Giải pháp phát triển cho kinh tế việt nam

19 237 0
Giải pháp phát triển cho kinh tế việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam Vai trò của nhà nước không được làm rõ, chính sách bị thao túng bởi các nhóm lợi ích là căn nguyên của sự bất ổn vĩ mô. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công của Chương trình kinh tế Fullbright đã có cuộc trao đổi với Thanh Niên xung quanh những vấn đề phải được làm rõ, được giải quyết trước, để có thể thực hiện tái cơ cấu kinh tế hiệu quả. >> Cần “gói kích thích” hơn “bơm tiền” ồ ạt vào thị trường Ngân hàng yếu kém thì sáp nhập, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đầu tư kém hiệu quả thì cắt vốn; đầu tư công dàn trải thì "siết" lại, cách tái cơ cấu kinh tế của ta vẫn nặng về "sai đâu, sửa đó" mà chưa chỉ rõ nguyên nhân sâu xa của các vấn đề này. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới các bất ổn kinh tế hiện nay? Tôi cho rằng đó là sự thiếu rõ ràng vai trò của Nhà nước trong cả 3 mảng điều hành, can thiệp và tham gia làm kinh tế thị trường. Chúng ta vẫn hay nói một cách chung chung "nhà nước đóng vai trò chủ đạo" nhưng vai trò của nhà nước trong cả ba mảng này đều rất mông lung. Chính vì sự mông lung đó nên mạnh ai nấy làm, không cần biết chức năng của cơ quan ấy là gì, có phù hợp hay không và không có sự phối hợp giữa các cơ quan. Từ đó gây ra lãng phí, thiếu hiệu quả và thất thoát vốn ngân sách. "Vừa đá bóng, vừa thổi còi" Ông có thể phân tích cụ thể hơn về sự "thiếu rõ ràng" này? Chúng ta đều biết, vai trò của nhà nước là điều tiết nhưng ở rất nhiều trường hợp, thay vì điều tiết nhà nước lại đứng ra tự làm. Mà nếu đã làm, thì không thể điều tiết được. Ví dụ như vụ Vinalines, Bộ GTVT vừa là người điều tiết, vừa là chủ sở hữu thì làm sao có thể điều tiết được? Hay chuyện giá điện, EVN là cơ quan đề xuất giá điện thì Cục Điều tiết điện lực phải là cơ quan độc lập. Nhưng cả hai cơ quan này đều thuộc Bộ Công thương Nếu "vừa đá bóng, vừa thổi còi", ngay cả khi anh làm đúng, xã hội cũng không tin. Cũng vì không xác định rõ ràng vai trò của mình nên trong rất nhiều chuyện, nhà nước thậm chí đứng ra cạnh tranh với tư nhân. Ví dụ ở cảng Thị Vải - Cái Mép, chúng ta đã thành công khi thu hút được vốn đầu tư cảng rất hiện đại để đón tàu có trọng tải lớn. Tất cả là vốn nước ngoài và liên doanh. Nhưng ngay sau đó, nhà nước lại đầu tư 2 dự án xây dựng cảng ở đây. Vấn đề đặt ra là, nếu các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh đã nhìn thấy được tiềm năng của việc xây cảng và bỏ vốn vào đây thì không việc gì nhà nước (PMU 85 thuộc Bộ GTVT) lại phải bỏ vốn vào làm 2 cảng để cạnh tranh. Lẽ ra tiền đó phải dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường lên cảng Ngược lại trong lĩnh vực y tế - giáo dục, chúng ta lại muốn xã hội hóa hoàn toàn. Nếu xã hội hóa hoàn toàn, ta sẽ khiến một bộ phận dân chúng không tiếp cận được với dịch vụ giáo dục và y tế. Lĩnh vực này là nhiệm vụ của nhà nước phải làm, các nước đều làm thế thì ta lại chuyển gánh nặng sang cho khu vực tư nhân Nghĩa là cái cần phải "tái cấu trúc" trước tiên chính là vai trò quản lý, điều hành của nhà nước? Đúng vậy, phải xác định rõ vai trò thực sự của nhà nước. "Tái" vai trò này về đúng chức năng, nhiệm vụ của mình chứ không "lấn sân" hay "đá lộn sân" như lâu nay. Ví dụ như giá điện, khi có độc quyền, gây tổn hại cho xã hội thì nhà nước phải đứng ra điều tiết cho dù độc quyền đó là của nhà nước hay tư nhân. Những vấn đề thị trường không làm được, không muốn làm hay làm sai lệch thì nhà nước phải làm hoặc phải can thiệp Dùng thể chế kinh tế bên ngoài để kiểm soát DNNN Nhưng thực tế vẫn có các nhóm lợi ích chi phối những quyết định quan trọng trong nền kinh tế. Nghĩa là ngay cả khi nhà nước đứng vào đúng vị trí của mình, nếu không loại bỏ được các nhóm lợi ích này thì tình trạng đầu tư dàn trải, phá vỡ quy hoạch, lãng phí vốn ngân sách sẽ vẫn còn tiếp diễn, thưa ông? Tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân đều hoạt động theo lợi ích cục bộ là một thực tế không thể phủ nhận. Điều này thể hiện rõ nhất ở mối quan hệ "tam giác" trong đầu tư công. Ví dụ, chính quyền địa phương muốn xin làm một dự án sân bay, người thực hiện là DNNN và cơ quan trung ương là người phê duyệt. Mặc dù biết rõ là sân bay này không cần thiết vì tỉnh bên, chỉ cách chưa đầy 100 km đã có một sân bay, trong quy hoạch cũng không có nhưng sân bay vẫn được duyệt vì cơ quan trung ương không quan tâm đến lợi ích chung của cả vùng đó. Ừ thì địa phương bên cạnh có sân bay nhưng là chuyện của tỉnh đó. Tỉnh đó có hậu thuẫn chính trị riêng của tỉnh đó. Còn tỉnh này sẽ có hậu thuẫn cho mình nên đồng ý đưa vào quy hoạch. Nếu không có tiền, địa phương làm thì bố trí vốn trái phiếu, doanh nghiệp làm thì chỉ đạo cho vay Điều này dẫn tới tình trạng tỉnh nào cũng có sân bay, cảng, khu kinh tế bất chấp nhu cầu thị trường không có, quy hoạch không có. Theo phân tích của ông và dựa trên thực trạng đầu tư dàn trải, lãng phí thì nhóm “lợi ích cục bộ” xuất hiện ngày càng nhiều. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Đây là hậu quả của sự chia cắt, phân mảng trong thể chế kinh tế. Nỗ lực của ta là xây dựng thể chế kinh tế mới, luật pháp mới, bộ máy mới nhưng tất cả cái mới đó đều bị phân mảng, chia cắt. Sự chia cắt đó khiến bản thân thể chế kinh tế mới lại tạo thành các nhóm lợi ích riêng. Đáng lẽ anh tạo ra thể chế kinh tế mới để điều tiết, chi phối và điều chỉnh lại hành vi của các nhóm lợi ích. Để nhóm lợi ích phải đi theo mục tiêu của xã hội nhưng cuối cùng ta lại để sự chia cắt hình thành nên các nhóm lợi ích mới. Vậy để tái cơ cấu kinh tế hiệu quả, phải xác định vai trò của nhà nước hay khắc phục tình trạng chia cắt của các thể chế kinh tế, thưa ông? Phải sửa cả hai, phải xác định vai trò của nhà nước và hoàn thiện thể chế kinh tế mới không bị phân mảng như hiện nay. Bởi khi nhà nước thực hiện đúng vai trò của mình sẽ phải dùng thể chế kinh tế để điều tiết lại. Vì luôn luôn có tình trạng các nhóm lợi ích tạo áp lực để vô hiệu hóa chuyện kiểm soát. Tình trạng các dự án không hiệu quả nhưng vẫn được phê duyệt như nói trên là một minh chứng điển hình. Với một thể chế kinh tế tốt, nếu vì áp lực chính trị anh phải phê duyệt thì sau đó, anh sẽ sử dụng thể chế tài chính để kiểm soát lại. Nói nôm na là, tôi thất bại trong việc kiểm soát cấp phép thì giờ không cấp tiền. Các ngân hàng tự đánh giá kiểm định, nếu thấy sân bay, cảng hay khu kinh tế này hiệu quả thì họ sẽ tài trợ. Khi họ đồng ý tài trợ mà không có áp lực chính trị, thậm chí lúc đó, có thể nhà nước sẽ bỏ tiền ngân sách bổ sung thêm. Khi có tín hiệu thị trường, có nhu cầu cơ sở, thì nhà nước sẽ làm. Trong quản lý các DNNN, Trung Quốc cũng sử dụng các thể chế kinh tế bên ngoài để kiểm soát. Họ bắt các tập đoàn phải niêm yết ở Hồng Kông, Singapore Như vậy, "tôi" không kiểm soát anh nhưng các nguyên tắc kinh tế của thế giới sẽ kiểm soát anh. Các thể chế bên ngoài ấy sẽ phát hiện anh nếu anh có vấn đề và cơ quan nhà nước kiểm soát thông qua các thể chế này. Kỳ 2: Thay đổi mô hình tăng trưởng 03/07/2012 3:37 Lạm phát vừa qua lại lo đối phó với suy giảm kinh tế; mục tiêu xuất khẩu nhưng sau 20 năm, vẫn nhập siêu; chiến lược công nghiệp hóa nhưng vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên vật liệu bên ngoài TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM cho rằng, nguyên nhân sâu xa là chúng ta "đắm chìm" quá lâu trong giai đoạn gia công. Trong đề án tái cấu trúc kinh tế có nêu ra khá nhiều ngành mũi nhọn. Điểm lại trong suốt nhiều năm qua có thể thấy, rất nhiều ngành được chọn là kinh tế mũi nhọn đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa thực sự có một "mũi nhọn" nào để cạnh tranh với thế giới, ông lý giải thế nào về nghịch lý này? Đây không phải là vấn đề mới. Khái niệm ngành mũi nhọn trong chiến lược kinh tế của cả nước, của địa phương đều được nêu ra. Nói nôm na, ngành nào có lợi thế, cạnh tranh được thì chúng ta coi là mũi nhọn. Đến mức, nhiều người "đàm tiếu" rằng, ngành mũi nhọn của ta như trái mít. Nghĩa là chi chít các mũi nhọn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của ta khi xác định ngành mũi nhọn là mới chỉ nói ý chí, muốn làm cái gì mà quên mất một điều quan trọng là làm bằng cách nào, nguồn lực nào, ai làm. Từ kế hoạch 5 năm, 10 năm, tới đề án tái cấu trúc kinh tế hiện nay đều chưa làm rõ chúng ta sẽ phát triển ngành mũi nhọn bằng cách nào, với chính sách gì. Đó là nguyên nhân chúng ta chưa có "mũi nhọn" nào cả. Việc xác định ngành mũi nhọn có ý nghĩa rất lớn trong việc đầu tư vốn, tạo cơ chế, chính sách để tạo đột phá cho ngành này. Theo ông, chúng ta có nên "chọn" lại một hay một vài ngành mũi nhọn để tập trung phát triển? Đó là tư duy của nền kinh tế kế hoạch kiểu cũ. Chúng ta thường nghĩ đưa ra sản phẩm nọ, sản phẩm kia, ngành nọ, ngành kia rồi nhà nước làm. Nhưng trong một nền kinh tế thị trường, chủ thể thực thi là doanh nghiệp (DN). Họ chỉ làm những cái thị trường cần, những cái tạo lợi nhuận cho họ chứ không phải cái nhà nước muốn. Nhà nước cũng không thể bảo DN làm cái nọ cái kia. Chúng ta đang trả giá về nông nghiệp. Chúng ta thường quy hoạch trồng cây này, nuôi con kia và đưa người nông dân tới chỗ nghe theo làm, làm xong không có thị trường, cuối cùng họ lại chặt cây nọ, trồng cây kia, tạo sự bất ổn. Trong kinh tế thị trường, ý đồ chiến lược của nhà nước phải thể hiện qua chính sách và định chế. Để các chính sách này tác động lên thị trường, thị trường tự vận động và DN tìm thấy cơ hội của họ ở đó. Nhưng thực tế cũng có nhiều ngành được hỗ trợ, ưu đãi về cơ chế, chính sách nhưng vẫn không thể đột phá, thưa ông? Đó là do chúng ta đã duy trì quá lâu nền công nghiệp gia công, dựa trên giá trị gia tăng và nội địa hóa thấp nên càng xuất khẩu thì càng nhập siêu do phải nhập nguyên liệu. Hậu quả là sau 20 năm xây dựng, một loạt các ngành mũi nhọn đều tiêu điều. Đơn cử như chúng ta tập trung phát triển công nghiệp điện tử thì điện tử chết dở sống dở, chỉ gia công để sống; công nghiệp ô tô không thành công khi kêu gọi đầu tư nước ngoài; ngành cơ khí què quặt, không đủ sức trang bị cho nền kinh tế; thiếu tư duy phát triển công nghiệp hỗ trợ, không có chính sách khuyến khích xây dựng thương hiệu, sáng tạo ứng dụng công nghệ mới. Nói nôm na, trong quá trình công nghiệp hóa chia 4 giai đoạn nhưng chúng ta "đắm chìm" quá lâu trong giai đoạn đầu. Giai đoạn dựa vào nguyên liệu, vật liệu, công nghệ, thị trường bên ngoài để phát triển bên trong. Hay nói cách khác, nền kinh tế vẫn ở trong thời kỳ gia công chứ chưa chuyển sang giai đoạn sản xuất, giai đoạn tạo ra được linh kiện, phụ kiện để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Với mô hình tăng trưởng này, theo ông, liệu chúng ta có thể thực hiện tái cơ cấu kinh tế? Tôi khẳng định, muốn thực hiện mục tiêu tái cấu trúc kinh tế, phải đạt cho được, thay đổi cho được mô hình tăng trưởng hiện nay. Chúng ta không thể dựa vào khai thác tài nguyên thô, lao động rẻ, gia công, đẩy vốn ra để tăng trưởng mà phải làm ngược lại. Chúng ta phải chuyển cho được nền kinh tế từ gia công sang sản xuất. Nghĩa là giai đoạn sáng tạo một phần về công nghệ; phải sản xuất được nguyên liệu vật liệu với tỷ lệ nội địa hóa cao; những thương hiệu mang tên VN. Cụ thể chúng ta phải làm gì để "chuyển" sang sản xuất như ông nói? Phải phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Muốn làm được điều này, phải gắn liền với phát triển DN vừa và nhỏ chứ không phải các tập đoàn, kể cả tư nhân hay nhà nước. Phải có những chính sách thật mạnh để hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ, tạo thành các cụm công nghiệp liên kết. Chúng ta phải hình thành được hệ thống quan điểm rõ ràng, thể hiện bằng chính sách, đạo luật, định chế và phải "phân vai", nhà nước làm gì và tư nhân làm gì. Cái nhà nước làm hướng tới mục tiêu tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển theo đúng mục tiêu nhà nước muốn. Ví dụ, ta có bờ biển dài, vậy VN có làm công nghiệp đóng tàu hay không? Theo tôi là nên làm dù thế giới chê và thừa nhưng không có nghĩa là VN không nên làm. Ít nhất là vận tải dọc ven biển và dọc sông ĐBSCL. Nhưng trong ngành đóng tàu thì nhà nước phải đầu tư cho nghiên cứu, công nghiệp hỗ trợ, hóa chất, điện tử phải hình thành các cụm như vậy. Hay chiến lược của chúng ta là công nghiệp hóa thì phải phát triển ngành công nghiệp cơ khí. Không có cơ khí, không thể công nghiệp hóa. Sau xác định ngành, sản phẩm thì đầu tư "phân vai", nhà nước làm gì và tư nhân làm gì, rồi chính sách phải đồng bộ để hỗ trợ cho ngành phát triển Với độ mở lớn, trong 4 năm vừa rồi, kinh tế VN chịu nhiều tác động tiêu cực từ kinh tế toàn cầu. Cộng với mô hình kinh tế bất cập dẫn tới những hệ quả nặng nề. Để xử lý, Chính phủ thường áp dụng biện pháp tình thế nên bao giờ cũng có tác động tích cực và tiêu cực. Gói kích cầu năm 1999 - 2000 phục hồi tăng trưởng thì gây lạm phát năm sau. Gói giải pháp giảm tổng cầu, ngăn chặn lạm phát năm 2011 thì gây suy giảm, trì trệ năm 2012 Kỳ 3: Gấp rút khơi thông tín dụng 04/07/2012 3:23 Những đợt hạ lãi suất (LS) dồn dập của Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) dường như không mang lại nhiều tác dụng khi các doanh nghiệp (DN) vẫn không thể hấp thụ, tiêu hóa được vốn. Những “núi” hàng tồn kho với giá thành cao vẫn đang chất chồng, nợ xấu của ngân hàng (NH) ngày một gia tăng, nếu không được giải quyết thì chắc chắn dòng tín dụng còn bị ứ đọng và hy vọng phục hồi nền kinh tế càng trở nên mong manh. Trao đổi với Thanh Niên, TS Cao Sĩ Kiêm (ảnh) - nguyên Thống đốc NHNN - bày tỏ lo lắng khi trong khoảng một thời gian quá dài chính sách tiền tệ thắt chặt, đã bóp nghẹt dòng chảy tín dụng, nền kinh tế bị “đói” vốn, DN phá sản hàng loạt. Đến khi mọi sự chịu đựng đã vượt quá giới hạn, LS liên tiếp bị “ép” xuống, nhưng sức khỏe của DN đã quá yếu không thể hấp thụ vốn. Bằng chứng rõ nét nhất là tín dụng sau 6 tháng tăng không đáng kể, chỉ số giá tiêu dùng sau 38 tháng đã “âm”. Giải pháp căn cơ cấp bách nhất hiện nay phải khơi dòng tín dụng, xử lý hàng tồn kho. Nền kinh tế của chúng ta vốn phụ thuộc chủ yếu vào vốn tín dụng từ hệ thống NH, mặt khác, trong giai đoạn vừa qua khả năng thanh khoản của người dân, cũng như các DN đã cạn kiệt từ lâu, vì vậy số vốn nhỏ nhoi đến với DN không đủ kích thích kinh tế Tiền “bơm” chảy đi đâu ? NHNN cho biết đã “bơm” một lượng tiền lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng từ đầu năm đến nay vào nền kinh tế, nhưng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng đến 12.6 mới chỉ tăng 0,17% so với mục tiêu 15-17% trong 2012. Vậy nguồn tiền này đã “chảy” đi đâu, thưa ông? Theo như tuyên bố của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, khoản tiền đồng mà NHNN đã bơm ra thị trường là vô cùng lớn. Trong đó, đã mua vào 9 tỉ USD để bơm ra 180.000 tỉ đồng. Ngoài ra, trong tháng 2.2012, cơ quan này cũng đã bơm ra 60.000 tỉ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp và nông thôn. Trước đó, cuối năm 2011 đưa ra 30.000 tỉ đồng để cứu trợ các NH mất khả năng thanh khoản. Số tiền trên đã góp phần cứu các NH trước nguy cơ vỡ nợ và cải thiện thanh khoản cho toàn hệ thống. Sở dĩ nguồn tiền trên chảy vào tín dụng không đáng kể, vì ngay sau khi tung tiền đồng ra mua USD dự trữ với con số 180.000 tỉ đồng, ngay lập tức NHNN đã phát hành trái phiếu để thu tiền về với con số là 90.000 tỉ đồng. Cơ quan điều hành lo ngại việc dùng tiền đồng mua USD - thực chất là hoán đổi tiền - sẽ dễ tác động gây tăng lạm phát. Vì vậy, việc thu hồi tiền về là cần thiết. Ngoài ra, tiền còn được luân chuyển dưới hình thức cho vay qua thị trường liên NH. Thêm vào đó là các NH thanh toán vay mượn lẫn với nhau Số tiền còn lại dù có đến được với các DN thì cũng không đáng kể. Trong khi đó, như đã biết nền kinh tế của chúng ta vốn phụ thuộc chủ yếu vào vốn tín dụng từ hệ thống NH, mặt khác, trong giai đoạn vừa qua khả năng thanh khoản của người dân, cũng như các DN đã cạn kiệt từ lâu, vì vậy số vốn nhỏ nhoi đến với DN không đủ kích thích kinh tế. Vấn đề mấu chốt hiện nay về chính sách tiền tệ là cần phải nhanh chóng xử lý nợ xấu. Các ngân hàng cũng nên xem doanh nghiệp là bạn đồng hành, cơ cấu lại những khoản nợ nằm trong khả năng và giới hạn an toàn nhất định TS Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc NHNN Giải quyết nợ xấu và hàng tồn kho NHNN dồn dập hạ LS, nhưng DN khó tiếp cận được, theo ông vấn đề ở đây là gì? LS cao hiện nay không còn là trở ngại chính dẫn đến ứ đọng tín dụng. Nó chỉ là một nguyên nhân nhưng không phải nút thắt. Trước hết, chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan, rõ ràng NHNN đã giảm LS rất mạnh, chỉ trong vòng 5 tháng giảm trần huy động LS tiền gửi (ngắn và trung hạn) từ 14%/năm xuống còn 9%/năm để kéo lãi vay từ mức 18-20%/năm xuống còn khoảng 13-14%/năm. Tất nhiên đó là biên độ mà nhà điều hành đưa ra, còn thực tế mỗi một chính sách đưa ra đều có độ trễ của nó. Với tiền tệ, theo tôi độ trễ của nó khoảng vài tháng, bởi đó là thời gian cần để các NH có thể giảm chi phí bình quân huy động vốn rất cao từ thời gian trước. Mà theo tôi biết chi phí này hiện nay tại nhiều NH vẫn còn lên tới cả 12-14%/năm thì làm sao các NH có thể hạ ngay lãi vay trên diện rộng cho nhiều DN, có chăng chỉ là các khách hàng VIP và khách hàng lớn. Vậy theo ông, để cứu DN, cứu nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái, chúng ta phải làm ngay những gì để khơi dòng tín dụng? Việc điều hành chính sách tiền tệ kiểu giật cục trong thời gian qua (lãi suất lúc tăng cao, lúc giảm nhanh trong thời gian ngắn) khiến các doanh nhân mất niềm tin, ở vào thế thủ nên không dám đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia Vấn đề mấu chốt hiện nay về chính sách tiền tệ là cần phải nhanh chóng xử lý nợ xấu. Các NH cũng nên xem DN là bạn đồng hành, cơ cấu lại những khoản nợ nằm trong khả năng và giới hạn an toàn nhất định. Mô hình công ty mua bán nợ của NHNN dự định thành lập cũng là một giải pháp, nhưng cần phải đảm bảo được sự minh bạch, công khai, tránh cứu vớt những DN làm ăn không đàng hoàng, không còn khả năng hồi sinh và tránh để lợi ích nhóm cục bộ chi phối. Đối với hàng tồn kho thì sao, thưa ông? Khó khăn lớn nhất của DN hiện nay là hàng tồn kho. Nguyên nhân tồn kho vì sức mua giảm, DN không có đầu ra. Các DN cũng không thể hạ giá thành, vì trước đó phải vay vốn với LS quá cao, nên để tháo gỡ nhà nước phải vào cuộc thật đồng bộ. DN thuộc lĩnh vực nào thì bộ, ngành đó phải tham gia, như nông lâm thủy sản thì Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phải vào cuộc, xem cần có giải pháp gì để hỗ trợ sức mua, giúp DN có thể giảm giá thành. Các hiệp hội ngành nghề cũng phải vào cuộc, xem DN hội viên của mình khó ở đâu, làm cầu kết nối cho họ Giải pháp nào cũng cần phải có sự phối hợp, không thể mạnh ai người ấy làm, người ấy đi xin hỗ trợ. Giải phóng được hàng tồn kho, có đầu ra, DN quay vòng được vốn, NH xử lý được nợ xấu mới dám tiếp tục cho vay. PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: Thôi ngay cách điều hành chính sách kiểu giật cục ! Từ năm 2007 trở về trước, LS huy động của các NH dưới 10%/năm nhưng những năm sau đó liên tục tăng trên mức này, năm 2008, 2011 lên 18%/năm. Việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) kiểu giật cục trong thời gian qua (LS lúc tăng cao, lúc giảm nhanh trong thời gian ngắn) khiến các doanh nhân mất niềm tin, ở vào thế thủ nên không dám đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Cũng trong thời gian qua chính sách tài khoản, CSTT mở rộng làm cung tiền nở khá nhanh, từ mức 40% GDP của năm 2000 tăng lên 120% GDP vào năm 2010; dư nợ tín dụng bình quân của 10 năm trở lại đây tăng 30%, trong khi các nước khác khoảng 10% Từ các vấn đề trên cho thấy CSTT hiện nay cần hướng đến 3 mục tiêu quan trọng đó là kiềm chế lạm phát, hỗ trợ kinh tế tăng trưởng hợp lý và hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu kinh tế. Trong đó chính sách LS phải được điều hành theo lạm phát lõi, lạm phát cơ bản để có được LS cho vay ở mức 10 - 12%/năm nhằm hỗ trợ khu vực sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn NH trong thời gian tới cần được ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp. Chừng nào NHNN tái cơ cấu xong hệ thống ngân hàng, lúc đó trần LS mới có thể được tháo dỡ. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay như một khối u kéo lì nền kinh tế, vì vậy trong giai đoạn này, các giải pháp chấp nhận không nên đặt nhiều vào tăng trưởng kinh tế mà nên tập trung làm lành mạnh “cơ thể” tài chính. T.Xuân (ghi) TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Quan trọng là quản lý nợ xấu Lãi suất giảm nhưng tín dụng tăng trưởng chậm. Để có thể khơi thông tín dụng cho DN, vấn đề quan trọng nhất hiện nay đối với hệ thống NH đó là việc xử lý nợ xấu. Đề án thành lập Công ty mua bán nợ xấu NH đang được soạn thảo để trình Chính phủ trong thời gian tới. Tuy nhiên để các khoản nợ xấu không quay trở lại vào 10 năm tới, hệ thống NH cần công khai minh bạch tình hình tài chính, áp dụng các chuẩn mực về kế toán quốc tế, quản lý rủi ro theo các tiêu chuẩn hiện đại của thế giới. Thanh Xuân (ghi) Ông Trần Thanh Vân - Phó giám đốc Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ): Hàng không bán được, vay tiền cũng không biết làm gì Từ tháng 1 đến tháng 4.2012, các DN trong đó có Gentraco phải vay với LS khoảng 18-19%/năm, cùng với thị trường đầu ra bị thu hẹp nên DN hầu như làm ăn không có lãi. Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều NH để vay vốn nhưng cũng không phải dễ. Duy chỉ có Agribank, NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chấp nhận cho vay mới với LS 13-14%/năm, nên chúng tôi dám đầu tư mở rộng thêm kho gạo với sức chứa 80.000 tấn. Dù vậy theo tôi, trong hoàn cảnh hiện tại, LS cho vay khoảng 12%/năm thì DN biết cách xoay xở khả dĩ mới dám vay. Hiện chúng tôi và nhiều DN đang còn hàng tồn kho nhiều, nếu không giải quyết được, không có hỗ trợ về giá, về sức mua thì DN có vay vốn cũng chẳng biết làm gì. Anh Vũ (ghi) Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Lãi suất dưới 10% thì các DN mới hoạt động được Trong ngắn hạn, NHNN phải xác lập một hạn mức tín dụng với LS thấp dưới 10% thì các DN mới hoạt động được. Tôi nghĩ rằng với quyền hạn của mình, NHNN hoàn toàn có thể làm được điều này bằng các công cụ tài chính. Về dài hạn, điều tiết lưu lượng tiền ra nền kinh tế thế nào cho phù hợp, tránh việc cung tiền quá nhiều có thể gây lạm phát hoặc quá ít sẽ gây thiểu phát cũng là vai trò của NHNN. Điều này sẽ liên quan đến khả năng dự báo để việc bơm tiền ra và hút tiền vào đạt được hiệu quả theo đúng mục tiêu. Trong công tác điều hành, NHNN phải đẩy mạnh công tác xử lý, giám sát không để xảy ra hiện tượng kiểu như xé rào LS. Điều đó mới đảm bảo được CSTT với mức LS hợp lý đến được với DN nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mai Phương (ghi) Sử dụng mạnh “chiếc gậy” tài khóa Chính sách tài khóa giai đoạn này cần phát huy vai trò nhiều hơn nữa, mạnh hơn nữa đối với tăng trưởng. Chính phủ đã có Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10.5.2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường (NQ 13). Tuy nhiên, các giải pháp trong NQ số 13 như vậy là chưa đủ liều lượng và chưa toàn diện. Chính sách tài khóa như một “chiếc gậy” vừa bẩy vừa đập; một mặt, duy trì và thậm chí tăng thêm nguồn vốn cho những khu vực hoạt động có hiệu quả, tạo nhiều công ăn việc làm; mặt khác hạn chế chi tiêu của ngân sách vào những khu vực không hiệu quả, lãng phí vốn, đầu tư công tràn lan. Phải nhận thấy rõ chính sách tài khóa đúng đắn mới có được vai trò, tác dụng chính trong việc tạo ra và duy trì tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Tài khóa thắt chặt chẳng những có tác dụng kiềm chế lạm phát mà còn góp phần giảm bội chi ngân sách nhà nước, Chính phủ không phải chịu áp lực phát hành trái phiếu để bù đắp bội chi, mặt bằng lãi suất nhờ vậy cũng bớt “nóng”. Khi đó, việc giảm LS tháo gỡ khó khăn cho DN, ổn định thị trường mới có hiệu quả. Không có cách nào để một Ngân hàng trung ương có thể thực hiện tốt việc ổn định được giá cả, lãi suất, tỷ giá đồng thời với hỗ trợ tăng trưởng sản xuất nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của chính sách tài khóa. TS Nguyễn Thị Thanh Hương (TBT Tạp chí Ngân hàng) Anh Vũ Kỳ 4: Cắt "sở hữu chéo" trị nợ xấu 05/07/2012 4:05 "Chặn" vốn vào sản xuất, rủi ro hệ thống do tỷ lệ vượt quá giới hạn an toàn Sức ép giải quyết nợ xấu là có thật. Tuy nhiên, nếu không phân loại nợ xấu và "cắt" tình trạng "sở hữu chéo" ở các ngân hàng (NH), xử lý nợ xấu sẽ rơi vào tình trạng "quýt làm cam chịu" và không "trị" tận gốc căn bệnh này trong hệ thống NH của chúng ta. Sở hữu chằng chịt Theo NHNN, nợ xấu chiếm khoảng 10% trong toàn hệ thống, tương đương với 258.000 tỉ đồng (khoảng 12 tỉ USD). Đây là một tỷ lệ rất cao và rủi ro. Nếu không giải quyết món nợ này, các NH vẫn tiếp tục huy động, nhưng để nuôi nợ xấu chứ không thể cấp vốn cho sản xuất. Nói vậy để thấy, sức ép giải quyết nợ xấu là hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, chúng ta đều biết, bản chất của các NH cổ phần tại VN là sở hữu chéo chằng chịt. Chuyện một cổ đông lớn, một nhóm đầu tư sở hữu cổ phần ở nhiều NH; NH này sở hữu NH kia; các tập đoàn, doanh nghiệp sở hữu NH, thành lập các mô hình công ty cổ phần đầu tư tài chính để làm "sân sau" cho NH rất phổ biến, gây ra một loạt các hệ lụy. TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia: Minh bạch, công khai các khoản nợ xấu Chúng ta có thể thành lập công ty mua bán nợ xấu thuộc NHNN nhưng để tránh tiêu cực, lợi ích nhóm, hoạt động của nó phải được công khai, minh bạch thông qua việc lập thêm hội đồng liên ngành về xử lý nợ. Vì đáng ngại nhất khi xóa nợ là không thể xóa được tiêu cực. Phải đưa ra tiêu chí, căn cứ cụ thể để mua, xóa nợ. Ví như, DN nợ, thua lỗ do nguyên nhân khách quan (thiên tai, hỏa hoạn, bão lũ, dịch bệnh) thì được khoanh, xóa nợ hoặc với các DN khác, nợ nần do kinh doanh yếu kém, chủ quan, cùng lắm chỉ khoanh lại, không cho vay mới và từ từ đòi nợ. DN nào thấy hỗ trợ cũng không thể phát triển được thì phải chấp nhận cho phá sản, coi như cái giá phải trả cho chương trình tái cơ cấu. TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng: Xử lý nợ tránh làm thất thoát vốn nhà nước Nếu NHNN tính đến phương án mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng yếu kém cần cân nhắc 3 vấn đề: nguồn lực tài chính; hoàn thiện môi trường pháp lý về việc mua bán nợ; và phải tính toán cụ thể mức giá mua và dự kiến sau này thoái vốn như thế nào để đảm bảo không quá thiệt thòi cho vốn ngân sách nhà nước. Phải xây dựng được thị trường mua bán nợ để xử lý khoản nợ được mua lại, vì khi mua chẳng ai muốn ôm cục nợ đó. Bên cạnh đó, NHNN cũng cân nhắc việc cử người tham gia giám sát, điều hành ở các NH thương mại và các công ty này phải có chuyên gia giỏi về xử lý nợ. Công ty mua bán nợ này nên được hoạt động độc lập nhưng phải có sự giám sát của một cơ quan nào đó, như Quốc hội chẳng hạn. Anh Vũ (ghi) Đơn cử, theo quy định, NH không được cho chính người sở hữu vay vốn nhưng nhờ "sở hữu chéo" như nói trên, hầu hết các NH cổ phần đều cho chính chủ của mình vay vốn thông qua việc cho công ty con, công ty trực thuộc, công ty liên đới, công ty bạn, công ty của những công ty con vay. Vào thời điểm kinh tế tăng trưởng thuận lợi, ai cũng có tiền để quay vòng thì mọi chuyện đều ổn. Nhưng vào lúc kinh tế gặp khó khăn như mấy năm gần đây, nhiều khoản vay này trở thành nợ xấu khi "sân sau" gặp khó khăn không thể trả; thậm chí nhiều khoản nợ xấu, NH cũng không ráo riết thu hồi vì "người nhà vay". Uớc tính của chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, người thành lập NH First Vietnamese-American Bank, NH người Việt đầu tiên tại Mỹ, khoản nợ xấu từ các "sân sau" này chiếm không dưới 25% trong tổng nợ xấu của toàn hệ thống NH, tương đương giá trị 65.000 tỉ đồng. Với bản chất "sở hữu chéo" này, nếu xử lý nợ xấu theo cách mà chúng ta đang