Đa hồng cầu Đa hồng cầu được xác định là một hội chứng trong đó sự tăng số lượng hồng cầu máu ngoại vi, phát hiện được bằng cách đếm số lượng hồng cầu. Từ khi áp dụng crôm phóng xạ vào huyết học, người ta đã đánh dấu được hồng cầu và tìm được một phương pháp chẩn đoán tốt nhất để đo thể tích hồng cầu toàn thể và nhờ vậy phân biệt được đa hồng cầu tuyệt đối và đa hồng cầu tương đối. Bệnh có các biểu hiện thường thấy như có rối loạn tuần hoàn nhẹ, đỏ da, mệt mỏi, suy nhược, đau nhiều nơi trong cơ thể, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, giảm thị lực, chảy máu chân răng Những biểu hiện nguy hiểm ở mạch máu như tắc tĩnh mạch chi dưới, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, chảy máu đường tiêu hóa Những người sống ở vùng núi cao có thể bị đa hồng cầu nhưng cơ thể họ thích nghi được. Phi công sống nhiều ngày trên cao cũng có thể bị đa hồng cầu nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và ít khi có biểu hiện bệnh. Bệnh gặp ổn định hơn ở những người có tăng huyết áp, béo phì, có bệnh động mạch vành, do khối u Đa hồng cầu là một trong những bệnh lý tăng sinh tủy ác tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi sự tăng sinh của cả 3 dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở trong tủy xương, dẫn đến sự gia tăng số lượng của các tế bào này trong máu ngoại vi, đặc biệt là số lượng hồng cầu. Độ lưu hành của bệnh khoảng 0,5 - 2,3 trường hợp/100.000 dân, gặp chủ yếu ở người lớn tuổi với tuổi mắc bệnh trung bình là 60 (chỉ có 7% các ca bệnh xảy ra trước tuổi 40). Các biểu hiện thường gặp của bệnh là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn mờ, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, bầm tím tự nhiên trên da, ngứa, ra nhiều mồ hôi, gầy sút, mặt và lòng bàn tay đỏ, đau nhức xương, gan lách to và các biểu hiện tắc mạch như đau cách hồi, nhồi máu não. Xét nghiệm máu ngoại vi có tăng số lượng hồng cầu và lượng huyết sắc tố, có thể kèm theo tăng số lượng tiểu cầu, bạch cầu và histamin. Có 2 phương pháp điều trị bệnh đa hồng cầu: trích máu và dùng thuốc. Trích máu: trích máu định kỳ là liệu pháp quan trọng nhất trong xử trí đa hồng cầu để duy trì lượng hematocrit không vượt quá 45%, vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi hematocrit vượt quá con số này sẽ gây giảm khả năng tưới máu cho não và nguy cơ cao xảy ra các biến chứng như tắc mạch não, rối loạn khả năng nhận thức. Trích máu giúp giảm nhanh và chọn lọc số lượng hồng cầu cũng như quá trình tạo hồng cầu mà không gây ức chế tủy xương, nhu cầu trích máu sẽ giảm dần ở hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này làm tăng nguy cơ thiếu sắt và có thể gây ra các rối loạn huyết động ở một số bệnh nhân. Ngoài ra, trích máu cũng kích thích tủy xương và quá trình sinh mẫu tiểu cầu, từ đó làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi. Trích máu nhiều lần có thể góp phần làm tăng tính ngưng tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng nguy cơ các biến chứng tắc mạch, do đó, nên phối hợp thêm các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, ticlodipin ở những bệnh nhân phải trích máu nhiều lần, nhất là ở những người có tăng số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi. Mặc dù việc phối hợp các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết nhưng các biến chứng này thường nhẹ trừ khi người bệnh có số lượng tiểu cầu tăng quá cao. Những trường hợp bệnh nhân có số lượng tiểu cầu trong máu tăng quá cao hoặc không dung nạp với trích máu cần được điều trị bằng thuốc. Dùng thuốc Hiện nay, có 3 loại thuốc chính được sử dụng