Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
194,23 KB
Nội dung
Xử lý thảm họa bỏng hàng loạt Mỗi quốc gia nên/cần phải có kế hoạch riêng để đối phó với thảm hoạ. Hướng dẫn này đưa ra các khái niệm cơ bản nhằm trang bị cho nhân viên y tế cũng như các quan chức chính phủ hoạt động trong lĩnh vực đáp ứng thảm hoạ. Chăm sóc bệnh nhân bỏng, bao gồm cả các trường hợp phức tạp do các chấn thương khác gây nên đòi hỏi phải có các chuyên gia được đào tạo cơ bản cũng như có sự cung cấp đầy đủ các trang thiết bị. Việc cung cấp đủ trang thiết bị không phải lúc nào cũng thực hiện được, nhiều khi không thể thực hiện được ở các mức độ và ở các cơ sở y tế khác nhau. Tuy nhiên, sẽ là rất quan trọng nếu có sự chuẩn bị chu đáo một số lượng tối thiểu các trang thiết bị và thuốc men ở mức có thể. Cần có sự chuẩn bị cẩn thận các cơ số dự trữ đồng thời phải tránh được sự lãng phí. Mỗi địa phương của quốc gia cần xác định cụ thể nơi lưu trữ các cơ số này để dễ dàng cung cấp và hoạt động khi cần. Những tiến bộ mới hiện nay cho phép có thể cứu sống và tái hoà nhập xã hội những bệnh nhân bỏng nặng và rất nặng. Điều này cần được tiến hành và phát triển ngay cả khi xảy ra thảm hoạ với nhiều nạn nhân bỏng. Theo định nghĩa, thảm hoạ là tình trạng ngoại lệ trong khi điều trị bỏng cần theo những chuẩn hoá nhưng nếu có sự chuẩn bị tốt thì việc điều trị bỏng có thể tiến hành tốt với ngoại lệ lẫn chuẩn hoá. Hai vấn đề cơ bản cho lập kế hoạch chống thảm hoạ là: 1. Có kế hoạch cung cấp đủ các trang thiết bị y tế, thuốc men để điều trị kịp thời cho bệnh nhân 2. Đảm bảo việc sử dụng hiệu quả tối đa các trang thiết bị và thuốc men này. Phân loại các trang thiết bị y tế cần thiết cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân bỏng trong thảm hoạ Việc cấp cứu bước đầu và phân loại đúng nạn nhân đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến các giai đoạn điều trị tiếp theo. Quá trình điều trị bỏng có thể phân loại thành các giai đoạn sau: 1. Sơ cứu và phân loại tổn thương bỏng 2. Phân loại và hồi sức 3. Kiểm soát nhiễm trùng – phẫu thuật (giai đoạn tái tạo) 4. Hồi phục – phục hồi chức năng Trên cơ sở 4 giai đoạn nêu trên, các trang thiết bị cho đáp ứng với thảm hoạ có thể phân chia thành 3 loại: - Loại A: các trang thiết bị chỉ phục vụ cho hồi sức; - Loại B: các trang thiết bị phục vụ cho hồi sức và sau hồi sức; - Loại C: các trang thiết bị phục vụ chỉ cho phục hồi chức năng, giải phóng co kéo Đó là hệ thống chức năng không riêng cho cơ sở y tế nào nhưng phụ thuộc vào vị trí, khả năng cung cấp trang bị của từng bệnh viện. Ví dụ như trung tâm bỏng lớn có đầy đủ trang thiết bị để đối phó với thảm hoạ nhưng bị hỏng hệ thống điện hoặc hệ thống cung cấp nước thì chỉ có thể đảm nhận được các trang thiết bị cho loại A mà thôi. Hoặc nếu trung tâm bỏng ở cách quá xa nơi xảy ra thảm hoạ hàng trăm km thì có thể phải chẩn bị trang thiết bị cho loại B nếu như có phương tiện vận chuyển tốt như máy bay trực thăng chẳng hạn. Trong việc đối phó với thảm hoạ bỏng, việc tăng cường nguồn nhân lực và vật lực nhất là các trang bị phục vụ cho phẫu thuật cắt hoại tử, ghép da và labo xét nghiệm, đặc biệt là cấy khuẩn có vai trò rất quan trọng trong trang thiết bị loại B. Nếu có bệnh viện đa khoa mà chưa có chuyên khoa bỏng ở ngay gần nơi xảy ra thảm hoạ và nếu điều kiện cho phép thì nên triển khai theo dạng loại B hoặc C vì đối với nạn nhân bỏng, công tác điều trị cần được tiến hành khẩn trương, đồng bộ không nên để cho nạn nhân phải trải qua quá trình chuyển vận trong thời gian dài. Việc phối kết hợp giữa các cơ sở y tế, giữa các quốc gia có thể giúp để triển khai loại hình điều trị này nhanh hơn. 3. Dòng sơ tán nạn nhân bỏng (Flow of evacuees) Phần này đề cập đến dòng chuyển của bệnh nhân bỏng tới các cơ sở điều trị với các loại hình trang thiết bị khác nhau. Bắt đầu từ sơ cứu và phân loại nạn nhân bỏng tại nơi thảm hoạ, tiếp đó là chuyển vận bệnh nhân tới các sơ sở điều trị phù hợp với tình trạng và mức độ tổn thương của từng bệnh nhân. 3.1. Sơ cứu và phân loại Một trong những phần quan trọng nhất của đáp ứng thảm hoạ bỏng là tổ chức việc sơ tán nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm một cách nhanh chóng và phù hợp. Có thể có nhiều chấn thương xảy ra đối với lực lượng cứu hộ khi đang tìm cách tiếp cận và sơ cứu nạn nhân bỏng, các nhân viên y tế, nhân viên cứu hoả và những người giúp tự nguyện cần tuân thủ theo các chỉ dẫn và mệnh lệnh về sơ cứu: + Cẩn thận khi tìm cách đưa nạn nhân ra khỏi nơi thảm hoạ, không được kéo hoặc kéo lê nạn nhân đang bị thương + Nếu bị bắt lửa, tìm cách dập tắt lửa bằng dập lửa, lăn vòng tròn, dùng chăn dập lửa hoặc dội nước, tháo bỏ các đồ trang sức, quần áo cháy. + Nếu bị bỏng nước sôi, quần áo là nơi lưu giữ sức nhiệt do vậy nên cởi bỏ. Không được lột quần áo nạn nhân, cần cắt và lấy bỏ cẩn thận. + Nếu nạn nhân bất tỉnh cần khai thông đường thở, cố định cột sống nếu nghi ngờ chấn thương cột sống + Trấn an, động viên nạn nhân + Làm lạnh bề mặt vết bỏng bằng dòng nước ở nhiệt độ 8 – 25 0 C (lý tưởng là 15 0 C) trong vòng 30 phút hoặc bằng các tác nhân làm lạnh đặc biệt khác. Không được dùng nước đá vì có thể làm tăng độ sâu tổn thương. Theo dõi thân nhiệt để dự phòng hạ thân nhiệt ở trẻ em và bệnh nhân bỏng diện rộng. + Ủ ấm nạn nhân bằng chăn, mền, khăn cho đến khi nhân viên y tế đến Sau khi hoàn thành việc sơ tán khỏi nơi thảm hoạ và sơ cứu nạn nhân, cần tập trung vào phân loại mức độ bỏng. Cũng giống như các cấp cứu khẩn cấp khác, việc phân loại mức độ bỏng cần được tiến hành ngay tại chỗ và công tác hồi sức cần được tiến hành ngay lập tức. Các bệnh nhân sau đó phải được phân loại và chuyển vận về các cơ sở điều trị phù hợp với mức độ bệnh lý càng sớm càng tốt. Khái niệm “phân loại – Triage” có nghĩa là tìm ra các ưu tiên hàng đầu với mục đích là để xử lý kịp thời và đảm bảo an toàn tối đa cho nạn nhân, tạo ra môi trường đáp ứng phù hợp và chăm sóc nạn nhân ngay tại nơi thảm hoạ cho đến khi được chuyển vận tới các cơ sở y tế phù hợp. Trạm phân loại này đưa ra các quyết định điều trị và chăm sóc khác nhau cho các nạn nhân tuỳ thuộc và mức độ tổn thương, đồng thời nhóm phân loại còn giúp thu xếp chuyển vận hợp lý cho từng nạn nhân bỏng. 3.2. Bệnh viện tuyến A (trang bị loại A) Trạm cấp cứu tại các lều ở khu vực thảm hoạ hoặc ở các tại tỵ nạn hoặc ở các khoa cấp cứu của các bệnh viện đa khoa ở trong hoặc gần nơi thảm hoạ xảy ra có thể trở thành các cơ sở y tế với trang bị loại A. Vị trí của cơ sở này tốt nhất có thể tiếp cận bằng đi bộ hoặc ở tương đối gần đường bộ và càng gần nơi thảm hoạ càng tốt. Có thể có trường hợp cơ sở loại A chỉ hoạt động như là một trạm phân loại và ít xử lý trên nạn nhân, các trường hợp khác đều có khả năng cấp cứu và điều trị các trường hợp bỏng nặng và có thể kéo dài vài ngày để hết thời kỳ hồi sức bệnh nhân. Nếu có thể, một vài cơ sở phải di chuyển, lưu động được tới gần nơi thảm hoạ một cách nhanh nhất để tiến hành cấp cứu tối khẩn cấp các chức năng sống của nạn nhân bỏng. Tại cơ sở loại A, bệnh nhân bỏng cần được phân loại để điều trị như sau: - Loại 1: Bỏng nhẹ - Loại 2: Bỏng trung bình – Bệnh nhân phải điều trị chuyên khoa nhưng không cần phải hồi sức - Loại 3: Bỏng nặng – Bệnh nhân phải được hồi sức và điều trị chuyên khoa Tất cả các bệnh nhân tại tuyến A được phân loại, chuyển vận về tuyến B hoặc C. Tuyến A giữ lại điều trị chủ yếu là hồi sức bệnh nhân sau đó chuyển về tuyến B hoặc C nơi có trang bị và nhân lực phù hợp với điều trị chuyên khoa bỏng. Bệnh nhân loại 3 – nặng và rất nặng: cần được các bác sỹ chuyên khoa điều trị bằng hồi sức hô hấp, hồi sức dịch thể. Tại tuyến A, công tác hồi sức chủ yếu là duy trì đường thở, thiết lập, cố định và duy trì đường truyền dịch. Cần theo dõi sát hô hấp, nếu có chỉ định thì đặt nội khí quản nhằm tránh biến chứng suy hô hấp trên đường vận chuyển. Những bệnh nhân bất tỉnh, nghi ngờ bỏng hô hấp cần được thở oxy lưu lượng cao nhằm giảm dần mức nhiễm độc CO trong máu. Đường truyền lớn cần được thiết lập và cố định tốt tại các tĩnh mạch lớn vùng da không bỏng hoặc vùng bỏng nếu thấy cần thiết. Nếu không đặt được ven ngoại vi, cần phải đặt tĩnh mạch trung tâm hoặc bộc lộ tĩnh mạch. Sau khi thiết lập được đường truyền dịch, cần đặt sonde dẫn lưu nước tiểu, sonde dạ dày để kiểm soát và theo dõi cân bằng dịch thể. Trong thời gian chuyển vận tới bệnh viện tuyến B, bệnh nhân cần được chăm sóc chu đáo, ủ ấm dự phòng hạ thân nhiệt. Danh sách kiểm tra các bước trong quy trình chuyển vận được thể hiện ở phụ lục A. Hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân cần được lưu giữ và bàn giao bản sao khi chuyển vận nhằm giúp cho theo dõi bệnh nhân tốt hơn và đơn giản hơn. Bệnh nhân bỏng loại 2 – trung bình: bao gồm cả các bệnh nhân bỏng sâu vùng mặt và bàn tay có thể được xử lý sơ bộ vết thương tại tuyến A sau đó có thể đưa đến các lều bạt của trại tỵ nạn để nghỉ ngơi, ủ ấm, ăn uống, vệ sinh trước khi được chuyển đến tuyến B hoặc C. Bệnh nhân bỏng loại 1 – nhẹ: được xử lý vết bỏng, thay băng sau đó đưa về các trại, lều để nghỉ ngơi và điều trị tiếp theo như là bệnh nhân ngoại trú tại các bệnh viện đa khoa hoặc là các trạm y tế gần nhất. 3.3. Bệnh viện tuyến B (trang bị loại B) Chức năng chính của tuyến này ở giai đoạn đầu sau thảm hoạ là đảm bảo công tác hồi sức bệnh nhân bỏng một cách đầy đủ và hiệu quả. Vào tuần thứ hai sau thảm hoạ, nhiệm vụ chính của trung tâm này là điều trị chuyên khoa bỏng với sự đầu tư vào chống nhiễm khuẩn, phẫu thuật và ghép da. Phần lớn bệnh nhân bỏng ở tuyến này đều được chuyển từ tuyến A đến hoặc một số từ tuyến B khác đến khi bị quá tải. Trong tuần đầu thảm hoạ, cần tăng cường bác sỹ, điều dưỡng và các chuyên gia hồi sức bỏng nặng cho các bệnh viện tuyến B. Từ tuần thứ hai, cần tăng cường các phẫu thuật viên và bác sỹ tạo hình. Để kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng, cần tăng cường và cung cấp đủ cho các labo xét nghiệm. Cần phải có một đội ngũ nhân viên có đủ kinh nghiệm và được đào tạo cơ bản để hỗ trợ cho vùng thảm hoạ. Hội bỏng và thảm hoạ quốc gia có thể giúp đỡ lực lượng này về huấn luyện và đào tạo. Nếu có trung tâm bỏng ở ngay cạnh vùng xảy ra thảm hoạ, cần huy động để đảm trách như là bệnh viện tuyến B để có thể điều trị số lượng lớn bệnh nhân bỏng. Nếu trường hợp bệnh viện tuyến B quá tải, có thể bố trí chuyển bớt bệnh nhân về bệnh viện tuyến C. 3.4. Bệnh viện tuyến C Bệnh viện tuyến này thường bố trí ở ngoài vùng thảm hoạ, bắt đầu nhận bệnh nhân từ tuần thứ hai sau thảm hoạ bỏng. Tuyến C là nơi điều trị thực thụ những bệnh nhân bỏng sâu, diện rộng đã được hồi sức thành công ở tuyến trên và đòi hỏi phải phẫu thuật cũng như phục hồi chức năng. Bệnh viện tuyến này nhất thiết phải có trung tâm bỏng hoặc ít ra phải có bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa bỏng và có thể không cần phải hỗ trợ từ bên ngoài. Bệnh viện tuyến C có thể được bố trí ở nơi xa thảm hoạ, thậm chí là ở nước khác, lúc này cần có sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, các tổ chức và giữa các hội bỏng và thảm hoạ với nhau. Đồng thời khi đã có sự hợp tác quốc tế, hệ thống chuyển vận cần có sự thống nhất, hệ thống bảo hiểm cũng cần có sự liên thông giữa các nước. 3.5. Lập kế hoạch chuyển vận bệnh nhân Sơ đồ 1 miêu tả kế hoạch chuyển vận bệnh nhân bỏng từ vùng thảm hoạ tới các tuyến khác nhau. Trong thời kỳ hồi sức (những ngày đầu sau thảm hoạ), phần lớn sự chuyển vận là từ tuyến A đến tuyến B và một số bệnh nhân có thể được chuyển từ tuyến B đến nơi khác. Như đã đề cập ở trên, trong phiếu chuyển vận, tất cả các số liệu về bệnh nhân cần phải được điền đầy đủ trước khi thực hiện vận chuyển. Trong vòng1 -22 tuần sau thảm hoạ, có hai vấn đề lớn về mặt tổ chức cứu chữa bệnh nhân tại các tuyến. Một là việc thiết lập và duy trì trung tâm điều trị dạng tuyến B hoặc C gần nơi thảm hoạ, hai là tổ chức chuyển vận bệnh nhân từ các vùng xa tới các cơ sở điều trị thông qua hệ thống chuyển vận đã được xác lập. Cả hai quá trình này đòi hỏi phải có sự tham gia của các chuyên gia bỏng. Các chuyên gia bỏng, phần lớn các nhân viên y tế tăng cường và các trang thiết bị hỗ trợ cho thảm hoạ cần được bố trí tại các bệnh viện hoặc nơi tiếp nhận và điều trị bệnh nhân bỏng. Khi chuyển vận, bệnh nhân bỏng cần được đưa đến nơi điều trị bỏng thực thụ với bác sỹ chuyên khoa và có đủ trang thiết bị cần thiết. [...]... phương án xử lý tình huống dựa trên các thông tin thu được + Thu nhận và gửi các thông tin về các nhu cầu cần bổ sung của các sơ sở y tế tham gia xử lý thảm hoạ tới cơ quan có trách nhiệm Hội bỏng của mỗi quốc gia nên có kế hoạch sẵn sàng đối phó với thảm hoạ bỏng hàng loạt cũng như tạo ra một hệ thống liên lạc thuận tiện sẵn có giữa các bệnh viện và hội bỏng Hội bỏng và uỷ ban xử lý thảm hoạ Quốc... gia bỏng có thể tham gia và cử đến vùng thảm hoạ + Liên hệ với các bộ, ngành của chính phủ về việc tổ chức, phân bổ sự bổ sung trang bị, chuyên gia tới từng cơ sở điều trị thảm hoạ + Tổ chức đào tạo lại các kiến thức cơ bản trong cấp cứu thảm hoạ bỏng + Duy trì trung tâm xử lý thảm hoạ bỏng để tiếp nhận thông tin và điều phối hợp lý các tình huống + Tư vấn cho cơ quan có trách nhiệm về các phương án xử. ..4 Huy động nhân lực và trang bị đáp ứng với thảm hoạ bỏng hàng loạt Phần này thảo luận về kế hoạch bổ sung cho bệnh viện về nhân lực yế và các trang thiết bị để đối phó với thảm hoạ bỏng hàng loạt Trong đáp ứng với thảm hoạ, điều cần thiết là phải thu hẹp khoảng cách giữa khả năng sẵn có và nhu cầu lý tưởng trong điều kiện thảm hoạ xảy ra bằng sự huy động nội lực lẫn hỗ trợ từ bên ngoài... đưa ra các quyết sách hợp lý về mặt y tế trong đáp ứng với thảm hoạ bỏng hàng loạt Chức năng của hội bỏng trong trường hợp này là: + Cung cấp sơ đồ và danh sách các trung tâm y khoa và các cơ sở y tế có khả năng tham gia + Lập kế hoạch đối phó thảm hoạ với danh sách các nhu cầu trang thiết bị phục vụ cho thảm hoạ Khảo sát tình hình thực tế tại các cơ sở y tế sẽ tham gia đáp ứng thảm hoạ bao gồm nhân lực... cơ sở điều trị Các trung tâm bỏng có thể đã có sẵn các phương tiện và nhân lực nhưng cũng nên cần được bổ sung thêm các phẫu thuật viên và điều dưỡng Các bệnh viện đa khoa chưa có khoa bỏng, nên bổ sung thêm trang bị và các chuyên gia điều trị bỏng nặng 5 Vai trò của hội bỏng quốc gia trong việc đáp ứng với thảm hoạ Ở các nước chưa có lực lượng cứu hộ cháy nổ đặc biệt, hội bỏng có vai trò rất quan trọng... bệnh viện và hội bỏng Hội bỏng và uỷ ban xử lý thảm hoạ Quốc gia cũng cần phải có kế hoạch hành động cho tình huống thảm hoạ bỏng hàng loạt vượt quá khả năng đáp ứng của Quốc gia đó Rất cần thiết khi biết được quốc gia nào, hội bỏng nào và tổ chức quốc tế nào có thể giúp đỡ trước khi thảm hoạ xảy ra Cần phải đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc, tiến hành các diễn tập thường xuyên Phiếu chuyển bệnh... Nữ Tuổi: .Cân nặng (kg)…… Chuyển tới Người chịu Họ tên và chữ ký trách nhiệm Thời điểm chuyển /…/…/ Ngày/tháng/năm Thời điểm ….… Diện tích bỏng Tổng diện tích bỏng: …….% (ghi ký hiệu độ sâu bỏng) Bỏng hô hấp € không € có thể € có Chấn thương khác € có € không (Mô tả ………………………………….…………… Ý thức € Tỉnh € lơ mơ € ngủ gà € hôn mê Tổng lượng dịch truyền Tổng ( ) ml (uống... lại ở đây trong thời gian ngắn Sự hợp lý thể hiện ở chỗ bố trí chuyên gia hồi sức và phẫu thuật ngoại chung ngay tại tuyến này Các bác sỹ chuyên khoa bỏng nên được bố trí tại tuyến B để tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân được chuyển đến từ các trạm phân loại Ngược lại, nếu bệnh viện tuyến A là bệnh viện đa khoa được bố trí để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân bỏng cho đến khi kết thúc giai đoạn hồi... các chuyên gia điều trị bệnh nhân bỏng nặng có khả năng đảm nhận nhiệm vụ hồi sức bao gồm thiết lập và xác định tốc độ truyền dịch, chỉ định đặt nội khí quản, thay băng, chăm sóc vết bỏng, đắp thuốc tại chỗ, theo dõi và điều trị đến khi ổn định và chuyển vận bệnh nhân Phụ lục B liệt kê danh sách các trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác cấp cứu 5 bệnh nhân bỏng nặng Như đã đề cập ở trên, một... mọi mặt và tổ chức hệ thống chuyển vận bệnh nhân (sau khi đã sơ cứu, phân loại) tới tuyến B hoặc tuyến C càng nhanh càng tốt Điều này đỏi hỏi phải có hệ thống chuyển vận rất hiệu quả Trong tình huống có thảm hoạ, nhất thiết phải xác định được nhu cầu phải có bao nhiêu xe vận chuyển bệnh nhân và tổ chức nào, bệnh viện nào có trách nhiệm vận chuyển bệnh nhân Nếu phải chuyển vận bệnh nhân từ các vùng xa . trong cấp cứu thảm hoạ bỏng + Duy trì trung tâm xử lý thảm hoạ bỏng để tiếp nhận thông tin và điều phối hợp lý các tình huống. + Tư vấn cho cơ quan có trách nhiệm về các phương án xử lý tình huống. tiện sẵn có giữa các bệnh viện và hội bỏng. Hội bỏng và uỷ ban xử lý thảm hoạ Quốc gia cũng cần phải có kế hoạch hành động cho tình huống thảm hoạ bỏng hàng loạt vượt quá khả năng đáp ứng của. sung của các sơ sở y tế tham gia xử lý thảm hoạ tới cơ quan có trách nhiệm. Hội bỏng của mỗi quốc gia nên có kế hoạch sẵn sàng đối phó với thảm hoạ bỏng hàng loạt cũng như tạo ra một hệ thống