1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở động vật nhai lại phần 8 docx

5 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 2,44 MB

Nội dung

90 Nhãn cầu lồi ra ngoài: do ngạt thở, quá đau đớn. Nhãn cầu co giật: Nhãn cầu như luôn động theo một hướng này hoặc hướng khác, do tổn thương ở tiền đình, tiểu não. Nhãn cầu lệch biểu hiện thần kinh cơ mắt tổn thương. Phản xạ của đồng tử. Thần kinh thị giác mà trung khu ở phần trước củ não sinh tư, điều khiển hoạt động của mắt: lúc gặp ánh sáng mạnh qua hoạt động của thần kinh cơ kéo mặt co, đồng tử thu hẹp lại; ở chỗ tối đồng tử mở rộng ra. Lúc khám, phải bịt mắt gia súc lại hoặc cho vào chỗ tối dùng đèn pin để soi và quan sát phản xạ của đồng tử. Đồng tử thu hẹp: do áp lực trong sọ não tăng gây ức chế thần kinh giao cảm; trong các bệnh tích dịch sọ não, viêm màng não, xuất huyết não. Đồng tử hẹp, nhãn cầu lệch do tổn thương ở dây thần kinh giao cảm hay ở trung khu giao cảm (hình 3.25). Đồng tử mở rộng: Khi dùng đèn pin soi đồng tử không thu hẹp, hoặc chỉ thu hẹp một ít, do thần kinh điều tiết mắt bị liệt, thường gặp trong các bệnh: viêm não tủy truyền nhiễm ở ngựa, u não, ổ mủ não; trong một số ca trúng độc hoặc quá đau đớn. Giác mạc đục: trong bệnh cúm ở ngựa, lê dạng trùng, loét da quăn tai ở trâu bò. Những ca nặng có thể thấy viêm giác mạc, loét giác mạc. Khám thị võng mạc: tiêm Atropin cho đồng tử mở rộng rồi dùng đèn pin soi để khám. Thị võng mạc viêm: đục, không rõ, mạch quản nổi rõ, do ứ máu và những điểm tro trong viêm võng mạc. Thị võng mạc viêm thường gặp trong bệnh viêm màng não, loét da quăn tai trâu bò, viêm não - tủy truyền nhiễm và còn thấy trong những bệnh làm áp lực sọ não tăng. Gia súc non thiếu vitamin A thì đáy mắt vàng xanh nhạt, đục, có những điểm đen nổi rải rác. b. Khám thính giác Người khám đứng ở vị trí mà gia súc không thấy, huýt sáo hay gọi khẽ con vật quay lại ngay. Thần kinh thính giác tai trong tổn thương thì khả năng nghe giảm. Nếu bệnh ở tai giữa hay tai ngoài, thính giác bình thường. Giai đoạn đầu viêm não tủy truyền nhiễm thính giác rất mẫn cảm. Tổn thương ở hành tuỷ, vỏ đại não thính giác giảm, có khi mất. Hình 3.25. Đồng tử mắt co lại Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 91 3.5.6. Kiểm tra phản xạ Phản xạ của động vật là kết quả của hoạt động thần kinh: cơ quan cảm thụ nhận kích thích, xung động thần kinh được truyền đến thần kinh trung khu và vỏ đại não; từ vỏ đại não xung động thần kinh trở lại bắp cơ, da, các khí quan phản ứng đáp lại. Kiểm tra phản xạ nhằm mục đích khám thần kinh ngoại vi, thần kinh trung khu và tình trạng chung của cơ thể. - Phản xạ tai: Dùng chiếc lông gà hay mảnh giấy cuộn tròn kích thích trong vành tai, gia súc khoẻ thì quay đầu lại ngay. - Phản xạ hội âm: Kích thích nhẹ dưới khấu đuôi, đuôi sẽ cụp xuống ngay che âm môn. - Phản xạ hậu môn: Kích thích quanh hậu môn cơ vòng hậu môn co thắt lại. - Phản xạ hạ nang: Kích thích da phía trong hạ nang sẽ có phản ứng co kéo dịch hoàn lên cao. - Phản xạ ho: Dùng hai ngón tay cái và trỏ ấn mạnh vào phần giữa đốt sụn thứ nhất của khí quản, gia súc ho ngay. - Phản xạ hắt hơi: Kích thích nhẹ vào niêm mạc mũi, mũi nhăn lại và hắt hơi. - Phản xạ giác mạc mắt: Dùng mảnh giấy mềm kích thích giác mạc, mắt nhắm lại. - Phản xạ gân (hay kiểm tra gân đầu gối), mục đích để khám cơ năng tủy sống (trung khu cung phản xạ gân đầu gối ở khoảng đốt sống 3 - 4 xương sống lưng). Cách kiểm tra: Đại gia súc nằm nghiêng, kéo chân sau lên một tý rồi gõ nhẹ vào đầu gối, chân sau duỗi ra ngay. Tuỳ theo tình trạng thần kinh cảm thụ, thần kinh vận động, não và hành tủy mà các phản xạ tăng giảm hoặc mất. - Phản xạ giảm, mất do não, hành tủy, dây thần kinh cảm thụ, thần kinh vận động bị tổn thương. - Phản xạ tăng do các thần kinh trên bị viêm, bị kích thích liên tục do chất độc. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 92 Phần thứ hai BỆNH NỘI KHOA THÚ Y Chương 4 NỘI KHOA ĐẠI CƯƠNG Tóm tắt nội dung: Khái niệm chung về bệnh và bệnh nội khoa gia súc, những nguyên nhân gây bệnh, các thời kỳ tiến triến của bệnh, khái niệm về điều trị học và các nguyên tắc điều trị cũng như các phương pháp điều trị ở vật nuôi mắc bệnh. Mục tiêu: Giúp cho sinh viên hiểu được khái niệm chung về bệnh cũng như khái niệm về bệnh nội khoa gia súc, các nguyên nhân gây bệnh và các thời kỳ tiến triển của bệnh. Giúp sinh viên nắm được các nguyên tắc điều trị và các phương pháp điều trị ở vật nuôi mắc bệnh. 4.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH Khái niệm về bệnh phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: - Trình độ văn minh của xã hội đương thời. - Thế giới quan (bao gồm cả triết học của mỗi thời đại). Một số quan niệm về bệnh bao giờ cũng chi phối chặt chẽ các nguyên tắc chữa bệnh, phòng bệnh. Do vậy nó có vai trò rất lớn trong thực hành. 4.1.1. Một số khái niệm về bệnh trong lịch sử a. Thời kỳ mông muội Người nguyên thuỷ khi biết tư duy cho rằng bệnh là sự trừng phạt của các đấng siêu linh đối với con người ở trần thế. Với quan niệm như vậy thì người xưa chữa bệnh chủ yếu bằng cách dùng lễ vật để cầu xin. Cụ thể cầu xin trực tiếp hoặc thông qua những người làm nghề mê tín dị đoan. Bao giờ cũng vậy, giá trị của lễ vật luôn luôn nhỏ hơn giá trị của điều cầu xin. Tuy nhiên, trên thực tế người nguyên thuỷ đã bắt đầu biết dùng thuốc, không phải mặc số phận cho thần linh. b. Thời kỳ các nền văn minh cổ đại Trước công nguyên nhiều ngàn năm, một số vùng trên thế giới đã đạt trình độ văn minh rất cao so với mặt bằng chung. Ví dụ: Trung Quốc, Hy Lạp - La Mã, Ai Cập hay Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 93 Ấn Độ, Trong xã hội hồi đó đã xuất hiện tôn giáo, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, khoa học (gồm cả y học) và triết học. Nền y học lúc đó ở một số nơi đã đạt được những thành tựu lớn về y lý cũng như về phương pháp chữa bệnh và đã đưa ra những quan niệm về bệnh riêng. * Thời kỳ Trung Quốc cổ đại Khoảng 2 hay 3 ngàn năm trước công nguyên, y học chính thống Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn của triết học đương thời, cho rằng vạn vật được cấu tạo tố 5 nguyên tố: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, tồn tại dưới dạng 2 mặt đối lập (âm và dương) trong quan hệ hỗ trợ hoặc áp chế lẫn nhau (tương sinh hoặc tương khắc). Các nhà y học cổ đại Trung Quốc cho rằng bệnh là sự mất cân bằng âm dương và sự rối loạn quan hệ tương sinh tương khắc của Ngũ Hành trong cơ thể. Từ đó, nguyên tắc chữa bệnh là điều chỉnh lại, kích thích mặt yếu (bổ), áp chế mặt mạnh (tả). * Thời kỳ văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại - Muộn hơn ở Trung Quốc hàng ngàn năm - Y học cổ đại ở nhiều nước Châu Âu cũng chịu ảnh hưởng khá rõ của Trung Quốc, nổi bật nhất là ở Hy Lạp - La Mã cổ đại. Gồm hai trường phái lớn: Trường phái Pythagore (600 năm trước công nguyên): Dựa vào triết học đương thời cho rằng vạn vật do 4 nguyên tố tạo thành với 4 tính chất khác nhau: thổ (khô), khí (ẩm), hoả (nóng), thuỷ (lạnh). Trong cơ thể, nếu 4 yếu tố đó phù hợp về tỷ lệ, tính chất và sự cân bằng: sẽ tạo ra sức khoẻ; nếu ngược lại, sẽ sinh bệnh. Cách chữa bệnh cũng là điều chỉnh lại, bổ sung cái thiếu và yếu, loại bỏ cái mạnh và thừa. Trường phái Hippocrat (500 năm trước công nguyên) không chỉ thuần tuý tiếp thu và vận dụng triết học như Pythagore mà tiến bộ và cụ thể hơn đã quan sát trực tiếp trên cơ thể sống. Hippocrat cho rằng cơ thể có 4 dịch lớn, tồn tại theo tỷ lệ riêng, có quan hệ cân bằng với nhau để tạo ra sức khoẻ. Đó là: - Máu đỏ: do tim sản xuất, mang tính nóng; ông nhận xét rằng khi cơ thể lâm vào hoàn cảnh nóng (sốt) thì tim đập nhanh; mặt, da đều đỏ bừng. Đó là do tim tăng cường sản xuất máu đỏ. - Dịch nhày: không màu, do não sản xuất, thể hiện tính lạnh; xuất phát từ nhận xét: khi cơ thể bị lạnh thì dịch mũi chảy ra rất nhiều; ngược lại, khi niêm dịch xuất tiết nhiều cũng là lúc cơ thể nhiễm lạnh. - Máu đen: do lách sản xuất, mang tính ẩm. - Mật vàng: do gan sản xuất, mang tính khô. Ở thời kỳ này cho rằng: Bệnh là sự mất cân bằng về tỷ lệ và quan hệ giữa 4 dịch đó. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 94 * Thời kỳ các nền văn minh khác - Cổ Ai Cập Dựa vào thuyết Pneuma (sinh khí) cho rằng khí đem lại sinh lực cho cơ thể. Cơ thể phải thường xuyên hô hấp để đưa sinh khí vào. Bệnh là do hít phải khí xấu, không trong sạch. Từ đó, các nhà y học đề ra những nguyên tắc chữa bệnh. - Cổ Ấn Độ Y học chính thống chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học đạo Phật cho rằng cuộc sống là một vòng luân hồi (gồm nhiều kiếp), mỗi kiếp trải qua 4 giai đoạn: sinh, lão, bệnh, tử. Như vậy, bệnh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các nhà y học cổ Ấn Độ vẫn sáng tạo ra nhiều phương thuốc công hiệu để chữa bệnh. c. Thời kỳ Trung cổ và Phục hưng * Thời kỳ Trung cổ Các quan điểm tiến bộ bị đàn áp nếu trái với những tín điều trong kinh thánh, khoa học lâm vào tình trạng trì trệ và thụt lùi. Các nhà khoa học tiến bộ (Brno, Gallile, ) bị khủng bố. Quan niệm chính thống về bệnh tỏ ra rất mê muội (sự trừng phạt của chúa đối với tội lỗi của con người), không coi trọng chữa bệnh bằng thuốc (thay bằng cầu xin), y lý phải tuân theo các giáo lý của nhà thờ (mỗi vị thánh trấn giữ một bộ phận trong cơ thể), một số giáo sĩ cấm đọc sách thuốc, Những nhà y học có quan điểm tiến bộ bị ngược đãi. * Thời kỳ Phục Hưng Nhiều thuyết tiến bộ về y học liên tiếp xuất hiện. Tính duy vật tuy còn thô sơ, tính biện chứng vẫn còn máy móc, nhưng so với thời kỳ y học cổ truyền thì đã có những bước tiến nhảy vọt vật chất. Các thuyết đều cố vận dụng các thành tựu mới nhất của khoa học khác: cơ, lý, hoá, sinh, sinh lý, giải phẫu. Thuyết cơ học (Descarte): cơ thể như một cỗ máy, ví tim như cái máy bơm, mạch máu là các ống dẫn; các xương như những đòn bẩy và hệ cơ như các lực. Bệnh được ví như trục trặc của "máy móc". Thuyết hoá học (Sylvius 1614 - 1672): coi bệnh tật là sự thay đổi tỷ lệ các hoá chất trong cơ thể, hoặc sự rối loạn các phản ứng hoá học. Thuyết lực sống (Stalil, 1660 - 1734): các nhà sinh học hồi đó cho rằng các sinh vật có những hoạt động sống và không bị thối rữa là nhờ trong chúng có cái gọi là lực sống. Lực sống cũng chi phối sức khoẻ và bệnh tật của cơ thể bằng lượng và chất của nó. * Thế kỷ 18 - 19 Rất nhiều quan niệm về bệnh ra đời, với đặc điểm nổi bật là dựa trên những kết quả đã được thực nghiệm kiểm tra và khẳng định Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m . của động vật là kết quả của hoạt động thần kinh: cơ quan cảm thụ nhận kích thích, xung động thần kinh được truyền đến thần kinh trung khu và vỏ đại não; từ vỏ đại não xung động thần kinh trở lại. mà trung khu ở phần trước củ não sinh tư, điều khiển hoạt động của mắt: lúc gặp ánh sáng mạnh qua hoạt động của thần kinh cơ kéo mặt co, đồng tử thu hẹp lại; ở chỗ tối đồng tử mở rộng ra. Lúc. niệm về điều trị học và các nguyên tắc điều trị cũng như các phương pháp điều trị ở vật nuôi mắc bệnh. Mục tiêu: Giúp cho sinh viên hiểu được khái niệm chung về bệnh cũng như khái niệm về bệnh

Ngày đăng: 23/07/2014, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN