1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Đổi mới công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta potx

42 314 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 343,15 KB

Nội dung

Đổi mới công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta  Đổi mới công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta II. Nhà nước phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp một cách hợp lý. 1. Nguyên tắc quản lý, phân công trách nhiệm 1.1. Tách bạch chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và chức năng sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, được hiểu là: - Quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp là một chức năng riêng có của Bộ máy nhà nước- chức năng công quyền, mà nội dung chủ yếu của nó là quản lý về mặt luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra. - Bên cạnh chức năng quản lý nhà nước, bộ máy nhà nước với mức độ khác nhau, còn thực hiện chức năng dịch vụ, hỗ trợ cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển, can thiệp khi cần thiết để bảo hộ hoặc hạn chế những rủi ro có thể ảnh hưởng đến sự phat triển của đất nước. - Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng dịch vụ đối với doanh nghiệp thông qua hệ thống các cơ quan hành chính và sự nghiệp công ở các cấp chính quyền từ Chính phủ đến chính quyền cấp xã, tùy theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được phân công, phân cấp theo luật định. - Các DNNN phải hoạt động theo cơ chế thị trường và tự chủ hơn trong kinh doanh. - Nhà nước nên để cho DNNN hoạt động theo luật và trả lại quyền tự chủ cho doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên xây dựng một hành lang pháp lý tốt cho doanh nghiệp hoạt động và định hướng chiến lược phát triển mỗi ngành nghề trong bức tranh tổng thể chung của nền kinh tế. - Quản lý nhà nước là để điều phối hoạt động chung của cả nền kinh tế, khác với doanh nghiệp là trực tiếp sản xuất và kinh doanh. - DNNN phải hoạt động dựa trên vốn vay, ngoài số vốn điều lệ ban đầu. Việc tự chủ vay vốn trong kinh doanh sẽ giúp cho các DNNN có trách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh. 1.2. Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm giữa tập thể với cá nhân, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực trong quản lý kinh tế, được hiểu là: - Phân cấp chính là phân quyền giữa trung ương và địa phương. Phân cấp là phân ra, chia thành các cấp, các hạng. Phân cấp có sự chuyển giao quyền lực quản lý xuống các cấp dưới để thực hiện cho sát tình hình thực tiễn, đồng thời, để giảm bớt khối lượng cho cấp trên khỏi phải trực tiếp giải quyết những việc sự vụ. Việc phân cấp phải gắn trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và bảo đảm tính thống nhất từ trung ương đến cơ sở. - Phân cấp còn được hiểu là việc chuyển giao nhiệm vụ, thẩm quyền từ cơ quan quản lý nhà nước cấp trên xuống cơ quan quản lý cấp dưới nhằm đạt mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả quản lý. - Phân định rõ quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước của mỗi cấp chính quyền đối với doanh nghiệp nhà nước tuỳ theo quy mô, đặc điểm, tính chất và tầm quan trọng của mỗi loại hình doanh nghiệp nhà nước. - Chính phủ quản lý thống nhất thể chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi và quyết định hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết đối với doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức kinh tế khác. Chính quyền cấp tỉnh quyết định việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước do địa phương trực tiếp quản lý theo đề án tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trực thuộc. - Phân cấp quản lý nhà nước là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất thẩm quyền với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. 2. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước đòi hỏi sự phân công lao động để đạt được mục tiêu và hiệu quả quản lý, cần bám sát và tiến hành các bước sau đây: - Khảo sát đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước với các nội dung: đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tế áp dụng các quy định đó trong việc phân cấp giữa trung ương - địa phương và giữa các cấp địa phương với nhau; - Phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập trong quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế cụ thể; - Đề xuất nội dung phân cấp giữa các chủ thể quản lý theo tinh thần xác định rõ địa chỉ phân cấp và trách nhiệm của từng chủ thể. Việc đề xuất nội dung phân cấp có thể liên quan đến việc chuyển giao thẩm quyền từ trung ương cho địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và không loại trừ trường hợp ngược lại: vì mục tiêu thống nhất quản lý nhà nước và vì tính hiệu quả, nhiệm vụ cấp dưới được kiến nghị chuyển giao lên cấp trên hoặc cấp trung ương. - Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân cấp quản lý nhà nước là một hệ thống quy định pháp luật về phân định thẩm quyền quản lý nhà nước và cơ chế thực hiện những thẩm quyền đó. Như vậy, suy cho cùng, phân cấp bao gồm các nội dung cụ thể như sau: - Xác định những thẩm quyền đặc biệt của trung ương trong việc quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực công tác cụ thể nhằm bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước; - Xác định những thẩm quyền riêng của từng cấp chính quyền theo tiêu chí “cấp tốt nhất”; - Xác định thẩm quyền chung của hai (hoặc một số) cấp chính quyền và cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thẩm quyền chung đó. Thực tiễn quản lý nhà nước cho thấy không loại trừ sự tác động của một số chủ thể lên cùng một đối tượng và khách thể quản lý. Trong trường hợp này, không nên tuyệt đối hoá việc phân định thẩm quyền theo nghĩa “mỗi việc chỉ do một chủ thể đảm nhiệm”. Vấn đề đặt ra là cần xác định phạm vi trách nhiệm của mỗi chủ thể “đồng quản lý” và có cơ chế quản lý thích hợp. Song để đảm bảo sự phân quyền có hiệu lực và bảo đảm cho sự thống nhất quốc gia cần phải có các điều kiện cơ bản sau : - Phải có sự thống nhất nhất chính trị mạnh và một nền kinh tế tương đối phát triển, tăng trưởng tương đối vững chắc. - Phải có đủ nguồn lực và nguồn tài chính để tiến hành các hoạt động phân quyền. - Phải có hệ thống pháp luật đầy đủ nhằm xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cấp trong hệ thống tổ chức, tránh trùng lặp, đùn đẩy trách nhiệm hoặc bao biện làm thay. - Phải có một chính sách và chiến lược phân quyền : khi nào và vấn đề nào có thể phân quyền và cần tính đến hiệu quả kinh tế xã hội, mức độ phân quyền còn phải tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. - Phải có đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo cơ bản và hệ thống theo một chương trình chuẩn, có năng lực quản lý. - Trình độ dân trí phát triển. Nếu chính trị không ổn định, tính thống nhất dân tộc và trình độ giác ngộ của dân chúng không cao thì phân quyền là mầm mống của chia rẽ, cát cứ. 3. Thực trạng tổ chức quản lý kinh tế Việt Nam hiện nay: Về mặt tổ chức quản lý doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang có những tồn tại, bất hợp lý chủ yếu sau đây: A/ Chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, mỗi cấp hành chính nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, cụ thể là: - Việc tổ chức quản lý, phân công, phân cấp xây dựng và quản lý chiến lược, quy hoạch phát triển các loại hình doanh nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý, tùy tiện. Hiện nay Bộ kế hoạch và Đầu tư, các Bộ quản lý ngành và các cấp chính quyền địa phương đều có nhiệm vụ xây dựng và quản lý chiến lược, quy hoạch nhưng chưa rành mạch, cụ thể, có chỗ trùng chéo, có chỗ bỏ sót, có chổ quả cụ thể, có chỗ lại quá chung chung. Kết quả là các doanh nghiệp được xây dựng và phát triển tùy tiện, nhất là các DNNN, không phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng địa phương, từng ngành; dẫn đến hậu quả tất yếu là sự lãng phí, kém hiệu quả xảy ra tràn lan và rất nghiêm trọng ở khắp nơi. Một yếu kém lớn trong công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển doanh nghiệp hiện nay là chưa tính đến đầy đủ sự kết hợp phát triển giữa 2 khu vực: DNNN và doanh nghiệp ngoài nhà nước trong từng ngành, từng địa phương, mà mới chỉ quan tâm đến khu vực DNNN. Do vậy việc phát triển doanh nghiệp đang được chi phối bởi 2 kênh tách rời nhau: doanh nghiệp ngoài nhà nước thì theo sự điều tiết của thị trường tự do, còn DNNN thì theo ý muốn chủ quan của bộ máy nhà nước ở Trung ương và địa phương. Có thể nói công tác quy hoạch chiến lược hiện nay còn chưa tính đến đầy đủ sự tác động của các quy luật thị trường và còn coi nhẹ khu vực ngoài nhà nước, do vậy sự phát triển của các doanh nghiệp hiện còn rất tùy tiện, bất hợp lý, chưa có sự cân đối giữa các ngành, nghề, cũng như với nhu cầu của xã hội. - Việc phân công, phân cấp xây dựng thể chế, chính sách quản lý doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được các bộ quản lý ngành (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại ) và các Bộ quản lý lĩnh vực (Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, ) thực hiện theo chức năng của mình. Còn chính quyền địa phương thì có vai trò cụ thể hóa chính sách, cơ chế quản lý và trong một chừng mực nhất định, được ban hành một số chính sách riêng để khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển một số ngành nghề nhất định trong chừng mực không vi phạm pháp luật nhà nước. Về mặt này, bên cạnh những cố gắng đáng kể của các ngành các cấp trong việc tạo lập một môi trường pháp lý đồng bộ, bình đẳng cho họat động của các loại hình doanh nghiệp thì đang bộc lộ những bất hợp lý, không ăn khớp, thiếu đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ ngành khác nhau ban hành, mà nguyên nhân chủ yếu về mặt tổ chức là do sự phối hợp giữa các Bộ ngành chưa chặt chẽ, chưa có cơ chế cụ thể đẻ ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan phối hợp, nên chủ yếu phụ thuộc vào cơ quan chủ trì . Hiện nay một số địa phương đã chủ động ban hành một số cơ chế cụ thể để thu hút đầu tư, tạo môi trường pháp lý và dịch vụ thuận lơi cho hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhưng lại đang bị sự phê phán, chỉ trích của một số cơ quan ở cấp Trung ương. Có lẽ cần phải có quan điểm rõ hơn về vấn đề này để không làm hạn chế tính năng động, sáng tạo của địa phương trong bối cảnh mới. - Việc phân công, phân cấp thực hiện chức năng quản lý việc thực thi Luật pháp, chính sách đối với các loại hình doanh nghiệp (đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, kiểm tra viêc chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh, sử dụng tài nguyên, đất đai, lao động, bảo vệ môi trưòng ) bên cạnh những tiến bộ, đổi mới nhất định theo tinh thần các luật mới sửa đổi, đang còn có những bất hợp lý cần khắc phục. Chẳng hạn việc đăng ký kinh doanh hiện do Ngành kế hoạch & đầu tư đảm nhiệm, trên thực tế mới chỉ quản lý được đầu vào (khi thành lập doanh nghiệp) vì phù hợp với chức năng của ngành này, còn việc quản lý hoạt động thực tế của doanh nghiệp và việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp có phần đang bị bỏ trống vì chưa rõ đây là chức năng, trách nhiệm chính của cơ quan nào. Do vậy hiện có nhiều doanh nghiệp “ma”, có thành lập mà không hoạt động, không có trụ sở, không có giao dịch tại ngân hàngv.v Mặt khác đang có sự không rõ về trách nhiệm quản lý cụ thể của mỗi cấp chính quyền đối với các doanh nghiệp đang hoạt động. Trong khi đó, đối với DNNN, thì hiện đang vẫn tiếp tục duy trì chế độ Bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản, tức là vẫn có doanh nghiệp thuộc Bộ này, bộ kia, thuộc UBND tỉnh, Thành phố Trên thực tế, các cơ quan nhà nước vẫn còn can thiệp trực tiếp vào nhiều việc cụ thể của quản lý kinh doanh, vẫn còn thăm hỏi doanh nghiệp nhiều và có khi không đúng chức năng, nhiệm vụ [...]... sở lý luận để xem xét mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường của ViệtNam Kể từ khi Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường, những thay đổi to lớn trong các quan hệ kinh tế đã tác động mạnh mẽ tới các lợi ích của con người Bơi lẽ lợi ích của con người được biểu hiện tập trung ở các quan hệ kinh tế Sự thay đổi của quan hệ kinh tế được thể hiển trên các lĩnh vực: sở... ghen " Lý tưởng mà không gắn với lợi ích, lý tưởng bị bôi nhọ" Ph.ăngghen “Chính trị mà không có lợi ích, chính trị bị làm nhục” Ph.Ăngghen - Tổng hợp động lực là sự phát triển xã hội, triệt tiêu động lực làm tan rã xã hội 2.Vai trò cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 2.1 Sự phát triển của các nhóm lợi ích: Trong những năm gần đây, ở nước ta đã nổi lên... (!) Những nhà hoạch định chính sách cần phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về nghịch lý đó; chứ không phải chỉ bằng một vài giải pháp như giảm thuế nhập khẩu và gây sức ép với nhà sản xuất như Bộ Tài chính đã thực hiện Là một nước công nghiệp hóa sau, nước ta cần học hỏi kinh nghiệm thành công của nhiều nền kinh tế mới ở châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan; mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế chứ không phải... thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội và do hệ thống quan hệ sản xuất quyết định + Đặc trưng của lợi ích kinh tế: - Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của quan hệ kinh tế và quy luật kinh tế + Nó chỉ xuất hiện khi những người SX có mối quan hệ KT với nhau và là hình thức tồn tại và biểu hiện của các quan hệ kinh tế + Quy luật kinh tế chỉ có thể tác động thông qua sự hoạt động của... cầu khách quan của cuộc sống - Lợi ích kinh tế có tính lịch sử và tính giai cấp 1.2 Vai trò của lợi ích kinh tế - Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy mọi tiến bộ kinh tế - Có tác dụng củng cố hoàn thiện quan hệ sở hữu -Quan điểm lợi ích trước hết là quan điểm duy vật biện chứng coi cơ sở kinh tế là gốc phù hợp với nhu cầu thiết yếu của con người, là quan điểm định hướng cơ bản và quan điểm xuất phát... cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu mà sau hơn 20 năm nước ta đổi mới theo cơ chế thị trường vẫn còn được duy trì; trong khi các doanh nghiệp nhà nước khó có đủ tầm nhìn, năng lực và điều kiện để dự báo tình hình và lập quy hoạch phát triển cho cả nước Thiết nghĩ, đã đến lúc phải trả lại việc quy hoạch ngành cho các cơ quan dự báo và các viện nghiên cứu thực hiện phù hợp với nguyên tắc thị trường. .. chúng ta cần phải tiếp tục tăng cường cải cách, đổi mới một cách toàn diện các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao tính tự chủ, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của những doanh nghiệp này, góp phần thực hiện chủ trương kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, đồng thời tạo thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới Theo đó, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp đổi mới. .. con người mà biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích -Lợi ích kinh tế vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan + Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của những quan hệ kinh tế mà quan hệ kinh tế là khách quan + Biến các tác động khách quan của quy luật kinh tế thành các động cơ hoạt động của con người - Lợi ích kinh tế còn bao hàm trong nó mục đích và sự lựa chọn những phương thức hoạt động nhằm... chuẩn mực đạo đức Tuy nhiên, bên cạnh đó, lợi ích cá nhân cũng có tác động tiêu cực đối với đạo đức Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mọi quan hệ xã hội có thể bị biến thành quan hệ tiền nong, mua bán, trao đổi Mặc dù Việt Nam mới chuyển sang kinh tế thị trường 15 năm, song tình hình đó cũng diễn ra tương tự Đồng tiền... thời hướng vào phục vụ lợi ích dân tộc; không để nhóm lợi ích chi phối trong quá trình ra quyết định, gây thiệt hại cho lợi ích chung 3 Lợi ích cá nhân có làm xuống cấp đạo đức xã hội? Công cuộc đổi mới đất nước trong 15 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện Tuy nhiên, bên cạnh những thành công . Đổi mới công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta  Đổi mới công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta . hoạt động kinh tế - xã hội và do hệ thống quan hệ sản xuất quyết định. + Đặc trưng của lợi ích kinh tế: - Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của quan hệ kinh tế và quy luật kinh tế. + Nó. hiệu quả kinh tế – xã hội của quá trình phát triển. 1. Lợi ích kinh tế 1.1. Bản chất, hệ thống và vai trò của lợi ích kinh tế: + Bản chất: Lợi ích kinh tế là những quan hệ kinh tế, phản ánh

Ngày đăng: 22/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w