để giảm số lượng hồng cầu trong máu là hydroxyurea, interferon-alfa và anagrelide. Hydroxyurea Hydroxyurea (HU) hiện là một trong những thuốc quan trọng nhất trong điều trị bệnh đa hồng cầu, sau khi phốt pho phóng xạ (32P) và các tác nhân hóa trị liệu khác như clorambucil đã không còn được sử dụng do làm tăng nguy cơ chuyển dạng thành ung thư máu. Mặc dù nguy cơ gây chuyển dạng thành ung thư máu của thuốc này không rõ rệt trên lâm sàng, nhưng rõ ràng nó có khả năng gây đột biến và các loại ung thư nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc này cho những bệnh nhân trẻ tuổi. Bên cạnh đó, HU gây ức chế tủy xương và do đó, làm giảm không chọn lọc cả số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, đồng thời có thể gây ra thiếu máu. Đáp ứng với HU thường dao động trong quá trình điều trị. Sau khi ngừng dùng thuốc, bệnh thường chỉ ổn định trong thời gian ngắn và có tình trạng tăng tiểu cầu trong máu ngoại vi. Do đó, HU cần được sử dụng liên tục kéo dài, nhưng điều này có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra, HU còn có thể gây các tác dụng phụ khác như rối loạn sắc tố móng hoặc các ổ loét ở mắt cá chân, các ổ loét này thường chậm liền sau khi ngưng dùng thuốc và có thể cần phải điều trị bằng ghép da. HU có thể qua được rau thai và gây dị dạng thai nên cần tránh sử dụng ở những phụ nữ đang mang thai. Interferon-alfa Interferon-alfa (IFN-a) được sử dụng trong điều trị đa hồng cầu sau khi có những bằng chứng cho thấy hiệu quả của thuốc này trong điều trị một loại bệnh tăng sinh tủy ác tính khác là bệnh lơxêmi kinh dòng hạt. IFN-a có tác dụng ức chế tủy xương nên cũng gây giảm cả hematocrit, số lượng tiểu cầu và bạch cầu trong máu ngoại vi. Ưu điểm của thuốc này là tác dụng được duy trì sau khi ngưng dùng thuốc và không gây chuyển dạng thành ung thư máu và không gây đột biến gen, do đó, có thể sử dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi. Tác dụng phụ thường gặp của IFN-a trong giai đoạn đầu dùng thuốc là hội chứng giống cúm, nhưng nếu dùng kéo dài, thuốc có thể gây các triệu chứng tiêu hóa và tâm thần kinh ở 15 - 30% số bệnh nhân, các tác dụng phụ này phụ thuộc vào liều dùng. Liều dùng thông thường của IFN-a là 3 - 5 triệu đơn vị/ngày cho đến khi đạt được mục đích điều trị, sau đó giảm dần liều. IFN-a không qua được rau thai nên có thể dùng được ở phụ nữ có thai. Một nhược điểm quan trọng của IFN-a là rất đắt tiền. Anagrelide Anagrelide là một chất ức chế men prostaglandin synthase. Đầu tiên, thuốc này được sử dụng với mục đích ức chế sự trưởng thành của mẫu tiểu cầu, từ đó ức chế sự sinh sản của dòng tiểu cầu, tuy nhiên, người ta nhận thấy tác dụng phụ gây thiếu máu của thuốc ở một số bệnh nhân với cơ chế chưa được biết rõ. Đây là lý do anagrelide được sử dụng trong điều trị bệnh đa hồng cầu. Anagrelide không gây giảm số lượng bạch cầu và không gây ức chế tủy xương, không có nguy cơ gây chuyển dạng thành ung thư máu nhưng có thể qua được rau thai và gây giảm số lượng tiểu cầu của thai nhi. . Đa hồng cầu Đa hồng cầu được xác định là một hội chứng trong đó sự tăng số lượng hồng cầu máu ngoại vi, phát hiện được bằng cách đếm số lượng hồng cầu. Từ khi áp dụng. ta đã đánh dấu được hồng cầu và tìm được một phương pháp chẩn đoán tốt nhất để đo thể tích hồng cầu toàn thể và nhờ vậy phân biệt được đa hồng cầu tuyệt đối và đa hồng cầu tương đối. Bệnh có. mạch vành, do khối u Đa hồng cầu là một trong những bệnh lý tăng sinh tủy ác tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi sự tăng sinh của cả 3 dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở trong tủy xương,