1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CẤP CỨU TRƯỜNG HỢP CHẢY MÁU MŨI (EPISTAXIS) ppt

10 556 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 254,09 KB

Nội dung

CẤP CỨU TRƯỜNG HỢP CHẢY MÁU MŨI (EPISTAXIS) Chảy máu mũi (epistaxis) là chảy máu ở vùng hốc mũi, rất thông thường ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể thấy ở người lớn (10%), thường không có tính chất trầm trọng, có thể tự điều trị tại nhà, tại trường học, nhà giữ trẻ. Tuy nhiên đây cũng là một trong những cấp cứu thường thấy của khoa ' tai, mũi, họng' vì tính đột ngột, không dấu hiệu báo trước, rất dễ gây ấn tượng mạnh cho bệnh nhân và người chung quanh. Nguyên nhân: 1- Do tổn thương những mạch máu nhỏ, nằm ở sát trên mặt niêm mạc trong hốc mũi, vùng tache vasculaire: Là nguên nhân thường thấy nhất (95%) do gãi mủi (grattage), rất thường thấy ở trẻ em, và sẽ lành hẵn khi đến gần tuổi dậy thì. 2- Nguyên nhân chấn thương:  Gãy xưonng mũi, và vùng mặt.  Dùng chất ma tuy hít qua đường mũi. 3- Nguyên nhân nhiễm trùng, viêm mãn tính:  Viêm mũi, viêm xoang mãn tính do dị ứng, gây tổn thương niêm mạc, niêm mạc đóng vảy, nứt. 4- Nguyên nhân tổng quát:  Rối loạn đông máu.  Dùng lâu ngày một số thuốc như: Asprine, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu.  Một số bệnh như cao HA, bệnh Rendu Osler 5- Nguyên nhân bướu: bướu lành hoặc ác tính ở vùng hốc mũi, xoang mũi. Bướu ác tính thường thấy:  Ở những ngưới thợ mộc, hít thở lâu năm những bụi gỗ, nhất là những gỗ cứng.  Ở những người nhiễm buị Nickel: thợ làm nghề tráng men những đồ gốm (dỉa, chén, lọ, đồ sứ trang trí ), hoặc thợ hàn các sản phẩm kim loại nickel. I- Ứng xử đìều trị cơ bản tại chổ: Như đã đề cập ở trên, đại đa số chảy máu mũi (epistaxis) là lành tính, rất thường thấy ở trẻ em, có thể tự điều trị tại chỗ, bằng những động tác điều trị đơn giản: 1- Dùng 2 ngón tay bóp chặc 2 hốc mũi:  Trấn an bệnh nhân vì chảy máu mũi rất thường gây ấn tượng mạnh cho bệnh nhân và người chung quanh.  Cần đặt bệnh nhân ở vị thế ngồi. Nên tránh vị thế nằm hoặc ngữa đầu ra phía sau như dân chúng thường áp dụng, những vị thế nầy khiến máu chảy ngược vào họng và nuốt vào bao tử, không cho phép đánh gía đúng mức độ trầm trọng cuả chảy máu.  Dùng 2 ngón tay bóp chặc 2 hốc mũi. Để làm ngừng chảy máu, động tác nầy cần phải bóp chặc và lâu ít nhất 5 phút và toàn thể 2 hốc mũi. Nếu bệnh nhân là trẻ em, động tác nầy cần được thực hiện bởi người lớn.  Trong thời gian đó, bệnh nhân thở bằng miệng, thư dãn, sau đó nghĩ ngơi ít nhất trong vòng 1 giờ.  Đặt khăn lạnh, hoặc bao chứa nước và đá lạnh trên vùng trán tạo điều kiện ngưng chảy máu nhanh hơn. 2- Đặt bông vào 2 hốc mũi: Sau khoãng 20 phút không hiệu quả với biện pháp ép mạch máu như mô tả ơ phần 1, có thể dùng bông loại thấm nước (coton hydrophile) đặt vào hốc mũi chảy máu. Cần đẩy bông vào sâu và trám đầy hóc mũi mới tạo hiệu quả làm ngừng chảy máu. Ở trẻ em''3-5 tuổi'' cần khoảng 3 cm3 bông. Nếu tủ thuốc gia đình có pommade HEC, có thể tẩm một ít pommade nầy vào bông trước khi đặt vào hốc mũi. Nếu không có pommade HEC, có thể dùng các loại pommade có chất mỡ (vaseline ). Tuyệt đối không được dùng các pommade có dầu nóng, vì tác dụng dãn mạch gây chảy máu trầm trọng hơn. Ở những trẻ em thường chảy máu mũi, gia đình nên mua những gói bông có tẩm sẵn các thuốc cầm máu, bán ở các tiệm thuốc tây đễ có sẵn ở nhà, ở trường . II- Trường hợp cần sự can thiệp của BS 'Tai, Mũi, Họng':  Nếu động tác điều trị đơn giản trên vẫn không hiệu quả.  Nếu chảy máu chủ yếu thoát ra đường miệng (saignement postérieur) dù bệnh nhân ở vi thế ngồi.  Chảy máu mũi sau chán thương vùng mặt.  Ở những bệnh nhân có cơ trạng suy yếu, tiền căn rối loạn đông máu, đang chũa trị bằng thuốc chống đông máu  Ở những bệnh nhân vừa được giải phẩu vùng Tai, Mũi, Họng. 1- Khám nội soi hốc mũi là khám nghiệm căn bản cho phép định vị nơi chảy máy và nguyên nhân: trầy mạch máu vùng 'tache vasculaire', bướư 2- Xét nghiệm máu: với mục đích tìm nguyên nhân rối loạn đông máu. 3- Tùy theo kết quả khám nghiệm trên, có thể bổ túc bằng các chẩn đoán hình ảnh như scanner, IRM. 4- Điều trị: a) Đạm bông (tamponnage), đạm vải (mèche): V ới mục đích đưa vào hốc mũi 1 tampon, tampon này sẽ phồng l ên khi ti ếp xúc với máu, sẻ ép chặc mạch máu gây ngừng chảu máu. Có nhiều loại tampon khác nhau, loại tampon tự tan thường được dùng ở những bệnh nhân đang được trị liệu chống đông máu, các loại tampon khác (non résorbables) phải lấy ra sau khoảng 48 giờ. Bệnh nhân cần được nghĩ ngơi, phối hợp điều trị với kháng sinh và thuốc an thần (anxiolytique). b- Đốt mạch máu (cautérisation): Được chỉ định ở những bệnh nhân thường bị chảy máu tái phát vùng ''tache vasculaire ''. Phương pháp có thể áp dụng nhờ dược liệu tẩm vào bông và áp đạt vào mạch máu gây chảy máu. Cũng có thể đốt bằng laser. Cần phải nhiều lần. Sau mỗi lần đốt cần xoa pommade làm lành sẹo. C- Trường hợp chảy máu mũi trầm trong:cần phải nhập viện để điều trị: Khi các phương pháp điều trị trên không đem lại kết quả mong muốn, bệnh nhân bị mất nhiều máu, bệnh nhân cần phải được điều trị tại bệnh viện. Có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp diều trị sau đây: 1- Đặt mèche vùng sau c ủa h ốc mũi, bằng gaz (compresses) ho ặc bằng sonde có bóng th ổi phồng, thực hiện sau khi gây mê bệnh nhân. 2- Phẩu thuật cột m ạch máu bằng nội soi : 3- Làm t ắc nghẽn mạch máu gây ch ảy máu (embolisation):B ằng cách đ ịnh vị mạch máu gây chảy máu bằng hình ảnh quang tuyến, sau đó đ ặt hột trám mạch. Thay lời kết luận: 90% chảy máu mũi thường là lành tính, nhất là ở trẻ em (95- 98%) và thường chỉ cần những biện pháp điều trị đơn giản, có thể điều trị ở nhà với những thuốc bán sẵn ở các tiệm thuốc tây. Cần phải nhờ đến điều trị chuyên khoa trong những trường hợp khó khăn. . CẤP CỨU TRƯỜNG HỢP CHẢY MÁU MŨI (EPISTAXIS) Chảy máu mũi (epistaxis) là chảy máu ở vùng hốc mũi, rất thông thường ở trẻ em, tuy nhiên cũng. thường chảy máu mũi, gia đình nên mua những gói bông có tẩm sẵn các thuốc cầm máu, bán ở các tiệm thuốc tây đễ có sẵn ở nhà, ở trường . II- Trường hợp cần sự can thiệp của BS 'Tai, Mũi, . thế nầy khiến máu chảy ngược vào họng và nuốt vào bao tử, không cho phép đánh gía đúng mức độ trầm trọng cuả chảy máu.  Dùng 2 ngón tay bóp chặc 2 hốc mũi. Để làm ngừng chảy máu, động tác

Ngày đăng: 22/07/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w