Rối loạn trí tuệ Trí tuệ được xem như là tổng hợp nhiều mặt khác nhau của quá trình hoạt động nhận thức của con người. Trí tuệ có liên quan đến tất cả các hoạt động tâm thần đặc biệt là liên quan chặt chẽ với tư duy trong quá trình suy luận, phán đoán, lĩnh hội. Nói đến trí tuệ tức là nói đến năng lực sử dụng đến mức tối đa vốn tri thức và kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được để hình thành nhận thức mới, phán đoán mới, giúp con người hoạt động có hiệu quả nhất trong thực tế cuộc sống. Cơ sở hình thành trí tuệ đó là 1. Cấu trúc của não bộ. 2. Quá trình rèn luyện có hệ thống trong lao động trí óc và chân tay, trong sự tiếp xúc thực tiễn với xã hội loài người. Khi vốn tri thức càng rộng, càng sâu thì trí tuệ của con người đó càng cao. II. CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TRÍ TUỆ Có hai loại rối loạn trí tuệ: 1. Trí tuệ chậm phát triển. 2. Trí tuệ sa sút. 1. Trí tuệ chậm phát triển Trong trí tuệ chậm phát triển phân thành ba mức độ từ nặng đến nhẹ, bao gồm: 1. Hội chứng chậm phát triển trí tuệ nặng. 2. Hội chứng phát triển trí tuệ vừa. 3. Hội chứng chậm phát triển trí tuệ nhẹ. Đặc điểm chung của trí tuệ chậm phát triển: 1. Trí tuệ chậm phát triển thường có tính bẩm sinh hoặc xuất hiện vài năm đầu sau khi sinh, khi trí tuệ chưa phát triển 2. Khả năng hoạt động nhận thức rất yếu hay không có, chỉ lĩnh hội được những cái giản đơn cụ thể. 3. Ở những người trí tuệ chậm phát triển thường kèm theo nhiều dị dạng về mặt cơ thể. Các bệnh lý trí tuệ chậm phát triển không chữa được, những trường hợp nhẹ thông qua huấn luyện có thể cải thiện được phần nào về nhận thức. Ở nước ta theo con số thống kê vào năm 2000 do viện sức khỏe tâm thần Việt Nam cho thấy tỷ lệ bị chậm phát triển trí tuệ ở các mức độ từ nhẹ đến trầm trọng là 0,92% (Hà Tây); 1,38% (Vĩnh Phúc); 0,39% (Đà Nẵng); 0,61% (Hà Tây); 0,49% (Thái Nguyên) 1.1. Hội chứng chậm phát triển trí tuệ nặng Là mức độ nặng nhất của trí tuệ chậm phát triển. Đặc điểm chung: 1. - Không có nhận thức, chỉ có đời sống sinh vật với bản năng sinh tồn. 2. - Có cảm giác và có phản ứng thô sơ với kích thích của môi trường cũng như kích thích của cơ thể. 3. - Hoạt động đơn điệu, động tác rời rạc. 4. - Phản ứng cảm xúc thể hiện nhu cầu bản năng.Ví dụ: đói thì khóc hoặc đòi ăn 5. - Không biết nói hoặc có thể có một số từ nhưng khả năng phát âm không rõ, rời rạc. 6. - Bệnh nhân không tự phục vụ được bản thân, đời sống của bệnh nhân hoàn toàn phụ thuộc vào người thân. 1.2. Hội chứng chậm phát triển trí tuệ vừa Là mức độ trung bình của trí tuệ chậm phát triển . Đặc điểm chung: - Phản ứng với kích thích môi trường xung quanh linh hoạt hơn hội chứng chậm phát triển tâm thần nặng. - Có ít vốn thông dụng để sử dụng hàng ngày nhưng phát âm sai, giọng trẻ con. - Có tư duy cụ thể, không tiếp thu được những ý niệm trừu tượng khái quát. - Biểu hiện cảm xúc sơ đẳng song rất thô bạo có thể là khoái cảm, giận dữ, dễ bị ám thị, dễ bị sai khiến, lợi dụng. - Một số có thể thông qua huấn luyện làm được một số việc lao động bằng chân tay. Tuy nhiên, phải thường xuyên nhắc nhở hướng dẫn, một số có thể tập đọc tập viết và đếm được. - Thường thường xảy ra những hành vi mang tính chất thô bạo thiếu sự kiềm chế và dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng bản thân cũng như mọi người xung quanh. 