Báo cáo nghiên cứu khoa học: "PHÂN LOẠI CÁC TỪ TÊN GỌI CHỈ TRANG PHỤC TRONG TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT THEO QUAN HỆ PHÂN LOẠI CẤP TOÀN BỘ - BỘ PHẬN" docx

6 763 3
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "PHÂN LOẠI CÁC TỪ TÊN GỌI CHỈ TRANG PHỤC TRONG TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT THEO QUAN HỆ PHÂN LOẠI CẤP TOÀN BỘ - BỘ PHẬN" docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÂN LOẠI CÁC TỪ TÊN GỌI CHỈ TRANG PHỤC TRONG TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT THEO QUAN HỆ PHÂN LOẠI CẤP TOÀN BỘ - BỘ PHẬN THE CLASSIFICATION OF WORDS–REFERENCES DENOTING CLOTHING IN RUSSIAN AND VIETNAMESE BY THE WHOLE - PART RELATIONSHIP PHẠM THỊ HỒNG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng NGUYỄN NGỌC CHINH Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu cách phân loại các từ tên gọi chỉ trang phục trong tiếng Nga và tiếng Việt theo quan hệ phân loại cấp toàn bộ - bộ phận. Từ đó rút ra những kết luận mang tính đối chiếu tần số sử dụng của các từ tên gọi chỉ trang phục trong tiếng Nga và tiếng Việt trong giao tiếp. Kết quả nghiên cứu bài báo giúp cho người dạy và người học tiếng Nga như một ngoại ngữ có thêm vốn kiến thức nền đáng kể về trường tên gọi trang phục tiếng Nga và tiếng Việt. ABSTRACT This article focuses on studying the classification of words-references denoting clothing in Russian and Vietnamese by the whole – part relationship. From these findings, we have drawn out comparative conclusions about the frequency of words-references denoting clothing in Russian and Vietnamese in communication. The study results help teachers and learners of Russian as a foreign language having considerable background about the clothing Russian culture and field of words-references denoting clothing in Russian and Vietnamese. 1. Đặt vấn đề Trong lịch sử phân loại từ tên gọi, đã có nhiều cách phân loại từ tên gọi được các nhà khoa học đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình: phân loại theo đặc điểm định danh của từ tên gọi [9], phân loại theo đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa trong các định nghĩa từ tên gọi trong từ điển [7], phân loại từ ghép và ngữ định danh chỉ y phục tiếng Việt theo quan hệ phân loại cấp loại - loại [6], phân loại từ ghép và ngữ định danh chỉ y phục tiếng Việt theo quan hệ phân loại cấp toàn bộ - bộ phận [6]. Bài viết này xem xét việc phân loại các từ tên gọi trang phục Nga và trang phục Việt theo quan hệ cấp toàn bộ - bộ phận dựa trên quan điểm của B. Berlin và P. Key về từ cơ sở, về quan hệ cấp loại và về trung tâm và ngoại vi của hệ thống được GS. Đố Hữu Châu đề cập đến trong công trình nghiên cứu của mình [5]. Bài viết tiến hành phân loại các từ tên gọi biểu thị trang phục được người Nga và người Việt (chủ yếu là người Kinh) mặc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hiện nay và một số những trang phục truyền thống. Phần lớn tên gọi trang phục được chúng tôi lấy từ trong các cuốn Từ điển tiếng Nga và Từ điển tiếng Việt hiện đại nhất. Tuy nhiên, chúng tôi sưu tầm cả một số tên gọi trang phục mốt và hiện đại vẫn chưa được đưa vào các từ điển. Theo thống kê của chúng tôi trong tiếng Nga gồm có 352 từ tên gọi trang phục được lấy từ cuốn Từ điển tiếng Nga [4] và cuốn Từ điển giải thích loại lớn [2] tiếng Việt – 305 từ lấy từ cuốn Từ điển tiếng Việt [10] cuốn Từ điển từ và ngữ tiếng Việt [8], các trang website báo điện tử tiếng Nga và tiếng Việt và trong thực tế cuộc sống. 2. Phân loại các từ tên gọi chỉ trang phục trong tiếng Nga và tiếng Việt 2.1. Sơ đồ phân loại các từ ngữ chỉ trang phục tiếng Nga và tiếng Việt theo quan hệ phân loại cấp toàn bộ - bộ phận “Trang phục” bao gồm những thứ mang trên người và những phụ tùng kèm theo. Ở bảng phân loại theo quan hệ phân loại cấp loại – loại, chúng tôi sử dụng từ “наряд” trong tiếng Nga và từ “trang phục” trong tiếng Việt để chỉ tên gọi toàn bộ trang phục (bậc 1). Từ“одежда” hay “платье” trong tiếng Nga và “y phục” hay “quần áo” trong tiếng Việt để chỉ bộ phận của “trang phục” cho thân trên và thân dưới như một toàn bộ dưới cấp (bậc 2). Như vậy, từ “наряд” trong tiếng Nga (bậc 1), nói một cách khái quát, gồm hai bộ phận chính: “одежда”, “аксессуары (дополнения)” (bậc 2) còn “trang phục” trong tiếng Việt (bậc 1)– gồm hai bộ phận chính: “y phục”, “các thứ phụ tùng kèm theo” (bậc 2). Thực tế, trong tiếng Việt không có từ (đơn hoặc ghép) bao quát tất cả các phụ tùng của “trang phục” không phải là “quần áo”, nên chúng tôi sử dụng ngữ định danh (NĐD) “những phụ tùng kèm theo” để thay thế. Còn trong tiếng Nga không có từ (đơn hoặc ghép) nào bao quát tất cả các từ chỉ tên gọi những trang phục che phủ phần thân trên từ cổ xuống thắt lưng và phần thân dưới từ thắt lưng xuống đến mắt cá chân chỉ có thuật ngữ-NĐD “поясная одежда” (bậc 3) (bộ phận trang phục che phủ từ cổ xuống) và “плечелая одежда” (bậc 3) (bộ phận trang phục che phủ từ thắt lưng xuống) [2]. Hiện tượng này được từ vựng học gọi là hiện tượng thiếu vắng các từ trên cấp [3]. Những lỗ hổng về từ vựng như vậy là thường gặp trong tất cả các ngôn ngữ. Như vậy quan hệ toàn bộ - bộ phận đầu tiên của “trang phục” có thể biểu thị bằng sơ đồ sau đây trong tiếng Nga. Sơ đồ 1. Quan hệ toàn bộ - bộ phận đầu tiên của “trang phục” trong tiếng Nga Bảng phân loại từ tên gọi trang phục tiếng Nga này như đã nói ở trên không có từ đơn hoặc kép chỉ «quần», «áo» nói chung của «одежда». Như vậy, trong tiếng Nga hoàn toàn thiếu vắng từ trên cấp chỉ «quần», «áo» (bậc 3) nói chung. Bởi vậy, trong sơ đồ chúng tôi phải dùng những cụm từ tự do (NĐD) như: «поясная одежда», «плечевая одежда». Sau khi đã phân loại được các bộ phận của «наряд» là одежда và аксессуары. Các bộ phận của одежда, như trên đã nói, là «поясная одежда», «плечевая одежда». Chúng tôi nhận thấy các từ dưới cấp của «плечелая одежда» là «рубашка», «кофта», «сорочка» v.v. (bậc 4), còn «поясная одежда» là một bộ phận của «одежда» cũng là một loại lớn bao gồm các loại dưới cấp: «брюки», «джинсы», «шорты» v.v. (bậc 4). Cả đến các từ và ngữ định danh (NĐD) chỉ phụ tùng đi kèm theo như: «обувь», «головный убор» «украшения» «сопутствующие преметы плечелой и поясной одежды» (bậc 3) vốn là một bộ phận của «trang phục» đến lượt mình lại là một loại lớn bao gồm những loại dưới cấp. Thí dụ: “обувь”(bậc 3) là từ trên cấp của «башмаки», “босоножки”, “боты”, “ботинки”, “бурки”, “валенки”, “голоши”, “кеды”, “полуботинки”, “сандалеты”, “сандалии”, “сапоги”, “туфли”, “шлёпаницы” v.v. (bậc 4) головный убор”(bậc 3) капоры и платочки, картуз и шапочки, ушанки и башлыки… сопутствующие преметы плечелой и поясной одежды (bậc 3) галстук платок пояс (bậc 4) НАРЯД (1) ОДЕЖДА (2) АКСЕССУАРЫ (2) Поясная одежда (3) Плечелая одежда (3) Головной убор (3) Сопутств- ующие предметы () Украшения (3) Обувь, перчатки Mặt khác, một từ hay ngữ định danh (NĐD) chỉ bộ phận dưới cấp của «плечевая одежда» lại có thể là một đơn vị chỉ toàn bộ trên cấp bao gồm các bộ phận phân chia theo quan hệ toàn bộ - bộ phận, ví dụ: «рубашка» (bậc 4) sẽ gồm các bộ phận: «ворот», «рукав», «полы» (bậc 5). «Полы» lại có thể là đơn vị toàn bộ gồm các bộ phận: «борта» «оборка», «карман» (bậc 6). Chúng ta có sơ đồ phân chia các bậc phân loại toàn bộ - bộ phận như sau: Sơ đồ 2. Phân chia các bậc phân loại toàn bộ - bộ phận Còn sau đây là sơ đồ phân loại theo quan hệ toàn bộ-bộ phận trong tiếng Việt: Sơ đồ 3. Phân loại theo quan hệ toàn bộ-bộ phận trong tiếng Việt Bảng phân loại này cho thấy, bộ phận «quần áo»/ “y phục” (bậc 2) của «trang phục» (bậc 1) có từ dưới cấp để chỉ các bộ phận của bộ phận («áo», «quần» (bậc 2) là những tên gọi của hai bộ phận chính thuộc «quần áo»/«y phục»), thế nhưng lại hoàn toàn thiếu vắng từ dưới cấp của “trang phục” chỉ phụ tùng kèm theo, nên “phụ tùng kèm theo”(bậc 2) là NĐD thay thế cho từ dưới cấp của “trang phục”, và cả các từ dưới cấp của “phụ tùng kèm theo” cũng thiếu vắng. Bởi vậy trong sơ đồ chúng tôi phải dùng những cụm từ tự do (NĐD) như: «các thứ mang trên đầu», «các thứ mang cùng với quần áo», «các thứ mang ở chân tay» (bậc3). Y phục(2) Những thứ kèm theo y phục (2) Áo(3) Quần (3) Che phủ phần đầu (3) Kèm theo quần áo Che phủ chân tay Ворот (5) Плечо (5) Рукав (5) Полы (5) Оборка Борта (6) Карман НАРЯДА (1) Одежда (2) Плечелая одежда (3) одежда Рубашка(4) TRANG PHỤC (1) Sau khi đã phân loại được các bộ phận của «trang phục», chúng tôi nhận thấy mỗi từ hay NĐD chỉ bộ phận lại có thể được xem như một loại lớn để tạo ra các quan hệ phân loại mới dưới cấp. Ví dụ: «áo» (bậc 3) là bộ phận che thân trên thuộc cấp dưới của «y phục» đồng thời nó là một loại lớn bao gồm các loại nhỏ như: «áo cánh», «áo bà ba», «áo dài», v.v (bậc 4); «quần» (bậc 3) là một phận của «trang phục» che phần thân dưới cũng là một loại lớn bao gồm các loại dưới cấp: «quần phăng», «quần bó», «quần côn», «quần đùi», v.v.(bậc 4). Cả đến các từ chỉ phụ tùng đi kèm theo như: «giày», «mũ» (bậc 4) vốn là một bộ phận của «trang phục» đến lượt mình lại là một loại lớn bao gồm những loại dưới cấp như: «giày da», «giày vải», «giày thể thao», v.v. (bậc 5) Mặt khác, một từ ghép hay ngữ định danh (NĐD) chỉ bộ phận của «trang phục» lại có thể là một đơn vị chỉ toàn bộ, trên cấp bao gồm các bộ phận dưới cấp khác được phân chia theo quan hệ toàn bộ - bộ phận, ví dụ: «áo» sẽ gồm các bộ phận: «cổ», «tay», «vai», «thân». «Thân» lại có thể là đơn vị toàn bộ trên cấp, gồm các bộ phận: «tà», «vạt», «lưng» (bậc 4 của sô đồ 4). Ta có bảng phân chia các bậc phân loại toàn bộ - bộ phận như sau: Sơ đồ 4. Phân chia các bậc phân loại toàn bộ - bộ phận 2.2. Thống kê phân loại các từ ngữ chỉ trang phục tiếng Nga và tiếng Việt theo quan hệ phân loại toàn bộ - bộ phận Như vậy theo cách phân loại y phục trong tiếng Nga theo quan hệ toàn bộ - bộ phận và dựa vào các đặc trưng ngữ nghĩa của chúng ta có những nhóm từ vựng ngữ nghĩa (TVNN) sau 1. Nhóm từ ngữ che phủ phần đầu và cổ (34 đơn vị) шапка-ушанка, шапка, шляпа, фуражка, кeпка, кепи, картуз, капор, берет, шарф, шаль, фата, платок, косынка, кашне, v.v… 2. Nhóm từ ngữ chỉ trang phục che phủ phần thân trên (107 đơn vị) футболка кофта куртка майка топ топ-футболка туника пиджак блуза пиджак топ жакет рубашка туника болеро топ-туника пуловер куртка-тречкот майка-кофта рубашка-пике жакет “сафари” кофта-топ пальто жакет ветровка, v.v… 3. Nhóm từ ngữ chỉ trang phục che phủ phần thân dưới (27 đơn vị) трусы брюки трусы- танга лиф велосипедки капри шорты мини-юбка юбка брюки джинсы капри стретч шорты джинсы брюки-капри джинсы-стретч бриджи юбка-шорты, v.v. 4. Nhóm từ ngữ chỉ những thứ đi kèm với quần áo (16 đơn vị): галстук галстучек зонт зонтик корсаж платок платочек (носовой) платок помочи пояс поясок ремень ремешок сумка сумочка фата, v.v… Áo (3) Cổ (3) Tay Vai Thân Vạt (4) Tà Lưng TRANG PHỤC (1) Y phục (2) 5. Nhóm từ ngữ chỉ các đồ trang sức (18 đơn vị) бант, брошь, браслет, бусы, клипсы, кольцо, кулон, ожерелье, серьги, галстук, зонт, пояс, сумка, v.v. 6. Nhóm từ trang phục che phủ phần chân và phần tay (39 đơn vị) варежки, перчатки, рукавицы, обувь, башмаки, босоножки, боты, ботики, ботинки, валеньки, сандалии, носки, чулки, v.v… 7. Nhóm từ chỉ các bộ phận trang phục (73 đơn vị): воротник, борта, кант, карман, колено, локость, v.v… 8. Nhóm từ chỉ tổng thể trang phục (34 đơn vị) комбинезон платье, одежда, наряд, комплект, форма, костюм,купальник пижама платье (quần áo khoác) v.v… Theo cách phân loại y phục trong tiếng Việt theo quan hệ toàn bộ - bộ phận và dựa vào các đặc trưng ngữ nghĩa của chúng trong từ điển ta có 1. Nhóm từ ngữ che phủ phần đầu và cổ (64 đơn vị) mũ mũ nỉ mũ miện v.v. nón nón quai thao nón bài thơ nón lá nón dấu v.v  khăn khăn xếp khăn đóng khăn len khăn vuông v.v… 2. Nhóm từ ngữ chỉ trang phục che phủ phần thân trên (90 đơn vị) áo áo dài áo tứ thân áo lót xu chiêng áo sơ my áo bà ba v.v… 3. Nhóm từ ngữ chỉ trang phục che phủ phần thân dưới (53 đơn vị) quần quần tây quần thoa quần jean quần thể thao quần đùi quần soọc quần lửng quần lót quần xi líp v.v. 4. Nhóm từ ngữ chỉ những thứ đi kèm với quần áo (9 đơn vị): ca-ra-vat, khăn mùi xoa, khăn mặt, khẩu trang, dây thắt lưng, túi xách, ví, v.v… 5. Nhóm từ trang phục che phủ phần chân và tay (32 đơn vị) giày giày da giày ba ta giày batkét giày đinh giày tây giày ta dép dép cao-su dép da guốc ủng bít tất tất, tất tay găng tay … 6. Nhóm từ ngữ chỉ các đồ trang sức (18 đơn vị) nhẫn hoa tai khuyên tai vòng lắc chân lắc tay xuyến dây chuyền tràng hạt … 7. Nhóm từ chỉ các bộ phận của trang phục (25 đơn vị): cổ, thân (thân trước, thân sau của quần và áo), tay, măng xéc, tà, gấu (gấu quần hoặc áo), túi, khuy, cúc, đũng, dây kéo, túi,… 8. Nhóm từ chỉ tổng thể trang phục (20 đơn vị) trang phục y phục đồng phục quân phục binh phục sắc phục thường phục lễ phục quốc phục… Dưới đây là bảng thống kê tần số sử dụng của các từ ngữ chỉ trang phục theo các nhóm từ vựng ngữ nghĩa của tiếng Nga và tiếng Việt: Ngôn ngữ Nhóm TVNN Tần số sử dụng từ chỉ trang phục trong tiếng Nga Tần số sử dụng từ chỉ trang phục trong tiếng Việt 1 34 64 2 107 90 3 27 57 4 16 9 5 18 32 6 39 18 7 73 25 8 38 20 Chúng tôi lưu ý một số trường hợp sau: - Thắt lưng, ca-ra-vat là những thứ chúng tôi cho đi kèm với trang phục che phần thân trên (kèm theo áo) hoặc thắt lưng là bộ phận đi kèm với quần hoặc bộ âu phục. - Ô, dù, khăn mùi xoa, khăn tay không thuộc vào nhóm từ chỉ trang phục che phần đầu và cổ, trong phần phân loại này chúng tôi xếp vào nhóm đi kèm với quần áo. - Các tên gọi quần lót chúng tôi xếp vào nhóm từ chỉ trang phục che phần dưới, còn áo lót – nhóm từ trang phục che phần trên của cơ thể. - Các tên gọi các bộ phận của trang phục được chúng tôi xếp vào cùng một nhóm. 3. Kết luận Bảng thống kê phân loại trên chúng tôi có kết luận sau: - Trong cả tiếng Nga và tiếng Việt tần số sử dụng các từ tên gọi trang phục che phủ phần trên của người (nhóm 2) là cao nhất: trong tiếng Nga là 107 từ, còn trong tiếng Việt là 90 từ; - Tần số sử dụng các từ tên gọi trang phục trong tiếng Nga cao hơn, cụ thể ở một số nhóm: nhóm 2: 107/90 (che phủ phần thân trên của cơ thể); nhóm 4: 16/9 (những thứ đi kèm với quần áo); nhóm 6: 39/18 (che phủ phần chân và tay); nhóm 7: 73/25 (các bộ phận trang phục); nhóm 8: 38/20 (chỉ toàn bộ, tổng thể); - Tần số sử dụng các từ tên gọi trang phục trong tiếng Việt cao hơn, cụ thể ở nhóm 3: 27/57 (nhóm từ ngữ chỉ trang phục che phủ phần thân dưới); nhóm 1: 34/64 (che phủ phần đầu và cổ của người); nhóm 5: 18/32 (nhóm từ trang phục che phủ phần chân và tay) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Азарова М., Женская и детская одежда; Издательство «ЛИЕСМА» Рига, 1979. [2] Кузнецов С.А., Большой толковый словарь русского языка, Санкт-Петербург «НОРИНТ», 2002. [3] Нгуен Дык Тон; Специфика лексико-семантического поля названий частей человеческого тела (на мматериале русского и вьетнамского языков), Диссертация на соискание учёной степени кандидата филологических наук; Москва-1988. [4] Ожегов С.И., Словарь русского языка//, Под редакцией Н. Ю. Шведовой, - М., «Русский язык», 1990, - 900 с. [5] Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, 1998. [6] Lê Thị Hà, Mô hình các từ ghép và ngữ định danh chỉ y phục của tiếng Việt xét về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa, Luận án thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP- ĐHQG. H. 1998. [7] Nguyễn Thị Ngân Hoa, Sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Hà Nội – 2005. [8] Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh. [9] Nguyễn Đức Tồn, Tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với các dân tộc khác), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [10] Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2002. . 2. Phân loại các từ tên gọi chỉ trang phục trong tiếng Nga và tiếng Việt 2.1. Sơ đồ phân loại các từ ngữ chỉ trang phục tiếng Nga và tiếng Việt theo quan hệ phân loại cấp toàn bộ - bộ phận. loại từ ghép và ngữ định danh chỉ y phục tiếng Việt theo quan hệ phân loại cấp loại - loại [6], phân loại từ ghép và ngữ định danh chỉ y phục tiếng Việt theo quan hệ phân loại cấp toàn bộ - bộ. phân loại toàn bộ - bộ phận 2.2. Thống kê phân loại các từ ngữ chỉ trang phục tiếng Nga và tiếng Việt theo quan hệ phân loại toàn bộ - bộ phận Như vậy theo cách phân loại y phục trong tiếng

Ngày đăng: 22/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan