sữa rửa mặt hay xà phòng) - Dạng kem:... quan chịu tác dụng nhiều nhất và trực tiếp của tia tử ngoại là da Có nhiều bệnh ngoài da liên quan đến ánh nắng kể cả các loại ung thư da Kem chống nắng vừa có tác dụng hấp thu phần lớn các tia tử ngoại, vừa phản xạ lại ánh sáng trắng góp phần bảo vệ da Kem chống nắng thường được dùng để bảo vệ da cho những ai phải bộc lộ nhiều với ánh nắng như các vận động viên chơi các môn thể thao ngoài trời, những . Bệnh da tăng sắc tố và các phương pháp phòng tránh Các bệnh có biểu hiện tăng sắc tố ở da bao gồm một số bệnh có căn nguyên di truyền hay bẩm sinh,. dưỡng, yếu tố vật lý, sau nhiễm khuẩn hay viêm, các khối u sắc tố và các nguyên nhân khác. 1. Bệnh da tăng sắc tố (hyperpigmentation) Các bệnh có biểu hiện tăng sắc tố ở da bao gồm một số bệnh có. thể tăng sắc tố do một bệnh nhiễm nấm như lang ben. Khối u Các bớt sắc tố, các đám da dày tăng tiết chất bã và tăng sắc tố ở người trung tuổi, ở mặt, ở trên mình hay các u tế bào sắc tố (Lentigo

Ngày đăng: 23/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w