1.3. Hội chứng chậm phát triển trí tuệ nhe: Là mức độ nhẹ của trí tuệ chậm phát triển. Đặc điểm chung: - Vốn dự trữ có khá hơn hội chứng chậm phát triển trí tuệ vừa song vẫn nghèo nàn, nói năng không lưu loát, khó khăn trong việc xử lý những tình huống thông thường. - Có thể tích lũy được một số vốn về kiến thức. Trí nhớ máy móc khá phát triển. - Có thể học được một số năm đầu của chương trình phổ thông nhưng tiếp thu chậm. - Có thể huấn luyện và làm được một số nghề thủ công đơn giản. - Tính tình thường nhút nhát, dễ bị ám thị, dễ bị sai khiến, hay tự ti mặc cảm hoặc thô bạo, bùng nổ nhưng có người lại sống hòa thuận, ít mâu thuẫn với mọi người. Hội chứng chậm phát triển trí tuệ thường gặp trong bệnh thực thể não, ở thời kỳ bào thai hoặc những năm đầu sau khi sinh mắc phải những bệnh nhiễm trùng nhiễm độc, chấn thương sọ não hay rối loạn chuyển hóa 2. Hội chứng trí tuệ sa sút Thường là hậu quả cuối cùng của một bệnh tâm thần hoặc cơ thể nặng mãn tính ảnh hưởng đếïn một hoạt động trí tuệ đã phát triển hoàn chỉnh. Đặc điểm chung: - Mất một phần hay toàn bộ năng lực phán đoán. - Rối loạn trí nhớ một phần hay toàn bộ những kiến thức, thói quen đã thu nhận được. - Biến đổi nhân cách nặng không phục hồi. - Mất khả năng thích nghi với cuộc sống, không tiếp thu được những kiến thức mới, không giải quyết được những yêu cầu mới của cuộc sống. Có hai loại trí tuệ sa sút: 2.1. Trí tuệ sa sút toàn bộ - Bao gồm sự sa sút toàn bộ các họat động tâm thần, rối loạn nhân cách trầm trọng, rối loạn trí nhớ, khả năng phán đoán cùn mòn, rối loạn năng về cảm xúc và các hoạt động tâm thần khác. - Rối loạn trí tuệ toàn phần thường gặp trong những bệnh liệt toàn thể tiến triển và các bệnh thực thể nặng của não bộ. 2.2. Trí tuệ sa sút từng phần - Thường biểu hiện bằng sự rối loạn trí nhớ trầm trọng còn các hoạt động tâm thần khác nhẹ nhàng hơn. - Thường gặp dạng rối loạn này trong các bệnh xơ cứng mạch não, các bệnh về nội tiết, nhiễm độc, chấn thương sọ não - Các loại trí tuệ sa sút thường gặp là: + Trí tuệ sa sút trong bệnh động kinh. + Trí tuệ sa sút trong bệnh tâm thần phân liệt. + Trí tuệ sa sút tuổi già. . Rối loạn trí tuệ Trí tuệ được xem như là tổng hợp nhiều mặt khác nhau của quá trình hoạt động nhận thức của con người. Trí tuệ có liên quan đến tất cả các hoạt động tâm thần đặc biệt là. thì trí tuệ của con người đó càng cao. II. CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TRÍ TUỆ Có hai loại rối loạn trí tuệ: 1. Trí tuệ chậm phát triển. 2. Trí tuệ sa sút. 1. Trí tuệ chậm phát triển Trong trí. quyết được những yêu cầu mới của cuộc sống. Có hai loại trí tuệ sa sút: 2.1. Trí tuệ sa sút toàn bộ - Bao gồm sự sa sút toàn bộ các họat động tâm thần, rối loạn nhân cách trầm trọng, rối loạn trí