BẢNG 9: DƯ NỢ TRUNG HẠN MỘT SỐ NGÀNH VÀ ĐỐI TƯỢNG
KINH TẾ ĐVT: 1.000.000 VND ĐVT: 1.000.000 VND CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Nông nghiệp và Lâm nghiệp
1.108 2,28 649 1,67 706 1,85 -459 -41,43 57 8,78
Sản xuất và Tiêu dùng nông dân
930 1,91 536 1,38 637 1,67 -394 -42,37 101 18,84
Đầu tư cải tạo vườn 178 0,37 113 0,29 69 0,18 -65 -36,52 -44 -38,94 Công nghiệp chế biến 2.570 5,29 12.786 32,93 9.386 24,65 10.216 397,51 -3.400 -26,59 Xây dựng 1.287 2,65 1.443 3,72 2.745 7,21 156 12,12 1.302 90,23 Thương nghiệp 1.293 2,66 371 0,96 226 0,59 -922 71,31 -145 -39,08 Vận tải 4.812 9,90 2.544 6,55 1.155 3,03 -2.268 -47,13 -1.389 -54,60 Ngành khác 36.438 74,95 20.381 52,5 23.158 64,44 -16.057 -44,07 2.777 13,63
(Nguồn: Tổ tín dụng PGD Sa Đéc) 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 2005 2006 2007
Nông nghiệp và Lâm nghiệp
Sản xuất và Tiêu dùng nông dân
Đầu tư cải tạo vườn Công nghiệp chế biến Xây dựng
Thương nghiệp Vận tải
Khác
Đồ thị 7: Đồ thị biểu diễn dư nợ trung hạnmột số ngành và đối tượng kinh tế kinh tế
- Ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp: Trong ngành này các khách hàng vay với mục đích chủ yếu là để phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp như mua máy cày, máy xới, máy suốt… nhằm nâng cao năng suất sản xuất. Dư nợ có những thay đổi như sau:
Năm 2005 dư nợ trung hạn là 1.108 triệu, chiếm tỷ trọng 2,28%/Tổng dư nợ trung hạn.
Năm 2006 dư nợ đạt 649 triệu, tỷ trọng là 1,67% giảm 459 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 41,43% so với năm 2005.
Năm 2007 dư nợ có tăng lên nhưng số tăng không nhiều chỉ tăng 57 triệu đồng tương đương 8,78% so với năm 2006 đưa dư nợ đạt 706 triệu đồng với tỷ trọng 1,85%.
Nguyên nhân do nhu cầu vay của người dân mỗi năm mỗi khác nên dư nợ do đó cũng thay đổi theo và một phần cũng do ngành này không thuộc lĩnh vực đầu tư chủ yếu của PGD.
- Sản xuất và Tiêu dùng nông dân: Cũng giống như nông nghiệp và lâm nghiệp, đối tượng sản xuất và tiêu dùng nông dân cũng thay đổi qua các năm.
Năm 2005 dư nợ là 930 triệu đồng, tỷ trọng chiếm 1,91%/Tổng dư nợ trung hạn.
Năm 2006 so với năm 2005 giảm 394 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 42,37%.
Sang năm 2007 dư nợ của đối tượng này tăng 101 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 18,8% so với năm 2006.
Nguyên nhân của sự tăng giảm này do diễn biến của thị trường, do thu nhập cũng như nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
- Đối tượng đầu tư cải tạo vườn: PGD cho các khách hàng thuộc đối tượng này vay vốn dùng để bổ sung vốn đầu tư, cải tạo diện tích trồng vườn của mình. Nhìn chung đối tượng này giảm dần qua 3 năm.
Năm 2005 dư nợ đạt 178 triệu đồng với tỷ trọng là 0,37%, thấp nhất so với các ngành nghề khác.
Năm 2006 dư nợ là 113 triệu giảm 65 triệu với tỷ lệ giảm là 36,52% so với năm 2005.
Năm 2007 dư nợ tiếp tục giảm 44 triệu, tỷ lệ giảm là 38,94% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc sụt giảm liên tục như thế là do khách hàng đã phát huy được đồng vốn vay từ NH, có thể trả nợ đúng hạn ( một số khách hàng còn trả trước hạn), và do các năm qua nhà vườn vừa trúng mùa lại bán được giá nên nhu cầu vay vốn NH giảm, vì thế làm dư nợ trung hạn của đối tượng này giảm qua các năm.
- Ngành Công nghiệp chế biến:
Năm 2005 dư nợ của ngành này là 2.570 triệu, tỷ trọng là 5,29%.
Và sang năm 2006 dư nợ tăng khá cao, số tăng là 10.216 triệu tương đương 397,51% so với năm 2005.
Năm 2007 so với năm 2006 giảm 3.400 triệu đồng tương đương 26,59%.
Nguyên nhân do địa phương chủ yếu tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh chế biến thủy hải sản, chế biến gạo, chế biến lương thực phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước như: Công ty CP thủy sản Việt Thắng, Công ty CP XNK Sa Giang, Công ty TNHH Ngọc Đài…nên nhu cầu vay vốn để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh là rất lớn.
- Ngành xây dựng: Dư nợ của ngành này liên tục tăng qua 3 năm.
Năm 2005 dư nợ đạt 1.287 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,65%.
Năm 2006 dư nợ đạt 1.443 triệu đồng tăng 156 triệu với tỷ lệ tăng là 12,12% so với năm 2005.
Năm 2007 so với năm 2006 dư nợ tiếp tục tăng với số tiền tăng thêm là 1.302 triệu tương đương tỷ lệ tăng là 90,23%.
Nguyên nhân của việc tăng này do trên địa bàn ngày càng có nhiều doanh nghiệp và công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Để phục vụ cho việc đầu tư mở rộng kinh doanh của mình thì nguồn vốn chủ yếu là vay từ các NH, do đó dư nợ trung hạn của ngành này có xu hướng tăng.
- Ngành thương nghiệp: Dư nợ của ngành này có xu hướng giảm qua 3 năm, cụ thể như sau:
Năm 2005 dư nợ đạt được là 1.293 triệu, tỷ trọng chiếm 2,66%/Tổng dư nợ trung hạn.
Năm 2006 dư nợ là 372 triệu giảm 922 triệu với sốgiảm tương đối là 71,31% so với năm 2005.
Năm 2007 dư nợ là 226 triệu đồng tiếp tục giảm so với năm 2006 với số tiền giảm là 145 triệu đồng, tỷ lệ giảm 39,08%.
Nguyên nhân vì ngành này nhu cầu vay ngắn hạn là chủ yếu, nên dư nợ trung hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp, với môi trường kinh doanh là mua bán trao đổi hàng hóa trong lưu thông NH đã giúp cho khách hàng này có thêm vốn để mở rộng việc mua bán của mình đạt hiệu quả cao.
_ Ngành vận tải: Cũng tương tự như ngành thương nghiệp, ngành này dư nợ cũng coa xu hướng giảm qua các năm.
Năm 2005 dư nợ ngành này đạt 4.812 triệu đồng với tỷ trọng là 9,9%/Tổng dư nợ trung hạn.
Năm 2006 dư nợ là 2.544 triệu đồng, giảm so với năm 2005, số tiền giảm là 2.268 triệu đồng tỷ lệ giảm là 47,13%.
Năm 2007 tiếp tục giảm so với năm 2006 với số tiền giảm 1.389 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 54,6%.
Việc NH cho vay đối với các doanh nghiệp, cá thể hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất kinh doanh như mua xe tải, xà lan…Tương tự như thương nghiệp ngành này chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên dư nợ của trung hạn có xu hướng giảm.
Từ những phân tích trên cho thấy tín dụng trung dài hạn dễ phát sinh rủi ro và sự đánh giá kiểm tra khách hàng của CBTD đôi khi còn hạn chế chưa được đầy đủ. Tuy
nhiên cũng rất khó mà tránh khỏi nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ bởi vì số lượng khách hàng đến với PGD ngày càng đông trong khi số lượng CBTD còn hạn chế nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ chưa kịp thời mới dẫn đến nợ quá hạn. Vả lại khách hàng vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có tính cạnh tranh cao trên thị trường, giá cả nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro mà CBTD thường rất khó phát hiện.
Tuy nhiên với việc cấp tín dụng trung dài hạn cho các khách hàng có nhu cầu vay cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của địa phương, thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế, với thời hạn vay dài nên khách hàng có thể yên tâm kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất và có lãi để có thể hoàn trả cho NH đúng thời hạn.
Nói tóm lại, qua bảng số liệu về tình hình dư nợ trung dài hạn qua 3 năm 2005, 2006, 2007 của một số ngành nghề, đối tượng kinh tế cho thấy PGD Sa Đéc ngày càng hoạt động có hiệu quả, vị trí của NH ngày càng được nâng cao, được nhiều khách hàng biết đến. NH đã đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần làm phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, giúp cho các ngành nghề kinh tế ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.