đưa ra hiện nay (giãn nợ, gia hạn nợ, mua nợ xấu cho toàn hệ thống NH) sẽ dẫn đến tình trạng tiền thuế của dân được sử dụng để "cứu" các ông chủ NH, các nhóm lợi ích. Không chỉ vậy, "sở hữu chéo" còn đẩy hệ thống NH của ta đến tình trạng cực kỳ rủi ro. Đơn cử theo quy định hiện nay, vốn pháp định tối thiểu của NH phải là 3.000 tỉ đồng. Nhưng với sở hữu chéo, các NH hoàn toàn có thể "lách" thông qua việc vay vốn từ NH này, góp cho NH kia và ngược lại. Cả 2 NH này đều báo cáo tăng vốn, các ông chủ NH cũng tăng sở hữu nhưng thực chất chỉ là tăng ảo. Như vậy, quy định an toàn vốn bị vô hiệu hóa. Cũng có nghĩa là, nếu loại bỏ yếu tố “sở hữu chéo”, vốn thực chất của các NH bị rút xuống thấp hơn nhiều so với con số công bố hiện nay. “Sở hữu chéo” cũng giúp các NH "phù phép" nợ xấu khi cần thiết. Họ có thể chuyển khoản nợ này từ NH này sang NH kia. Thay vì nói là dư nợ cho vay thì gọi là tài sản khác, ủy thác đầu tư Bằng cách này, không chỉ các quy định nợ xấu bị vô hiệu hóa, NH còn không phải trích dự phòng rủi ro. Tác hại của chuyện "sở hữu chéo" là đổ vỡ. Đó là lý do Mỹ và hầu hết các nước trên thế giới tuyệt đối cấm “sở hữu chéo” trong ngành NH. Không mua nợ "sân sau" Giải quyết nợ xấu là cần thiết nhưng vì sở hữu chằng chịt như phân tích trên, nợ xấu của hệ thống NH nhất thiết phải được phân loại cụ thể trước khi xử lý. Nợ xấu nào nhà nước có thể đứng ra "dọn dẹp" nhằm khơi vốn vào sản xuất; loại nợ xấu nào NH tự chịu trách nhiệm phải tách bạch, rõ ràng để không lấy vốn ngân sách phục vụ nhóm lợi ích. Tiến sĩ Lê Trọng Nhi, chuyên gia tài chính NH, cho rằng không khó để nhận dạng các loại nợ xấu này, vấn đề là NHNN muốn làm hay không. Sử dụng khái niệm "nợ xấu giả" cho loại nợ xấu từ "sân sau" của các NH cổ phần; nợ từ việc cho vay quá số vốn cần thiết ở các dự án công ông Nhi cho rằng nếu làm đúng, đủ, các loại nợ xấu này đã "ăn cụt" vốn của không ít NH. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cũng khẳng định khi vấn đề nợ xấu được giải quyết trên tầm mức quốc gia, nên tách bạch loại nợ xấu. Những món nợ đúng quy định, với một giới hạn tối đa dựa trên vốn chủ sở hữu của NH cho vay (15% cho một khách hàng có liên quan, và 25% cho nhóm khách hàng có liên quan). Những loại tín dụng đã giúp doanh nghiệp có vốn làm ăn và đóng góp nhiều cho nền kinh tế; Nợ trong trường hợp người đi vay gặp khó khăn thật sự, cần được hỗ trợ hoặc xử lý công bằng và nghiêm túc. Còn những món nợ xấu cho vay trong mối quan hệ chồng chéo, quan hệ "sân sau" thì các NH phải chịu trách nhiệm. "Với loại nợ xấu mà người đi vay là những bên liên quan, đã vay được những món tiền hậu hĩnh với những điều kiện ưu đãi. Nay những người này lại mất khả năng thanh toán lại được nhà nước cứu thì hóa ra cả nền kinh tế đang “vỗ béo” cho các đại gia, các nhóm lợi ích và các NH được sử dụng như là một sân sau của các thế lực tài chính", ông Hiếu nói. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, phân tích doanh nghiệp đầu tư sai thì bị siết nợ, NH cho vay sai thì cũng phải chấp nhận phá sản, sáp nhập. Không thể có chuyện, NH kinh doanh có lãi thì hưởng, nhưng nợ xấu cao lại được nhà nước đứng ra dọn dẹp hộ rồi NH đó, các ông chủ NH đó, vẫn tiếp tục tồn tại, tiếp tục là ông chủ. Xử lý nợ xấu từ “sở hữu chéo” là động chạm đến các nhóm lợi ích. Nhưng vấn đề này không chỉ dừng ở nghịch lý việc lấy tiền thuế của dân phục vụ "sân sau" của các NH. Với vị trí độc quyền cung cấp vốn cho nền kinh tế, "sức khỏe" của hệ thống NH có tác động trực tiếp tới sức khỏe nền kinh tế. Nếu vẫn để tình trạng này tiếp diễn, rủi ro hệ thống là rất lớn. Xử lý nợ xấu NH một cách minh bạch, sòng phẳng, công khai để thực hiện quyết tâm tái cơ cấu NH của Chính phủ, người dân đang chờ đợi câu trả lời từ NHNN. TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính: Nguyên tắc là mua nợ xấu giá rẻ Để tiến trình xử lý nợ xấu được nhanh hơn thì có thể thành lập công ty mua bán nợ của quốc gia. Nguyên tắc là mua lại nợ giá rẻ vì DN và NH tạo ra nợ xấu phải chịu thiệt hại do kinh doanh yếu kém. Ngoài ra, chỉ tập trung mua những khoản nợ quan trọng có tác động thúc đẩy kinh tế, tạo sức lan tỏa. Nếu NHNN cho rằng hiện nay nợ xấu khá lớn, là “cục máu đông” gây nguy hiểm cho nền kinh tế, thì không thể để các NH thương mại yếu kém tiếp tục tái cấu trúc theo hướng tự nguyện mà phải can thiệp mạnh, trong đó có sử dụng công cụ công ty mua - bán nợ quốc gia. Mai Phương (ghi) [...]... nay, việc giải ngân trong tổng số 225.000 tỉ đồng đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ cho năm 2012 cũng mới chỉ đạt gần 80.000 tỉ đồng (chỉ hơn 1/3 vốn dự kiến) do quy trình, thủ tục giải ngân chậm, tiền bơm vào lưu thông ít có dẫn tới hàng tồn kho tăng lên Việc giải quyết, tháo gỡ các nguyên nhân gây chậm trễ giải ngân, thúc đẩy giải ngân nhanh nguồn vốn cho đầu tư phát triển này... dịch và lưu ký hiện đại để có thể tiến tới phát triển các sản phẩm phái sinh trên TTCK Đồng thời các quy định về giám sát hoạt động của DN, của TTCK cần phải chặt chẽ hơn và tăng cường thực hiện vai trò giám sát của cơ quan quản lý Cần cho phép hình thành Quỹ đầu tư mở Theo chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển, để phát triển thị trường vốn đầy đủ, cần phải phát triển các định chế tài chính phi NH huy động... trung chủ yếu vào gia hạn thuế, chậm nộp thuế cho các DN nhỏ và vừa Như năm ngoái 2011, DN có lãi một phần, nên chính sách giãn thuế thu nhập DN được dùng để bù đắp cho việc tăng lương của công nhân, giải quyết một phần khó khăn cho DN Nhưng năm nay các DN đang rất khó khăn rồi, khả năng nộp thuế được rất hiếm, vì đa phần DN lỗ, nên giải pháp này không giải quyết được vấn đề Thứ hai, khó khăn lớn với... còn NH nhỏ tự để phá sản Việt Nam cũng nên vậy, những NH nhỏ cần cho phá sản thì phá sản chứ không nên nuông chiều như thời gian qua khi viện dẫn lý do ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi của người dân Nhà nước không cần bỏ tiền xử lý các khoản nợ xấu NH mà nên có những giải pháp như không đánh thuế thu hút khối tư nhân tham gia vào lĩnh vực mua bán nợ Thanh Xuân (ghi) Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn: Mua nợ... bảo vệ tốt, từ đó họ có tâm lý e ngại, hạn chế tham gia các đợt phát hành trái phiếu của DN Đây là những điểm quan trọng cần phải khắc phục ngay Đồng tình với nhận xét này, TS Lê Đạt Chí (ĐH Kinh tế TP.HCM) cũng cho rằng nhà nước phải xây dựng ngay các chính sách bảo vệ NĐT, tạo niềm tin cho họ Cụ thể là xây dựng điều kiện đối với DN phát hành trái phiếu về quy mô, tính minh bạch thông tin; những quy... suy kiệt Tăng tính thanh khoản cho thị trường là việc làm cấp thiết để giúp TTCK khởi sắc, từ đó tạo điều kiện để DN huy động được vốn, giảm được thế bị động này Theo TS Nguyễn Văn Thuận, muốn vậy, Chính phủ phải ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định LS và giữ lạm phát ở mức thấp UBCKNN cần tạo sự linh hoạt hơn cho giao dịch của NĐT song song với việc giám sát chặt chẽ hơn việc phát hành CP của các DN niêm... yếu kém Một biện pháp khác là quốc hữu hóa các NH yếu kém NHNN có thể giao NH yếu kém cho các NH khỏe hơn thông qua việc cho vay tái cấp vốn ưu đãi để tái cơ cấu lại hệ thống NH yếu kém Còn cho các NH yếu kém sáp nhập lại với nhau hoặc xóa nợ cũng sẽ không giải quyết được vấn đề nội tại của chính họ Sau khủng hoảng tài chính châu Á, các NH nhỏ, yếu kém gần như biến mất (qua hình thức giải thể, phá sản,... vốn quy mô lớn dài hạn tập trung để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, TPDN, CP, tham gia đầu tư phát triển hạ tầng TS Hoàng Công Gia Khánh - Trưởng khoa Tài chính NH (Trường ĐH Kinh tế - Luật): DN phải tự cải thiện mình Về dài hạn, để DN có thể tham gia hiệu quả trên thị trường trái phiếu, ngoài các giải pháp vĩ mô mà nhà nước phải thực hiện, bản thân các DN phải tự cải thiện mình Đầu tiên, phải đảm... giảm giá thành hàng hóa Đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam “Nhà nước nên giảm mức LS cho vay về mức thấp nhất 0% hoặc chỉ vài %, hỗ trợ cho các DN có điều kiện giảm được giá bán, giải quyết hàng tồn”, TS Doanh kiến nghị thêm Ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Thép Việt: Quan trọng nhấtlà tạo cầu Vấn đề quan trọng nhất hiện nay phải là tạo cầu bằng... tiêu thụ hàng tồn kho cho DN, có thể thông qua biện pháp tập trung vốn, giải ngân các dự án trọng điểm, để tạo nguồn cầu tiêu thụ cho mặt hàng thép NHNN đã có động thái hạ LS khá mạnh, nhưng thực tế các DN nhỏ không tiếp cận được Ngoài ra, DN trong nước đang phải cạnh tranh rất lớn với hàng nhập, với DN FDI Để cứu DN lúc này, quan trọng nhất vẫn là kích cầu, khơi thông đầu ra cho sản phẩm của DN, tiếp . sách phải đồng bộ để hỗ trợ cho ngành phát triển Với độ mở lớn, trong 4 năm vừa rồi, kinh tế VN chịu nhiều tác động tiêu cực từ kinh tế toàn cầu. Cộng với mô hình kinh tế bất cập dẫn tới những. thể chế kinh tế. Nỗ lực của ta là xây dựng thể chế kinh tế mới, luật pháp mới, bộ máy mới nhưng tất cả cái mới đó đều bị phân mảng, chia cắt. Sự chia cắt đó khiến bản thân thể chế kinh tế mới. các vấn đề trên cho thấy CSTT hiện nay cần hướng đến 3 mục tiêu quan trọng đó là kiềm chế lạm phát, hỗ trợ kinh tế tăng trưởng hợp lý và hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu kinh tế. Trong đó chính

Ngày đăng: 22/07/2014, 11:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan