VỀ TRUYỆN NGẮN " THUỐC" CỦA LỖ TẤN docx

7 921 6
VỀ TRUYỆN NGẮN " THUỐC" CỦA LỖ TẤN docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VỀ TRUYỆN NGẮN " THUỐC" CỦA LỖ TẤN 1.Trung Quốc vốn là một đất nước có truyền thống văn hoá lâu đời, có những thời kỳ đạt đến đinh cao của văn minh nhân loại (Đời Đường). Nhưng Trung Quốc "đi trước về sau", chế độ phong kiến kéo dài cùng với sự xâm lược và chia cát của các nước đế quốc (Nga, Nhật, Anh, Pháp, Đức, ) đã biến Trung Quốc thành một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa, ốm yếu, què quặt, lạc hậu và ngày càng lụn bại. Trong hoàn cảnh ấy, tuyệt đại bộ phận nhân dân Trung Quốc lại ngu muội, lạc hậu. Trình độ về mọi mặt giữa Trung Quốc và các nước phương Tây có sự chênh lệch cực lớn. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận nhân dân Trung Quốc đứng dậy đấu tranh, song mọi cuộc vận động và phong trào cách mạng diến ra trong suốt thời kỳ cận hiện đại đều lần lượt thất bại. (Cách mạng Tân Hợi(1911), tuy có lật đổ triều đình Mãn Thanh, đưa lại cho đất nước một cái tên mới là "Trung Hoa dân quốc" , song tổ chức nền tảng của XH không đổi, "thay thang mà không thay thuốc"). XH Trung Quốc vẫn là một "con bệnh trầm trọng", cần phải có một liều "thuốc"mới để chữa trị. 2. Lỗ Tấn (1881 - 1936), là một trong những nhân vật đi tiên phong, tìm mọi cách để giúp cho đất nước Trung Quốc thức tỉnh, tiến kịp trào lưu tiến bộ của nhân loại. Thời kỳ đầu ông chưa phải là người cộng sản, tuy vậy, trước những thất bại liên tiếp của các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc thời cận đại, ông vẫn tin tưởng có một ngày nhân dân Trung Quốc sẽ tìm ra con đường tự giải phóng ( đường là gì? Là dẫm mãi chân lên chỗ không có đương mà thành, là phát quang chỗ lắm gai góc mà mở ra. Trước kia vốn đã có đường, sau này mãi mãi cũng phải có đường - Con đường của sự sống). Với niềm tin như thế, Lỗ Tấn hăm hở đi vào các ngành khoa học tự nhiên vì nghĩ rằng khoa học tự nhiên có thể giúp Trung Quốc xoá bỏ tình trạng nghèo nàn lạc hậu. song sau lần xem phim ở trường Đại học y khoa Tiên Đài tại Nhật bản, thấy cảnh người Trung Quốc bị lính Nhật chặt đầu để uy hiếp mà những người Trung Quốc đứng quanh đó vãn thờ ơ, ông giật mình mà nghĩ rằng, "dân mà ngu muội, hèn nhát thì dù thân thể có khoẻ mạnh cũng chỉ có thể làm thứ người mà người ta đưa ra chém đàu thị chúng và là thứ người đứng xem cuộc thị chúng vô vị thế kia mà thôi", nên trước hết phải biến đổi tinh thần của họ, mà muốn vậy, không gì bằng văn nghệ. Và thế là ông bỏ học y mà chuyển sang hoạt động văn nghệ. Bởi động cơ hoạt động văn nghệ trong thời kỳ đầu là vậy nên ở các tác phẩm thời kỳ này, ông đều chọn những con người bất hạnh trong xã hội bệnh tật làm đối tượng miêu tả, với mục đích lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý, tìm cách chạy chữa. Ngòi bút của ông thường lạnh lùng song ẩn sau đó là một tấm lòng nhan hậu, một niềm thương xót bao la của người cầm bút đối với những con bệnh. 3. Truyện ngắn Thuốc trước hết phê phán tập quán chữa bệnh phản khoa học (dùng bánh bao tẩm màu người để chữa bệnh lao - một trong những biểu hiện của tình trạng mê muội của nhân dân Trung Quốc trong xã hội cũ (Dầu rằng Trung Quốc cũng là đất nước có nền y học cổ truyền nổi tiếng). Ngay bố của Lỗ Tấn cũng, con nhà quan mà cũng phải chết bởi uống phải những vị vị thuốc vớ vẩn của các thầy lang băm: "mía chịu sương ba năm" "dế một đôi - đúng một đôi". . . Lỗ Tấn học y cũng vì mong muốn sau này chữa bệnh cho dân để họ không còn phải chết oan nhưn bố ông. Lỗ Tấn đã hoà lệ, đã mang những đau xót của chính mình để viết về cái chết oan của bé Thuyên. Truyện còn có một chủ đề khác, khó nhận ra hơn: Không chỉ phê phán sự dốt nát về khoa học, lạc hậu về chính trị của quần chúng, Lỗ Tấn còn phê phán sự thoát li quần chúng của các chiến sĩ cách mạng vì quần chúng chỉ có thể giác ngộ khi có sự dẫn dắt của các chiến sĩ tiên phong. Từ sự triển khai hai chủ đề trên, có thể thâu tóm ý nghĩa khái quát của tác phẩm: Cần phải có một thứ thuốc khác với chiếc bánh bao tẩm máu - thứ thuốc vừa chữa những căn bệnh hiểm nghèo của cơ thể vừa chữa những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội. Truyện có bốn phần: Phần 1: Đi mua thuốc Câu chuyện diễn ra vào một đêm thu, trăng đã lặn nhưng mặt trời chưa mọc Vợ chồng lão Hoa Thuyên cẩn thận gói ghém những đồng tiền mà họ chắt chiu, dành dụm bấy lâu để đi mua thuốc về chữa bệnh lao cho con trai họ. "Lão cầm lấy , bỏ vào túi áo, tay run run, vuỗt hai lần phía ngoài túi. . . Trởi lạnh hơn trong nhà nhiều , nhưng lão cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ lại và ai cho phép thần thông cải tử hoàn sinh. . . Trong tâm trí lão, việc đi mua thuốc hẳn là một việc rất hệ trọng. Chính thứ thuốc mà lão đang đi mua về cho con đã trở thành nguồn sinh khí tiếp sức cho lão. Thứ thuốc quý chữa bệnh đó là chiếc bánh bao tẩm máu tử tù - một chiếc bánh bao nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt. . . Niềm tin vào tính chất linh diệu của chiếc bánh bao tẩm máu người trong việc chữa trị bệnh hiểm nghèo trở thành nguồn ánh sáng soi chiếu bên từ bên trong, dẫn đường cho lão Hoa Thuyên (mặt trời đã mọc, chiếu sáng con đường lớn đi về nhà lão ) Không phải chỉ có một mình lão Hoa Thuyên đi tìm mua thứ thuốc kia mà còn có bao nhiêu người họ xô nhào tới như nước thuỷ triều người nào người ấy dướn cổ ra như côe vịt bị một bàn tay vô hình nắm lấy, xách lên Có thể thấy, tình trạng u mê thể hiện trong niềm tin vào thứ thuốc lạ lùng ấy không còn là một hiện tượng cá biệt nữa mà đã trở thành căn bệnh của rất nhiều người. Tác phẩm miêu tả bi kịch của một gia đình nhưng lại có ý nghĩa khái quát về xã hội. Phần 2: Cảnh "ăn thuốc" Cảnh "ăn thuốc" diễn ra như một nghi thức hành lễ trang trọng (. . .)và phảng phất không khí ghê rợn (cái gói lá xanh và cái chao đèn rách nát loang lổ máu. . . ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên. . . mùi thơm quái lạ tràn ngập khắp quán trà cái vật gì tròn tròn đen thui. . . một làn hơi trắng bốc ra từ làn vỏ cháy sém). Các sắc màu, mùi vị ấy hoà trộn nhau tạo ra một ấn tượng hãi hùng. Câu nói lặp lại của người mẹ như muốn xác nhận một niềm tin có thực đang tồn tại trong người mẹ khốn khổ. (Tác giả đã kết hợp được bút pháp tả thực và tượng trưng một cách tài tình.) Phần 3: Không khí trong quán trà Quán trà là nơi họp mặt của đủ các hạng người. Nơi đó người ta bàn tán đủ chuyện. Đặc biệt có hai vấn đề người ta bàn tán nhiều: thứ nhất là những câu nói của nhân vật cả Khang. Ông ta ra sức củng cố niềm tin cho vợ chồng Hoa Thuyên, cho các vị khách trong quán trà và có lẽ cho chính cả ông nữa về công hiệu của vị thuốc chữa bệnh lao; thứ hai là những bàn tán của khách trà về người tử tội (Hạ Du trong tác phẩm là một chiến sĩ bất khuất, dũng cảm. Mục tiêu chính trị của Hạ Du là lật đổ nền thống trị Mãn Thanh. Thế nhưng không một nhân vật nào trong tác phẩm hiểu được việc làm cao cả đó mà còn chế diễu. Đó là thằng quỷ sứ, là nhãi con không muốn sống nữa, là kẻ nằm trong tù rồi mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc. . . là tên điên. . .). Nội dung câu chuyện mà họ bàn tán chứng tỏ họ không hiểu gì về người cách mạng. Họ chỉ nhìn thấy số phận một "tên giặc" mà không hiểu mục đích, hành động của con người ấy, không hiểu được tinh thần bất khuất của người cách mạng. Phần 4: Cuộc gặp gỡ của hai bà mẹ Vào một buổi sáng mùa xuân nơi nghĩa địa ven thành. Một con đường nhỏ cong queo chia nghĩa địa ra hai phần: Một bên là nấm mồ của những người chết chém hoặc chết tù; một bên là mộ của những người nghèo. Cả hai bên mộ dày khít, lớp này lớp khác như bánh bao nhà giàu mừng thọ. Hình ảnh đó khiến ta hình dung được tình trạng đen tối của xã hội đương thời. Trên cái nền ghê sợ ấy là hình ảnh hai người mẹ khốn khổ cùng đến viếng mộ con mình. (Trong định kiến xã hội về những người tử tù mà giai cấp thống trị tạo ra, giữa họ có một ranh giới ngăn cách, nhưng thực ra cả hai bà mẹ và những đứa con của họ đều là nạn nhân của giai cấp thống trị trong xã hội. Một cái chết vì lưỡi dao oan nghiệt của chế độ, một cái chết vì liều thuốc ngu dân của chế độ. Trong một khoảnh khắc của sự cảm thông, bà Hoa đã bước qua con đường mòn ngăn cách để đến với người mẹ của kẻ tử tù. Đó là một sự cố gắng không dễ để vượt qua và là dấu hiệu khởi đầu của sự thức tỉnh của người lao động. Hình ảnh vòng hoa trên nấm mồ Hạ Du có một ý nghĩa đặc biệt. Hạ Du bị xem là "kẻ thù của chế độ" vậy mà có ai đó vẫn dám đặt trên nấm mồ Hạ Du một vòng hoa khác thường. Phải chăng đó là một sự lựa chọn đường đi của những người còn sống? tạm thời quần chúng còn chưa được giác ngộ, chưa hiểu nhiều về cách mạng, song Lỗ Tấn tin rằng căn bệnh u mê của họ vẫn còn có thể chữa được. Vòng hoa trên mộ Hạ Du là niềm tin thấp thoáng về tương lai cách mạng ẩn hiện trong quần chúng trong những ngày đen tối của thời cuộc. Vòng hoa đó không chỉ có ý nghĩatưởng niệm mà còn là một lời hứa trước anh linh của người đã khuất, là một sự thách thức đối với chế độ xã hội đương thời, là biểu tượng của tương lai cách mạng sẽ nở hoa. (chú ý câu hỏi và tiếng khóc của bà mẹ Hạ Du: Câu hỏi vừa ngạc nhiên vừa ẩn dấu một niềm vui có người hiểu con mình. Tiếng khóc là dấu hiệu đầu tiên của sự thức tỉnh - bà mẹ đã hiểu rằng, con mình đã hành động đúng). Có thể nói, Thuốc là một truyện ngắn đặc sắc , mang đậm phong cách của nhà văn: * Tên truyện là một dụng ý nghệ thuật của tác giả, nó bao hàm ba lớp nghĩa: - Là loại thuốc chữa bệnh lao trong quan niệm mê muội của người dân lao động TQ đương thời. - Đó không phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc chết người. - Thực tế đó đặt ra yêu cầu bức xúc: cần phải có một thứ thuốc giải độc tinh thần cho nhân dân để họ thức tỉnh và không chìm đắm mãi trong mê muội. * Không gian truyện có ý nghĩa điển hình cho không gian của XHTQ thời trung cổ (lặng lẽ vào đêm, ồn ào, pháp trường nhốn nháo, nghĩa địa mênh mông lạnh lẽo. . .); Tuy nhiên, Điều mà tác giả đem đến cho người đọc lại không phải là tư tưởng bi quan: Lỗ Tấn đã vạch ra một cách rõ ràng và triệt để nguyên nhân gây bệnh, chỉ ra tác hại của việc dùng sai thuốc, gợi ý hướng đi tìm phương thuốc đúng đắn. Với hình tượng vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du, Lỗ Tấn mong và tin chắc những hành động còn lẻ tẻ ấy sẽ trở thành phổ biến. Làm cách mạng, hi sinh là tất yếu, song khi cả dân tộc hiểu rõ ý nghĩa của sự hi sinh ấy thì cái chết những người cách mạng sẽ là vị thuốc có thần đem lại cái sống cho đời sau ./. . VỀ TRUYỆN NGẮN " THUỐC" CỦA LỖ TẤN 1.Trung Quốc vốn là một đất nước có truyền thống văn hoá lâu đời, có những thời kỳ đạt đến đinh cao của văn minh nhân loại. Thuyên. Truyện còn có một chủ đề khác, khó nhận ra hơn: Không chỉ phê phán sự dốt nát về khoa học, lạc hậu về chính trị của quần chúng, Lỗ Tấn còn phê phán sự thoát li quần chúng của các chiến. . . Lỗ Tấn học y cũng vì mong muốn sau này chữa bệnh cho dân để họ không còn phải chết oan nhưn bố ông. Lỗ Tấn đã hoà lệ, đã mang những đau xót của chính mình để viết về cái chết oan của bé

Ngày đăng: 01/04/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan