GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG.doc (Trang 48 - 51)

- Tiền gửi các tổ chức kinh tế: đây là khoản tiền mà khách hàng gửi vào

3.2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

Ngân hàng hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay” do đó nguồn vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng, vì huy động được nhiều vốn thì Ngân hàng mới có khả năng đáp ứng vốn cho mọi thành phần kinh tế. Vì thế, Ngân hàng luôn nhìn nhận rằng huy động vốn chính là mạch máu huyết quản của mình. Qua phân tích hoạt động tại Ngân hàng, ta thấy nguồn huy động luôn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn mà Ngân hàng cho vay chủ yếu là vốn điều chuyển từ NHNo&PTNT Việt Nam xuống. Do vậy, NHNo&PTNT huyện Châu Thành không thể chủ động được nguồn vốn, đồng thời phải chịu thêm chi phí sử dụng vốn tương đối cao (theo kinh nghiệm sử dụng vốn trong những năm qua thì vốn tự huy động với chi phí là 0,4-0,5% nhưng đối với vốn điều chuyển từ NHNo&PTNT Việt Nam thì đến 0,77%). Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang có nền kinh tế cũng khá phát triển, lượng tiền nhàn rỗi còn trong dân cư rất nhiều. Vì thế, Ngân hàng vẫn còn nhiều tiềm năng về huy động vốn rất lớn. Ngoài chiến lược xây dựng những con người nhiệt huyết thì Ngân hàng cũng nên thực hiện các biện pháp sau:

Đa dạng hoá các thể thức huy động vốn, áp dụng linh hoạt lãi suất huy động và thực hiện đầy đủ các hình thức huy động đã được NHNo quy định. Trong năm tới, Ngân hàng nên nhanh chóng mở hình thức huy động vốn bằng vàng. Ta thấy người dân có thói quen là mua vàng cất trữ nếu ta mở hình thức huy động này thì sẽ thu hút được một nguồn vốn rất lớn.

Ngân hàng nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngân hàng nên thiết lập một mẩu quảng cáo thật sinh động gây chú ý cho người xem và phải nên quảng cáo trong một giờ nhất định để thuận tiện cho sự theo dõi của khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên treo các băng

tốt thì Ngân hàng cần có một chuyên gia trong việc thiết kế các mẫu quảng cáo, các băng gôn cũng như việc lựa chọn địa điểm thuận lợi để treo chúng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng có các chương trình khuyến mãi công khai đối với khách hàng có số dư cao. Giả sử như số dư đến 200 triệu đồng thì Ngân hàng sẽ tặng đồ tiêu dùng trong gia đình, số dư đến 300 triệu đồng thì Ngân hàng sẽ tặng các món quà để trang trí nội thất…. Nhân viên nên giải thích rõ ràng với khách hàng, nếu khách hàng gửi tới mức đó thì sẽ được các phần quà đó. Ngân hàng cũng nên trưng bày các quà tặng trong phòng giao dịch để thuận tiện trong việc giới thiệu cũng như tăng lòng tin đối với khách hàng.

Ngân hàng càng đẩy mạnh hơn nữa về chiến lược tặng quà trong các dịp lễ tết. Tuỳ theo từng khách hàng mà Ngân hàng nên có những món quà thích hợp. Giả sử đối với những người có thu nhập vừa phải thì chúng ta tặng những hàng tiêu dùng và có in logo của Agribank. Nhưng đối với những khách hàng là công viên chức nhà nước hoặc khách hàng có nguồn tài chính mạnh thì Ngân hàng nên tặng vật dụng trang trí trên các bàn làm việc hoặc các tấm lịch thật có giá trị, khi năm mới lại đến nhưng khách hàng cảm thấy rất tiếc khi bỏ chúng đi nên chỉ thay lốc lịch mà thôi.

+ Đối với những khách hàng VIP: (số dư trên 500 triệu)

• Ngân hàng nên có những món quà nho nhỏ và gọi điện chúc mừng nhân ngày sinh nhật của họ. Đây là một điều rất nhỏ nhưng khi nhắc đến Ngân hàng thì họ lại nghĩ đến Agribank.

• Ngân hàng cũng nên có riêng một phòng dùng để tiếp khách. Khi khách hàng đến gửi tiền thì mời họ vào ăn một miếng bánh, uống một ly nước. Những người có tiền thì họ rất cần được người khác tôn trọng nhất là đối với những khách hàng VIP số tiền lãi đối với họ không là vấn đề mà cái họ cần là cái được tôn trọng.

Ngân hàng nên chú trọng đến nhiều đến huy động vốn tại nhà:

- Đối với vùng nông thôn: thông qua việc đôn đốc thu hồi nợ, các cán bộ tín dụng nên tuyên truyền đến các hộ gia đình, cá nhân có khả năng tài chính tốt ở các vùng nông thôn về sự tiện ích của gửi tiền tiết kiệm. Do chi phí đi lại trong những vùng nông thôn khá tốn kém và tâm lý của người dân là ngại tiếp xúc với các tổ

chức tín dụng.Vì thế, thông qua nghiệp vụ tiếp thị này thì Ngân hàng có thể phát triển thêm dịch vụ huy động vốn tại nhà khách hàng. Các cán bộ tín dụng cũng nên chuẩn bị mọi thủ tục như sổ tiết kiệm, phiếu đăng ký… nên khi khách hàng đồng ý gửi tiền thì ta có thể đáp ứng được ngay mà khách hàng không cần phải đến Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cũng có thể huy động được các nguồn vốn mà người dân cho là quá ít nên họ đang đắn đo giữa chi phí đi lại và số tiền lãi mà mình nhận được.

- Đối với vùng thành thị: Ngân hàng nên tuyên truyền với các khách hàng rằng việc huy động vốn tại nhà. Khi có nhu cầu thì khách hàng chỉ cần gọi điện đến Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ đến tận nhà để cấp sổ tiết kiệm cho khách hàng.

Từng cán bộ công nhân viên thông qua mối quan hệ gia đình, bạn bè có nguồn vốn nhàn rỗi, tạo cơ hội tiếp cận để huy động vốn. Từng cán bộ cũng nên giải thích rõ về tiện ích của gửi tiền tiết kiệm đồng thời cho dân chúng thấy rằng sự quá rủi ro của việc chơi hụi trong vùng nông thôn. Tạo cho khách hàng tin tưởng rằng để có được sự an toàn và sinh lợi thì họ nên gửi tiền vào Ngân hàng. Ngân hàng cũng kịp thời động viên, khen thưởng đối với các cán bộ thực hiện tốt công tác huy động vốn.

Việc càng rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng là càng tốt. Ngân hàng phải tạo sự gắn kết song hành trong phòng kế toán- ngân quỹ như một bên thực hiện các thủ tục hành chính thì bên kia lại thực hiện nghiệp vụ kiểm tra tiền. Khi thủ tục hoàn tất thì khách hàng cũng có thể nhận được sổ tiết kiệm ngay. Ngoài ra, nhân viên cũng nên kê khai phiếu gửi tiền giùm cho khách hàng. Từ những điều đó mà khách hàng có thể cảm nhận được sự tôn trọng từ phía khách hàng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG.doc (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w