là loại cây được trồng lấy trái, thuộc họ xương rồng Cactaceae có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, mọc nhiều nhất ở Nicaragoa.. Nó cũng được trồng ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Việt
Trang 1Kỹ thuật trồng và xử lý ra hoa thanh long (1)
Thanh long (Hylocereus spp.) là loại cây được trồng lấy trái, thuộc họ xương rồng (Cactaceae) có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, mọc nhiều nhất ở
Nicaragoa Nó cũng được trồng ở các nước như
Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines,… Theo Cục Trồng trọt, diện tích thanh long cả nước trồng mới qua từng năm đều tăng
và dự kiến đến cuối năm 2010 sẽ đạt hơn 16.000 ha, tăng gấp đôi so với năm 2003
Trong đó Bình Thuận dẫn đầu với 13.000ha (có
2.337ha được chứng nhận đủ chuẩn VietGAP), kế đến là Tiền Giang 1.896ha, Long An 1.200ha,…
Thanh long được tiêu thụ dưới dạng trái tươi ở thị trường nội địa khoảng 15 – 20% sản lượng, còn lại
Trang 2xuất khẩu Trong đó xuất qua đường chính ngạch
15% – 20%, còn lại 60 – 65% được vận chuyển ra các tỉnh biên giới phía Bắc tiêu thụ tại Trung Quốc theo đường biên mậu Từ năm 2005, thanh long loại ruột trắng vỏ đỏ hay hồng trồng ở Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, được cho là lấy giống
từ Việt Nam (Wikipedia, 2010)
Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1999), Nguyễn Văn Kế (2000), Trần Thế Tục (2000) và Wikipedia (2010), thanh long là loại cây leo có thể dài tới 5 – 7m, có rễ khí sinh; thân có 3 cạnh (cánh) dẹp mọng nước, mỗi cạnh chia ra làm nhiều thùy có chiều dài 3 – 4cm, đáy mỗi thùy có 3 – 5 gai ngắn Hoa to, hình ống dài 25 –
35 cm, khi nở có đường kính khoảng 30cm, bên
ngoài màu vàng, đầu nhị và nhụy màu trắng sữa, nở
về đêm (giống hoa quỳnh); có thể ăn được hay phơi khô (cùng với thân) sắc nước uống chữa ho, Trái to
Trang 3hình trái xoan, nặng trung bình 200 – 300g (có thể lên tới 1,3kg); vỏ nhẵn và có một ít vảy lá, khi sống
có màu xanh, chín có màu đỏ tía, hồng hoặc vàng tùy giống (Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus,
ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ; Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ; Hylocereus megalanthus, trước đây được coi là thuộc chi Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng
Trang 4
Hạt thanh long (giống hạt mè đen) nằm lẫn lộn trong ruột không bị tiêu hóa trong dạ dày Lớp cùi thịt
trong ruột có màu trắng hoặc đỏ, thường được ăn ở dạng tươi (có thể chế biến thành nước trái cây hoặc rượu vang), mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải, cung cấp
ít calo; được dùng để giải khát, chữa bệnh thiếu máu, trợ tim,
Giá trị dinh dưỡng trong 100g trái thanh long (trong
đó có 55g ăn được) có thể thay đổi tùy theo giống và
Trang 5điều kiện trồng được ghi nhận: (Nguồn: Wikipedia, 2010)
Nước: 80 - 90g
Cacbohydrat:
9 - 14g Protein: 0,15
- 0,5g Chất béo: 0,1
- 0,6g Chất xơ: 0,3
- 0,9g Tro: 0,4 - 0,7g
Năng lượng: 35 –
50 Cal Calcium: 6 - 10mg Sắt: 0.3 - 0.7mg Phospho: 16 - 36mg Niacin (Vitamin B3): 0.2 - 0.45mg Acid ascorbic (Vitamin C): 4 - 25mg
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THANH LONG
1 Chuẩn bị đất
Trang 6Ở vùng đất cao thì đào hố kích thước 50 x 50 x 50cm, trồng trụ lấp đất còn khoảng 20 – 30cm, sau đó bón lót phân chuồng 15 – 20kg/trụ rồi phủ lớp đất mặt lên Đối với đất thấp thì phải lên luống cao hơn mực nước cao nhất trong năm từ 20 – 30cm Sau đó đào
hố trồng trụ và bón lót
2 Chuẩn bị trụ
Trồng trụ trước khi đặt hom 1 tháng, chiều cao trụ khoảng từ 1,7-2,2m, phần chôn sâu từ 0,5-0,7m,
đường kính trụ 15-20cm (trụ xi măng mỗi cạnh
khoảng 12-15cm) Trồng trụ thẳng đứng, trên đầu đóng thêm giá đỡ hình chữ thập (+) hoặc đóng nẹp 2 bên mép giúp thanh long có chỗ bám
Trang 7
3 Chuẩn bị hom giống
Nên chọn hom giống từ 12 – 24 tháng tuổi, hom có gốc bắt đầu hóa gỗ; chiều dài từ 50 – 70cm; hom
khỏe, màu xanh đậm, không có vết sâu bệnh; các mắt mang chum gai phải tốt, mẩy, khả năng nẩy chồi tốt Sau khi chọn hom xong, nên giâm hom nơi thoáng mát trên nền đất khoảng 10 – 15 ngày trước khi
trồng
4 Xuống giống
Thường trồng vào tháng 10 – 11 vì lúc này nguồn hom giống dồi dào, lợi dụng ẩm độ cuối mùa mưa,
Trang 8tránh được ngập úng Tuy nhiên đến mùa khô, cây chưa đủ sức chống chịu với nắng hạn nên cần được tưới nước và giữ ẩm Khi trồng, đặt hom cạn khoảng
3 – 5 cm, nên đặt phần đã hóa gỗ xuống đất để tránh thối gốc Mỗi trụ đặt 3 – 4 hom Đặt áp phần thẳng của hom vào trụ và cột vào trụ để giúp rễ bám chắc vào đất Mật độ thích hợp là từ 700 – 1.000 trụ/ha, khoảng cách trồng 3 x 3 – 3,5m
5 Bón phân (cho 1 trụ)
- Giai đoạn 1 – 2 năm đầu: Bón lót 15 – 20kg phân chuồng hoai và 100g super lân Bón thúc 100g urê và 100g NPK 16-16-8 vào các giai đoạn 20 – 30 ngày sau khi trồng, sau đó 3 tháng bón 1 lần Khi cây ra hoa có thể bón thêm 50g KCl
- Từ năm thứ 3 trở đi: Bón 15 – 20 kg phân chuồng hoai + 1 kg urê + 3 kg lân + 1 kg KCl + vi lượng; chia làm 8 lần trong năm theo nguyên tắc bón phân
Trang 9chuồng + phân lân đầu vụ, lượng urê giảm dần, lượng kali tăng dần theo vụ trồng và bổ sung vi lượng để tăng đậu trái và nuôi trái
6 Tưới nước, ủ gốc, làm cỏ
Thanh long là cây chịu hạn nhưng nếu thiếu nước cây
sẽ tăng trưởng chậm, khả năng ra hoa, đậu quả kém, năng suất thấp Do đó phải đảm bảo tưới nước đầy đủ
và ủ gốc vào mùa nắng Cỏ dại cạnh tranh dinh
dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh, vì vậy phải làm
cỏ thường xuyên bằng tay hoặc sử dụng thuốc diệt
cỏ
7 Phòng trừ các tác nhân gây hại chính
Chủ động thực hiện các giải pháp chống úng và hạn cho cây, đồng thời thường xuyên vệ sinh, kiểm tra vườn trồng để phòng trừ có hiệu quả một số tác nhân gây hại chính như: kiến (dùng Basudin 10H rải quanh
Trang 10gốc cây, dùng Basudin 50ND, Supracide phun xịt trên cành tại các vùng bị gây hại); rầy mềm (phun Lannate, Cyrux… nồng độ theo khuyến cáo); ruồi đục trái (dùng thuốc bẫy ruồi như Vizubon, đặt 3 – 5 bẫy/1.000 trụ rải rác trong vườn); các bệnh thối đầu cành do các loài nấm thuộc chi Alternaria, đốm nâu thân cành do nấm Gloeosporium agaves, nám cánh
do nấm Macssonina agaves,… (dùng Rovral,… 2 lần liên tiếp cách nhau 1 tuần)
8 Thu hoạch
Sau khi trái chuyển màu từ xanh qua đỏ khoảng 3 ngày thì dùng liềm hay dao cắt Khi cắt công nhân đi dọc theo hàng, lựa trái đúng tiêu chuẩn cắt rồi xếp vào gùi Khi đầy gùi thì chuyển ra đầu hàng để xếp vào cần xé theo từng lớp có lót giấy, rơm hoặc lá chuối, sau đó vận chuyển đến nơi sơ chế hay thu
mua
Trang 11
9 Tỉa cành
- Sau khi trồng 7 – 10 ngày, chọn 1 chồi phát triển tốt nhất, bám chặt vào trụ để lại sao cho cành từ mặt đất đi thẳng tới đỉnh trụ Khi cành dài 30 – 40cm, uốn cành nằm xuống đỉnh trụ để giúp cành mau ra chồi mới Nên uống vào lúc trưa nắng, lúc này cành mếm
dễ uốn, mỗi ngày một ít cho đến khi cành nằm được trên đỉnh trụ, dùng dây nilon buộc lại Khi cành đâm chồi thì chọn 1 – 2 chồi phát triển tốt để lại
- Sau khi hết mùa thu hoạch, cần tỉa bỏ cành cũ bên trong tán (không thể mọc mầm và ra hoa) Giữ lại
Trang 12cành vừa cho trái vụ trước để nuôi cành mới (tỷ lệ 1:1) Khi cành mới dài 1,2 – 1,5m thì cắt đọt để tạo điều kiện cho cành khỏe và nhanh cho trái
Xem thêm: Kỹ thuật xử lý ra hoa thanh long
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1999), Kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây và các vấn đề liên quan, NXB Nông nghiệp, TP HCM
- Nguyễn Văn Kế (2000), Cây thanh long, NXB Nông nghiệp, TP HCM
- Khaimov A and Y Mizrahi (2006), Effects of day-length, radiation, flower thinning and growth
regulators on flowering of the vine cacti Hylocereus undatus and Selenicereus megalanthus, Journal of
Trang 13Horticultural Science & Biotechnology (Volume 81), Pages 465 – 470
- Nerd Avinoam, Yaron Sitrit, Ram Avtar Kaushik
and Yosef Mizrahi (2002), High summer
temperatures inhibit flowering in vine pitaya crops (Hylocereus spp.), Scientia Horticulturae (Volume 96), Pages 343 – 350
- Phúc Sinh (2010), Sản xuất thanh long an toàn là yếu tố sống còn cho đầu ra sản phẩm, Báo Bình
Thuận Online
- Trần Thế Tục (2000), Sổ tay người làm vườn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
- Tự điển Wikipedia (2010)
Phạm Danh Tướng
Sở Khoa học & Công nghệ An Giang