Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG TRONG TỔ CHỨC VÀ MỤC TIÊU CỦA PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC" pptx

6 747 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG TRONG TỔ CHỨC VÀ MỤC TIÊU CỦA PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC" pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 1 CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG TRONG TỔ CHỨC VÀ MỤC TIÊU CỦA PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC REWARDING SYSTEM STRUCTURE AND OBJECTIVES OF EMULATION MOVEMENT IN UNIVERSITIES Lê Đình Sơn Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Thi đua - khen thưởng được xem là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tổ chức . Công tác thi đua - khen thưởng trong các trường đại học ngày càng được cải tiến hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, trong một số cơ sở giáo dục đại học hiện nay, cách đánh giá, tiêu chí đánh giá, kết quả khen thưởng thi đua chưa thể hiện được lợi ích phát triển của nhà trường và mỗi cá nhân. Trên cơ sở phân tích c ấu trúc của hệ thống khen thưởng trong tổ chức, bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một vấn đề cốt lõi của thi đua - tính hướng đích của phong trào thi đua trong trường đại học. ABSTRACT Emulation reward can be regarded as an important force in promoting the development of an organization. It has been more and more improved nowadays. However, in some higher education establishments, the methods and criteria of assessment, and the impacts of emulation reward can not show the development benefits of the institutions and their individuals. Based on the structure analysis of an institutional reward system, this paper addresses some core issues of emulation: goal-oriented emulation movements in universities. 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục đích thi đua ái quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đề xướng phong trào thi đua yêu nước. Cách đây 61 năm, theo sáng kiến của Người, ngày 27.3. 1948, BCH Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc. Ngày 01.5.1948, Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua yêu nước. Nói chuyện với Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất ngày 01.5.1952, Người chỉ rõ [3]: 1. "Thi đua tăng cường đoàn kết, mà đoàn kết đẩy mạnh thi đua. Đoàn kết ấy là đoàn kết thật sự và rất chặt chẽ". 2. "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất". 3. "Thi đua là tinh thần quốc tế: Nhân dân Liên xô, Trung quốc và các nước bạn khác cho chúng ta nhiều kinh nghiệm thi đua. Chúng ta học nhiều kinh nghiệm thi đua ở các nước bạn và ta sẽ cố gắng thi đua với các nước bạn để cùng các nước bạn tiến bộ. Đó là tinh thần quốc tế". 4. "Thi đua cải tạo con người: Lao động sáng tạo xã hội. Thi đua cải tạo con TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 2 người Phong trào thi đua làm cho công nông binh trí thức hóa, và trí thức thì lao động hóa". Ý kiến trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học lớn. Phân tích lời phát biểu của Người cần có bài viết khác. Ở đây xin lưu ý một vấn đề, đó là mục đích của phong trào thi đua. Bác Hồ nêu rất rõ ràng mục đích của phong trào thi đua ngày đó, trong đó có lợi ích chung và lợi ích của từng cá nhân, nhóm người (công nông binh hay trí thức). Thi đua phải tạo được sự đoàn kết nhất trí, huy động được sự nỗ lực tham gia của mọi người - thể hiện tinh thần yêu nước qua hành động thực tiễn, và qua đó con người cũng trưởng thành hơn. Từ mục đích chung đó, với cách diễn đạt giản dị, dễ hiểu, Hồ Chủ Tịch đã phân tích mục tiêu của phong trào [3]: "Nhân dân ta thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm để cải thiện đời sống tinh thần và vật chất của quân và dân. Quân đội ta thi đua giết giặc lập công để tiêu diệt nhiều sinh lực địch, chuẩn bị chuyển sang tổng phản công để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, hoàn thành dân chủ mới, tiến lên CNXH". 2. Cấu trúc của hệ thống khen thưởng trong tổ chức Khen thưởng là một hình thức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua. Khen thưởng thường là đoạn kết của phong trào thi đua, nhưng khen thưởng có thể giúp phong trào thi đua tiếp tục phát huy tác dụng hoặc ngược lại. Trên thế giới, kể cả các quốc gia, các tổ chức không phát động thi đua như chúng ta cũng rất chú trọng đến việc khen thưởng, xem đó là động lực quan trọng thúc đẩy sự nỗ lực. Có thể khái quát mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của hệ thống khen thưởng qua sơ đồ dưới đây: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG TRONG TỔ CHỨC K ẾT Q UẢ MONG Đ Ợ I CÁC CHU ẨNMỰCKHENTH Ư ỞNG TIÊU CHÍ PHÂN PH ỐI CÁC KIỂU KHEN TH Ư ỞNG TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 3 Để thấy rõ hơn mối quan hệ này, chúng ta sẽ phân tích từng thành tố cấu trúc trong sơ đồ: * Kết quả mong đợi bao gồm: - Phát triển tập thể (tổ chức) và cá nhân, đạt tới các mục tiêu xác định. - Tạo môi trường, bầu không khí lao động thuận lợi cho mọi người và mỗi người (và ở mức độ nào đó là bầu không khí "thỏa mãn"). - Tạo động cơ, động lực lôi cuốn, hấp dẫn mọi người tăng năng suất lao động, làm việc với hiệu quả, chất lượng cao, cải tiến công việc. - Xây dựng và phát triển mối quan hệ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. - Huy động tối đa sự hưởng ứng tham gia của mọi người, mọi đối tượng trong tổ chức vào phong trào (phong trào trở thành mối quan tâm chung của mọi người). * Các chuẩn mực khen thưởng: - Xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí. - Đánh giá kết quả đạt được mục tiêu. - Đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc. - Khuyến khích những cải tiến, vượt khó - Thể hiện tính chất tiêu biểu, tiên tiến * Tiêu chí phân phối: - Đảm bảo công bằng. - Đảm bảo bình đẳng. - Tính tới các lớp đối tượng (sự phù hợp). - Đáp ứng nhu cầu trong điều kiện có thể. * Các kiểu khen thưởng: - Thừa nhận về mặt xã hội (danh hiệu, bằng khen, huân chương, ). - Khuyến khích về vật chất, tài chính (tiền thưởng, tăng lương, ). - Thỏa mãn nhu cầu tâm lý (sự thừa nhận, tôn trọng trong tập thể, sự tự tưởng thưởng). Những phân tích trên đây cho thấy, kết quả mong đợi của thi đua - khen thưởng rất rộng, nếu không tính đến tính nhiều mặt của kết quả thì sẽ hạn chế tác dụng của thi đua. Mục đích, mục tiêu cần đạt đến của phong trào thi đua chính là ở đây, chứ không phải chỉ là bằng khen và những tấm huân chương. Chính kết quả mong đợi là yếu tố khách quan đặt ra yêu cầu cụ thể về chuẩn mực khen thưởng. Khi xác định các chuẩn mực khen thưởng không thể không tính đến các tiêu chí phân phối. Kết quả là người đạt thành tích trong thi đua sẽ nhận được một hoặc cùng lúc các kiểu khen thưởng. Điều đáng lưu ý là các kiểu khen thưởng, tiêu chí phân phối và các chuẩn mực khen thưởng tuy chịu sự chi phối của kết quả mong đợi, nhưng lại có tác động ngược đáng kể đến kết quả mong đợi. Nội dung cấu trúc hệ thống khen thưởng thể hiện rằng thi đua chỉ đạt TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 4 được kết quả mong đợi nếu các thành tố của hệ thống có sự tương thích. Khi tổ chức phong trào thi đua, nhà quản lý cần tính đến tác động ngược của các yếu tố liên quan đến việc đánh giá, tôn vinh đối với mục tiêu thi đua. 3. Mục tiêu của phong trào thi đua trong trường đại học 3.1. Mục tiêu chung của ngành giáo dục Thông tư số 21/2008/TT-BGDĐT ngày 22.4.2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [1] đã nêu rõ mục tiêu công tác thi đua, khen thưởng "nhằm tạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái thi đua "Dạy tốt - Học tốt", năng động, lao động sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành giáo dục". Như vậy, mục đích của thi đua trong giáo dục là nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành giáo dục. Các mục tiêu cụ thể hiện nay là đổi mới về quản lý giáo dục, đào tạo đạt chuẩn, gắn với nhu cầu xã hội, triển khai rộng rãi hoạt động kiểm định chất lượng, quản lý chất lượng đào tạo, chống bệnh thành tích trong giáo dục, làm cho việc dạy, việc học, nghiên cứu khoa học được tốt hơn, mọi người lao động sáng tạo, năng động hơn, tập thể, cá nhân nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ Tôn vinh các tập thể, cá nhân, nhân rộng các tấm gương "người tốt, việc tốt" cũng là mục tiêu của công tác thi đua, khen thưởng. Một mặt tôn vinh là một bộ phận, thành tố trong cấu trúc hệ thống khen thưởng. Ở phương diện khác, có thể xem đây là vấn đề phương pháp, là cách làm để tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua. 3.2. Mục tiêu của phong trào thi đua trong trường đại học Dựa vào mục tiêu chung về phát triển giáo dục đại học và các chủ trương cải cách, đổi mới giáo dục đại học ở nước ta, căn cứ vào tình hình cụ thể, nhiệm vụ của từng giai đoạn phát triển của từng cơ sở giáo dục, mỗi nhà trường cần hoạch định rõ m ục tiêu phong trào thi đua cho từng giai đoạn, từ đó xác định nội dung các thành tố cấu trúc của hệ thống khen thưởng. Mục tiêu phong trào thi đua của cơ sở giáo dục đại học phải thể hiện một cách cụ thể những mong đợi của các nhà quản lý về những đóng góp của người tham gia thi đua đối với sự phát triển nhà trường và đặc biệt phải hướng đến các mục tiêu xác định của nhà trường, thực hiện các chương trình, kế hoạch đặt ra. Môi trường tốt, bầu không khí đồng thuận, mối quan hệ tương tác giữa các thành viên, sự tham gia hưởng ứng của mọi người là những yếu tố cần xây dựng, cũng là mục tiêu của phong trào thi đua. Sự phát triển của tổ chức gắn với sự trưởng thành của các thành viên trong tổ chức. Sự trưởng thành về chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng và năng suất lao động có thể đạt tới của mỗi cá nhân thể hiện qua phong trào thi đua là vấn đề không thể xem nhẹ. 4. Một số bất cập