Chế độ quản lý nhà nước về Kinh tế 3. Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật Nếu không có các nguyên tắc cơ bản của trật tự xã hội với các thể chế làm trụ cột thì thị trường không thể hoạt động được. Với chức năng, nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật, Nhà nước là nhân tố sống còn trong việc đặt nền móng thể chế cho các thị trường. Tại những nước đang phát triển, ưu tiên số một của Nhà nước là thiết lập những nền tảng ban đầu của pháp luật trong điều kiện thị trường, đó là: a. Bảo vệ đời sống và tài sản, chống lại những hành vi tội phạm. b. Hạn chế các hành động độc đoán của các quan chức Nhà nước- kể từ việc ban hành những điều tiết phi thể thức và những khoản thuế, phí không lường trước được, đến tham nhũng, đó vốn là nhân tố làm rối loạn công việc kinh doanh. c. Xây dựng hệ thống tư pháp trung thực và có thể lường trước được. Một khi đã có một nền tảng pháp luật phù hợp với sự phát triển kinh tế, toàn diện và đầy đủ thì trọng tâm của vấn đề sẽ được chuyển sang những điều tiết phức tạp hơn nhằm mở rộng thông tin và tăng cường hợp tác. Phạm vi của pháp luật rất rộng lớn, từ việc cấp giấy phép kinh doanh đến việc quản lý thị trường Tuy nhiên cải cách trong những lĩnh vực này sẽ chỉ có kết quả ở những nơi có năng lực thể chế mạnh. * Vai trò của pháp luật trong việc phát triển kinh tế một cách bền vững 1. “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Đây là định nghĩa do Ủy ban Liên hợp quốc về môi trường và phát triển đưa ra. Về nội dung, phát triển bền vững được hiểu là một quá trình bao gồm không chỉ các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, mà còn có cả các mục tiêu nâng cao phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Quan niệm về phát triển bền vững được hình thành qua một khoảng thời gian tương đối dài, xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề mà các quốc gia gặp phải trong tiến trình phát triển của mình. Trước đây, trong quan niệm về phát triển của các quốc gia công nghiệp, vấn đề tăng trưởng kinh tế được thể hiện chủ yếu qua chỉ tiêu GDP luôn được coi trọng. Quan niệm này cũng được coi là kim chỉ nam tại các nước công nghiệp mới và các nước đang phát triển trong những năm 50 và 60 của Thế kỷ, trước khi các nước này bắt đầu bước vào công nghiệp hóa nhằm mục đích đuổi kịp các nước phát triển. Sau một thời gian, các hậu quả về mặt xã hội và môi trường bắt đầu xuất hiện. Tại nhiều nước, nghèo đói và bất bình đẳng không những không giảm đi mà có xu hướng tăng lên, dẫn đến các áp lực chính trị ngày càng lớn, nguy cơ xung đột, bất ổn định xã hội ngày càng gia tăng. Trước tình hình đó, các nghiên cứu về phát triển bắt đầu nhấn mạnh tới yêu cầu phải phân phối thu nhập công bằng hơn và phải giảm nghèo đói. Mục tiêu phát triển của các quốc gia cũng được điều chỉnh, các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được gắn liền với các mục tiêu về đảm bảo công bằng xã hội, đặc biệt là giảm nghèo đói. Vào đầu những năm 80 – Thế kỷ 20, khi môi trường bị hủy hoại với mức độ ngày càng nghiêm trọng và có nhiều dấu hiệu cho thấy sự xuống cấp của môi trường gây ra những trở ngại cho quá trình tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường đã trở thành mục tiêu thứ ba của phát triển. Như vậy, khái niệm phát triển bền vững giờ đây bao hàm ba bộ phận có quan hệ tương hỗ với nhau, đó là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tính bền vững của từng bộ phận thể hiện ở những điểm sau: • Tính bền vững về kinh tế thể hiện ở sự tăng trưởng và sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, nhất là tình trạng nợ nần chồng chất mà nhiều nước hiện nay đang mắc phải. • Tính bền vững về xã hội thể hiện ở việc giảm đói nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo cho đại đa số người dân được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, được tiếp cận với giáo dục, duy trì sự ổn định về an ninh, nâng cao mức hưởng thụ của người dân về văn hóa, tinh thần… • Tính bên vững về môi trường thể hiện ở việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn được sự đa dạng sinh học, hạn chế ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện môi trường sinh thái… 2. Phát triển bền vững là con đường tất yếu của Việt Nam. Phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao phúc lợi của con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Mục tiêu phát triển ở nước ta là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra. Chỉ có phát triển bền vững trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó phát triển kinh tế vẫn phải được coi là trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, mới có thể đạt được mục tiêu cao nhất này. Trong phát triển kinh tế thì hệ thống pháp luật về kinh tế luôn có vai trò vô cùng to lớn. Nhận thức được tầm quan trọng này, từ cuối những năm 1980 đến nay, việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế luôn là mối quan tâm lớn, thường xuyên và là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định phải “đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, trang 188). Lĩnh vực pháp luật dân sự – kinh tế được Nhà nước đặc biệt quan tâm, cả về số lượng văn bản cũng như nội dung thể hiện. Những sửa đổi cơ bản về chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1992, sự ra đời của Bộ luật Dân sự với 838 điều cùng với các văn bản pháp luật quan trọng khác như Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Bộ Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Đất đai, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật lao động, Luật Hải quan, các luật thuế, v.v… và việc ký kết một số điều ước quốc tế quan trọng đã tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản cho phát triển bền vững ở nước ta. Pháp luật về kinh tế ngày càng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, khuyến khích mọi tổ chức cá nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh, khẳng định nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm (Luật Doanh nghiệp năm 1999). Trong “phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001 – 2005” Đảng ta đã nhận định “nhiều đạo luật về kinh tế, xã hội được ban hành đã thể chế, cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, hình thành về cơ bản khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành trong cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Sách đã dẫn, trang 249). Năm 2003 đánh dấu những chuyển biến lớn về việc cải thiện môi trường pháp lý, tạo thuận lợi hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh. Các luật quan trọng được ban hành trong năm bao gồm Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp Nhà nước (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp đã góp phần làm gia tăng nhanh chóng số lượng doanh nghiệp mới thành lập thuộc khu vực tư nhân. Mỗi năm có hàng trăm nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Trong số đó đã có nhiều điển hình được nhận giải thưởng Sao đỏ, Sao vàng đất Việt. Những sửa đổi của Luật Doanh nghiệp nhà nước đã tiếp tục “cởi trói” cho các DNNN để các doanh nghiệp này có thêm điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Luật Hợp tác xã sửa đổi đã tạo thêm điều kiện pháp lý (quy định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp) cho các HTX hoạt động theo mô hình mới và tham gia tích cực hơn vào các hoạt động kinh tế. Các luật thuế được sửa đổi theo hướng giảm bớt thuế suất, tăng thêm ưu đãi và thuận lợi cho doanh nghiệp. Rõ ràng là những thay đổi theo hướng tích cực của hệ thống pháp luật về kinh tế trong thời gian vừa qua đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng GDP năm 2003 đạt 7,24 %, tám tháng đầu năm 2004 ước đạt khoảng 7,5 %. Thành công về tăng trưởng và ổn định kinh tế của những năm qua đã góp phần tạo đà cho các năm tiếp theo và để Việt Nam hy vọng có thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 với mức tăng trưởng bình quân 7,5 %/ năm. Nhờ những thành công trong kinh tế, Việt Nam có thêm điều kiện để thực hiện tốt hơn vấn đề công bằng xã hội và bảo vệ môi trường (thể hiện qua việc thực hiện một loạt chương trình quốc gia, ví dụ: chương trình 135, chương trình trồng 5 triệu ha rừng…). Qua gần 20 năm thực hiện đổi mới, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư đã được cải thiện và nâng cao. Thành quả ấn tượng nhất mà Việt Nam đạt được là giảm tỷ lệ nghèo đói từ trên mức 70 % vào giữa thập kỷ 80 của Thế kỷ 20 xuống còn khoảng 30 % trong những năm gần đây. Tốc độ giảm nghèo như vậy là vào loại nhanh nhất từ trước đến nay ở tất cả các nước đang phát triển. . Chế độ quản lý nhà nước về Kinh tế 3. Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật Nếu không có các nguyên tắc cơ bản của trật tự xã hội với các thể chế làm trụ cột thì thị. hành lang pháp lý cơ bản cho phát triển bền vững ở nước ta. Pháp luật về kinh tế ngày càng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh của. không thể hoạt động được. Với chức năng, nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật, Nhà nước là nhân tố sống còn trong việc đặt nền móng thể chế cho các thị trường. Tại những nước đang phát triển,