1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình hướng dẫn phương pháp chuẩn đoán bệnh thú y chính xác phần 5 doc

5 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Trong cơ thể có rất nhiều hạch lâm ba, nhưng ta chỉ khám được các hạch nằm dưới da.. Phương pháp khám: nhìn, sờ nắn, chọc dò khi cần thiết - Trâu, bò: thường khám hạch dưới hàm, hạch tr

Trang 1

- Số lượng nước tiểu nhiều hay ít?

- Trong nước tiểu có lẫn máu, mủ không?

- Màu sắc của nước tiểu có thay đổi không? (vật nuôi bị xuất huyết nặng ở thận hoặc bị bệnh ký sinh trùng đường máu thì nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu đỏ)

2.3 SỜ NẮN VÀ KHÁM CÁC CƠ QUAN 2.3.1 Khám hạch lâm ba

Khám hạch lâm ba rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, nhất là trong bệnh lao hạch, bệnh tị thư, bệnh lê dạng trùng, ở những bệnh này sự thay đổi hạch lâm

ba rất đặc hiệu

Trong cơ thể có rất nhiều hạch lâm ba, nhưng ta chỉ khám được các hạch nằm dưới

da Khi gia súc ốm một số hạch sẽ sưng to

a Phương pháp khám: nhìn, sờ nắn, chọc dò khi cần thiết

- Trâu, bò: thường khám hạch dưới hàm, hạch trước vai, hạch trước đùi, hạch trên vú

Hạch trên vú: ở bò sữa hạch này nằm dưới chân bầu vú về phía sau (hình 2.6) Hạch dưới hàm ở trâu, bò nằm ở phía trong phần sau xương hàm dưới, to bằng nhân quả đào, tròn và dẹp Khi bị lao hạch cổ, hạch trên lỗ tai, hạch hầu nổi rõ có thể sờ được

- Ngựa: thường khám hạch dưới hàm, hạch trước đùi

Ở ngựa hạch dưới hàm hình bao dài, to bằng ngón tay trỏ, nằm dọc theo mặt trong hai xương hàm dưới hai bên, sau gờ động mạch dưới hàm Khi có bệnh hạch bên tai, hạch cổ, hạch trước vai nổi rõ

Hình 2.6 Vị trí hạch lâm ba ngoài ở bò

Trang 2

Khi khám hạch dưới hàm, người khám đứng bên trái hoặc bên phải gia súc tùy theo cần khám hạch nào, một tay cầm dây cương hay dây thừng, tay còn lại sờ hạch Thế thuận lợi là ngưới khám đứng bên trái gia súc tay trái cầm dây cương, tay phải khám

Hạch trước vai: ở trên khớp bả vai một ít, mặt dưới chùm cơ vai Dùng cả bốn ngón tay ấn mạnh vào mặt trước chùm cơ bả vai, lần lui tới sờ tìm hạch Những gia súc béo thường khó khám

Hạch trước đùi to bằng hạt mít, nằm dưới phần trùng mặt trước cơ căng mạc đùi Lúc khám một tay để lên sống lưng làm điểm tựa, tay còn lại theo vị trí trên lần tìm hạch

Chú ý: Cần cố định gia súc để khám, nhất là ngựa hay đá về phía sau

- Lợn, chó, mèo: thường khám hạch bẹn trong Các hạch khác thường ở sâu khó sờ thấy

b Những triệu chứng ở hạch cần chú ý

- Hạch sưng cấp tính: Thể tích hạch to, nóng, đau và cứng, các thùy nổi rõ mặt trơn

và ít di động Hạch sưng trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính, do những bộ phận gần hạch bị viêm (như viêm mũi, viêm thanh quản) làm hạch dưới hàm sưng Trâu, bò bị lê dạng trùng, hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch trên vú sưng rất rõ

- Hạch hóa mủ: thường do viêm cấp tính phát triển thành Lúc đầu hạch sưng, nóng, đau, sau đó phần giữa nhũn, phồng cao, bùng nhùng, lông dựng và hạch thường vỡ hoặc lấy kim chọc thì có mủ chảy ra

Ở ngựa hạch dưới hàm sưng to, hóa mủ, chung quanh hạch viêm thẩm ướt là triệu chứng của bệnh viêm hạch lâm ba truyền nhiễm Nếu mủ trong hạch ít, tổ chức quanh hạch không viêm thường do lao hay tị thư

Cũng có trường hợp hạch hóa mủ là do tổ chức đó bị viêm lâu ngày

- Hạch tăng sinh và biến dạng: do viêm mãn tính, tổ chức tăng sinh viêm dính với tổ chức lành xung quanh làm thể tích hạch to không di động được, ấn vào không thấy đau, mặt hạch không đều Ở ngựa thấy triệu chứng trên trong bệnh tỵ thư, viêm xoang mũi mãn tính Ở bò thấy do lao hạch, xạ khuẩn Các hạch toàn thân sưng to thường do bệnh bạch huyết (leucosia)

Ở lợn: Hạch cổ, hạch sau hầu sưng cứng thường thấy do bệnh lao

2.3.2 Khám phần đầu

- Khám miệng: dùng miếng vải kéo lưỡi con vật ra khỏi miệng Khám trong miệng xem có dị vật gì không? Miệng, lưỡi có bị tổn thương gì không?

- Khám mắt, mũi: xem có dị vật không? có viêm, sưng không? màu sắc niêm mạc như thế nào?

Nếu có ổ viêm thì tại vị trí viêm có bốn biểu hiện đặc trưng là: sưng, nóng, đỏ, đau

Trang 3

2.3.3 Khám phần chân

- Khớp: có bị viêm không?

- Gầm bàn chân có dị vật không?

- Vành móng, kẽ móng: có mụn nước? có tổn thương không?

2.3.4 Khám cơ quan sinh dục

- Có dịch viêm, mủ, máu chảy ra không?

- Gia súc đẻ thì có bị sót nhau? có bị sát nhau? lộn tử cung không?

2.3.5 Khám vú

- Sờ nắn bầu vú gia súc cái xem có bị sưng, nóng, đỏ, đau hoặc có mụn nước lở loét không?

- Tuyến sữa có bình thường không? có mủ, máu chảy ra từ tuyến sữa không?

2.4 KHÁM THÂN NHIỆT

Thân nhiệt cao hay thấp được coi là triệu chứng bệnh quan trọng

Có thể căn cứ vào thân nhiệt để chẩn đoán là bệnh cấp tính hay mãn tính, bệnh nặng hay bệnh nhẹ (bệnh cấp tính có thân nhiệt cao, còn bệnh mạn tính thân nhiệt thường không cao)

Dựa vào thân nhiệt có thể chẩn đoán phân biệt giữa bệnh truyền nhiễm với hiện tượng trúng độc (bệnh truyền nhiễm thân nhiệt tăng cao, trúng độc thân nhiệt không tăng so với bình thường)

Dựa vào thân nhiệt hàng ngày để theo dõi kết quả điều trị và tiên lượng (bớt sốt từ

từ thường do điều trị đúng và tiên lượng tốt Nếu đang sốt cao thân nhiệt đột ngột tụt xuống là triệu chứng xấu)

2.4.1 Thân nhiệt bình thường

Động vật có vú, gia cầm thân nhiệt ổn định ngay cả khi điều kiện môi trường sống thay đổi

Trong điều kiện chăn nuôi giống nhau, thân nhiệt gia súc non cao hơn gia súc trưởng thành, gia súc già Thân nhiệt ở con cái cao hơn con đực Trong một ngày đêm thân nhiệt thấp lúc sáng sớm (1 - 5 giờ), cao nhất vào buổi chiều (16 - 18 giờ) Mùa hè, trâu bò làm việc dưới trời nắng gắt thân nhiệt có thể cao hơn bình thường (1,0 - 1,80C)

Thân nhiệt dao động trong vòng 10C nằm trong phạm vi sinh lý; nếu vượt quá 10C, kéo dài sẽ ảnh hưởng các hoạt động của cơ thể

* Cách đo thân nhiệt:

Dùng nhiệt kế có khắc độ “C” theo cột thủy ngân (hình 2.7)

Trang 4

Trước khi dùng nhiệt kế người ta thường vẩy mạnh cho cột thủy ngân tụt đến vạch cuối cùng Đo thân nhiệt ở trực tràng, con cái khi cần có thể đo

ở âm đạo Thân nhiệt đo ở trực tràng thấp hơn nhiệt độ của máu 0,5 - 1,00C, ở âm đạo thấp hơn ở trực tràng 0,2 - 0,50C, nhưng lúc có chửa lại cao hơn 0,50C

Trong một ngày đo thân nhiệt vào buổi sáng lúc 7 - 9 giờ, buổi chiều lúc 16 - 18 giờ

- Đo thân nhiệt trên trâu, bò: không cần cố định gia súc Một người giữ dây thừng hoặc cột lại, người đứng sau gia súc tay trái nâng đuôi lên, tay phải đưa nhẹ nhiệt kế vào trực tràng hơi hướng về phía dưới Nhiệt kế lưu lại trong trực tràng khoảng 5 phút (hình 2.7)

- Đo thân nhiệt lợn, chó, mèo, dê, cừu: để gia súc đứng hoặc cho nằm,

- Gia cầm giữ nằm để đo

- Đo thân nhiệt ngựa: cần thận trọng vì ngựa rất mẫn cảm và đá về phía sau Cho ngựa vào gióng cố định cẩn thận Người đo đứng bên trái gia súc, trước chân sau, mặt quay về phía sau gia súc Tay trái cầm đuôi bắt quay về phía sau và giữ lên trên xương khum Tay phải cho nhiệt kế vào trực tràng, hơi nghiêng về phía trên một tý, lần nhẹ nhiệt kế về phía trước

Thân nhiệt bình thường của vật nuôi

Bò Trâu Ngựa Cừu, dê Lợn Chó Mèo Thỏ

Gà Vịt Chuột lang Ngỗng Ngan

La, lừu

37,5 - 39,5 37,0 - 38,5 37,5 - 38,5 38,5 - 40,0 38,0 - 40,0 37,5 - 39,0 38,0 - 39,5 38,5 - 39,5 40,0 - 42,0 41,0 - 43,0 38,5 - 38,7 40,0 - 41,0 41,0 - 43,0 37,5 - 38,5

Hình 2.7 Cách đo thân nhiệt gia súc

Trang 5

2.4.2 Rối loạn thân nhiệt

Khi cơ thể ở trong trạng thái bệnh lý, thân nhiệt sẽ bị thay đổi Trên lâm sàng thường thấy có hai sự thay đổi: Thân nhiệt cao hơn bình thường (sốt), thân nhiệt thấp hơn bình thường (hạ thân nhiệt)

a Sốt: sốt là phản ứng toàn thân đối với tác nhân gây bệnh mà đặc điểm chủ yếu là

cơ thể sốt (thường gặp khi cơ thể bị nhiễm khuẩn) Quá trình đó là do tác động của vi khuẩn, độc tố của nó và những chất độc khác hình thành trong quá trình bệnh Những chất đó thường là protein hay sản phẩm phân giải của nó Sốt là khi thân nhiệt cao vượt khỏi phạm vi sinh lý

* Cơ chế sốt:

Do nhiều nhân tố kích thích (vi khuẩn và độc tố của nó, virus, nấm, phản ứng miễn dịch, các hormon, thuốc, các sản phẩm phân hủy của tổ chức,…) gọi chung là chất sinh nhiệt ngoại sinh

Chất sinh nhiệt ngoại sinh tác động qua một chất sinh nhiệt nội sinh Lý luận này rút

ra từ những kết quả thực nghiệm trên động vật thí nghiệm Chất sinh nhiệt đồng chất với Interleukin - I, sản phẩm tế bào đơn nhân của tế bào đơn nhân (monocyte) và đại thực bào Sản sinh chất sinh nhiệt/IL - I là khởi phát nhiều phản ứng - đáp ứng của giai đoạn cấp tính

Chất sinh nhiệt/IL - I gắn với các nơron cảm nhiệt vùng dưới đồi dẫn đến tăng đột ngột quá trình sinh nhiệt trong cơ bắp (rùng mình), sau đó giảm mất nhiệt (co mạch ngoài da)

Ở bên trong vùng dưới đồi, chất sinh nhiệt/IL - I kích thích quá trình tổng hợp prostaglandin E1(PG E1) từ các axit của các màng tế bào hoạt hóa sinh nhiệt và giải nhiệt

Chất sinh nhiệt/IL - I có vai trò chủ chốt trong kích thích đáp ứng miễn dịch: nó hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ tổng hợp Interleukin 2 kích thích đáp ứng miễn dịch tế bào

T đơn dòng IL/I kích thích tăng sinh tế bào B và tăng sản xuất kháng thể đặc hiệu IL -

I kích thích tủy xương tăng sinh bạch cầu trung tính và monocyte Hoạt hóa các tế bào trên, kích thích oxy hóa diệt khuẩn của tế bào trung tính IL - I gây cảm ứng làm giảm cường độ sắt và kẽm trong huyết tương, những nguyên tố rất cần cho vi khuẩn phát triển Ở các cơ bắp với vai trò trung gian của men clo - oxygenaza và PG E1, protein bị thủy phân cho các axit amin cung cấp cho các tế bào khác như một chất dinh dưỡng Và cũng do protein cơ bị thủy phân, cơ bị teo, vì vậy con vật bị sút cân nhanh chóng

* Những triệu chứng thường thấy khi sốt:

- Ức chế: Ở gia súc thường ủ rũ, không có triệu chứng co giật như thường thấy ở trẻ

em sốt cao Do rối loạn điều hòa nhiệt, các cơ bắp run, lúc đầu nhẹ sau lan ra toàn thân

Ở lợn thì triệu chứng này rất rõ

Ngày đăng: 23/07/2014, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.6. Vị trí hạch lâm ba ngoài ở bò - Giáo trình hướng dẫn phương pháp chuẩn đoán bệnh thú y chính xác phần 5 doc
Hình 2.6. Vị trí hạch lâm ba ngoài ở bò (Trang 1)
Hình 2.7. Cách đo thân nhiệt gia súc - Giáo trình hướng dẫn phương pháp chuẩn đoán bệnh thú y chính xác phần 5 doc
Hình 2.7. Cách đo thân nhiệt gia súc (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w