trong thi đua - khen thưởng năm học hiện nay ở trường đại học Trong các trường đại học đang tồn tại hai cách tổ chức phong trào thi đua năm học. Dạng thứ nhất là áp dụng nguyên bản Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 5 dẫn về công tác thi đua, khen thưởng của Ngành. Nhiều cơ sở giáo dục làm như vậy với danh hiệu "Lao động tiên tiến". Vì thế, dù có tiêu chuẩn qui định chung, nhưng trong nhiều trường đại học cán bộ, viên chức chỉ cần làm việc bình thường, không có vi phạm là đạt được. Dạng thứ hai là nghiên cứu các tiêu chuẩn thi đua trong văn bản chung, xây dựng cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá để áp dụng riêng cho cơ sở giáo dục. Tất nhiên, triển khai áp dụng các quy định cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của mỗi trường là cần thiết. Nhưng vấn đề ở chỗ cách đánh giá, tiêu chí đánh giá được cụ thể hóa có đáp ứng được yêu cầu mong đợi hay không, có phù hợp với tình hình, đặc thù của nhà trường hay không. Qua nghiên cứu nhiều văn bản, tài liệu về thi đua của các trường đại học và khảo sát thực tế, có thể thấy ở một số trường đại học các tiêu chí cụ thể hóa tiêu chuẩn danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" thiết kế chưa toàn diện. Có trường sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ, viên chức như một căn cứ chủ yếu đánh giá thành tích đối với danh hiệu này. Ưu điểm là lựa chọn được mũi nhọn cần khuyến khích. Nhưng hạn chế là những mặt công tác khác cũng rất quan trọng thì lại chưa được quan tâm đánh giá. Kết quả mới chỉ tôn vinh được một bộ phận cán bộ khoa học tiêu biểu. Có nơi các tiêu chí khác được định lượng qua thang điểm, nhưng tính khả thi không cao, việc chấm điểm dựa nhiều vào cảm tính. Cũng có trường hợp thang điểm đánh giá thành tích thi đua nhiều mặt được nghiên cứu khá công phu, nhưng lại chỉ có thể áp dụng cho cán bộ giảng dạy, không đo lường được đối với cán bộ khu vực phòng ban, phục vụ. Đặc biệt, các văn bản triển khai công tác thi đua - khen thưởng trong nhiều trường đại học không xác định rõ một cách chính danh các mục tiêu của phong trào thi đua. 5. Kết luận và khuyến nghị Để công tác thi đua - khen thưởng thực sự góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nhà trường, động viên cán bộ, viên chức nỗ lực phấn đấu, tích cực nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, vượt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc kế hoạch, nhiệm vụ đặt ra, để thi đua thực sự "cải tạo con người", giúp mỗi người trưởng thành hơn về chuyên môn, nghiệp vụ thì trước hết các nhà quản lý trường đại học phải quan tâm nghiên cứu xác định rõ ràng mục tiêu phong trào thi đua của nhà trường trong từng giai đoạn, năm học. Cách đánh giá, tiêu chí đánh giá thành tích thi đua phải được thiết kế phù hợp với mục tiêu của phong trào thi đua và được điều chỉnh khi mục tiêu thay đổi. Kết quả xét khen thưởng, tôn vinh là bằng chứng xác thực về mức độ hướng đích của phong trào thi đua. Nếu các chuẩn mực khen thưởng được xây dựng theo các mục tiêu cụ thể và tính tới tiêu chí phân phối như một căn cứ khoa học, đồng thời xác định các kiểu khen thưởng phù hợp với tình hình, đặc thù của cơ sở giáo dục, thì sẽ tạo nên một bầu không khí chung thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nhà trường. Công tác thi đua – khen thưởng sẽ đạt được hiệu quả cao và đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển của cơ sở giáo dục nếu phong trào thi đua lôi cuốn được sự TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 6 tham gia của đông đảo cán bộ, viên chức trong trường, động viên được sự nỗ lực phấn đấu của mọi thành viên, dù họ ở bất cứ vị trí công tác nào trong bộ máy nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Thông tư số 21/2008/TT-BGDĐT ngày 22.4.2008 hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục, Hà Nội. [2] Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30.9.2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Hà Nội. [3] Hồ Chí Minh tuyển tập, t.6, NXB Sự thật, Hà Nội,1986. [4] Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] Văn bản thi đua - khen thưởng của các trường đại học đăng tải trên mạng internet. . 2. Cấu trúc của hệ thống khen thưởng trong tổ chức Khen thưởng là một hình thức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua. Khen thưởng thường là đoạn kết của phong trào thi đua, nhưng khen thưởng. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 1 CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG TRONG TỔ CHỨC VÀ MỤC TIÊU CỦA PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC REWARDING. phân tích c ấu trúc của hệ thống khen thưởng trong tổ chức, bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một vấn đề cốt lõi của thi đua - tính hướng đích của phong trào thi đua trong trường đại học. ABSTRACT

Ngày đăng: 22/07/2014, 18:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan