Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÍN NGƯỠNG THỜ CÔ HỒN - CÔ BÁC CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN XỨ QUẢNG (QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG)" pptx

5 518 1
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÍN NGƯỠNG THỜ CÔ HỒN - CÔ BÁC CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN XỨ QUẢNG (QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG)" pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÍN NGƯỠNG THỜ CÔ HỒN - CÔ BÁC CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN XỨ QUẢNG (QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG) BELIEF OF WORSHIPPING CO HON-CO BAC OF COASTAL RESIDENTS IN QUANG LAND (QUANG NAM AND DA NANG) NGUYỄN XUÂN HƢƠNG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Thờ cúng Cô hồn (vong hồn) là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tinh thần của của cư dân ven biển xứ Quảng (1) . Ở xứ Quảng, hình thái tín ngưỡng này còn gọi là thờ Cô Bác/Âm linh. Bản chất thờ cúng không đơn thuần là cúng vong hồn vô chủ, bất hạnh - biểu hiện của tình cảm yêu thương, tôn quý con người, mà chủ yếu nhằm đề đạt nguyện vọng của dân biển về cuộc sống bình an và đủ đầy. ABSTRACT The worship of Co hon (forsaken spirits) (vong hon - dead person’s soul) is an important belief in the spiritual life of the Quang coastal residents. In the Quang land, this belief form is also called Co bac/Am linh (souls of the dead) worship. In nature, the worship is not simply to worship forsaken and unfortunate dead people’s souls – the expression of the love and esteem for people, but it is chiefly to propose the coastal residents’ aspiration for a peaceful and adequate life to Co hon. 1. Quan niệm và niềm tin Cô hồn, theo quan niệm của dân biển xứ Quảng, là hồn ngƣời chết không có họ hàng thân thích thờ cúng, chết không bình thƣờng, gọi chung là bất đắc kỳ tử, thƣờng vào giờ thiêng, nên có năng lực, quyền uy, chi phối đáng kể cuộc sống của cộng đồng và nghề biển. Vì vậy phải thờ phụng chu đáo để cầu mong sự phù hộ, chở che của Cô Bác/ Cô hồn. Một tục lệ phổ biến ở các làng ven biển là, khi xảy ra những việc nhƣ đánh nhau, trộm cắp, dịch bệnh, mất mùa biển thì làng vạn phải mời thầy chùa về tụng kinh ba đêm, còn các ông chánh tế và bồi tế thì phải dọn mình sạch sẽ, ăn chay nằm đất 3 ngày 3 đêm tại lăng Âm linh. Ở Đà Nẵng, các làng biển: Thanh Khê, Hà Khê, Xuân Hà, Nam Ô, Thạc Gián, đều truyền lƣu câu vè khẳng định vai trò của Cô Bác/Âm linh trong đời sống cộng đồng: Ngoài biển có lịnh Ông (2) ủng hộ Trong bờ nhờ Cô Bác phò trì. Theo đó, dân biển đã suy tôn những đối tƣợng sau là Cô Bác/ Âm linh: - Vong linh của thập loại chết vì nhiều nguyên do khác nhau từ xƣa cho đến nay, nhƣ bị ôn dịch, bệnh tật, chiến tranh, bão lũ, thú dữ ăn thịt, chìm vào bụng cá khiến thân xác bị phiêu dạt nơi đầu gành cuối bãi. - Vong linh của dân sở tại: Cũng là vong hồn của các đối tƣợng ''bất đắc kỳ tử '', nhƣng có nguồn cội, danh tính, bởi đó là thân nhân của các chƣ phái tộc trong làng. Nhƣng do họ thác ở nơi khác và hầu hết đều bị thất lạc mồ mả, nên vẫn xem là các Cô hồn, mặc dù tên tuổi đƣợc ghi vào cuốn phổ hệ (gia phả) của làng, và đƣợc thờ dƣới dạng bài vị trong lăng thờ Cô hồn. - Ngư dân các đời của các gia tộc đã bỏ mình trên biển trong cuộc mưu sinh từ xưa. Đối tƣợng này đƣợc tôn là Tiền bối nghề biển, là tổ tiên chung của làng vạn. Họ vừa đƣợc thờ cúng ở làng vừa đƣợc thờ ở gia tộc (thờ vọng), song ở làng là chủ yếu. Hành vi tín ngƣỡng xuất phát từ quan niệm của cộng đồng ngƣ dân rằng, nỗi đau mất mát của từng gia tộc cũng là nỗi đau chung của vạn làng. Việc thờ cúng đậm tính chất thờ Tổ tiên. - Những ''người khuất mặt", hay còn gọi là ''Khách''. Có lẽ đây là cách gọi tế nhị và tôn trọng của ngƣời Việt để chỉ ngƣời Chăm, vốn là chủ thể của một nền văn hoá "tiền Việt" và là tiền chủ của vùng đất, vùng biển Amaravati (3) xƣa. Trong các lễ thức liên quan đến cuộc sống và nghề biển ở các cấp cộng đồng của dân biển xứ Quảng, bao giờ cũng có nghi lễ dành cho/ liên quan đến ngƣời khuất mặt, nhƣ: lễ cúng vong, lễ Tống ôn. - Chiến sĩ trận vong: Chiến sĩ tử trận, không phân biệt "bên ta bên địch". Có thể nói, chính chiến tranh giữ nƣớc qua các thời kỳ lịch sử là cơ sở sinh thành và bảo lƣu tục thờ này. Chỉ nói ở thời kỳ cận đại và hiện đại, thì vùng đất xứ Quảng cũng là một nơi xảy ra các cuộc giao tranh, quyết chiến ác liệt trong cuộc chống Pháp và chống Mỹ giành độc lập. Chiến tranh dẫn đến thƣơng vong cả ta và địch. Nhiều ngôi mộ chiến sĩ vô danh, vô chủ có ở khắp nơi. Vong linh của những nấm mồ đó đã ''gia nhập'' vào cộng đồng Cô Bác, đƣợc thờ cúng nghiêm cẩn. Không kể những nơi có địa điểm thờ riêng, quy tập hàng trăm ngôi mộ nghĩa sĩ tử trận nhƣ Hoà Vang và Phƣớc Ninh (Đà Nẵng), thì ở các làng quê ven biển, hầu hết cũng đều có mộ Chiến sĩ trận vong. Việc quy tập và thờ cúng không chỉ là nghĩa cử, mà còn gắn với niềm tin về sự linh thiêng, phù trì của vong hồn nghĩa sĩ cho cuộc sống. Sự phụng thờ diễn ra dƣới hình thức thờ độc lập hoặc phối thờ trong lăng Cô hồn/ Âm linh. 2. Những biểu hiện của tín ngưỡng Việc thờ cúng Cô hồn/ Cô Bác của cƣ dân ven biển xứ Quảng thể hiện ở hai cấp độ: gia đình và làng vạn. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin trình bày ở cấp độ cộng đồng làng vạn. 2.1. Lăng thờ và Nghĩa trũng Lăng thờ và Nghĩa trũng là một trong những biểu tƣợng của tín ngƣỡng Cô hồn/ Cô Bác của các làng biển xứ Quảng. Đó là hai cơ sở thờ tự, một thờ phần hồn, gọi là ''lăng Âm linh'' hoặc ''sở Cô Bác'', một để quy tập, chôn cất, gìn giữ phần xác gọi là ''Nghĩa trũng'' hoặc ''mả Âm linh''. Lăng Âm linh /sở Cô Bác thƣờng đƣợc xây dựng gần và cùng hƣớng với lăng Ông Ngƣ/ cá voi (mặt chính hƣớng ra biển). Hầu hết do cộng đồng thiết lập. Song cũng có nơi, ngôi lăng ấy lại do một cá nhân lập nên để tạ ơn "cứu tử" của Cô Bác ngoài biển, nhƣ lăng Âm linh của làng Xuân Thiều, Đà Nẵng (4) . Kiểu thức kiến trúc giản dị, mang dáng của ngôi đình ở xứ Quảng, nhƣng nhỏ hơn. Chữ thờ trong lăng phổ biến là chữ Hán ''Linh'' hoặc ''Anh linh''. Lăng nào cũng thờ Tiêu Diện Đại sĩ - vị thần chỉ huy cô hồn, âm hồn, theo quan niệm của cƣ dân xứ Quảng. Đa số các lăng Âm linh đều phối tự Chiến sĩ trận vong với biểu tƣợng là ban thờ; trên án thờ thƣờng thờ cả Quan Thánh (Quan Vân Trƣờng), nhƣ lăng Âm linh làng Tĩnh Thuỷ (Quảng Nam), làng Nam An, làng Nam Ô (Đà Nẵng); số còn lại thì có riêng miếu thờ Chiến sĩ, thƣờng nằm cận kề lăng, nhƣ lăng Âm linh ở Mân Thái, Thanh Khê, Tân Lƣu (Đà Nẵng). Trong ý thức dân biển xứ Quảng, lăng Âm linh cũng là nhà thờ chung của làng vạn, tức của các chƣ tôn tộc phái, nên còn đƣợc gọi là Đình thờ. Riêng làng biển Thanh Khê (Đà Nẵng) lại gọi kiến trúc này là ''lăng Tập Linh'', với ý nghĩa là nơi thờ phụng các bậc Tiền bối đã bỏ mình trên biển của các họ tộc trong làng, mà cũng là của chung cả làng . Với ý nghĩa đó, Lăng Tập linh còn đƣợc gọi là ''Nhà thờ truyền thống nghề cá làng Thanh Khê''. Gắn bó mật thiết với lăng Âm linh là Nghĩa trũng, nơi có mộ của Cô hồn/ Cô Bác. Các Nghĩa trũng thƣờng đƣợc lập ở phía tây, đối với lăng thờ Âm linh ở phía đông, theo quy định truyền thống "mộ cư tây, tự cư đông", nhƣ Nghĩa trũng các làng Mân Quang, Phú Lộc, Nại Hiên, Nam Ô, Tân Lƣu (Đà Nẵng), Điện Dƣơng, Phƣớc Trạch, Tam Hải, Tĩnh Thuỷ, Cù Lao Chàm (Quảng Nam). Đa số Nghĩa trũng chỉ có mộ phần, song cũng có Nghĩa trũng, ngoài mộ ra, còn có miếu thờ, tƣờng bao, bình phong và câu đối, nhƣ Nghĩa trũng Tĩnh Thuỷ(Quảng Nam). Nghĩa trũng, một biểu tƣợng của tình cảm yêu thƣơng, tôn quý con ngƣời, nên việc giữ gìn và chăm sóc là trách nhiệm và vinh dự của cả cộng đồng. Việc quy tập và gìn giữ đƣợc nhiều ngôi mộ Âm linh đã là niềm tự hào của nhiều làng biển xứ Quảng. 2.2. Nghi lễ và phong tục Biểu hiện của tín ngƣỡng thờ Cô hồn của dân biển xứ Quảng còn là một hệ thống nghi lễ phong tục phổ biến nhƣ sau: 2.2.1. Lễ tế Cô hồn: Đây là lễ thức thƣờng niên (không kể những lễ cúng ngày sóc, vọng, tết Nguyên Đán). Ngày tế Cô hồn tuy không thống nhất một cách sít sao, nhƣng vẫn có thể rút ra đƣợc điểm chung về thời gian tế tự ở nhiều lăng. Đó là thƣờng diễn ra trong khoảng thời gian có các lễ tiết liên quan đến Phật giáo, nhƣ rằm tháng giêng (nhƣ lăng Nam Ô), tháng ba (nhƣ các lăng: Mân Thái, Điện Dƣơng, Phƣớc Trạch, Duy Hải, Tam Hải, Bình Minh) và rằm tháng bảy (nhƣ các lăng: Nại Hiên, Thọ An, Mân Quang, An Hải, Xuân Hà, Cẩm Thanh, Cù Lao Chàm). Ngoài ngày lệ chính này, lăng Âm linh nào cũng thực hiện cúng tế trong ngày quẻ cơm (ngày giỗ), rẫy mả (chạp mả) cho Cô hồn/ Cô Bác, theo lệ của làng mình. Lễ tế thƣờng diễn ra hai ngày: ngày đầu gọi là lễ Túc hoặc lễ Chưng thường, hôm sau là lễ Chánh. Lễ Túc chủ yếu diễn ra ở sân lăng (nên còn gọi là tế ngoại đàn), nhằm thỉnh mời/gọi hồn ngƣời chết. Vật phẩm dâng tế chia làm hai loại. Một loại gồm: bình bông, hoa quả, vàng mã, và một bộ đồ Thần bằng giấy đỏ, để cúng thần Thành hoàng bổn xứ và Thổ Địa; một loại gồm nhiều thức cúng chay, cúng mặn, đồ mã (trong đó có rất nhiều hình thế (bằng giấy) đàn ông, đàn bà và trẻ nhỏ), để dâng cúng Cô hồn/ Cô Bác. Lễ Chánh tiến hành trong lăng, vào thời gian "tinh khiết" (từ 1giờ sáng đến 5 giờ), với vật phẩm dâng cúng về cơ bản cũng giống nhƣ lễ Túc; riêng vật cúng trên ban thờ hậu tẩm của lăng thƣờng là một con gỏi (heo quay nguyên con). Nghi thức tế lễ y nghi thức tế đình, chỉ khác lời xƣớng: thay vì xƣớng "Nghinh tôn thần cúc cung bái'' thì xƣớng "Nghinh Âm linh cúc cung bái". Sau lễ Túc và lễ Chánh là khoảng thời gian dành cho các gia đình trong vạn làng cúng hƣơng và lạy Thiểu khước (5) Cô Bác. Đại diện các gia đình, tộc họ kính cẩn tƣởng niệm và cầu xin Cô Bác phù hộ cho toàn gia, toàn tộc đƣợc bình an. Lễ tế Cô hồn nếu có hội (biểu hiện là các sinh hoạt văn hoá cổ truyền, nhƣ: hát bội, hát Bã trạo, đua ghe), thì phần hội thƣờng tổ chức sau lễ Túc. 2.2.2. Lễ rẫy mả Âm Linh: Là lễ tục thống nhất ở các làng có Nghĩa trũng. Rẫy mả Âm linh thƣờng tiến hành vào buổi sớm mai, trƣớc lễ Túc một ngày. Thành phần tham gia phần đông là trai tráng, do ông Chánh tế và một số kỳ lão hƣớng dẫn. Công việc gồm: rẫy cỏ, vun lại những ngôi mộ 'sè sè"rồi thắp hƣơng. Buổi chiều cùng ngày là lễ nghinh thỉnh, rƣớc nồi hƣơng (biểu tƣợng là một cây hƣơng) ở các nơi thờ tự khác của làng về lăng Âm linh. 2.2.3. Lễ quẻ cơm Cô Bác: Lễ này còn gọi là ''giỗ hội'' hay ''hiệp kỵ'', diễn ra ở các làng vạn có Cô Bác thuộc các tộc họ đã bỏ mình trên biển, là Tiền bối nghề biển. Ngày lễ đƣợc quan niệm là ngày giỗ chung của cả làng để kỷ niệm ngƣời mất, nên có một số khác biệt so với lễ cúng tế Cô hồn nói chung. Lễ quẻ cơm Cô Bác của làng Thanh Khê (Đà Nẵng) tổ chức trong hai ngày 23, 24 tháng 3 âm lịch hàng năm, là một thí dụ. Diễn trình lễ quẻ cơm Cô Bác của làng này nhƣ sau: - Lễ nghinh Thuỷ lục: Lễ diễn ra tại bãi biển, nhằm nghinh rƣớc các bậc Thuỷ thần và vong linh Cô Bác về lăng. Nghinh Thuỷ Lục có đọc văn tế. - Lễ khai kinh thỉnh Phật: Tiếp nối ngay sau lễ Nghinh Thuỷ thần, do các nhà sƣ, ban tế tự và đại diện các đạo hữu (ngƣời theo đạo Phật nhƣng tu tại gia) thực hiện dƣới hình thức cúng Phật, khai kinh, sau đó là tụng kinh cầu siêu cho Cô Bác. - Lễ cúng Ngọ (12 giờ trƣa): Lễ diễn ra cả ngoài lăng (tại sân) và trong lăng, nhƣng chủ yếu là ở ngoài lăng. Lễ ngoài lăng nhằm cúng Thần (thần Thổ Địa và Thành hoàng bổn xứ), cúng Tiêu Diện đại sĩ và Cô Bác, đƣợc tiến hành sau nghi thức cúng Ngọ và tụng niệm trong lăng. Lễ ngoài lăng cũng có tụng kinh cầu siêu. - Lễ thí thực cho cô hồn: Đƣợc tiếp ngay sau khi tụng kinh cho Cô Bác, do vị Chánh tế cùng sự "phụ hoạ" của các nhà sƣ tiến hành, còn gọi là lễ "tụng nguyện phát chứng". Các lễ vật nhƣ bánh trái, hoa quả, khoai, sắn, bỏng nổ đƣợc thí một nửa, còn một nửa cho trẻ con trong làng - những cô hồn sống, theo phong tục cổ truyền. - Lễ hoàn kinh: Là lễ kết thúc việc cầu siêu cho Cô Bác, sau khi các nhà sƣ tụng lại một lần nữa bài văn cúng Cô hồn. - Lễ phóng sinh phóng đăng: Đƣợc thực hiện vào buổi tối cùng ngày tại bờ biển. Chim phóng sinh là chim sẻ, còn đăng (đèn) là 28 cây nến đƣợc thắp trong những bông hoa sen bằng giấy màu vàng, gọi là "đèn bát tú". Đồ lễ phóng sinh đặt trong chiếc ghe thúng. Trƣớc khi tiến hành, Chánh tế thắp hƣơng xung quanh bờ bãi, hƣớng mặt ra biển khấn vái, xin Thuỷ thần, Cô Bác chứng giám lòng thành của làng vạn mà phù hộ cho cả làng bình an. - Lễ Túc và lễ Chánh: Hai lễ này về nghi thức không khác lễ Túc và lễ Chánh của lễ tế Cô hồn và tế Thần nói chung. 2.2.4. Tục Tống ôn: là một lễ tục thƣờng niên, còn đƣợc gọi là lễ ''Tống cói hạ kỳ'' hay ''Tống ôn đưa khách'', nhằm tống tiễn xua đuổi ôn hoàng dịch lệ, đồng thời đề đạt nguyện vọng của cộng đồng dân biển muốn Cô Bác, các ngài khuất mặt và thần linh phò trì có cuộc sống bình an. Lăng Âm linh là nơi tiến hành nghi lễ Tống ôn, còn phƣơng tiện dùng để tống là chiếc bè, hoặc chiếc thuyền giấy, gọi là bè Long Chu. Trong Long Chu bày các lễ vật chay, mặn, đồ mã, hình nhân. Khi tống Long Chu ra biển, cộng đồng mong muốn nó phải trôi thật nhanh, ra thật xa, bởi có thế làng vạn mới bình an và may mắn trong cuộc sống. Thời gian tiến hành thƣờng chỉ một buổi sáng, trƣớc lễ chính của lễ tế Âm linh, với hai lễ thức chủ yếu là Nhương ôn, và Tống ôn/ Tống ôn đưa khách. Lễ Nhương ôn nhằm khao mời ôn hoàng dịch lệ, những ma Lồi, ma Chăm, ma Mọi, ma Rợ, vong hồn Cô Bác trƣớc khi tống tiễn; bên cạnh đó, nó còn mang ý nghĩa giải hạn cho cả làng. Trƣớc khi tống tiễn, Long Chu đƣợc khai khoang điểm nhãn và tẩy uế. Xƣa kia, ngƣời khai khoang điểm nhãn cho Long chu là thầy Pháp/ Phù Thuỷ; ngày nay, công việc này thƣờng do Hội chủ làng (trƣởng làng) thực hiện. Cũng có làng nhƣ làng Nam Ô, việc này do vị tăng già thực hiện. Tại đây, sau khi đọc xong văn cúng thần Tống ôn, ông làm lễ tẩy uế, đọc chú khai khoang điểm nhãn cho Long Chu và các ông tƣớng trong bè. Lời chú khá dài, y nhƣ một bài văn cúng. Đại khái hô mời các vị: Phật Tổ Như Lai, các thần bốn phương tám hướng, Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ Đức Tinh quân về ''đồng lai phụ hƣởng'', chứng lễ ''nhƣơng ôn tống dịch trong làng'','' lễ thiên tai giải hạn, thế mạng sanh nhơn''; cầu xin các thần phù hộ cho bổn làng, bổn vạn'' bách sự kiết tƣờng''. Qua hồi cố, các lão ngƣ cho biết, lễ Tống ôn ngày nay đã giảm nhiều chi tiết, nhất là những gì liên quan đến thầy pháp (Đạo giáo). Theo họ, ngày trƣớc, lễ Tống ôn bao giờ cũng có ông thầy pháp (thầy phù thuỷ) hành lễ, với các nghi thức nhƣ đuổi tà, bắt ấn và đọc văn cúng ''cầu cho Bổn xã, bổn thôn, bổn gia tài ba lộc lợi'' (6) . 2.2.5. Tục hát Bã Trạo Gắn liền với ngày tế Cô hồn, nhiều làng biển còn tổ chức hát Bã Trạo (7) , hay còn gọi là ''Chèo người'' hoặc ''Chèo Cô hồn'', ''Chèo Âm linh'' với ngụ ý cầu siêu, vớt vong cho Cô Bác, nhƣ các làng: Phƣớc Trạch, An Bàng, Cẩm Thanh, Tam Hải, Mân Thái, Nại Hiên, Tân Lƣu, Nam Ô. Hát chèo Cô hồn thƣờng tổ chức vào buổi tối, tiếp sau lễ Túc. Do nội dung và tâm thức chèo hát mang tính nghi lễ và đậm tinh thần nhà Phật, nên hát Bã trạo/ chèo Cô hồn đƣợc coi là hát lễ. Bằng con thuyền đƣa linh tƣợng trƣng do các Trạo phu (bạn chèo) chèo hát, cuộc hát lễ đã nhƣ một hình thức chạy đàn cúng Phật, cầu siêu độ thoát cho Thập loại siêu thăng, thông qua đó bày tỏ tình cảm "thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân" của cộng đồng ngƣời sống đối với ngƣời đã khuất (8) . 3. Kết luận Qua tìm hiểu tín ngƣỡng thờ Cô hồn của cƣ dân ven biển xứ Quảng, chúng tôi nhận thấy: tƣ tƣởng chủ đạo của tín ngƣỡng này là tư tưởng Cầu An của bộ phận cƣ dân vốn còn gặp nhiều bấp bênh, bất trắc trong nghề biển và trong cuộc sống. Các hành vi/ biểu hiện tín ngƣỡng có giá trị nhƣ các biện pháp thích nghi của cộng đồng với môi trƣờng môi sinh, theo phƣơng châm ứng xử truyền thống: Dung hợp và Khoan hoà. Bởi vậy, tín ngƣỡng này có giá trị nhân văn sâu lắng. Chúng tôi nhận thức, muốn nghiên cứu văn hoá dân gian và văn hoá tƣ tƣởng của cƣ dân ven biển xứ Quảng (Quảng Nam và Đà Nẵng) thì không thể nào không nghiên cứu các hình thái tín ngƣỡng của họ, trong đó có tín ngƣỡng thờ Cô hồn/ Cô Bác nói trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngoài tín ngƣỡng Cô hồn ra, cƣ dân ven biển xứ Quảng còn có các hình thái tín ngƣỡng khác. Đó là thờ Cá voi, thờ Mẫu và thờ Tiền hiền. [2] ''Ông'': Cá voi - Thần Nam Hải, vị thần hộ mạng cho nghề biển. [3] Đó là một phần lãnh thổ của Chăm Pa trƣớc khi sát nhập vào Đại Việt, thuộc Quảng Nam và Đà Nẵng ngày nay. [4] Theo dân địa phƣơng, lăng Âm linh do ông chủ ghe họ Trần, tên Chính Kiến xây dựng để thực hiện lời nguyện quy tập hài cốt ngƣời tử nạn vô danh tính về chôn cất và thờ cúng ở đây, sau khi đƣợc Cô Bác phù hộ cho thoát nạn trong chuyến đi biển vào Phan Thiết, do gặp bão . [5] ''Thiểu khƣớc'' nghĩa là phƣớc mọn, là phần dành cho đại biểu và dân làng lạy Thần và các đối tƣợng đƣợc tín ngƣỡng khác trong các lễ cúng của cộng đồng. [6] Xin xem thêm ''Lễ Tống ôn của cƣ dân ven biển xứ Quảng'', Văn hoá Nghệ thuật, số 6/ 2005. [7] Là hình thức dân ca nghi lễ phổ biến nhất là ở các làng ven biển từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Bình Thuận. Tuỳ theo tiếng địa phƣơng mà nơi thì gọi là Bã trạo, nơi thì gọi Bá trạo. Ở Quảng Nam và Đà Nẵng lại gọi là Bã trạo. ''Bã'' là bạn, ''trạo'' là chèo, nên hát Bã trạo còn đƣợc gọi là hát Bạn chèo. [8] Xin xem thêm ''Hát Bã trạo ở Quảng Nam và Đà Nẵng'', Văn hoá Nghệ thuật, số 6/ 2002. . TÍN NGƯỠNG THỜ CÔ HỒN - CÔ BÁC CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN XỨ QUẢNG (QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG) BELIEF OF WORSHIPPING CO HON-CO BAC OF COASTAL RESIDENTS IN QUANG LAND (QUANG NAM AND DA NANG). sống. Sự phụng thờ diễn ra dƣới hình thức thờ độc lập hoặc phối thờ trong lăng Cô hồn/ Âm linh. 2. Những biểu hiện của tín ngưỡng Việc thờ cúng Cô hồn/ Cô Bác của cƣ dân ven biển xứ Quảng thể hiện. nhận thức, muốn nghiên cứu văn hoá dân gian và văn hoá tƣ tƣởng của cƣ dân ven biển xứ Quảng (Quảng Nam và Đà Nẵng) thì không thể nào không nghiên cứu các hình thái tín ngƣỡng của họ, trong đó

Ngày đăng: 22/07/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan