HUYẾT KIỆT Vị thuốc Huyết kiệt (photo-by-sandyST) HUYẾT KIỆT (血竭) Sanguis Draconis Tên khác: Máu rồng, Sang dragon, calamus gum, dragonis blood. Tên khoa học: Calamus draco Willd. (Tên đồng nghĩa Daemonorops draco Blume), họ Dừa (Palmaceae). Mô tả: Cây: Là loại song mây, có thể dài hơn 10 mét, đường kính từ 2-4cm. Lá mọc kép, so le, cùng về phía gốc hầu như mọc đối, có nhiều gai ở trên thân và lá. Hoa mọc đơn độc, đực cái khác gốc. Quả hình cầu đường kính chừng 2cm, khi chín có màu đỏ, trên quả rất nhiều vảy, khi quả (thường hay gọi nhầm là trái) chín, trên mặt những vẩy này phơi đầy chất nhựa máu đỏ. Dược liệu: Huyết kiệt dòn, dễ vỡ vụn, biểu hiện màu nâu đỏ, trên mặt còn lưu lại dấu gói của lá Cọ, những miếng vụn nhỏ biểu hiện láng bóng, trong, có màu đỏ đẹp không có mùi vị đặc biệt, vạch lên giấy lưu lại một vết màu nâu, kinh nghiệm muốn thử thì mài nó vào móng tay, hễ thấy nó ăn thấm vào móng tay là thật, thứ tốt có vị hơi mặn, khi đập bể nó ra ngửi thấy hơi có mùi như Chi tử, nhai không nát, thứ nào mềm dẻo như sáp ong là tốt, còn loại có vị mặn hoặc khi đập ra mà ngửi thấy tanh hôi là xấu. Bộ phận dùng: Dược liệu là nhựa khô lấy từ quả của cây Calamus draco Willd. Phân bố: Cây mọc hoang tại các đảo ở Indonexia, vị thuốc phải nhập. Thu hái: Quả chín về cho vào túi gai để vò xát thì chất nhựa khô dòn ở quả sẽ lỏng ra, xong rây riêng chất nhựa, bỏ tạp chất. Phơi nắng hay đem cách thủy cho nóng chảy rồi đổ vào khuôn hình trụ đều nhau, hoặc thành từng cục được gói trong lá cây Cọ, hoặc đóng thành từng bánh tròn có khi nặng tới vài kg. Có khi người ta đun quả với nước để nhựa chảy ra rồi đóng thành bánh, nhưng loại nhựa này chất lượng kém hơn. Thành phần hoá học: Chất màu, chất nhựa, Ete benzoic và benzoylacetic của dracoresitanola, acid benzoic tự do và tinh dầu. Công năng: Khử ứ chỉ thống, cầm máu chữa lành vết thương. Công dụng: + Xuất huyết do chấn thương ngoài: dùng phối hợp huyết kiệt một mình (dùng ngoài) hoặc có thể phối hợp với bồ hoàng. Chảy máu cam: Huyết kiệt, Bồ hoàng hai vị bằng nhau, tán nhỏ, thổi vào mũi. + Loét mạn tính: dùng phối hợp huyết kiệt với nhũ hương và một dược để dùng ngoài. + Sưng và đau do ứ máu do chấn thương ngoài : dùng phối hợp huyết kiệt với nhũ hương và một dược dưới dạng thất li tán. Cách dùng, liều lượng: 1-1,5g dưới dạng thuốc viên. Bài thuốc: 1. Trị tất cả các loại tổn thương do chấn thương, dùng Huyết kiệt, Nhũ hương, Một dược, Tự nhiên đồng, Ma bì hôi, Cẩu hĩnh cốt (đốt tồn tính), Giá trùng, Hoàng kinh tử, Cốt toái bổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ . 2. Chảy máu mũi, dùng Huyết kiệt, Bạc hà, các vị bằng nhau tán bột thổi vào (Y Lâm Tập Yếu Phương). 3. Trị nội thương: Đỗ trọng 8 g, Tục đoan 8 g, Cốt toái bổ 8 g, Mộc hương 8 g, Hoàng cầm 8 g, Huyết giác 8 g, Xương bồ 4 gam, Đương quy 8 g, Thổ phục linh 8, Đào nhân 8 g, Binh lang 8 g, Hoạt thạch 4g, Hương phụ 8 g, Xuyên tam thất 8 g, Huyết kiệt 8 g, Hồng hoa 4, Nhi trà 8 g, Nhũ hương 8 g, Một dược 8 g, Lô hội 4 g, Bạch chỉ 8 g, Xuyên khung 8 g, Đại hoàng 8 g, Tự nhiên đồng 8 g, Sinh địa 8 g. Nước đầu 4 chén sắc còn 1 chén. Nước hai 3 chén sắc còn 8 phân. 4. Phong thấp đau nhức chạy nơi này qua nơi khác, hai đầu gối Sưng nóng, dùng Kỳ lân kiệt, bột Lưu hoàng, mỗi thứ 30g, uống với rượu nóng lần 3g (Thánh Huệ Phương). Kiêng kỵ: Không dùng Huyết kiệt khi không có dấu hiệu ứ huyết, phụ nữ có thai cấm dùng . HUYẾT KIỆT Vị thuốc Huyết kiệt (photo-by-sandyST) HUYẾT KIỆT (血竭) Sanguis Draconis Tên khác: Máu rồng, Sang dragon,. thương. Công dụng: + Xuất huyết do chấn thương ngoài: dùng phối hợp huyết kiệt một mình (dùng ngoài) hoặc có thể phối hợp với bồ hoàng. Chảy máu cam: Huyết kiệt, Bồ hoàng hai vị bằng nhau,. + Loét mạn tính: dùng phối hợp huyết kiệt với nhũ hương và một dược để dùng ngoài. + Sưng và đau do ứ máu do chấn thương ngoài : dùng phối hợp huyết kiệt với nhũ hương và một dược dưới