Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs pps

7 395 0
Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs Mặc dù bản thân không tự thừa nhận, nhưng G. Lukacs là người đặt nền móng cho chủ nghĩa Mác phương Tây (Western marxism) với đặc trưng là không theo chủ nghĩa Lênin. Có điều không phải trọn đời như vậy, thậm chí có thể nói, nếu nhìn suốt quá trình thì về cơ bản G. Lukacs là người mác-xít trung thành. Con đường phát triển tư tưởng của ông khá phức tạp, cho nên trước tiên cần điểm qua thân thế và hoạt động học thuật của ông. I. Thân thế và con đường tư tưởng học thuật của G. Lukacs G. Lukacs sinh năm 1875 tại Pudapest, bố là chủ “Ngân hàng tín dụng Hungari”, mẹ thuộc dòng dõi quý tộc, mang huyết thống Do thái. Năm 1903 ông vào học khoa Luật và khoa Kinh tế ở Đại học Pudapest, nhưng không muốn đi theo con đường kinh doanh của cha, ông chuyển sang học Triết học, Văn học và Lịch sử nghệ thuật. Năm 1909 nhận xong học vị Tiến sĩ, G. Lukacs sang Đại học Berlin tiếp tục nghiên cứu văn học và đã công bố công trình đầu tay là Tâm linh và hình thức (1910) và Lịch sử phát triển của nền kịch hiện đại (1911). Công trình trước chủ yếu là phê phán chủ nghĩa hiện đại, công trình sau phê phán chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tự nhiên. Có thể thấy ngay từ buổi đầu của con đường học thuật, G. Lukacs đã nghiêng về chủ nghĩa hiện thực. Trong thời gian ở Đức ông đã viết nhiều luận văn về Dostoevsky, rồi dần dần tập trung nghiên cứu về tiểu thuyết và đã công bố Lý luận tiểu thuyết (1917), khảo sát cơ sở lịch sử của việc diễn biến từ sử thi đến tiểu thuyết. Trong thời gian ở Đức, từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông vốn đã có liên hệ với Đảng Xã hội dân chủ Hungari, lập trường chính trị nghiêng về cánh tả. Trở về Pudapest vào năm 1917, năm sau G. Lukacs gia nhập Đảng Cộng sản Hungari, được sung ngay và ở cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng, thậm chí tham gia cả Ban lãnh đạo công cuộc cách mạng vô sản ở Hungari, (Uỷ viên Trung ương Đảng, uỷ viên ban Giáo dục nước cộng hoà Xô Viết, Chính uỷ Sư đoàn Hồng quân số 5). Cách mạng thất bại, ông bị bắt vào năm 1919. Sau khi vượt thoát, G. Lukacs làm chủ biên tạp chí Chủ nghĩa cộng sản của Quốc tế Cộng sản vào những năm 1920, 1921, trong đó có đăng những bài, như Bàn về vấn đề chủ nghĩa đại nghị đã từng bị Lênin phê phán. Thật ra Lênin còn phê phán khuynh hướng chung của tạp chí này: “Có một khuyết điểm không thể bỏ qua, vì chỉ cần lật xem thoáng qua là có thể liền phát hiện ra, đó là những chứng tật rõ ràng của bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản”. Riêng một số bài viết của G. Lukacs, Người đã từng cho rằng “Quá tả, hỏng quá! Chủ nghĩa Mác trong bài này thuần tuý chỉ là trên đầu lưỡi. Sự phân biệt giữa sách lược phòng thủ và tấn công chỉ là bịa đặt. Đối với tình hình lịch sử đã quá rõ sàng, mà thiếu sự phân tích cụ thể, không hề chú ý đến những cái bản chất nhất (phải tước đoạt và học cách tước đoạt tất cả những ngành và cơ quan công tác mà giai cấp tư sản dùng để tác động đến quần chúng”(1). Sự thật là từ năm 1918 trở đi, G. Lukacs đã viết tám bài tiểu luận đến năm 1923 công bố thành tập Lịch sử và ý thức giai cấp với phụ đề là Nghiên cứu phép biện chứng của chủ nghĩa Mác. Tư tưởng chủ đạo của công trình này như chính G. Lukacs đã từng nói: “Lịch sử và ý thức giai cấp chính là đại biểu cho ý đồ có lẽ mãnh liệt nhất, nhằm thông qua việc khôi phục và mở rộng phép biện chứng của Hégel để khôi phục bản chất của chủ nghĩa Mác”(2). Song mục đích thực tiễn của tập sách là muốn tìm ra nguyên nhân thất bại của cách mạng vô sản ở các nước Trung và Đông Âu để khắc phục, và theo G. Lukacs thì đó là vì sự thiếu ý thức giai cấp của các lực lượng cách mạng, cho nên phải ra sức phát huy tính năng động của chủ thể theo tinh thần của phép biện chứng Hegel. Nhưng tập sách vừa ra đời, không những lãnh tụ Đảng Cộng sản Hung, mà các đảng viên cộng sản Đức, các triết gia Xô Viết đều lên tiếng phê phán. Đặc biệt trong đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5 vào năm 1924 Bukharine đã kết luận cho rằng: “G. Lukacs lại đang chìm sâu thêm vào chủ nghĩa Hegel”(3). Bản thân G. Lukacs, không kể trong nhiều chục năm về sau, mà ngay lúc bấy giờ cũng liền lập tức tự phê bình, và tuyên bố rõ cần thu hồi tập sách đó, vì nó chứa đựng tư tưởng duy tâm, rất nhất trí với con đường bội phản chủ nghĩa Mác (ý chỉ chủ nghĩa Makhơ) mà Lênin đã phê phán(4). Từ đây ông đã nhìn rõ thêm những “lệch lạc duy tâm” cùng sai lầm dùng “chủ nghĩa Hégel để giải thích Mác”. Năm 1930 G. Lukacs bị nhà đương cục trục xuất khỏi Hung, sang sống ở Mascơva, công tác ở Viện nghiên cứu Mác Anghen. Chính tại nơi đây, ông đã tiếp xúc với Bản thảo kinh tế triết học 1844 chưa từng được công bố của Mác, một công trình đem lại cho ông nhiều suy tư. Thời gian này ông kết thân với học giả Liên Xô Lipsix trong việc đấu tranh với bệnh xã hội học dung tục đang rất thịnh hành trong nghiên cứu văn học đương thời. Từ năm 1931 đến 1933 ông lại sang cư trú ở Đức và kết thân với B. Brecht, nhưng tỏ ra bất đồng trong thái độ đối với chủ nghĩa biểu hiện. Khi Hitle lên nắm quyền, ông quay lại Liên Xô, công tác trong Viện Triết của Viện Hàn Lâm khoa học cộng sản Mascơva (1936 được hợp nhất vào Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô) và đến năm 1934 ông được bầu là Viện sĩ. Khi vừa trở lại Liên Xô, trong bài Con đường tôi đến với Các Mác, ông lại nhắc đến sai lầm trong Lịch sử và ý thức giai cấp: “Mặc dù đã có ý thức lấy Mác để khắc phục và vứt bỏ Hégel, nhưng trên một số vấn đề của phép biện chứng có ý nghĩa quyết định (như phép biện chứng tự nhiên, khái niệm thực tiễn, phản ánh luận, vv…) vẫn cứ giải quyết theo phương pháp duy tâm”. Ngày 21 tháng 6 năm 1934, trong một cuộc Hội thảo khoa học của Viện Triết học Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, ông lại tự bộc bạch: “Về mặt triết học tôi đã từ chủ nghĩa duy tâm chủ quan đến chủ nghĩa duy tâm khách quan, từ I. Kant đến F. Hegel. Đồng thời triết học của chủ nghĩa công đoàn đã có ảnh hưởng đến sự phát triển của tôi, nó tăng cường khuynh hướng lãng mạn chống tư sản của tôi… Cho nên năm 1918, trên một mức độ rất lớn, tôi đã mang thế giới quan của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa công đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Hungari”(5). Trên cơ sở đó, ông đã viết nhiều công trình được học giới Xô Viết lúc ấy hoan nghênh như Nghệ thuật và chân lý khách quan (1934), Hégel thời trẻ và vấn đề xã hội tư bản (1938). Tất nhiên cũng có những công trình ít nhiều bị phê phán trong hai năm 1939, 1940 như Lý luận văn học thế kỷ XIX và chủ nghĩa Mác. Bàn về lịch sử chủ nghĩa hiện thực. Sau chiến tranh thế giới thứ II, G. Lukacs trở về Hungari, được phong giáo sư mỹ học và triết học văn hoá ở Đại học Budapest, và được phong Viện sĩ các Viện Hàn lâm khoa học Hungari, Ba Lan và Viện Hàn lâm nghệ thuật Berlin, v.v Thời kỳ này ông lại càng viết nhiều công trình như Chủ nghĩa hiện sinh hay là chủ nghĩa Mác (1951), nhưng tiêu biểu là Sự huỷ diệt của cá tính (1947) tập trung phê phán các trào lưu phản lý tính trong triết học Đức cận hiện đại. Từ sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô, G. Lukacs liền hưởng ứng phong trào “phi Stalin – hoá ”. Đặc biệt trong sự kiện Hungari (1956), có thể nói ông là “lãnh tụ tinh thần” của câu lạc bộ Pêtôphi, và tiếp theo còn tham gia chính phủ Nagy Imre với cương vị Bộ trưởng văn hoá G. Lukacs cho rằng “Chủ nghĩa xã hội phải được giải phóng khỏi sự xuyên tạc của Stalin, để trở về con đường Mác-xít chân chính” (Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Stalin). Tuy vậy đây không phải quay lại hẳn chủ nghĩa Mác phương Tây do ông đã đặt nền móng trước đây, mà đến giai đoạn này ông vẫn không thừa nhận. Năm 1955, khi M. Ponty nhắc lại Chủ nghĩa Mác phương Tây bắt nguồn từ Lịch sử và ý thức giai cấp, G. Lukacs lập tức phản đối cho đó là “âm mưu và ngụy tạo”. Năm 1967, khi tái bản lại Lịch sử và ý thức giai cấp, trong lời tựa ông vẫn cho rằng đây là sản phẩm của tuổi trẻ “mang đặc trưng thời học trò chủ nghĩa Mác”, “trên luận chứng triết học cũng như kết luận chính trị đều bộc lộ khuynh hướng cực kỳ nghiêm trọng, bất kể tự giác hay không, vẫn cứ đi ngược lại cơ sở bản thể luận của chủ nghĩa Mác”(6). Dù sao sau khi chính phủ Nagy Imre sụp đổ, ông đã bị khai trừ khỏi Đảng, và từ đó chỉ đóng cửa viết sách. Một khối lượng sách khổng lồ, mà tiêu biểu là hai cuốn cuối đời: Đặc trưng mỹ học(1969) và Bản thể luận của tồn tại xã hội (1971). Trên một ý nghĩa nhất định, có thể thấy ở hai công trình này mối dây liên hệ giữa ba mặt chân, thiên, mỹ trong đời sống con người. Quan điểm của G. Lukacs ở đây có thể tóm lược như sau: - Phải lấy hoạt động thực tiễn của loài người làm hạt nhân bản thể của tồn tại xã hội, làm cơ sở bản thể luận của hoạt động thẩm mỹ và nghệ thuật. - Do hoạt động thực tiễn của loài người là sự chọn lựa mang tính mục đích dưới tiền đề của tính nhân quả. Tính nhân quả là cơ sở, tính mục đích là chủ đạo, cho nên hoạt động thực tiễn của loài người mang nội dung luân lý học, nó hướng đến mục đích luân lý nhằm phát triển toàn diện tự do cho con người, mà đó cũng chính là động lực bên trong của hoạt động thẩm mỹ và nghệ thuật. Chủ nghĩa nhân đạo, do đó, là lý tưởng của mỹ học và nghệ thuật. - Khoa học, nghệ thuật và tư duy thường ngày đều phản ảnh đời sống, nhưng tư duy thường ngày mang đặc trưng tính trực tiếp, có khả năng mang ý nghĩa giả tạo, trái lại khoa học và nghệ thuật đều loại bỏ ý thức giả tạo, nhưng đặc trưng của khoa học là phi nhân cách hoá, còn nghệ thuật lại mang đặc trưng nhân cách hoá. Khoa học là ý thức và nghệ thuật là tự ý thức của loài người. Từ đặc tính nhân cách hoá của nghệ thuật, có thể thuyết minh cho bản chất chủ nghĩa nhân đạo của mỹ học. - Tính đặc thù là bản chất kết cấu thẩm mỹ. Giữa ba phạm trù tính phổ biến, tính đặc thù và tính cá biệt trong triết học, tính đặc thù là khâu trung giới liên kết giữa tính phổ biến và tính cá biệt, đó chính là bản chất kết cấu của nghệ thuật và thẩm mỹ. Nghệ thuật trong khi dùng điển hình để thể hiện tính cá biệt của hiện tượng đã bao hàm luôn tính phổ biến của bản chất. Sự thống nhất giữa hiện tượng với bản chất, bên trong với bên ngoài, đó chính là nội hàm và ngoại diên của phạm trù tính đặc thù, cũng tức là bản chất nhân cách hoá do tính chất thẩm mỹ cấu thành. Chỉ có kinh qua kết cấu thẩm mỹ mang tính đặc thù, nghệ thuật mới đạt đến độ cao của chủ nghĩa nhân đạo mỹ học. Nói chung, những trước tác cuối đời, đặc biệt là hai công trình có tính chất tổng kết nói trên của G. Lukacs được đánh giá cao. Như thế chỉ trừ giai đoạn đầu 10 năm sau khi gia nhập Đảng Cộng sản, tư tưởng của G. Lukacs mới đúng là đặt nền móng cho chủ nghĩa Mác phương Tây, một thứ chủ nghĩa Mác cấp tiến, tả khuynh, còn các giai đoạn sau, mặc dù cũng có những va đập về chính trị, nhưng về học thuật, G. Lukacs về cơ bản vẫn bước trên con đường chủ nghĩa Mác chân chính một cách chân thành, với nhiều trăn trở tìm tòi. Năm 1969 ông được kết nạp vào Đảng trở lại, tiếc rằng chỉ hai năm sau lâm bệnh nặng qua đời. Nhưng ngay năm 1970, ông đã được nhà nước Liên Xô thưởng tặng kỷ niệm chươnng 100 năm ngày sinh Lênin. Khi qua đời, trong điếu văn, giới triết học Liên Xô đã tôn xưng ông là “học giả và nhà tư tưởng kiệt xuất… có những cống hiến xuất sắc cho sự phát triển văn hoá của thế giới”. Năm 1983, trong đề cương Hungari kỷ niệm 100 năm ngày sinh G. Lukacs, Uỷ ban công tác chính sách văn hoá của Trung ương Đảng công nhân xã hội chủ nghĩa Hungari đã suy tôn “G. Lucacs là vĩ nhân của thế kỷ XX, đại biểu kiệt xuất của tư tưởng Mác Lênin”(7). Có thể thấy, muốn nghiên cứu tương đối tường tận G. Lukacs, dù chỉ là về mỹ học và lý luận nghệ thuật, cũng phải với khuôn khổ mọi chuyên luận. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một trọng điểm là quan niệm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của ông mà thôi. II. Một quan niệm khá chính thống về chủ nghĩa hiện thực cùng hạn chế của nó Trong khối lượng đồ sộ trước tác của G. Lucacs, một tỉ lệ khá lớn là hàng chục công trình về chủ nghĩa hiện thực: Nghệ thuật và chân lý khách quan (1934), Lịch sử của chủ nghĩa hiện thực (1939), Balzac Stendhal, Zola (1945), Những nhà hiện thực Nga vĩ đại (1946). Tập luận văn về chủ nghĩa hiện thực (1948), Chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX ở Đức (1951), Balzac và chủ nghĩa hiện thực Pháp (1952) Chủ nghĩa hiện thực Nga trong văn học thế giới (1952), Phản đối chủ nghĩa hiện thực bị ngộ nhận (1963), Vấn đề chủ nghĩa hiện thực (1967-1971), v.v . Để hiểu thêm “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của G. Lukacs Mặc dù bản thân không tự thừa nhận, nhưng G. Lukacs là người đặt nền móng cho chủ nghĩa Mác phương Tây (Western marxism) với đặc trưng. nghĩa hiện thực (1948), Chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX ở Đức (1951), Balzac và chủ nghĩa hiện thực Pháp (1952) Chủ nghĩa hiện thực Nga trong văn học thế giới (1952), Phản đối chủ nghĩa hiện thực. nghĩa hiện thực vĩ đại” của ông mà thôi. II. Một quan niệm khá chính thống về chủ nghĩa hiện thực cùng hạn chế của nó Trong khối lượng đồ sộ trước tác của G. Lucacs, một tỉ lệ khá lớn là hàng

Ngày đăng: 23/07/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan