VĂN HỌC VÀ HỌC VĂN LITERATURE AND LITERATURE LEARNING NGUYỄN CHÍ TRUNG Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Với phương pháp Ngữ pháp-Phiên dịch, văn học có một vai trò hiển nhiên, không có gì phải tranh cải trong lớp học ngoại ngữ và học văn là điều bắt buộc. Gần đây, sự ra đời của đường hướng Giao tiếp với sự nhấn mạnh vào việc học tiếng Anh chuyên ngành và thực dụng, vào ngôn ngữ nói hơn là ngôn ngữ viết, đã thách thức nghiêm trọng vị trí của văn học trong việc dạy và học tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ. Nghiên cứu này khẳng định lại vị trí của văn học trong lớp học ngoại ngữ Anh và đề xuất những giải pháp thực tiễn và khả thi cho vấn đề dạy và học văn học trong lớp học ngoại ngữ nói chung và tại trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng nói riêng. ABSTRACT In line with the Grammar-Translation method, literatue assumed an uncontroversial role in a foreign language classroom, and the teaching and learning of literature was a must. More recently, the appearance of the Communicative Approach with its emphasis on the study of English for specific practical purposes, and on the spoken more than on the written language has severely challenged the place of literature in the teaching and learning of English as a second or foreign language. This research reconfirms the place of literature in the EFL classroom and puts forward some practical and feasible solutions to the problem of teaching and learning literature in a foreign language classroom in general, and at the College of Foreign Languages, Danang University in particular. 1. Lý do học Văn học Theo truyền thống, Văn học là cơ sở của việc giảng dạy ngoại ngữ và đường hướng Ngữ pháp - Biên dịch chú trọng việc dịch các văn bản văn học. Ở một số nước (ví dụ Ấn độ) Văn học hãy còn là cơ sở cho việc giảng dạy ngoại ngữ. Tuy nhiên với sự xuất hiện của đường hướng giao tiếp, sự chú trọng được chuyển sang ngôn ngữ hằng ngày với nội dung chương trình hoạch định trên cơ sở chức năng ngôn ngữ. Kết quả của việc chuyển hướng trọng tâm này là sự từ bỏ văn học vì nhiều người cho rằng văn học không liên quan gì đếnviệc dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Trong những năm gần đây, người ta càng ngày càng có cảm giác rằng chúng ta đã quá vội vàng trong việc loại bỏ văn học. Do đó, văn học đã được xem xét lại trong bối cảnh giảng dạy tiếng Anh. Từ đó đến nay, người ta nhất quán đưa ra ba lý do để xem xét lại việc giảng dạy văn học. Lý do thứ nhất: Văn học là một kiểu mẫu văn hóa. Giáo viên giảng dạy văn học theo định hướng này nhấn mạnh giá trị của văn học trong việc đúc kết và tích lũy sự thông thái, những điều tốt đẹp nhất đã từng được con người sống trong một nền văn hóa suy nghĩ và cảm nhận. Văn học diễn đạt những ý tưởng hết sức có ý nghĩa cũng như những tình cảm của con người và giảng dạy văn học thể hiện một phương tiện qua đó sinh viên được tiếp xúc với những cách diễn đạt khác nhau – thường có giá trị và hiệu lực toàn cầu – trong suốt một giai đoạn hay các giai đoạn lịch sử. Giảng dạy văn học trong khuôn khổ một kiểu mẫu văn hóa khiến cho sinh viên có thể hiểu và cảm thụ những nền văn hóa và ý thức hệ khác với nền văn hóa và ý thức hệ của họ về thời gian cũng như không gian và hiểu được truyền thống tư tưởng, tình cảm và hình thức nghệ thuật của di sản văn hóa mà nền văn hóa ấy đem lại. Chính ý nghĩa nhân văn đặc biệt này đã đem lại vị trí trung tâm cho văn học trong việc nghiên cứu và giảng dạy khoa học nhân văn ở nhiều nơi trên thế giới. Lý do thứ hai: Văn học là một kiểu mẫu ngôn ngữ. Một trong những lý do chủ yếu để giáo viên giảng dạy văn học theo định hướng ngôn ngữ là văn học bộc bạch những gì con người hằng suy nghĩ nhưng chưa bao giò diễn đạt tài tình đến thế. Trong khi học văn học, sinh viên được tiếp cận với những cách dùng sáng tạo, tinh tế của ngôn ngữ. Có rất nhiều điều học được về mặt ngôn ngữ qua sự tiếp xúc với những áng văn hay, nhưng động lực chính của việc giảng đạy văn học lấy ngôn ngữ làm trung tâm làgiúp sinh viên tìm cách tiếp cận văn bản một cách có phương pháp và tự thân. Những người đề xuất mô hình ngôn ngữ lập luận rằng ngôn ngữ là công cụ văn học, rằng ngôn ngữ tạo ra văn học, và rằng sinh viên càng đọc văn học thì họ càng có khả năng đồng cảm với các văn bản văn học hơn. Lý do thứ ba: Văn học là một kiểu mẫu cho sự phát triển cá nhân. Một trong những mục đích để giáo viên dấn thân vào việc dạy văn học với tư cách là một kiểu mẫu cho sự phát triển cá nhân là tìm cách cuốn hút sinh viên vào việc đọc các tác phẩm văn học. Sự cuốn hút này thật sự không được đo bằng việc thi đỗ các kỳ thi văn học, mà hơn thế, sự thành công của giáo viên trong việc giảng dạy văn học được đo bằng mức độ thưởng ngoạn và yêu thích văn học không ngừng được tái sinh trong suốt cuộc đời của họ, bên ngoài cánh cửa lớp học. Cái mà người giáo viên đem lại trong những trường hợp như thế là sự say mê lâu dài trong việc đọc văn học và sự thỏa mãn sâu xa nhu cầu phát triển và hiểu biết không ngừng. Giúp sinh viên đọc văn học một cách có hiệu quả không những giúp cá nhân họ phát triển mà còn giúp mối quan hệ giữa họ với cộng đồng xung quanh phát triển ngày một tốt đẹp hơn. 2. Chương trình và nội dung Tuỳ thời lượng dành cho bộ môn văn học mà xây dựng chương trình và phân phối chương trình cho hợp lý. Đối với bộ môn Văn học Anh, thời lượng là 6 đơn vị học trình (90 tiết), rải đều trong 3 học kỳ IV, V, VI. Phần Văn học Mỹ (30 tiết) được dạy dưới dạng chuyên đề trong học kỳ VII. Chương trình Văn học Anh được xây dựng theo từng thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ 15 đến hết thế kỷ 20. Mỗi thế kỷ có thể bao gồm nhiều trào lưu văn học, ví dụ thế kỷ thứ 19 có 2 trào lưu: văn học lãng mạn (1798 – 1832) và văn học hiện thực phêphán (1832 – 1901). Mỗi một thế kỷ hoặc trào lưu văn học sẽ được bắt đầu bằng hoàn cảnh lịch sử, quá trình phát triển văn học, những đặc trưng của từng trào lưu văn học, và những tác giả cũng như tác phẩm điển hình. Đối với mỗi tác giả cần thiết phải có phần sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp và đánh giá chung về đóng góp của tác giả ấy cho nền văn học của nước sở tại và của thế giới. Đối với mỗi tác phẩm cần thiết phải có phần giới thiệu chung về tác phẩm như hoàn cảnh ra đời, tóm tắt tác phẩm (dành cho tiểu thuyết hoặc kịch) và đánh giá chung về tác phẩm ấy trước khi phân tích các đoạn trích. Việc chọn lựa tác phẩm và trích đoạn tác phẩm phải tuân theo những tiêu chí sau đây: + Tác phẩm đó có thể dễ dàng tiếp cận được: có sẵn trong thư viện, ở các hiệu sách, hoặc trên mạng internet. + Độ khó dễ của ngôn ngữ và văn phong: đoạn trích phải phù hợp với trình độ ngoại ngữ và khả năng cảm thụ của sinh viên. Nếu sinh viên phải vật lộn với những từ vựng hoặc cấu trúc câu và văn phong quá khó thì họ sẽ không hiểu và niềm say mê đọc văn học sẽ vơi dần. + Đa dạng về chủ đề (tình yêu, bạo lực, thân phận, v.v.) và phong phú về thể loại (truyện ngắn, thơ, kịch, tiểu thuyết, v. v.) + Đoạn trích phải mang tính tiêu biểu, làm nổi bật được chủ đề hay thông điệp của tác phẩm. Ngoài những câu hỏi liên quan đến thành ngữ, đặc ngữ hoặc diễn đạt lại ý chính của một câu hoặc một đoạn, giáo trình cần đưa ra một hệ thống câu hỏi thảo luận được soạn thảo công phu liên quan đến việc cảm thụ và thưởng ngoạn văn học. Cần nhấn mạnh rằng những câu hỏi này không phải là những câu hỏi đọc hiểu thông thường. Những câu hỏi văn học phải đủ khó để sinh viên tư duy, trao đổi ý kiến và thảo luận. Những câu hỏi văn học phải đủ hay để kích thích niềm say mê nghiên cứu văn học ở sinh viên. 3. Tổ chức dạy và học Để việc dạy và học văn học đạt hiệu quả, cần thiết phải tổ chức theo từng lớp nhỏ và có sự hổ trợ của các thiết bị nghe nhìn. 1. Bàn ghế của lớp học phải rời để có thể dễ dàng di chuyển trong các hoạt động thảo luận nhóm hay trình bày trước lớp. 2. Giảng viên văn học phải có niềm say mê văn học và có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng và phối hợp nhiều thủ thuật trình bày trong việc dạy và học văn học: thuyết giảng, gợi mở, thảo luận, phản hồi, 3. Các thiết bị nghe nhìn như LAPTOP, LCD, DVD, OHP là vô cùng cần thiết trong quá trình thuyết giảng và minh hoạ tác giả, tác phẩm. 4. Phòng chuyên đề với đầy đủ các hổ trợ kỹ thuật là hết sức cần thiết cho việc dạy và học văn học một cách có hiệu quả. 4. Kiểm tra đánh giá Cần thiết phải thực hiện việc kiểm tra đánh giá trong suốt quá trình dạy và học văn học. Việc kiểm tra đánh giá này có thể được thực hiện như sau: 1. Tham dự đầy đủ các buổi học và tham gia tích cực vào việc thảo luận: 10% 2. Trình bày trước lớp về một đề tài liên quan đến việc cảm thụ và thưởng ngoạn một tác phẩm văn học có trong chương trình học và trả lời câu hỏi thảo luận về đề tài ấy: (20%) 3. Viết bảng tự đánh giá về việc trình bày và thảo luận trước lớp: 10% 4. Bài tập lớn hoặc bài thi hết môn: 60% Để có thể làm đề tài trình bày trước lớp hoặc bài tập lớn, sinh viên được yêu cầu phải thực hiện một nghiên cứu nhỏ trên mạng hay trong thư viện. Việc này sẽ hình thành thói quen tự học, kích thích khả năng tư duy và giúp các em làm quen với các thao tác, kỹ năng nghiên cứu. Nếu sự kiểm tra đánh giá được thực hiện như thế này thì sinh viên sẽ phải làm việc đều đặn trong suốt cả học kỳ, áp lực thi cử cuối học kỳ nhờ thế sẽ giảm đi đáng kể và kết quả đánh giá chắc chắn sẽ toàn diện và chính xác hơn rất nhiều. 5. Đề xuất Để có thể thực hiện những điều trình bày trên, chúng tôi xin có những đề xuất sau: 1. Có đủ đội ngũ cán bộ giảng dạy thừa năng lực và nhiệt tình để có thể tổ chức dạy và học văn học theo từng đơn vị lớp. 2. Bàn ghế lớp học phải được trang bị phù hợp cho việc di chuyển và tạo nhóm. 3. Cần thiết phải có các phòng học chuyên đề với đầy đủ các phương tiện hổ trợ kỹ thuật như LAPTOP, LCD, DVD, OHP 4. Cần phải xây dựng gấp một thư viện với nhiều sách văn học và phê bình văn học để sinh viên tiện tham khảo. 5. Sinh viên được sử dụng Internet thường xuyên tại Trung Tâm Thông Tin Tư Liệu để nghiên cứu và đáp ứng những yêu cầu trong suốt quá trình học. 6. Cho phép giáo viên tính điểm quá trình và ra bài tập lớn theo cách đánh giá trên. 6. Kết luận Văn học và ngoại ngữ không thể tách rời. Dạy và học văn một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có niềm say mê và hứng thú. Để có được và duy trì được niềm say mê và hứng thú ấy thì không thể trông cậy vào mỗi một người thầy. Bao giờ cũng thế, sự thành công trong lãnh vực dạy và học cần có 3 yếu tố: thầy, trò và giáo trình. Thầy chỉ là người hướng dẫn và tổ chức hoạt động dạy và học. Trò phải chủ động và tích cực tham gia vào các hoạt động. Giáo trình phải hay, phải được dày công soạn thảo để lôi cuốn người học. Ngoài 3 yếu tố ấy ra, sự thành bại của việc dạy và học văn còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất và những hổ trợ kỹ thuật cần thiết. Một sự phối hợp đồng bộ giữa thầy, trò, giáo trình và cơ sở vật chất tất yếu sẽ làm cho Văn học trở thành một bộ môn lý thú và việc học Văn trở thành niềm say mê và đạt hiệu quả cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Brumfit, C. J., Language and Literature Teaching, Pergamon, 1985. [2] Carter, R. & Burton, D. (eds), Literary Text and Language Study, London, Edward Arnold, 1982. [3] Carter, R. & Long, M., Teaching Literature, England, Longman Group UK Limited, 1991. [4] Collie, J. & Slater, S., Literature in the Language Classroom, Cambridge, CUP, 1987. [5] Hill, J., Teaching Literature in the Language Classroom, London, Macmillan Publishers Ltd, 1990. . văn học phải đủ hay để kích thích niềm say mê nghiên cứu văn học ở sinh viên. 3. Tổ chức dạy và học Để việc dạy và học văn học đạt hiệu quả, cần thiết phải tổ chức theo từng lớp nhỏ và. Anh và đề xuất những giải pháp thực tiễn và khả thi cho vấn đề dạy và học văn học trong lớp học ngoại ngữ nói chung và tại trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng nói riêng. ABSTRACT In line. vị trí của văn học trong việc dạy và học tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ. Nghiên cứu này khẳng định lại vị trí của văn học trong lớp học ngoại ngữ Anh và đề xuất những