PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ RỦI RO

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG.doc (Trang 43 - 46)

- Tiền gửi các tổ chức kinh tế: đây là khoản tiền mà khách hàng gửi vào

2.7. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ RỦI RO

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn có những rủi ro tiềm ẩn. Nếu rủi ro xảy ra thì hậu quả của nó không nhỏ bởi vì hoạt động của Ngân hàng liên quan đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó, nếu một Ngân hàng nào đó phá sản thì nó sẽ xảy ra phản ứng dây chuyền giữa các Ngân hàng với nhau. Bên cạnh đó thì nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng yếu kém, trì trệ. Chính vì vậy, việc đánh giá các chỉ tiêu này là rất quan trọng.

Bảng 2.10: CÁC CHỈ SỐ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng vốn huy động Triệu đồng 78.654 91.214 103.759 Tài sản thanh khoản Triệu đồng 9.206 11.818 21.016

Nợ xấu Triệu đồng 1.376 1.297 1.113

Vay ngắn hạn Triệu đồng 0 0 0

Dư nợ bình quân Triệu đồng 335.426 369.336 399.729 Tài sản nhạy cảm lãi suất Triệu đồng 281.429 314.226 347.220 Nguồn vốn nhạy cảm với

lãi suất

Triệu đồng 69.324 80.146 89.143

Tài sản rủi ro Triệu đồng 483.621 514.973 540.837

- Rủi ro thanh khoản % 11,7 12,96 20,26

- Rủi ro lãi suất Lần 4,06 3,92 3,89

- Rủi ro tín dụng % 0,41 0,35 0,28

-Tài sản nhạy cảm lãi suất = Dư nợ ngắn hạn + đầu tư chứng khoán và gửi tiền ở tổ chức tín dụng.

-Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất = Tổng nguồn vốn huy động – giấy tờ có giá dài hạn.

Dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân=

2 -Tài sản rủi ro = Dư nợ của Ngân hàng.

* Rủi ro thanh khoản: Là số tiền cần thiết để thanh toán cho khách hàng và

theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì chỉ số này không nhỏ hơn 20%. Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình thanh khoản của Ngân hàng có sự biến động mạnh và nhỏ hơn 20% ở năm 2007 và năm2008. Điều này cho thấy Ngân hàng đang gặp phải rủi ro thanh khoản rất cao. Cụ thể là năm 2007 chỉ số này 11,7% đây là năm Ngân hàng gặp nhiều rủi ro thanh khoản nhất. Nguyên nhân là Ngân hàng đã rút bớt tiền gửi ở các tổ chức tín dụng để đem cho vay. Mặc dù, tiền mặt tại quỹ và đầu tư chứng khoán ngắn hạn tăng nhưng lượng tiền tăng không đáng kể so với nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được. Đến năm 2009 thì chỉ số này tăng lên 20,26% do Ngân hàng đã cơ cấu lại các khoản mục đầu tư như lượng

tiền mặt tăng… Nhưng rủi ro thanh khoản vẫn còn rất cao. Do đó, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến chỉ tiêu này để hoạt động ngày càng bền vững.

*Rủi ro lãi suất: Đây là rủi ro gắn liền với sự biến động lãi suất trên thị trường, tỷ số này gần bằng 1 là tốt nhất. Qua bảng số liệu, chỉ tiêu này giảm liên tục qua các năm. Năm 2008 chỉ số này giảm còn 3,92 lần, điều này chứng tỏ Ngân hàng đang nằm trong tình trạng rủi ro rất cao, nguyên nhân là khoản đầu tư ngắn hạn thấp hơn khoản huy động ngắn hạn. Đến năm 2009, chỉ số này lại tiếp tục giảm còn 3,89 lần đặt Ngân hàng trong tình trạng đáng lo ngại. Nguyên nhân là Ngân hàng đẩy mạnh các khoản đầu tư dài hạn trong khi nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, nghĩa là tốc độ huy động ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ đầu tư ngắn hạn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng để cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay hợp lý, nhằm cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.

*Rủi ro tín dụng: tỷ số này giảm mạnh qua 3 năm, năm 2007 là 0,41 %, năm

2008 giảm xuống 0,35% và năm 2009 tiếp tục giảm còn 0,28%. Đạt được kết quả như vậy do Ngân hàng đẩy mạnh biện pháp thu hồi nợ quá hạn và thẩm định dự án vay vốn kỹ hơn nên Ngân hàng đã thu hồi được cáckhoản nợ xấu. Điều quan trọng hơn là tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng ổn định nên Ngân hàng thu được nợ đúng hạn nhiều hơn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG.doc (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w