- Tiền gửi các tổ chức kinh tế: đây là khoản tiền mà khách hàng gửi vào
2.3.4. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, đi đôi với mở rộng quy mô tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng cũng từng bước nâng dần chất
chất lượng tín dụng, tạo điều kiện để nâng cao vị thế cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Đặc biệt là trong thời buổi hội nhập như ngày hôm nay thì Ngân hàng càng phải nâng cao chất lượng tín dụng để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng cổ phần khác trên địa bàn.
Bảng 2.6: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 498.038 536.766 585.840 Vốn huy động Triệu đồng 78.654 91.214 103.759 Tổng dư nợ Triệu đồng 483.621 514.973 540.837 Nợ xấu Triệu đồng 1.376 1.297 1.113 Dư nợ/Vốn huy động % 614,87 564,58 521,24 Nợ xấu/ Tổng dư nợ % 0,28 0,25 0,21 Dư nợ/ Tài sản % 97,10 95,94 92,32 Nguồn: Phòng tín dụng) Dư nợ/ Vốn huy động:
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Nhìn chung qua 3 năm thì chỉ số này có sự tiến triển khá tốt và luôn lớn hơn 521,24%. Nhưng chỉ số này lại giảm qua các năm cụ thể là năm 2008 là 564,58 % và năm 2009 là 521,24%. Chỉ số này giảm là do các nguyên nhân:
+ Khách quan: Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn.
+ Chủ quan: Do chính sách của NHNo là muốn tăng dư nợ trên cơ sở phải tăng nguồn vốn.
Nhìn chung tỷ số này của Ngân hàng quá cao. Ngân hàng huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu vay. Ta thấy rằng, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho vay mà tín dụng là nghiệp vụ có độ rủi ro rất cao. Trong tương lai, Ngân hàng nên đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: góp vốn liên doanh, mua tín phiếu kho bạc…để phân tán rủi ro.
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Qua bảng số liệu, ta thấy chỉ tiêu này giảm qua các năm 2007 chỉ số này 0,28% đến năm 2008 chỉ số giảm xuống 0,25% và đến năm 2009 chỉ số này tiếp tục giảm mạnh 0,21% , nguyên nhân là do cán bộ tín dụng ra sức đôn đốc việc trả nợ của khách hàng từ đó tạo cho khách hàng có thói quen “trả lãi là trách nhiệm của mỗi người vay”. Trong tương lai, để chất lượng tín dụng được cải thiện thì Ngân hàng phải phân tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra Ngân hàng cũng thực hiện đúng nguyên tắc về phân tán rủi ro như: không tập trung vốn quá qui định vào một nhóm khách hàng hay một thành phần kinh tế… Để từ đó không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, vì nó đóng vai trò không nhỏ trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Dư nợ/Tài sản:
Đây là một chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản, đồng thời nó cũng phản ánh qui mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ bảng số liệu ta thấy, tỉ lệ dư nợ trên tài sản khá cao, luôn lớn hơn 93%. Cụ thể là năm 2007 là 97,1%, năm 2008 là 95,54% và năm 2009 là 93,92%. Kết quả này cho thấy trong 100 đồng tài sản thì Ngân hàng cho vay hơn 93 đồng. Đây thật sự là một thành công trong công tác tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số này lại giảm qua các năm nguyên nhân là do công tác thu nợ của Ngân hàng ngày càng có những chuyển biến tích cực. Các khoản nợ xấu đã lần lượt được thu hồi về. Trong tương lai, Ngân hàng cũng nên tìm thêm những đối tác có tiềm năng để cho vay từ đó mà đồng vốn của Ngân hàng luôn luôn chuyển động.