KỸ THUẬT CANH TÁC MÈ. I. Mở đầu: 1.1.Nguồn gốc: Từ Châu Phi, có ý kiến cho rằng Ethiopi là nguyên sản của giống mè hiện nay. Ý kiến khác cho rằng vùng Afghan – Persian mới là nguyên sản của các giống mè trồng. Là loại cây có dầu được trồng khoảng 2.000 năm trước công nguyên. Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á, Ấn Độ,1 số nước Nam Á, Trung Quốc. Ở Nam Mỹ mè được du nhập từ châu Phi vào năm 1492 1.2 Tình hình sản xuất: Năm 1939 cả thế giới 5 triệu ha, Hiện nay mè được trồng khắp các châu lục trên thế giới. Sản lượng hàng năm 2 triệu tấn. Các vùng trồng chính: Châu Á: Sản xuất 55-60% sản lượng mè trên thế giới. Châu Mỹ: 18-20% Châu Phi:18-20 %. Năng suất bình quân trên thế giới 300-400kg/ha. Ở nước ta mè được trồng ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và Trung Bộ. An Giang diện tích hiện nay 16.000 ha. Năng suất đạt 400-600 kg/ha. Nếu áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp năng suất có thể đạt 1tấn/ ha. 1.3 Công dụng và giá trị kinh tế: Công dụng : Hạt mè dùng làm bánh kẹo.Dầu mè tiêu thụ nhiều nhất, dầu rất tốt có chứa chất sesamol ngăn cản quá trình ôxy hoá. Trong kỹ nghệ, dầu mè sử dụng để bôi trơn máy móc cao cấp: máy bay, máy dùng trong khoa học công nghệ, pha sơn, pha vecni. Trong y học dùng làm thuốc viên con nhộng. dùng trong mỹ phẩm. 1.4. Gía trị dinh dưỡng: Mè có giá trị dinh dưỡng cao: chứa 45-55% dầu, 19-20% protein, 8-11% đường, 5% nước, 4-6 % chất tro, Axit oleic 45,3 – 49,4%, Axit lioleic 37,7 – 41,2%. II. Phân lọai và đặc điểm sinh học: 2.1. Phân loại dựa vào: Thời gian sinh trưởng , số khía trên trái mè: 4 khía, 6 khía, 8 khía. Trái bị nức sau thu hoạch hay không bị nức. Màu hạt: Mè đen, mè vàng, mè trắng. 2.2 Một số giống mè được trồng hiện nay: Hiện nay có rất nhiều giống mè: Mè đen, mè vàng, mè trắng. Hiện nay ở huyện Lai Vung trồng phổ biến là giống mè đen Năm Bé và mè đen Thanh Thảo. 2.3 Đặc điểm sinh học: 2.3.1. Rễ: Rễ cọc, rễ chính ăn sâu, rễ bên rất phát triển theo bề ngang, rễ phân bố từ 0-25 cm, vùng đất cát, khô hạn rễ ăn sâu 1-2 m. Rễ không chịu ngập úng trong thời gian ngắn, do đó trồng trong mùa mưu cần đánh rảnh thoát nước tốt. 2.3.2.Thân và cành Thân: Thuộc loại thân thảo, thẳng, mặt ngòai thường có nhiều lông. Thân có thể tròn, trên thân có nhiều lóng hoặc ít lóng. Màu sắc của thân có thể thay đổi từ xanh nhạt đến tím, phổ biến nhất là xanh đậm. Thân cao từ 60-120 cm. Cành xuất phát từ thân chính, trên cành chính còn có cành cấp 2. Cành mang hoa và trái, Số lượng cành phụ thuộc vào giống, môi trường, mật độ trồng, lượng mưa, độ dài ngày. Các dạng thân ngắn, đâm cành ít thường chín sớm, cây cao thường chín trễ và có khả năng chịu hạn tốt hơn. 2.3.3. Lá: Lá có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo giống và vị trí trên thân. Lá có khi nguyên, chia làm 3 thìa hoặc có răng cưa. Trên có nhiều lông và chất nhờn. Lá có màu xanh đậm hay xanh nhạt tuỳ giống. 2.3.4. Hoa: Hoa có dạng hình chuông, mọc ra từ nách lá thân và cành. Hoa có màu trắng, hơi hồng hoặc tím, mè có hai loại hoa đơn và hoa chùm.Trên nách của mỗi lá có thể ra 6- 8 hoa, 90% số hoa là tự thụ, ngoài ra côn trùng cũng giúp 1 phần trong quá trình thụ phấn, 90% hoa nở vào 5-7 sáng, héo rụng vào buổi chiều 16g30-18g.Thời gian ra hoa nếu gặp mưa kéo dài thì tỷ lệ đậu quả giảm. 2.3.5 Qủa: Quả là loại quả nang, có rảnh sâu, có đầu hình tam giác ngắn. Chiều dài quả thay đổi từ 2,5-8cm, đường kính dài 0,5-2cm, bên trong có từ 1-12 ngăn, tuỳ theo giống. Quả lớn nhanh trong thời gian 9 ngày đầu sau khi hoa thụ tinh và tiếp tục phát triển thêm trong 24 ngày tiếp theo. Quả đạt kích thước tối đa ở 27 ngày sau khi hoa nở. 2.3.6. Hạt Hạt mè là loại hạt song tử diệp, hạt nhỏ có dạng hình trứng hơi dẹp, trọng lượng 1.000 hạt từ 2 -4 g. Vỏ láng hoặc nhăn có màu đen, trắng, vàng, nâu đỏ hay xám, hàm lượng dầu cao 45-54% do đó dễ mất sức nảy mầm và khó bảo quản sau thu hoạch. III. Sự sinh trưởng và phát triển: Thời gian sinh trưởng biến động 75-120 ngày. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 40- 60 ngày. Mè ra hoa trong thời gian 15-20 ngày. Quả chín hoàn toàn vào khoảng 35- 40 ngày. IV. Điều kiện sinh thái: 4.1 Nhiệt độ: Thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng và hình thành hoa 25- 27 C C. Thích hợp cho sự nở hoa và phát triển quả 28 -32 0 C. Nếu nhiệt độ dưới 20 0 C kéo dài thời gian nảy mầm, dưới 18 0 C cây phát triển kém, dưới 10 0 C cây ngưng phát triển. Nhiệt độ trên 40 0 C vào thời gian ra hoa sẽ cản trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng, do đó làm giảm số hoa. 4.2. Ánh sáng: Mè là cây ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dươi 10 giờ/ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng. Sau khi trổ hoa, mè cần khoảng 200-300 giờ nắng/tháng cho đến khi trái chín. 4.3 Nước Mè tương đối chịu hạn nhưng cho năng suất thấp khi ẩm độ đất dưới 70%, độ ẩm thích hợp 70-80%. Thời kỳ nẩy mầm cho đến khi cây ra nụ hút 34% lượng nước cho cả vụ, thời kỳ ra hoa kết quả 45%, thời kỳ chín 21%. Tuy nhiên mè rất sơ úng, nếu mưa liên tục sẽ làm cây đỗ ngã và chết, nhất là lúc ra hoa, lúc thu hoạch làm giảm phẩm chất, lúc gieo hạt hạt không nảy mầm. 4.3 Đất: Mè phát tiển được trên nhiều vùng đất khác nhau nhưng tốt nhất là trên vùng đất phù nhiêu, thoát nước tốt. Các loi đất cát, cát pha có pH từ 5,5-8 đều trồng mè được, tốt nhất pH = 6, ẩm độ đất 70-80%. V. Kỹ thuật canh tác: 5.1.Sửa soạn đất. 5.1.1. Không làm đất: Thường được trồng trồng luân canh với lúa, sau khi thu hoạch lúa, cắt hoặc đốt bớt phần lá ủ của gốc rạ, sau đó cho nước vào ruộng cho ướt đất, tháo cạn nước ra, tiến hành sạ mè rồi tủ rơm giữ ẩm cho đất. Ẩm độ đất để sạ mè 70-80%, cần đánh rảnh thoát nước. 5.1.2 Làm đất: Hạt mè rất nhỏ do đó cần làm đất kỹ, nếu làm không kỹ, sạ không đều, hạt bị vùi lấp 5.2. Chuẩn bị giống: 5.2. Xử lý hạt giống. Xử lý hạt bằng nước ấm: Ngâm hạt giống vào nước ấm 53 0 C trong vòng 15 phút, vớt bỏ hạt lép lửng, vớt ra để ráo nước trộn với tro hoặc đất bột hay cát để gieo. Xử lý hạt bằng dung dịch Sulphát đồng: Ngâm hạt trong dung dịch Sulphát đồng 0,5% trong 30 phút, vớt ra rửa sạch nhiều lần rồi trộn với tro hoặc đất bột hay cát để gieo. Xử lý hạt bằng thuốc: trộn hạt với thuốc Copper-zin hoặc Copper-B nồng độ 2%, trộn đều vào hạt trước khi gieo. 5.2.2. Cách gieo sạ: -Sạ: Được áp dụng trên đất luân canh với lúa, để bảo đảm mật độ mè được sạ đều, nên trộn hạt giống với cát theo tỷ lệ 2 cát/ 1 mè. Lượng giống sạ từ 4-5 kg/ha. -Gieo theo hàng: Khoảng cách tốt nhất 40 x 20 cm, sau khi gieo tỉa chừa 2 cây/hốc, lượng giống cần 4-5kg/ha. Mật độ cây ổn định 40-50 cây/m2. 5.3.Phân bón: Có thể áp dụng công thức phân: 60-60-30 hoặc 90-60-30. Đối với giống mè có thời gian sinh trưởng 80-90 ngày có thể bón theo 2 cách sau. -Cách 1: Cho 1.000m2. Lần 1 : Ngay sau khi gieo: Bón 2-3 kg DAP. Lần 2: 10-12 ngày sau khi gieo: Bón 4-5 kg DAP + 3-4 kg Urea + 2-3 kg KCL Lần 3: 22 -25 ngày sau khi gieo: Bón 4-5 kg DAP + 3-4 kg Urea + 2-3 kg KCL. Lần 4: 40-45 ngày sau khi gieo: Bón 4-5 kg Urea + 3-4 kg KCL -Cách 2: Cho 1.000m2. Lần 1 : Ngay sau khi gieo: Bón 3-4 kg DAP. Lần 2: 10-12 ngày sau khi gieo: Bón 4-5 kg DAP + 5-6 kg NPK (20-20-15) Lần 3: 22-25 ngày sau khi gieo: Bón 3-4 kg Urea. + 5-6 kg NPK (20-20-15) Lần 4: 40-45 ngày sau khi gieo: Bón 4-5 kg Urea + 4-5 kg KCL 5.4. Chăm sóc Sau khi sạ tủ rơm để giữ ẩm độ đất, giảm công tưới nước. Đất thoát nước tốt có thể tưới tràn sau đó thoát nước nhanh qua các rảnh.7-10 ngày sau sạ cần làm cỏ bằng tay giúp mè phát triển. Giai đoạn 10- 15 ngày sau khi sạ Có thể sử dụng thuôc trừ cỏ như: Onecide 15EC, Gallant Super 10 EC, Targa Super 5 EC. Mè là cây 2 lá mầm do đó không sử dụng thuốc trừ cỏ nhóm chác lác và lá rộng. 5.5 Thu họach, bảo quản. Thu hoạch khi thấy lá mè chuyển từ màu xanh sang màu vàng, các lá gốc đã rụng, hạt chuyển sang màu hạt lúc gieo. Chọn ngày nắng ráo thu vào buổi sáng hoặc chiều mát, cắt thành từng bó, đem về ủ 1-2 ngày hoặc ngoài nắng. Phơi độ 3-4 ngày thì qủa tự tách ra, và hạt rơi ra, còn lại dùng cây quất nhẹ để thu hết hạt. Sàng sẩy hết tạp chất, phơi 2-3 nắng hạt khô. Không nên phơi trên nền xi măng hay sân gạch vì gặp nắng to mè bị chảy dầu. Nếu làm giống cho vụ sau, chọn cây khoẻ mạnh, đồng đều, sai quả, không sâu bệnh, có thời gian chín cùng lúc.Cắt bó lại thành bó, cắt bỏ 2 đầu, chừa lại phần giữa, đem phơi và lây hạt làm giống. Khi hạt khô để nguội đem trộn hạt với tro rơm rạ đã sàng kỹ, khô sạch rồi cho vào dụng cụ bảo quản ( chai, lu, hủ) trên cùng phủ 1 lớp tro dầy khoảng 2-3 cm, đậy thật kín và để nơi khô ráo, thóng mát. VI. Sâu hại: Các đối tượng sâu hại thường tấn công mè như: Bọ trĩ, nhện, sâu ăn tạp, sâu cuốn lá, sâu ăn trái, bọ xít xanh, cào cào… 6.1. Đối với các đối tượng như sâu ăn tạp, sâu cuốn lá… Khi mật số cao (chủ yếu khi mè trên 1 tháng) có thể xử lý bằng các loại thuốc sâu thông thường.Tuy nhiên để hiệu quả trừ sâu cao cần phun khi sâu còn nhỏ (tuổi 2-3) với lượng thuốc và nước như khuyến cáo. 6.2. Bọ xít xanh: Trưởng thành hoạt động ban ngày thường vào lúc 9-10 giờ sáng, di động khá nhanh từ mặt trên xuống mặt dưới lá và có tính lẩn cao. Ấu trùng tuổi 1 và 2 sống tập trung ít di chuyển. Cả thành trùng và ấu trùng chích hút nhựa lá và trái non, làm cây trái phát triển kém, hạt lép lửng, giảm năng suất. Khi cây có trái non, nếu mật số cao, có thể sử dụng các loại thuốc: Actara 25 WG, Bulldock 025 EC, Cerbush, Cymerin. 6.3 Bọ trĩ Xuất hiện khi cây mè còn nhỏ 15-20 ngày sau khi gieo.Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ,, màu trắng sữa, di chuyển rất nhanh.Thường ở dưới mặt lá non, chích hút nhựa làm lá bị vàng, cây cằn cổi, kém phát triển, ngoài ra còn truyền bệnh virus cho cây. Khi mật số cao có thể phun 1 trong những loại thuốc sau: Actara 25 WP, Admire 050 EC, Confidor 100 SL. 1.4 Nhện đỏ. Thường sống tập trung ở mặt dưới lá,chích hút nhựa làm lá vàng, rụng sớm, cây kém phát triển, rụng hoa trái. Nhện đỏ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Phá hại nặng từ khi cây có hoa, trái non. Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc trừ nhện như; Ortus 5SC, Comite 75 EC, Tập kỳ 1,8 EC, Vertimec 1,8 EC, Abatimec, Dylan. VII. Bệnh hại: Hầu hết bệnh hại xảy ra trên lá và thân 7.1. Bệnh chết cây con: Do nấm Rhizoctonia bataticola gây ra. Bệnh gây hại trên gốc cây con, nơi tiếp giác với mặt đất, vết bệnh có màu xanh tái, sau chuyển sang màu nâu và lan rộng quanh gốc, làm gốc teo lại, cây héo và chết.Lúc đầu 1 vài cây bị bệnh, sau lan rộng chết thành từng chòm, cây lớn ít bị bệnh.Sợi nấm và hạch nấm lưu tồn trong đất. Phun thuốc khi bệnh vùa xuất hiện: Validacin, Bonanza, Anvil, carbenzim… 7.2 Bệnh héo vàng ( do nấm Fusarium oxysporium) Biểu hiện đầu tiên dễ thấy là cây sinh trưởng kém, các lá già phía dưới biến vàng, sau đó lần lượt đến các lá phía trên, gốc cây có vết nâu đen, bổ dọc thân thấy mạch dẩn gần gốc bị hoá nâu.Bệnh nặng toàn thân héo vàng và chết. Nhiệt độ thích hợp nấm phát triển: 30-35 0 C. Sợi nấm và bào tử lưu tồn trên tàn dư cây bệnh và hạt giống, lan truyền sang năm sau. *Phòng trừ: Xử lý hạt giống CuSO4 hoặc Copper-zinc nồng độ 2%0. Phun Copper- B, Kocide, COC-95. 7.3 Bệnh héo xanh ( do vi khuẩn Pseudomonas sesami Triệu chứng điển hình là cây đang tươi tốt thì đột ngột các lá ngọn bị héo rũ xuống vào buổi trưa và ban đêm tươi lại, sau vài ngày cây bị toàn bộ cây héo rũ vả chết. Bổ dọc thân thấy mạch dẩn có màu nâu, cắt ngang gần chổ vết bệnh sẽ có chất dịch nhầy chảy ra. *Phòng trừ: Chọn giống kháng bệnh. Đất thoát nước tốt. Nhổ bỏ và huỷ cây bệnh. Phun ngừa: COC- 85, Kasumin, Starner… 7.4 Bệnh đốm phấn ( do nấm Oidium sp) Bệnh lan truyền rất nhanh, gây hại chủ yếu trên lá, lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng nhạt, về sau vết bệnh lan rộng không có hình dạng rỏ rệt, trên vết bệnh có lớp phấn màu trắng, sau chuyển sang vàng, có các chấm đen nhỏ là các ổ bào tử. Lá bị nặng có màu vàng và khô. Cây sinh trưởng kém, hoa rụng, quả ít. Bệnh gây hại nặng khi thời tiết nóng, mưa nhiều. *Phòng trừ: Cần bón phân, tưới nước đầy đủ. Phun 1 trong những loại thuốc Carbenzim, Viben-C, Anvil. 7.5 Bệnh khảm ( do virus) Đây là bệnh quan trọng khi trồng mè. Do rầy xanh truyền virus làm lá có màu vàng xanh lổ chổ, bị xoắn và biến dạng. Bệnh không có thuốc để trị, do đó cần phòng ngừa rầy xanh. 7.6 Bệnh thán thư: ( Do nấm Collettotrichum lagenarium ) Bệnh có thể xuất hiện và gây hại trên thân, lá, trái, vết bệnh xuất hiện đầu tiên có màu xanh đục, sau đó chuyển sang màu nâu đen, hình tròn có thể ăn sâu vào cành và thân tạo thành những vết nức, bệnh phát triển theo chiều dọc của thân. Thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, nấm bệnh tồn tại trên hạt giống dưới ở dạng bào tử. Bệnh tương đối khó phòng trừ, chủ yếu phòng. Xử lý hạt giống trước khi gieo, sử dụng hạt giống sạch bệnh, xác định thời vụ trồng thích hợp. Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện, bằng một số loại thuốc sau: An tracol, Zipho, Curzat M8, Rhidomil gol, Scor. . mè: 4 khía, 6 khía, 8 khía. Trái bị nức sau thu hoạch hay không bị nức. Màu hạt: Mè đen, mè vàng, mè trắng. 2.2 Một số giống mè được trồng hiện nay: Hiện nay có rất nhiều giống mè: Mè đen, mè. KỸ THUẬT CANH TÁC MÈ. I. Mở đầu: 1.1.Nguồn gốc: Từ Châu Phi, có ý kiến cho rằng Ethiopi là nguyên sản của giống mè hiện nay. Ý kiến khác cho rằng vùng. pha có pH từ 5,5-8 đều trồng mè được, tốt nhất pH = 6, ẩm độ đất 70-80%. V. Kỹ thuật canh tác: 5.1.Sửa soạn đất. 5.1.1. Không làm đất: Thường được trồng trồng luân canh với lúa, sau khi thu hoạch