1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CẤU TRÚC NGỮ ĐOẠN TIẾNG ANH THÔNG DỤNG" doc

6 849 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CẤU TRÚC NGỮ ĐOẠN TIẾNG ANH THÔNG DỤNG A STUDY ON SOME COMMONLY-USED ENGLISH PHRASEOLOGICAL STRUCTURES TRẦN HỮU PHÚC Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Ngữ đoạn là phương tiện ngữ pháp quan trọng trong phạm vi cấu tạo câu. Mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt bàn về vai trò của ngữ đoạn trong dạy - học tiếng Anh, tuy nhiên hiệu quả sử dụng phương tiện này lại lệ thuộc vào việc tích luỹ các thể loại ngữ cố định và năng lực diễn đạt của người học đối với đơn vị ngôn ngữ này. Vấn đề là phải chăng học thuộc lòng là cách duy nhất để nhớ và sử dụng tốt những cụm từ mang tính thành ngữ này. Thông qua mô tả các thuộc tính vốn có của các thể loại tổ hợp từ và phân tích một số chuỗi điển hình cấu trúc khuôn mẫu (formulaic sequences), chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn về phương pháp thực hành để người học có thể nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh bằng cách hệ thống hoá các dạng thức ngữ đoạn tiếng Anh thường gặp trong giao tiếp. ABSTRACT Phraseological structures are important grammatical devices in constructing sentences. Although several research works have been done, both in English and Vietnamese, on the role of phraseological structures in teaching and learning English, the proficiency mostly depends on learners’ accumulating and expressing fixed expressions. The matter is whether learning by heart is the only way to memorise them. By describing the properties of collocations, fixed expressions and analysing some formulaic sequences, this paper is intended to present a certain view of practical methods in promoting proficiency for learners of English by systematising commonly-used phraseological structures in English communication. 1. Đặt vấn đề Cấu trúc của các đơn vị kết hợp do người bản ngữ kiến tạo sẵn (prefabricated expressions) là một trong những vấn đề ngôn ngữ mà người học tiếng Anh ở trình độ nâng cao (advanced learners) quan tâm tìm hiểu. Trong rất nhiều tài liệu của người bản ngữ, các đơn vị cấu trúc này được diễn đạt bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như: Lexical chunks (Backus, A. 1999), Phrasal lexicon (Becker, J. 1975), Fixed expressions (Alexander, R. 1984), Collocations and idioms (Benson, M. 1985), Multiword units (Cowie, A. P. 1991) Một trong những yếu tố cần thiết để nâng cao năng lực thực hành tiếng Anh là nắm được các dạng thức và ứng dụng của các cấu trúc thuộc dạng thành ngữ (idiomatic expressions), các tổ hợp từ (collocations) Nhằm giúp người học tiếng Anh nâng cao khả năng khái quát cấu trúc tổ hợp từ bằng cách hệ thống hoá hơn là học thuộc lòng các cụm từ đơn lẻ, bài viết này bàn về cấu trúc cú pháp và các chức năng hình thái, ngữ nghĩa của các dạng thức tổ hợp từ. Nội dung vấn đề trình bày được dựa trên cơ sở lý thuyết ngữ đoạn (phraseology). Mục tiêu của việc mô tả, phân tích những cấu trúc tổ hợp (collocational frameworks) của một số dạng thức ngữ đoạn cơ bản nhằm thiết lập những chuỗi mô hình (formulaic sequences), giúp người học nhận dạng và xây dựng phương pháp tổng hợp các chuỗi liên kết mang tính thành ngữ cả cố định (fixed) lẫn không cố định (unfixed) trong ngôn bản tiếng Anh. Bài viết tập trung vào hai vấn đề chính: (1) mô tả các thuộc tính vốn có của các thể loại tổ hợp từ trên bình diện ngữ đoạn và (2) trình bày một vài cấu trúc ngữ đoạn điển hình theo kiểu chuỗi cấu trúc khuôn mẫu (formulaic sequences), qua đó gợi ý về phương pháp thay thế thành tố để người học có thể hệ thống các dạng thức ngữ đoạn tiếng Anh thường gặp trong giao tiếp. Chúng tôi không tập trung vào việc phân tích lý thuyết ngữ đoạn mà chỉ tập hợp ngữ liệu tìm hiểu được từ các cấu trúc ngữ đoạn thông dụng, đồng thời thông qua việc mô tả để đi đến mô hình hoá cấu trúc cú pháp của ngữ đoạn (syntagmatic phrasal organization). Mục đích của việc tìm hiểu các ngữ đoạn thông dụng nhằm: - Mô tả chi tiết một số mô hình ngữ đoạn kết hợp (collocational frameworks) thường gặp; - Phân tích các thành tố của mỗi mô hình, các thành tố cố định và biến đổi; - Giới thiệu cách tổng hợp các ngữ đoạn cùng cấu trúc bằng phương pháp thay thế (substitution) giúp người học hệ thống hoá để nắm bắt nhanh, dễ nhớ các ngữ đoạn phổ biến. Trên cơ sở phân loại ngữ đoạn và phân tích cấu trúc thành tố (constituent structures) của các thể loại ngữ đoạn, người học có thể dễ dàng nhận diện các cấu trúc khác nhau của ngữ đoạn, qua đó có thể tìm hiểu và lý giải về thành ngữ cố định (fixed) và không cố định (unfixed) trong ngôn bản tiếng Anh. 2. Ngữ đoạn và các thuộc tính cơ bản của ngữ đoạn 2.1. Giới thiệu về ngữ đoạn Ngữ đoạn là những cụm từ mang tính thành ngữ (set expressions), nhiều tài liệu gọi đối tượng này là đơn vị ngữ cú (phraseological units). Ngữ đoạn thể hiện phương diện dụng học của từ và chuỗi từ trong ngữ cảnh, chẳng hạn như thành ngữ (idioms), động từ cụm (phrasal verbs) hay các tổ hợp nhiều tiếng (multi-word units). Các đơn vị cú pháp này vừa mang tính cố định hoàn toàn (completely fixed), chẳng hạn như “ladies and gentleman”; vừa mang tính cố định một phần (partly fixed), chẳng hạn như “at the heart of the*” [matter, problem, issue,…]. Hiện nay, có ít tài liệu và công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngữ đoạn bởi nhiều lý do khác nhau: (1) chúng không thuộc về những cấu trúc cụm từ thông thường như ngữ danh từ (Nominal phrases) hay ngữ tính từ (Adjective phrases)… trong cấu trúc cú pháp; (2) chúng không được xếp vào đối tượng nghiên cứu của từ vựng học như một thực từ (lexis); (3) chúng dường như được xem là những đơn vị cố định do người bản ngữ kiến tạo sẵn (prefabricated expressions) và hầu như người học tiếng Anh chỉ có cách sử dụng thường xuyên để nhớ thuộc lòng. Tuy nhiên, ngữ đoạn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân tích ngôn bản (discourse analysis). Chúng có những đặc trưng về cú pháp, ngữ nghĩa và tu từ mà qua phân tích cụ thể sẽ hình thành phương pháp học hiệu quả, nâng cao kỹ năng nói và viết tiếng Anh. 2.2. Các thuộc tính cơ bản của ngữ đoạn Về mặt cấu trúc, các từ tố của ngữ đoạn có quan hệ cú pháp ổn định. Đây là kết cấu chặt chẽ mang tính thành ngữ, việc thay đổi các từ tố trong cấu trúc sẽ dẫn đến thay đổi kết cấu cú pháp và phương diện ngữ nghĩa. Trong chuỗi phát ngôn, ngữ đoạn giữ vai trò là một thành tố và chức năng của nó trong cấu trúc do thành tố từ vựng làm trung tâm của ngữ đoạn qui định. Chẳng hạn, the corner of his eye có chức năng như danh từ corner. Về mặt ngữ nghĩa và tu từ, có hai loại động cơ ngữ nghĩa: (1) ý nghĩa của ngữ đoạn có thể được suy luận từ nét nghĩa của các từ tố một khi cấu trúc này không mang tính thành ngữ (non- idiomatic). (2) Ngược lại, ý nghĩa thành ngữ của ngữ đoạn sẽ được thể hiện rõ nét một khi nó không phải là sự kết hợp về mặt nghĩa của các đơn vị từ vựng cấu thành. Ví dụ: pull somebody’s leg sẽ không được suy luận từ nét nghĩa của các đơn vị từ vựng của cấu trúc, thành ngữ này mang nghĩa “trêu chọc ai đó” (tease somebody). Về phạm trù hình thái, ngữ đoạn là một thành tố trong cấu trúc cú pháp, nó cũng thể hiện chức năng như các phạm trù từ vựng (lexical categories). Ngữ đoạn thể hiện chức năng như danh từ “the corner of his eye” (quan điểm của anh ấy), như động từ “make eyes at” (để ý đến), như tính từ “as quick as lightening” (nhanh như chớp), như trạng từ “like hot cakes” (như tôm tươi), như giới từ “in the heart of” (trọng tâm của)… Ngoài ra đối tượng nghiên cứu này còn được thể hiện khá nhiều ở dạng thức câu hoàn chỉnh: “May all your dreams become true”, “You can lead a horse to the river, but you cannot make it drink the water”. Về cấu trúc cú pháp và các dạng thức ngữ nghĩa cũng như chức năng dụng học, ngữ đoạn là đối tượng nghiên cứu rất rộng của ngôn ngữ học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập hợp một số cứ liệu ngữ đoạn thông dụng để phân tích, chủ yếu ở dạng thức ngữ danh từ, động từ và giới từ diễn đạt các sắc thái hành động, thuộc tính lô gích, không gian, thời gian… Tóm lại, ngữ đoạn có các thuộc tính: (1) có khả năng khu biệt ý nghĩa; (2) có chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp; (3) có khả năng tồn tại độc lập và (4) có khả năng làm thành tố cú pháp. 3. Tìm hiểu về cấu trúc, chức năng, mô hình hoá một số ngữ đoạn thông dụng 3.1. Các kiểu loại cấu trúc ngữ đoạn Chúng tôi dựa trên bình diện hình thái, thuộc tính cú pháp và động cơ ngữ nghĩa để phân loại kết cấu của các yếu tố từ đơn trong cấu trúc ngữ đoạn (word combinations). Thuộc tính cơ bản nhất thường thấy ở các loại ngữ đoạn dù ở bất kỳ mô hình cấu trúc nào cũng đều có hai loại: mang tính thành ngữ (idiomatic) và một đơn vị kết hợp không mang tính thành ngữ (non-idiomatic). Do vậy, dựa trên bình diện ngữ nghĩa và cấu trúc bên ngoài, có thể xác định hai thể loại ngữ đoạn chủ yếu là ngữ chức năng (functional expressions) và ngữ kết hợp (composite units). Ngữ chức năng là những ngữ đoạn cố định thường rất dễ nhận ra trong ngôn bản bởi tính ổn định (stable) và thuộc tính thành ngữ (idiomatic) trong cấu trúc không thể phá vỡ được của nó. Đó là các công cụ diễn đạt có sẵn của ngôn bản (discourse-structuring device), chẳng hạn như “ladies and gentleman”, “for a kick off”… Ngữ kết hợp là cấu trúc cú pháp, thể hiện sự kết hợp về mặt thành tố cấu trúc của các đơn vị cấu thành (constituent structure). Việc nhận diện và phân tích thể loại cấu trúc này thường đơn giản hơn so với thành ngữ chức năng. Người học có thể dựa trên qui tắc cấu trúc cụm từ, cấu trúc thành tố (phrase structure rules) để phân tích. Ngữ đoạn ở thể loại này có thể được chia thành hai nhóm dựa trên phạm trù ngữ pháp và phạm trù từ vựng (grammatical and lexical categories). (1) Tổ hợp từ thuộc phạm trù từ vựng (lexical categories) là cấu trúc ngữ đoạn thường được kết hợp bởi hai thành tố từ vựng mở (open class words) chẳng hạn như make a bargain, a decisive factor… (2) Tổ hợp thuộc phạm trù ngữ pháp (grammatical categories) là kết hợp của một phạm trù từ vựng và một phạm trù ngữ pháp (closed class words), chẳng hạn như: in progress, fond of… Dưới đây là sơ đồ biểu thị các kiểu loại ngữ đoạn thông dụng: Word combinations Functional expressions Composite units Non-idiomatic idiomatic grammatical lexical composites composites Non-idiomatic idiomatic Non-idiomatic idiomatic 3.2. Thành tố trung tâm (head word) của ngữ đoạn Trong cấu trúc của ngữ đoạn, thành tố trung tâm là thành tố cần thiết nhất, không thể thiếu được. Cho dù cấu trúc tổ hợp của ngữ đoạn có mở rộng phức tạp đến bao nhiêu chăng nữa thì người học vẫn có thể nhận ra được thành tố trung tâm, đồng thời tìm hiểu được mối quan hệ của nó với các thành tố phụ, chẳng hạn trong minh hoạ của các tầng bậc cấu trúc danh ngữ dưới đây: three girls those girls three school girls those school girls those three school girls beautiful school girls three beautiful school girls those beautiful school girls those three beautiful school girls All those school girls All those beautiful school girls All those three beautiful school girls All Of those three beautiful school girls standing near the gate Có thể thấy rằng thành tố trung tâm là thành tố chi phối toàn bộ chức năng của ngữ đoạn. Cho dù ở mức độ nào của cấu trúc thì thành tố “girls” vẫn thể hiện đầy đủ bản chất cũng như phạm trù cú pháp (syntactic category) của danh từ chính trong toàn bộ danh ngữ. Nó được gọi là thành tố trung tâm (head word). Trung tâm thuộc vào từ loại nào thì ngữ đoạn cũng có chức năng cú pháp của từ loại đó. Do vậy có thể nhận ra các thể loại ngữ đoạn danh từ (danh ngữ), ngữ đoạn động từ, tính từ… (động ngữ, tính ngữ…). Tổ chức của ngữ đoạn từ lâu đã được các nhà ngôn ngữ học đề cập đến theo hai tiêu chuẩn: khả năng kết hợp (collocations) và chức năng cú pháp (syntactic functions). Khả năng kết hợp thể hiện ở vai trò của thành tố trung tâm trong cấu trúc của ngữ đoạn. Đó là khả năng kết hợp của thành tố trung tâm với kiểu từ loại cụ thể trong phạm trù cú pháp (syntactic category) của nó. Chức năng cú pháp thể hiện ở khả năng kết hợp của các thành tố phụ trong phạm vi cấu trúc của ngữ đoạn cũng như vai trò của ngữ đoạn với tư cách là một thành tố câu. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không có ý định phân tích cụ thể cấu trúc bên trong hay mô tả, phân loại các thành tố phụ của các thể loại ngữ đoạn. Người học có thể tìm hiểu sâu hơn về quan hệ giữa thành tố trung tâm và các thành tố phụ với nhiều kiểu loại khác nhau, theo từng tầng bậc cấu trúc khác nhau được trình bày ở nhiều công trình, tiêu biểu là Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, 1975; Quirk, R., Greenbaum, S. A University Grammar of English, Longman, 1987. Trong kết cấu của thành ngữ cố định, thành tố chính được sử dụng mang tính chuyên biệt, cố định (thường là giới từ, tính từ hay động từ, kết hợp với danh từ), tạo nên ngữ đoạn mang tính thành ngữ. Loại ngữ đoạn này thường sử dụng các từ chỉ công cụ hay bộ phận cơ thể để diễn đạt ý nghĩa ẩn dụ, chẳng hạn như the key to the mystery, at the heart of the… Thành tố chính là thành tố bắt buộc trong bất kỳ kiểu loại cấu trúc ngữ đoạn nào. Các loại thành tố phụ có thể có ở phần đầu (premodification) hoặc ở phần cuối (post-modification) hoặc ở cả hai bộ phận, với chức năng bổ sung, mở rộng thêm ý nghĩa của ngữ đoạn. Phần đầu (Premodification) Thành tố trung tâm (Head) Phần cuối (Post-modification) 3.3. Tìm hiểu hình thái và ngữ nghĩa của ngữ đoạn qua mô hình cấu trúc a. Về phương diện hình thái Mô hình cấu trúc và các thể loại ngữ đoạn chiếm một số lượng rất lớn, đặc biệt là các dạng thức kết hợp khác nhau trong các kiểu cấu trúc dẫn đến ý nghĩa diễn đạt khác nhau. Có thể nói rằng mỗi thể loại ngữ đoạn (danh ngữ hay động ngữ…), mỗi phương thức chuyển nghĩa của ngữ đoạn là một đối tượng nghiên cứu ở diện rộng. Trong phần nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập hợp các ngữ danh từ và ngữ giới từ thông dụng chỉ các quan hệ không gian, thời gian và trình tự lô gích để trình bày. Mục đích của phần trình bày này nhằm gợi ý để người học có sự tri nhận về cấu trúc ngữ đoạn theo một phương thức qui nạp dễ nhớ về mặt cấu trúc, cách dùng từ và nội dung ý nghĩa. Chẳng hạn như trong cấu trúc tổ hợp gồm năm từ tố, chúng tôi chọn trường hợp điển hình của cấu trúc ngữ giới từ với năm từ tố, để phân tích: PREP + ATC + N + PREP + ATC (at the end of the…; on the side of the…) Năm từ tố của cấu trúc này gồm: [giới từ, mạo từ, danh từ, giới từ, mạo từ] tạo nên chuỗi kết hợp PP = PREP + NP. Giới từ là thành tố trung tâm của ngữ giới từ này và danh từ là thành tố trung tâm của danh ngữ đi sau giới từ. Như đã trình bày ở các mục trước, thành tố trung tâm đóng vai trò quan trọng và chi phối toàn bộ chức năng cũng như ý nghĩa của toàn bộ ngữ đoạn. Người học có thể dựa vào khả năng thay thế của thành tố trong ngữ đoạn để xác lập mô hình cấu trúc và các đối tượng từ vựng thay thế, qua đó có thể làm phong phú thêm số lượng ngữ đoạn trong vốn từ của mình. Trong cấu trúc nêu trên, có hai thành tố được thay thế: giới từ (thành tố trung tâm của toàn bộ ngữ giới từ) hoặc danh từ (thành tố trung tâm của ngữ danh từ, làm tân ngữ của giới từ). Đối tượng được dùng để thay thế phải cùng phạm trù từ vựng. Việc xác định ý nghĩa và cách dùng của từng thực thể từ vựng được thay thế sẽ giúp người học hệ thống được nhiều ngữ đoạn khác nhau trong cùng một cấu trúc khuôn mẫu (formulaic structure). (1) Thành tố thứ nhất là giới từ at: trong cấu trúc [at] the end of the…, khi thay thế giới từ at bằng một giới từ khác, người học có thể tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa của các ngữ đoạn và ngữ cảnh ứng dụng của các giới từ khác nhau trong khuôn khổ cấu trúc kết hợp này. Như vậy tại một mô hình cấu trúc, bằng phương pháp thay thế thành tố, người học có thể tìm hiểu nhiều nội dung ý nghĩa với các ngữ cảnh không gian, thời gian khác nhau như: in the end of the, by the end of the, at the end of the, on the end of the, for the end of the, to the end of the, (2) Thành tố thứ hai là danh từ end: từ mỗi một giới từ được thay thế trong cấu trúc nêu trên, ta được một ngữ giới từ tương ứng. Trong mỗi ngữ giới từ được tạo ra, nếu thay thành tố danh từ end bằng một danh từ khác, ta lại được một nội dung mới, mang đặc trưng ý nghĩa của đối tượng danh từ được đề cập đến, đó là: in the end of the, in the corner of the, in the heart of the, in the eyes of the, in the wake of the, in the head of the, b. Về phương diện ngữ nghĩa Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tập hợp ngữ liệu bao gồm ngữ giới từ và ngữ danh từ, thuộc mô hình cấu trúc năm từ tố. Các tổ hợp cấu trúc này được chia thành hai loại nghĩa: nghĩa phổ quát (literal meaning) và nghĩa ẩn dụ (metaphorical meaning). (1) Nghĩa phổ quát: Nghĩa phổ quát là nét nghĩa được tìm thấy ở các thể loại cấu trúc tổ hợp mở. Từ cứ liệu là những ngữ giới từ thuộc cấu trúc khuôn mẫu 5 từ tố, chúng tôi tổng hợp được một số nét nghĩa phổ quát như: (a) Chỉ toàn bộ hay bộ phận (whole or parts): for the whole of the, in the part of the, to the side of the, for the remainder of the, etc. (b) Chỉ không gian và thời gian (space and time): for the duration of the, for the rest of the, since the beginning of the, at the end of the, in the middle of the, etc. (c) Chỉ trình tự logic và nguyên nhân (logic and cause): Đây là nhóm các ngữ đoạn được dùng như các cụm từ nối diễn đạt trình tự lôgic hoặc nguyên nhân (logical or causal connections). in the case of the, as a consequence of the, as a matter of the, in the event of a, on the basis of the, with the exception of the, as a result of the, etc. (d) Chỉ dự định và sự ảnh hưởng (intention and influence): for the benefit of the, under the auspices of the, with the help of the, in the interest of the, to the need of the, for the purposes of the, at the request of the, for the sake of the, for the use of the, under the control of the, at the expense of the, in the hands of the, etc. (2) Nghĩa ẩn dụ: Nghĩa ẩn dụ là nét nghĩa được tìm thấy ở các thể loại cấu trúc thành ngữ cố định. Từ cứ liệu là những ngữ danh từ, thuộc cấu trúc khuôn mẫu từ 5 từ tố, chúng tôi tổng hợp được một số nét nghĩa ẩn dụ như: (a) Chỉ hình dáng (similarity of shape): the head of a cabbage, the teeth of a saw… (b) Chỉ vị trí (similarity of position): the foot of the mountain, the mouth of the river… (c) Chỉ chức năng (similarity of function): the key to a mystery, the head of the class… (d) Chỉ sự di chuyển (similarity