Phần TNKQ 4 điểm 1/ Một đĩa tròn có mômen quán tính I đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc ω.. Ma sát ở trục nhỏ không đáng kể.. Nếu tốc độ góc của đĩa tăng lên 3 lần thì đ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG THPT TỐNG DUY TÂN Môn: Vật lý 12
Mã đề: 01
I Phần TNKQ ( 4 điểm)
1/ Một đĩa tròn có mômen quán tính I đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc ω Ma sát ở trục
nhỏ không đáng kể Nếu tốc độ góc của đĩa tăng lên 3 lần thì động năng quay của đĩa đối với trục quay sẽ:
a tăng lên 9 lần b giảm đi 9 lần c giảm đi 3 lần d tăng lên 3 lần
2/ Một đĩa tròn có mômen quán tính I đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc ω Ma sát ở trục
nhỏ không đáng kể Nếu tốc độ góc của đĩa tăng lên 3 lần thì mômen động lượng của đĩa đối với trục quay sẽ:
a giảm đi 9 lần b tăng lên 3 lần c tăng lên 9 lần d giảm đi 3 lần
3/ Đại lượng trong chuyển động quay của vật rắn tương tự như khối lượng trong chuyển động của chất
điểm là:
a Mômen quán tính b Mômen lực c Tốc độ góc d Mômen động lượng
4/ Một cánh quạt cứ mỗi phút quay được 30 vòng thì tốc độ góc của cánh quạt bằng:
a 0,3 rad/s b 120 rad/s c 3,14 rad/s d 1 rad/s
5/ Một bánh xe đạp chịu tác dụng của một mômen lực M
1 không đổi Tổng của mômen M
1 và mômen lực ma sát có giá trị bằng 24 N.m Trong 5 s đầu , tốc độ góc của bánh xe tăng từ 0 đến 10 rad/s Sau đó mômen M
1 ngừng tác dụng, bánh xe quay chậm dần và dừng lại sau 50 s Giả sử mômen lực ma sát không đổi trong suốt thời gian bánh xe quay Mômen lực M
1 có giá trị là:
a 36,8 N.m b 26,4 N.m c 16,4 N.m d 22,3 N.m
6/ Một đĩa tròn đồng chất có bán kính R = 0,5 m, khối lương m = 2 kg Mômen quán tính của đĩa đối với
trục quay vuông góc với mặt đĩa tại tâm của đĩa là:
a 0,25 kg.m2 b 0,5 kg.m2 c 1 kg.m2 d 3 kg.m2
7/ Hai đĩa tròn có mômen quán tính I
1 = 0,05 kg.m2 và I
2 = 0,025 kg.m2 đang quay đồng trục và cùng chiều, với tốc độ góc ω
1 = 10 rad/s và ω
2 = 20 rad/s Ma sát ở trục nhỏ không đáng kể Sau đó cho hai đĩa dính vào nhau, hệ quay với tốc độ góc ω Động năng quay của hệ hai đĩa lúc sau :
a bằng 8/9 lần hệ hai đĩa lúc đầu b bằng 1/9 lần hệ hai đĩa lúc đầu
c không thay đổi d bằng 9/8 lần hệ hai đĩa lúc đầu
8/ Trong các phát biểu sau về mômen lực đối với trục quay cố định, phát biểu nào sai?
a Đo bằng đơn vị N.m b đặc trưng cho tác dụng làm quay một vật
c Phụ thuộc vào khoảng cách từ giá của lực đến trục quay
d Phụ thuộc vào khoảng cách giữa điểm đặt của lực và trục quay
Trang 2
9/ Trong trường hợp nào dưới đây, vật quay biến đổi đều:
a Độ lớn của gia tốc hướng tâm không đổi b Độ lớn của gia tốc góc không đổi
c Độ lớn của tốc độ dài không đổi d Độ lớn của tốc độ góc không đổi
10/ Hai chất điểm có khối lượng 1kg và 2kg được gắn ở hai đầu một thanh nhẹ có chiều dài
l = 2m Mômen quán tính của hệ đối với trục quay đi qua trung điểm của thanh và vuông góc với thanh có giá trị:
a 1 kg.m2 b 0,33 kg.m2 c 0,66 kg.m2 d 3 kg.m2
11/ Mômen động lượng được tính bằng công thức nào trong các công thức sau?
2I b M = F.d c L = I.ω d I = m.r
2
12/ Một con quay có mômen quán tính I = 0,25 kg.m2 quay đều quanh một trục cố định với tốc độ 50 vòng trong 6,3 s Mômen động lượng của con quay đối với trục quay có độ lớn bằng:
a 6,5 kg.m2 / s b 8,5 kg.m2 / s c 12,5 kg.m2 / s d 1,25 kg.m2 / s
II Phần tự luận ( 6 điểm)
Người ta treo 2 vật khối lượng m1 = 2 kg, m2 = 1 kg
vào hai đầu một sợi dây vắt qua một ròng rọc có trục quay cố định nằm ngang như hình vẽ,
ròng rọc có khối lượng m = 2kg và bán kính R = 0,1m
Thả cho hệ chuyển động
Bỏ qua ma sát ở trục ròng rọc, sợi dây không trượt trên ròng rọc
Hãy tính:
a Gia tốc của hai vật
b Gia tốc góc của ròng rọc
c Lực căng của dây ở hai bên ròng rọc
d Lúc hai vật đi được 5m người ta cắt đứt sợi dây
Tìm lực cản F phải đặt tiếp xúc với hình trụ kể từ lúc cắt dây, để sau 10 s thì hình trụ ngừng quay
¤ Đáp án của đề thi: 01
1[ 1]a 2[ 1]b 3[ 1]a 4[ 1]c 5[ 1]b 6[ 1]a 7[ 1]a 8[ 1]d 9[ 1]b 10[ 1]d 11[ 1]c 12[ 1]c
m1
m2