1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "LIÊN KẾT ĐỂ PHÁT HUY ƯU THẾ CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT-MAY ĐÀ NẴNG" docx

5 498 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 299,06 KB

Nội dung

LIấN KT PHT HUY U TH CA CC THNH PHN KINH T TRONG PHT TRIN NGNH DT-MAY NNG COOPERATING TO PROMOTE THE ADVANTAGES OF ECONOMIC SECTORS IN THE DEVELOPMENT OF DANANGS TEXTILE-GARMENT INDUSTRIES NINH TH THU THU Trng i hc Kinh t, i hc Nng TểM TT S ln mnh ca ngnh dt-may Nng cú úng gúp tớch cc ca tt c doanh nghip thuc nhiu thnh phn kinh t. Tuy nhiờn tỡnh trng ph bin l cỏc doanh nghip u hot ng c lp, khộp kớn m cha cú s phi hp v sn xut, kinh doanh tn dng v phỏt huy th mnh ca mi thnh phn. Do ú rt cn s tỏc ng t phớa Nh nc, c quan qun lý ngnh v s vn ng ca mi doanh nghip cỏc thnh phn kinh t trong ngnh dt- may cú th liờn kt, hp tỏc vi nhau nhm to ra sc mnh tng th cho phỏt trin ngnh v t hiu qu kinh t - xó hi cao nht. ABSTRACT The development of Danang's textile industries is attributed to rigorous growth of all enterprises in various economic sectors. However, it is common that the enterprises operate independently without coordination in production and business to exploit and promote the advantage of each sector. Hence, the support from the government, related authorities and the every enterprises efforts are needed to link all the economic sectors in textile-garment industries to create a synergy for their development and highest socio-economic efficiency. 1. t vn Dt-may l ngnh cụng nghip xut khu mi nhn ca thnh ph Nng. Nam 2003, ngnh dt-may ng v trớ th 3 trong cỏc ngnh cụng nghip, úng gúp 9,2% trong giỏ tr sn xut cụng nghip v 31% giỏ tr kim ngch xut khu ca thnh ph. Sự phát triển của ngành cũn góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong đó 80% là nữ, nh ú gúp phn nõng cao mc sng v n nh chớnh tr-xó hi. Tuy nhiờn, hin nay nng lc cnh tranh ca ngnh cũn rt thp nờn vic thõm nhp cỏc th trng xut khu gp nhiu khú khn, ngay trờn th trng ni a cng b sn phm ca Trung Quc, ca thnh ph H Chớ Minh v H ni cnh tranh gay gt. Cú rt nhiu nguyờn nhõn ó c ch ra nh: Tỡnh trng mỏy múc thit b lc hu, nng sut lao ng thp, cht lng sn phm cha cao, mu mó cha a dng Nhng theo tụi, nguyờn nhõn tng hp ca tt c cỏc nguyờn nhõn núi trờn l xut phỏt t vn t chc sn xut trong ngnh. Hot ng sn xut kinh doanh ca cỏc doanh nghip thuc cỏc thnh phn kinh t khỏc nhau cha cú s liờn kt, phi hp cht ch: doanh nghip Nh nc cha phỏt huy vai trũ ch o, nh hng v h tr doanh nghip t nhõn, mi quan h gia doanh nghip Trung ng vi doanh nghip a phng, gia doanh nghip trong nc vi doanh nghip cú vn u t nc ngoi nhỡn chung cha c khai thỏc v phỏt huy cú hiu qu, cha to c sc mnh tng th trong phỏt trin ngnh. 2. Mối quan hệ về sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế trong ngành dệt-may Đà Nẵng Theo số liệu của Sở Công nghiệp thành phố §µ N½ng, đến năm 2003 ngành dệt-may có 1016 doanh nghiệp, năng lực sản xuất toàn ngành đã tăng 3,18 lần, lực lượng lao động sử dụng tăng 2,1 lần so với năm 1997. Tuy nhiên, nếu đi sâu xem xét sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong ngành ta thấy có sự chênh lệch rất lớn về qui mô và trình độ phát triển. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu sau đây: Một số chỉ tiêu theo thành phần kinh tế của ngành dệt may Đà Nẵng năm 2003: Chỉ tiêu Số cơ sở sản xuất Lực lượng lao động Tỷ lệ GT sản xuất (Giá CĐ 1994) Tỷ lệ Đơn vị tính Cơ sở Người % Triệu đồng % Toàn ngành 1 016 16 311 100 537 914 100 A/Ngành dệt -Trung ương -Địa phương +Quốc doanh +Ngoài quốc doanh 99 1 98 2 96 8.196 2.891 5.305 3.957 1.348 50,2 17,7 32,5 24,3 8,3 393 887 186 954 206 933 182 222 24 711 73,2 34,8 38,5 33,9 4,6 B/Ngành may -Trung ương -Địa phương +Quốc doanh +Ngoài quốc doanh -DN có vốn ĐTNN 917 1 916 - 909 7 8.115 1.052 4.911 - 4.911 2.152 49,8 6,4 30,1 - 30,1 13,2 144 027 9 061 31 903 - 31 903 103 063 26,8 1,7 5,9 - 5,9 19,2 (Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng 2003) Xét về số lượng, thành phần kinh tế tư nhân đang chiếm tỷ trọng áp đảo so với số lượng rất ít các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng nếu xét theo qui mô thì sự phát triển của thỔnh ph?n kinh tế tư nhân còn rất nhỏ bé, thể hiện ở các chỉ tiêu: Lao động, nguồn vốn và giá trị sản xuất còn chiếm tỷ trọng không đáng kể so với giá trị toàn ngành. Lao động thuộc thành phần tư nhân chỉ có 6 259 người, chiếm 38,4% lực lượng lao động toàn ngành (trong đó dệt là 8,3%; may là 30,1%), còn về giá trị sản xuất chỉ đóng góp 10,5% (dệt 4,6%, may là 5,9%). Sù chênh lệch trong phát triển của các thành phần kinh tế một phần có nguyên nhân do sự thiếu bình đẳng trong chính sách đối xử, doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn được ưu đãi và bảo hộ nhiều hon so với doanh nghiệp tư nhân. Chẳng hạn về nguồn vốn: doanh nghiệp nhà nước có vốn tự có từ 25-30%, vốn ngân sách cấp 13-15%, vốn vay khoảng 60% nhưng với chính sách ưu đãi của nhà nước nên khả năng vay vốn khá thuận lợi, do vậy có điều kiện để trang bị thêm cơ sở vật chất cải tiến trang thiết bị công nghệ và tiếp cận thị trường xuất khẩu. Còn doanh nghiệp tư nhân hoạt động chủ yếu dựa vào vốn tự có nên nguồn vốn nhỏ, khâu vay vốn còn gặp nhiều khó khăn về thế chấp, thời hạn vay nên đã hạn chế rất nhiều khả năng đầu tư phát triển sản xuất. Trong khâu tiêu thụ, các doanh nghiệp nhà nước cũng nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía nhà nước bằng các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, chính sách ưu đãi về thuế. Nhưng đặc biệt nếu xem xét mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh cho thấy: chưa có sự gắn bó hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế để khai thác và phát huy thế mạnh của nhau, và để tạo ra động lực mạnh hơn trong quá trình phát triển. Nhìn chung các doanh nghiệp đều hoạt động theo hướng cạnh tranh, độc lập, khép kín cả trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm: - Trong khâu kéo sợi, dệt vải: Các công ty Nhà nước nhu dệt may Hoà Thọ, dệt Đà Nẵng phải mua nguyên liệu ở địa phương khác hoặc nhập khẩu với giá cao cộng thêm chi phí vận chuyển, trong khi một bộ phận lớn các hợp tác xã, tổ hợp ươm tơ, kéo sợi thủ công tại chỗ lại đang khó khăn trong khâu hoàn thiện sản phẩm và giải quyết đầu ra nhưng hai bên lại chưa kết hợp với nhau để có thể sử dụng được nguồn nguyên liệu tơ, sợi tại chỗ. - Trong khâu may mặc: Công ty nhà nước, công ty tư nhân sản xuất cùng loại sản phẩm, nhưng trong khi doanh nghiệp nhà nước rất căng thẳng để hoàn thành những hợp đồng lớn thì ở cơ sở tư nhân lại không có đủ việc. Hoặc có những loại máy móc chuyên dùng rất đắt tiền có tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm, tư nhân không thể trang bị được dẫn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, thì ở doanh nghiệp nhà nước lại không phát huy hết công suất Nhưng các cơ sở lại chưa tìm đến với nhau, chưa có sự hợp tác với nhau để nâng cao khả năng sản xuất của mỗi bên. - Doanh nghiệp có vốn nước ngoài qui mô còn rất nhỏ, chủ yếu sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, cũng hoạt động hoàn toàn biệt lập với các doanh nghiệp trong nước, chưa thể hiện được lợi thế về kỹ thuật công nghệ, về mẫu mốt để hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong nước. - Trong khâu tiêu thụ thì "đèn nhà ai nhà nấy rạng", mỗi đơn vị tự tìm lấy cách thức, con đường riờng để tiêu thụ sản phẩm, thậm chí giành giật đơn hàng của nhau để cho khách hàng được dịp ép giá. Mỗi đơn vị tiêu thụ sản phẩm với nhãn hiệu riêng của mình và rút cục là chưa có nhãn hiệu nào đủ mạnh khi sản xuất và tiêu thụ một cách nhỏ bé manh mún như vậy. - Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước chưa thực sự được phát huy: Các doanh nghiệp nhà nước mới chỉ hoạt động để tồn tại cho bản thân mình, mà chưa thể hiện được chức năng chủ đạo định hướng cho các thành phần kinh tế khác về các mặt: + Định hướng về sản xuất, kỹ thuật + Định hướng về sản phẩm, thời trang mẫu mốt + Định hướng về tiêu thụ: Nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin tiêu thụ Qua dú cho thấy sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế chưa thực sự bình đẳng, kinh tế tư nhân vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi, sản xuất mang tính tự phát, biệt lập nên qui mô còn rất nhỏ bé. Kinh tế Nhà nước chưa phát huy được vai trò chủ đạo. Sự liên kết gắn bó giữa các đơn vị để tạo ra động lực phát triển chung toàn ngành chưa có được, nên khả năng tiềm tàng vốn có của các doanh nghiệp chưa thực sự được phát huy. Vì vậy để tăng động lực phát triển cho tất cả các thành phần kinh tế trong ngành dệt- may Đà Nẵng, cần phải tổ chức, xắp xếp lại hoạt động sản xuất của các đơn vị sao cho bảo đảm vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh và tăng cường sự liên kết, hợp tác để khai thác tốt hơn năng lực, thế mạnh của mỗi thành phần kinh tế. 3. Phương hướng xắp xếp lại hoạt động sản xuất, nhằm mở rộng quan hệ liên kết để phát huy có hiệu quả thế mạnh của các thành phần kinh tế Khi tổ chức xắp xếp lại hoạt động sản xuất trong ngành cần đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi thành phần kinh tế để khai thác tốt nhất những thế mạnh của họ. + Doanh nghiệp Nhà nước có thế mạnh vượt trội so với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân về các mặt sau: - Máy móc thiết bị, công nghệ: Đây là những yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay được trang bị nhiều loại máy móc hiện đại, kể cả những thiết bị chuyên dùng đắt tiền, hệ số đổi mới thiết bị nhanh. - Trình độ kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm được cập nhật kịp thời hơn do được tiếp xúc với các khách hàng lớn, mức độ chuẩn hoá sản phẩm cũng cao hơn, đã có sản phẩm đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị thường xuất khẩu. - Thị trường tiêu thụ rộng hơn, với nhiều bạn hàng truyền thống và khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn nên ít nhiều đã gây dựng được uy tín trên thị trường. - Nguồn vốn lớn, khả năng vay vốn dễ dàng hơn nhờ những ưu đãi của Nhà nước. - Lực lượng lao động cú trình độ cao hơn, dễ tuyển chọn lao động hơn, khả năng đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động cũng tốt hơn. + Nhưng điểm hạn chế của các doanh nghiệp Nhà nước là: - Mặt bằng sản xuất còn chật hẹp - Nguồn nhân lực để thực hiện những hợp đồng lớn chưa bảo đảm - Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất chưa chủ động được bằng nguồn tại chỗ mà phải nhập khẩu nên giá cao đặc biệt là nguyên phụ liệu sản xuất sản phẩm xuất khẩu. - Hệ số sử dụng thiết bị còn thấp mới đạt khoảng 70% + Điểm mạnh của các doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất cá thể: - Số lượng lao động đông đảo, có trình độ khéo léo - Đất đai nhà xưởng thuận lợi cho phát triển sản xuất - Có ưu thế trong sản xuất những công đoạn thủ công: thêu, ren, ươm tơ, dệt lụa + Điểm yếu của các doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất cá thể: - Qui mô sản xuất nhỏ, năng suất thấp nên giá cao, chất lượng sản phẩm kém - Vốn ít, khả năng vay vốn khó - Kỹ thuật sản xuất lạc hậu, khả năng đổi mới, hiện đại hoá rất khó khăn - Khả năng đào tạo nâng cao trình độ lao động yếu - Thiết kế mẫu mã kém - Thiếu thông tin, khả năng tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu kém + Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thế mạnh: - Kỹ thuật sản xuất hiện đại, sản phẩm có mức độ chuẩn hoá cao - Mẫu mốt đa dạng phong phú hiện đại và cập nhật nhanh - Thương hiệu sản phẩm sẵn có uy tín Do đó, với mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng bình quân toàn ngành dệt may giai đoạn 2000- 2010 là 24,9%/ năm, cần phải khai thác có hiệu quả hơn nữa năng lực sản xuất của tất cả các thành phần kinh tế trong ngành. Muốn vậy hoạt động sản xuất trong ngành cần hoàn thiện theo hướng: + Chọn từ 2 đến 3 doanh nghiệp Nhà nước đủ mạnh làm nòng cốt ở các khâu: Sợi, dệt, may. Đây là những doanh nghiệp đầu đàn giữ vai trò chủ đạo để thu hút các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác làm vệ tinh. Doanh nghiệp Nhà nước sẽ tác động, hướng dẫn về kỹ thuật, mẫu mã, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác về đào tạo nhân lực, về vốn, về thị trường để cùng phát triển hướng theo mục tiêu chung của ngành. + Mỗi doanh nghiệp cần chuyên môn hoá, làm chủ một vài công nghệ để tạo ra những mặt hàng có chất lượng cao. Từ đó mở rộng sự liên kết hợp tác trong cung cấp nguyên liệu, trong khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị để khai thác tối đa công suất của các thiết bị hiện đại, thiết bị chuyên dùng. Muốn vậy cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm sản xuất của các thành phần kinh tế như sau: * Trong khâu dệt: - Khu vực kinh tế quốc doanh tập trung sản xuất các sản phẩm đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hàm lượng chế biến và kỹ thuật cao như: Sợi các loại, vải chất lượng cao, sản phẩm dệt kim, nhuộm hoàn tất và in hoa, thiết kế, tạo mẫu cho vải. - Khu vực kinh tế dân doanh sản xuất các sản phẩm cần đến kỹ thuật thủ công và sự khéo léo: Lụa tơ tằm, thảm len và làm vệ tinh sản xuất sợi, vải thô cung cấp cho doanh nghiệp lớn hoàn thiện. - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cần phát huy ưu thế về kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm: Sợi chất lượng cao, vải chất lượng cao, sản phẩm dệt kim chất lượng cao, thiết kế thời trang cho may, tạo mốt cho vải. * Trong khâu may: - Kinh tế quốc doanh tập trung sản xuất sản phẩm: Quần áo may sẵn có chất lượng và giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu như: áo sơ mi, quần tây, áo jacket, comple, quần áo thời trang cao cấp. - Khu vực kinh tế dân doanh sản xuất các sản phẩm: Quần áo may sẵn phục vụ thị trường trong nước và làm vệ tinh may quần áo xuất khẩu, thực hiện khâu cuối nhằm hoàn thiện và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm như thêu tay và thêu máy - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Kêu gọi đầu tư hợp tác hoặc 100% vốn nước ngoài để sản xuất nguyên phụ liệu may xuất khẩu, thiết kế mẫu và hợp tác với doanh nghiệp trong nước về thiết kế mẫu thời trang. Tóm lại trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng, được tự do cạnh tranh và kinh doanh theo pháp luật. Nhưng bên cạnh đó cũng rất cần vai trò hướng dẫn, định hướng của thành phần kinh tế Nhà nước và sự liên kết giữa các thành phần kinh tế để nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy nhau cùng phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sở Công nghiệp thành phố Đà Nẵng, Báo cáo qui hoạch phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2001- 2010, 2001. [2] Niên giám thống kê TP Đà Nẵng 2003. [3] Công ty Cổ phần Kinh tế Đối ngoại, Dệt may Việt Nam - Cơ hội và thách thức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. [4] Tạp chí Kinh tế và Phát triển 10/2003, 12/2003; Tạp chí Kinh tế và Dự báo 4/2003; Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới 2/2003; Kinh tế châu Á-TBD 2/2003. . liên kết để phát huy có hiệu quả thế mạnh của các thành phần kinh tế Khi tổ chức xắp xếp lại hoạt động sản xuất trong ngành cần đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi thành phần kinh tế để. thực sự được phát huy. Vì vậy để tăng động lực phát triển cho tất cả các thành phần kinh tế trong ngành dệt- may Đà Nẵng, cần phải tổ chức, xắp xếp lại hoạt động sản xuất của các đơn vị sao. gắn bó hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế để khai thác và phát huy thế mạnh của nhau, và để tạo ra động lực mạnh hơn trong quá trình phát triển. Nhìn chung các doanh nghiệp đều hoạt

Ngày đăng: 22/07/2014, 13:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN