Cảm nhận của anh chị về nhân vật Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn Người đăng: Anh Thư Ngày: 30042018 Đề bài: Cảm nhận của anh chị về nhân vật Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn Bài làm: Lỗ Tấn là nhà văn tiêu biểu cho nền văn học Trung Quốc. Ông là một trong số ít những nhà văn thấu hiểu được chức năng của văn học và dã dũng cảm theo đuổi và làm tròn thiên chức nhà văn của mình. Ông quan niệm rằng: Văn học cải tạo quốc dân tính và ông cho rằng, người dân Trung Quốc đương thời đang mắc căn bệnh u mê, ngu muội, ngủ say trong một chiếc hộp bằng sắt không có cửa sổ. Những trăn trở ấy của ông đã được gửi gắm vào trong nhân vật Hạ Du của tác phẩm “Thuốc”. Mặc dù chỉ được miêu tả gián tiếp qua suy tư của nhân vật khác và qua thái độ của người kể chuyện, nhưng hình ảnh Hạ Du có một vị trí đặc biệt, là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Anh hiện ra trước hết là một người yêu nước, một nhà cách mạng tiên phong, dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn. Qua nhân vật Hạ Du, Lỗ Tấn bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu sắc đối với những chiến sĩ tiên phong của Cách mạng Tân Hợi. Chính Lỗ Tấn cho biết là ông viết về Hạ Du là đề nhớ về Thu Cận (Hạ đối với Thu, Du và Cận đều thuộc bộ ngọc, là hai loại ngọc). Trong không khí khủng bố cách mạng Tân Hợi, đây là cách né tránh kiểm duyệt. Thu Cận là nhà nữ cách mạng tiên phong thời cận đại, từng du học ở Nhật, tham gia cách mạng rồi bị trục xuất về nước, lập tờ Trung Quốc nữ báo đầu tiên tuyên truyền bình đẳng nam nữ, chống phong kiến quân phiệt. Bà tham gia chuẩn bị khởi nghĩa với Từ Tích Lân rồi bị bắt và bị hành hình lúc ba mươi hai tuổi (1875 — 1907). Nơi bà bị hành hình là Cô Hiên Đình Khẩu trong thành Thiệu Hưng mà Lỗ Tấn cho là thấp thoáng ẩn hiện trong tác phẩm. Lỗ Tấn đã không chỉ một lần nhắc đến Thu Cận. Số phận bi thảm của nhà nữ cách mạng trẻ tuổi này đã khắc sâu trong tâm khảm nhà văn. Nhưng Thu Cận cũng đồng thời là biểu tượng của cả một lớp thanh niên giác ngộ sớm thời bấy giờ. Trong tác phẩm Thuốc, hình tượng Hạ Du cũng chính là hình tượng biểu trưng cho lớp thanh niên có lí tưởng cách mạng rõ ràng: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành độc lập. Hạ Du là một người dũng cảm hiên ngang, dám tuyên truyền lí tưởng cách mạng với cả người cai ngục trong những ngày chờ lên đoạn đầu đài. Nhưng cũng chính Hạ Du là một con người cô đơn, không ai hiểu anh, kể cả mẹ anh. Anh đổ máu vì quần chúng, thế mà họ lại lấy máu anh để tẩm bánh bao chữa bệnh lao. Người ta gọi anh là thằng quỷ sứ, thằng nhãi con, thằng khốn nạn, là người điên. Những người trong quán sung sướng kể chuyện anh bị hai cái tát của tên cai ngục vì đã tuyên truyền thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của ta (Đánh cái đồ ấy, thương hại cái gì?), họ lấy cả cái áo anh mặc khi bị xử chém, đau đớn nhất là tranh cướp máu của anh. Những giọt máu đỏ tươi, nhỏ từng giọt, từng giọt trên tay một người mặc đồ đen được đổi sòng phẳng bằng những gói tiền chắt chiu của những người nghèo khổ như lão Thuyên làm cho cái chết vì nghĩa của những người như Hạ Du trở thành bi kịch đẫm máu. Anh đã chết rồi vẫn để lại cái ngập ngừng, xấu hổ cho mẹ anh khi đi thăm mộ con. Ngay cả mẹ anh cũng không hiểu sự nghiệp của anh. Mộ của những người chiến sĩ cách mạng như anh vô tình bị xếp về phía bên phải của nghĩa trang (phía của những người bị chết chém hoặc chết tù). Ngăn cách giữa hai khu nghĩa địa ấy là con đường do người ta hay đi tắt giẫm mãi cũng thành quen. Con đường đã trở thành biểu tượng của sự ngăn cách, làm cho những người như Hạ Du cho đến khi chết vẫn bị hiểu nhầm, bị đối xử, phân biệt như những tên tội phạm nguy hiểm khác. Sự ngăn cách này một phần do sự mê muội của dân chúng, một phần là do sự xa rời quần chúng của những người chiến sĩ. Có thể nói, Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc, nhưng vì xa rời quần chúng nhân dân nên thất bại. Thuốc vừa là tiếng Gào thét để trợ uy cho những dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu, vừa là sự bộc bạch tâm huyết của một ngòi bút lạc quan tin tưởng: Riêng về phần tôi, tôi vẫn cho rằng hiện nay, tôi không còn phải là người có điều gì bức xúc, không nói ra không được, nhưng hoặc giả bởi vì chưa thể quên hết những nỗi quạnh hiu, đau khổ của mình ngày trước, nên có lúc không thể không gào thét lên mấy tiếng đế an ủi những kẻ dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu, mong họ ở nơi tuyên đầu được vững tâm hơn… (Lỗ Tấn,Tựa Gào thét, 1922). “Thuốc” có lối viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Cách xây dựng nhân vật cũng rất đặc biệt: không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà đặt ở tuyến ngầm phía sau nhân vật đám đông để khắc họa chủ đề thức tỉnh quần chúng của truyện. Ngoài ra, cách kể chuyện theo ngôi thứ ba truyền thống nhưng nhiều đoạn đã chuyển điểm nhìn trần thuật sang nhân vật làm cho truyện sinh động hơn. Truyện ngắn “Thuốc” vẫn luôn là một trong những sáng tạo nghệ thuật tài ba của nhà văn Lỗ Tấn. Thông qua tác phẩm này, Lỗ Tấn đã bộc lộ những suy tư, trăn trở của mình dành cho đất nước, con người Trung Hoa. Giá trị mà Thuốc mang lại không chỉ gói gọn trong thời đại lúc ấy, mà còn trong cả thời đại ngày nay. => Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì tech12h có dàn ý để các bạn dễ viết bài. 1. Mở bài Giới thiệu truyện ngắn “Thuốc” và nhân vật Hạ Du. 2. Thân bài Mặc dù chỉ được miêu tả gián tiếp qua suy tư của nhân vật khác và qua thái độ của người kể chuyện, nhưng hình ảnh Hạ Du có một vị trí đặc biệt, là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Anh hiện ra trước hết là một người yêu nước, một nhà cách mạng tiên phong, dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn. Hình tượng Hạ Du cũng chính là hình tượng biểu trưng cho lớp thanh niên có lí tưởng cách mạng rõ ràng: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành độc lập. Nhưng cũng chính Hạ Du là một con người cô đơn, không ai hiểu anh, kể cả mẹ anh. Anh đổ máu vì quần chúng, thế mà họ lại lấy máu anh để tẩm bánh bao chữa bệnh lao. Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc, nhưng vì xa rời quần chúng nhân dân nên thất bại. Nghệ thuật của tác phẩm Lối viết súc tích, có tính biểu tượng Cách xây dựng nhân vật đặc biệt Kể chuyện theo ngôi thứ ba 3. Kết bài Khẳng định giá trị của tác phẩm “Thuốc” Xem toàn bộ: Soạn văn bài: Thuốc Lỗ Tấn Ngữ văn 12 tập 2
Trang 1Cảm nhận của anh chị về nhân vật Hạ
Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
Người đăng: Anh Thư - Ngày: 30/04/2018
Đề bài: Cảm nhận của anh chị về nhân vật Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
Bài làm:
Lỗ Tấn là nhà văn tiêu biểu cho nền văn học Trung Quốc Ông là một trong số ít những nhà văn thấu hiểu được chức năng của văn học và dã dũng cảm theo đuổi và làm tròn thiên chức nhà văn của mình Ông quan niệm rằng: "Văn học cải tạo quốc dân tính" và ông cho rằng, người dân Trung Quốc đương thời đang mắc căn bệnh u mê, ngu muội, "ngủ say trong một chiếc hộp bằng sắt không có cửa sổ" Những trăn trở ấy của ông đã được gửi gắm vào trong nhân vật Hạ Du của tác phẩm “Thuốc”
Mặc dù chỉ được miêu tả gián tiếp qua suy tư của nhân vật khác và qua thái độ của người
kể chuyện, nhưng hình ảnh Hạ Du có một vị trí đặc biệt, là hình tượng trung tâm của tác
phẩm Anh hiện ra trước hết là một người yêu nước, một nhà cách mạng tiên phong, dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn Qua nhân vật Hạ Du, Lỗ Tấn bày tỏ sự kính trọng và lòng
thương cảm sâu sắc đối với những chiến sĩ tiên phong của Cách mạng Tân Hợi Chính Lỗ Tấn cho biết là ông viết về Hạ Du là đề nhớ về Thu Cận (Hạ đối với Thu, Du và Cận đều thuộc bộ ngọc, là hai loại ngọc) Trong không khí khủng bố cách mạng Tân Hợi, đây là cách
né tránh kiểm duyệt Thu Cận là nhà nữ cách mạng tiên phong thời cận đại, từng du học ở Nhật, tham gia cách mạng rồi bị trục xuất về nước, lập tờ Trung Quốc nữ báo đầu tiên tuyên truyền bình đẳng nam nữ, chống phong kiến quân phiệt Bà tham gia chuẩn bị khởi nghĩa với Từ Tích Lân rồi bị bắt và bị hành hình lúc ba mươi hai tuổi (1875 — 1907) Nơi bà
bị hành hình là Cô Hiên Đình Khẩu trong thành Thiệu Hưng mà Lỗ Tấn cho là thấp thoáng
ẩn hiện trong tác phẩm
Lỗ Tấn đã không chỉ một lần nhắc đến Thu Cận Số phận bi thảm của nhà nữ cách mạng trẻ tuổi này đã khắc sâu trong tâm khảm nhà văn Nhưng Thu Cận cũng đồng thời là biểu
tượng của cả một lớp thanh niên giác ngộ sớm thời bấy giờ Trong tác phẩm Thuốc, hình tượng Hạ Du cũng chính là hình tượng biểu trưng cho lớp thanh niên có lí tưởng cách mạng rõ ràng: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành độc lập Hạ Du là một
người dũng cảm hiên ngang, dám tuyên truyền lí tưởng cách mạng với cả người cai ngục trong những ngày chờ lên đoạn đầu đài
Nhưng cũng chính Hạ Du là một con người cô đơn, không ai hiểu anh, kể cả mẹ anh Anh đổ máu vì quần chúng, thế mà họ lại lấy máu anh để tẩm bánh bao chữa bệnh
lao Người ta gọi anh là thằng quỷ sứ, thằng nhãi con, thằng khốn nạn, là người điên Những người trong quán sung sướng kể chuyện anh bị hai cái tát của tên cai ngục vì đã tuyên truyền thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của ta (Đánh cái đồ ấy, thương hại cái gì?),
họ lấy cả cái áo anh mặc khi bị xử chém, đau đớn nhất là tranh cướp máu của anh Những giọt máu đỏ tươi, nhỏ từng giọt, từng giọt trên tay một người mặc đồ đen được đổi sòng phẳng bằng những gói tiền chắt chiu của những người nghèo khổ như lão Thuyên làm cho
Trang 2cái chết vì nghĩa của những người như Hạ Du trở thành bi kịch đẫm máu Anh đã chết rồi vẫn để lại cái ngập ngừng, xấu hổ cho mẹ anh khi đi thăm mộ con Ngay cả mẹ anh cũng không hiểu sự nghiệp của anh Mộ của những người chiến sĩ cách mạng như anh vô tình bị xếp về phía bên phải của nghĩa trang (phía của những người bị chết chém hoặc chết tù) Ngăn cách giữa hai khu nghĩa địa ấy là con đường do người ta hay đi tắt giẫm mãi cũng thành quen Con đường đã trở thành biểu tượng của sự ngăn cách, làm cho những người như Hạ Du cho đến khi chết vẫn bị hiểu nhầm, bị đối xử, phân biệt như những tên tội phạm nguy hiểm khác Sự ngăn cách này một phần do sự mê muội của dân chúng, một phần là
do sự xa rời quần chúng của những người chiến sĩ
Có thể nói, Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một
cuộc cách mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc, nhưng vì xa rời quần chúng nhân dân nên thất bại Thuốc vừa là tiếng Gào thét để "trợ uy cho những dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu", vừa là sự bộc bạch tâm huyết của một ngòi bút lạc quan tin tưởng: "Riêng về phần tôi, tôi vẫn cho rằng hiện nay, tôi không còn phải là người
có điều gì bức xúc, không nói ra không được, nhưng hoặc giả bởi vì chưa thể quên hết những nỗi quạnh hiu, đau khổ của mình ngày trước, nên có lúc không thể không gào thét lên mấy tiếng đế an ủi những kẻ dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu, mong họ ở nơi tuyên đầu được vững tâm hơn…" (Lỗ Tấn,Tựa Gào thét, 1922)
“Thuốc” có lối viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng Cách xây dựng nhân vật cũng rất đặc biệt: không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà đặt ở tuyến ngầm phía sau nhân vật đám đông để khắc họa chủ đề thức tỉnh quần chúng của truyện Ngoài ra, cách kể chuyện theo ngôi thứ ba truyền thống nhưng nhiều đoạn đã chuyển điểm nhìn trần thuật sang nhân vật làm cho truyện sinh động hơn
Truyện ngắn “Thuốc” vẫn luôn là một trong những sáng tạo nghệ thuật tài ba của nhà văn
Lỗ Tấn Thông qua tác phẩm này, Lỗ Tấn đã bộc lộ những suy tư, trăn trở của mình dành cho đất nước, con người Trung Hoa Giá trị mà Thuốc mang lại không chỉ gói gọn trong thời đại lúc ấy, mà còn trong cả thời đại ngày nay
=> Trên đây là bài viết tham khảo Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì tech12h có dàn ý để các bạn dễ viết bài
1 Mở bài
Giới thiệu truyện ngắn “Thuốc” và nhân vật Hạ Du
2 Thân bài
- Mặc dù chỉ được miêu tả gián tiếp qua suy tư của nhân vật khác và qua thái độ của người
kể chuyện, nhưng hình ảnh Hạ Du có một vị trí đặc biệt, là hình tượng trung tâm của tác phẩm
Anh hiện ra trước hết là một người yêu nước, một nhà cách mạng tiên phong,
dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn
Trang 3 Hình tượng Hạ Du cũng chính là hình tượng biểu trưng cho lớp thanh niên có lí tưởng cách mạng rõ ràng: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành độc lập.
Nhưng cũng chính Hạ Du là một con người cô đơn, không ai hiểu anh, kể cả mẹ
anh Anh đổ máu vì quần chúng, thế mà họ lại lấy máu anh để tẩm bánh bao chữa bệnh lao
Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc
cách mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc, nhưng vì xa rời quần chúng nhân dân nên thất bại
- Nghệ thuật của tác phẩm
Lối viết súc tích, có tính biểu tượng
Cách xây dựng nhân vật đặc biệt
Kể chuyện theo ngôi thứ ba
3 Kết bài
Khẳng định giá trị của tác phẩm “Thuốc”
Xem toàn bộ: Soạn văn bài: Thuốc Lỗ Tấn - Ngữ văn 12 tập 2