of movement): the caterpillar of a tank (e) Chỉ màu sắc (similarity of colour): the rose of their love (f) Chỉ kích cỡ (similarity of size): the elephant of the package (g) Chỉ phép cư xử (similarity of behaviour): the fox of his competitor 4. Kết luận Bàn đến cấu trúc của bất kỳ đối tượng ngôn ngữ nào cũng chính là bàn đến tổ chức bên trong của nó (internal structure). Tìm hiểu tổ chức bên trong chính là việc phân tích cấu trúc thành những thành tố. Nắm vững cấu trúc thành tố của ngữ đoạn sẽ là cơ sở cốt yếu cho việc sử dụng có hiệu quả các kiểu tổ hợp từ và khả năng chuyển nghĩa, thay thế từ tố của chúng. Để thành công trong việc sử dụng các thể loại ngữ đoạn khác nhau, cách tốt nhất là tìm hiểu thành tố của cấu trúc, phân tích, đánh giá số lượng và chất lượng của các thành tố, qua đó xác lập quan hệ của các thành tố trong cấu trúc, phát hiện thành tố thay thế để làm phong phú thêm lượng từ và cụm từ được sử dụng cũng như nghĩa ngữ cảnh của chúng trong ngôn bản tiếng Anh. Tóm lại, nghiên cứu ngữ đoạn là một trong những vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu các đối tượng khác nhau của ngôn ngữ. Tìm hiểu cấu trúc của ngữ đoạn chính là tiền đề để đi đến nghiên cứu các cấu trúc phức tạp hơn. Tuy nhiên, chỉ mô tả cấu trúc của một số ngữ đoạn đơn thì vẫn chưa thấu đáo được những vấn đề mấu chốt trong cấu trúc cú pháp. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc giới thiệu cách tổng hợp ngữ đoạn theo mô hình cấu trúc khuôn mẫu, giúp người học tiếng Anh tăng cường thêm khả năng vận dụng ngữ đoạn nói chung và các đối tượng thành ngữ khác trong kỹ năng nói và viết. Do vậy, sau khi nghiên cứu và mô tả ngữ đoạn, có thể tiến đến tìm hiểu, phân tích cấu trúc nội tại của các thể loại ngữ đoạn. Chẳng hạn có thể nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ tương hỗ giữa các thành tố phụ hoặc tìm hiểu về những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kết hợp của thành tố phụ trong các tổ hợp từ… TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Benson, M 1985, Collocations and idioms, ELT Documents/ British Council. [2] Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ĐHTHCN, Hà Nội, 1987. [3] Granger, S. forthcoming, Prefabricated patterns in advance EFL writing collocations and lexical phrases, A P Cowie (forthcoming). [4] Howarth, P. Phraseology and Second Language Proficiency, Journal 19/1 24-44, OUP 1998. [5] Moon, R. (1992), Textual aspects of fixed expressions in learners dictionaries in Arnaud and Béjoint. [6] Nattinger, J. R. and J. S. Decarrico. 1992. Lexical Phrases and Language Teaching, Oxford University Press. [7] Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975. [8] Quirk, R. and Greenbaum, S. A University Grammar of English, Longman, 1987. [9] Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản khoa học - xã hội, Hà Nội, 2002 [10] Wray, A. Formulaic sequences in second language teaching: principle and practice, Journal 21/4, OUP 2000. . loại ngữ đoạn (danh ngữ hay động ngữ ), mỗi phương thức chuyển nghĩa của ngữ đoạn là một đối tượng nghiên cứu ở diện rộng. Trong phần nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập hợp các ngữ danh từ và ngữ. ngữ cảnh của chúng trong ngôn bản tiếng Anh. Tóm lại, nghiên cứu ngữ đoạn là một trong những vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu các đối tượng khác nhau của ngôn ngữ. Tìm hiểu cấu trúc của ngữ. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CẤU TRÚC NGỮ ĐOẠN TIẾNG ANH THÔNG DỤNG A STUDY ON SOME COMMONLY-USED ENGLISH PHRASEOLOGICAL STRUCTURES TRẦN HỮU PHÚC Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Ngữ đoạn là

Ngày đăng: 22/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w