1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Cẩm nang doanh nhân phần 5 pdf

10 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cẩm nang doanh nhân Cái giá bạn phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều lần số tiền mà bạn đầu tư thay đổi công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, đặc biệt khi sự thay đổi đó xuất phát từ nhu cầu của thị trường và sự thay đổi thị hiếu của khách hàng. Mercedes là một trong số những ví dụ minh chứng cho việc chậm đổi mới theo thời cuộc. Khi mà cuối năm 2005, nhiều khách hàng muốn tìm kiếm trên thị trường một loại xe mới và việc sản xuất các loại xe có thể sử dụng nhiên liệu thay thế đã được nhiều hãng sản xuất xe hơi quan tâm, thì trong chiến lược kinh doanh của Mercedes không hề mảy may đề cập đến vấn đề này. Thậm chí, nhà quản lý một đại lý xe ô-tô hiệu Mercedes khi được khách hàng hỏi: “Mercedes-Benz có chiến lược sản xuất các loại xe sử dụng nhiên liệu thay thế không?”, đã trả lời chắc như đinh đóng cột rằng họ sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược sản xuất ô-tô sử dụng nhiên liệu truyền thống trong nhiều năm nữa. Công ty bạn có đang theo đuổi một chiến lược kinh doanh mù quáng kiểu đó không? Nếu bạn nhận ra được xu hướng của thị trường và k ịp thời thay đổi theo nó càng sớm, thì lợi ích mà bạn gặt hái được sẽ càng nhiều. 6. Những nhà lãnh đạo chủ chốt trong công ty bạn không muốn thay đổi cách làm việc để phù hợp với thời đại mới. Cách suy nghĩ của mỗi cá nhân trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh thường mang tính độc lập và khó có sự can thiệp từ bên ngoài khiến họ thay đổi cách nghĩ và cách làm. Khi một nhà lãnh đạo nhất quy ết không thay đổi phương thức kinh doanh đã bị coi là lạc hậu, thì tính kiên định trong trường hợp này trở thành yếu tố khiến công ty dễ bị bán hoặc sáp nhập. Nếu công ty bạn đang phải đứng trước những sự lựa chọn hoặc phải bán, hoặc phải sáp nhập, hoặc phải chấp nhận đổi mới, những dấu hiệu dưới đây cho thấy đội ngũ lãnh đạo hiện tại của bạn chưa sẵn sàng cho sự chuyển đổi mang tính chiến lược trong kinh doanh: - Khách hàng yêu cầu để tránh những tổn thất không cần thiết, hai đối thủ cạnh tranh nên liên minh và liên kết, biến thù thành bạn, cùng nhau chia sẻ thị trường, nhưng cả hai công ty không sẵn lòng làm điều đó. - Những người lãnh đạo vẫn dung túng và không cương quyết đối với những hành vi gây tổn hại đến công việc. - Những người sáng lập công ty không dám quyết để thực hiện một chiến lược kinh doanh mà khả năng thành công là chắc chắn. Họ phân vân, do dự vì nếu thực hiện nó sẽ ảnh lợi ích của nhân viên hay làm thay đổi chế độ hưu trí - Công ty không đạt được mục tiêu như đã dự kiến sau vài năm liên tục Cẩm nang doanh nhân 7. Bạn cho rằng sự tăng trưởng và các suy tính chiến lược chỉ dành cho các công ty lớn. Đã bao nhiêu lần bạn tự bảo rằng cần “lập kế hoạch và tầm nhìn chiến lược kinh doanh là quan trọng” nhưng bạn lại chần chừ vì nó sẽ ngốn của bạn rất nhiều thời gian. Nếu điều đó tiếp diễn hết ngày này qua ngày khác mà bản kế hoạch và chiến lược kinh doanh vẫn chỉ là ý tưởng, thì công ty bạn đang trong tình thế nan giải. Như vậy, tự bạn sẽ đánh mất niềm tin vào bản thân và rất đáng tiếc nếu sự mất niềm tin đó được truyền sang đội ngũ nhân viên của bạn. 8. Bạn đang đấu tranh để chuyển đổi từ mô hình lãnh đạo thực tiễn sang mô hình lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược. Những thói quen và kỹ năng lúc đầu đã giúp nhà lãnh đạo kiếm được hàng triệu đô-la, nhưng sau đó chính chúng lại ngăn cản họ kiếm được gấp 10 lần như thế nữa. Rất nhiều chuyên gia giỏi sau một thời gian làm việc cho công ty kinh doanh nào đó, đã quyết định ra ngoài thành lập một công ty riêng giống như công ty mà họ đã làm việc. Sau một thời gian kiếm được chút ít tiền bạc, họ vẫn tiếp tục đi theo lối mòn cũ. Điều này giới hạn khả năng đổi mới chiến lược tăng trưởng trong tương lai. 9. Bạn liên tục áp dụng những ý tưởng thú vị (ví dụ những dự án và ý tưởng mới). Khi nhà lãnh đạo liên tục đưa ra những kế hoạch và chiến lược mới, đội ngũ nhân viên sẽ mất phương hướng. Họ rất khó khăn để hiểu “Cái gì là quan trọng nhất trong công việc kinh doanh hiện tại của công ty? Nhân viên cần tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào? Công việc mà họ đang làm có góp phần mang lại sự thành công chung của công ty không? Nếu chỉ nhìn bề ngoài của các ý tưởng mà không biết phân tích lợi hại, tính hiệu quả khi áp dụng ý tưởng đó vào kinh doanh, nhà lãnh đạo sẽ trở thành kẻ đầu tiên phá hoại những thành quả mà họ đã biết bao công sức xây đắp nên. 10.Bạn tiếp tục kinh doanh và đầu tư vào những sản phẩm không mang lại lợi nhuận. Rất nhiều nhà sáng lập đã gắn bó tình cảm sâu sắc với lịch sử thành công trong quá khứ. Đó là tình cảm tự nhiên của con người, giống như cách mà bạn thương yêu con cái và không muốn rời xa chúng. Tuy nhiên, tình yêu rất dễ biến thành sự mù quáng và ngăn cản bạn tập hợp những phản hồi thường xuyên từ thị trường, và tận dụng những cơ hội mới trong kinh doanh. Đó chính là khi cần phải lựa chọn và giao phó những dự án mới cho những người có khả năng thực hiện tốt hơn. Hay là việc ngừng bán những sản phẩm hiện không còn thu được lợi nhuận. Những hành động tiếc nuối lúc này sẽ bỏ lỡ cơ hội xâm nhập vào một thị trường mới có lợi nhuận cao hơn. Cẩm nang doanh nhân Nếu bạn gặp phải một trong mười điều trên thì đó là dấu hiệu báo cho bạn biết đã đến thời điểm phải chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình. Vì vậy, hãy lựa chọn những bước đi tiếp theo đúng đắn cho hoạt động kinh doanh của bạn. Cẩm nang doanh nhân John Sperling- Apollo Group Huyền thoại ở Apollo Group Đối với nhiều người, việc John Sperling vượt lên trên số phận nghiệt ngã để trở thành nhà trí thức, doanh nhân thành đạt là cả một huyền thoại. Ông đã đưa Tập đoàn Apollo Group và trường University of Phoenix thành tổ chức giáo dục tầm cỡ quốc tế. Chỉ tính riêng trong năm 2005, tổng doanh thu của Apollo Group đã lên tới con số 2.251 tỷ USD với hàng trăm chi nhánh lớn nhỏ hoạt động tại các khu vực trên thế giới. Từ một cậu bé từng phải chịu quá nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, John Sperling cố gắng trở thành một nhà giáo, nhà kinh doanh tài ba và là một trong những người giầu nhất thế giới, sở hữu khối tài sản cá nhân 1,5 tỷ USD. Tuổi thơ đầy gian khó John Sperling đã từng phải trải qua một tuổi thơ đầy ắp những gian nan, vất vả như trong các câu chuyện cổ tích. Ông sinh năm 1921 tại Missouri Ozarks, Mỹ, trong một gia đình nghèo có 6 anh chị em. Gia đình John Sperling nghèo tới mức cả nhà chỉ sống trong một túp lều nhỏ với một cuộc sống thường nhật thiếu đủ mọi thứ. Những khó khăn này vẫn chưa thấm vào đâu vì từ khi sinh ra, John Sperling đã phải chịu đựng tính độc đoán của người mẹ, cộng thêm những trận đòn thường xuyên của người cha. John Sperling. Mới 7 tuổi, John Sperling đã mắc chứng viêm phổi cấp tính và phải nằm liệt giường trong 6 tháng liền. Hậu quả của căn bệnh này là nhiều năm sau đó, khi đã qua khỏi, John Sperling vẫn luôn bị kiệt sức, làm gì cũng run chân run Cẩm nang doanh nhân tay, đến nói cũng lắp bắp. Cho tới bây giờ, khi suy tưởng tới thời thơ ấu khốn khổ của mình, John Sperling đã phải thốt ra rằng: “Tôi chẳng học được điều gì ở tuổi thơ của mình ngoại trừ ý thức tiết kiệm đến mức tằn tiện để có thể thoát khỏi cuộc sống khó khăn đó và đi ra thế giới bên ngoài”. Cho dù phải chịu đựng cuộc sống khó khăn chồng chất, sức khỏe không tốt, ngay cả đọc sách cũng khó, nhưng ông vẫn không từ bỏ ý chí quyết tâm trong học tập. Tốt nghiệp trung học, vì không có tiền học tiếp, John Sperling đã xin vào làm nhân viên bốc dỡ hàng tại một thuyền buôn vượt biển chạy tuyến đường biển giữa Thượng Hải, Nhật Bản, Panama và New York với một cuộc sống cũng không kém phần gian khổ. Sau 2 năm lênh đênh trên biển, với một khoản tiền nhỏ tiết kiệm được, John Sperling đã quyết định nghỉ việc và đóng học phí xin vào học tại trường Oregon’s Reed College tại Portland. Trong thời gian học, John Sperling tiếp tục xin vào làm việc tại xưởng đóng tầu Columbia River và cậu hoàn toàn không có một sợi dây liên lạc nào với gia đình hay bất cứ một khái niệm nào về con đường kinh doanh sau này. Lúc đó trong đầu John Sperling chỉ có một ý nghĩ: “Học là lối thoát duy nhất cho sự tồn tại của mình”. Cố gắng thi đỗ vào trường Cambridge University, sau những năm tháng vất vả, vừa học vừa kiếm tiền để tự nuôi sống bản thân, John Sperling đã tốt nghiệp và được nhận vào làm giảng viên tình nguyện của trường San Jose State University tại Bang San Jose. Cũng tại trường San Jose State University, ông đã gia nhập Hiệp hội Giảng viên (AFT) và sau đó bằng uy tín, nhiệt huyết và tài năng của mình, ông đã được bầu vào vị trí lãnh đạo của Hiệp hội. Làm việc tại San Jose State University, John Sperling đã khẳng định được tài năng của mình trong lĩnh vực giảng dạy và được các đồng nghiệp và học trò nể phục. Tới năm 1972, ông quyết định chuyển tới làm việc cho chương trình tổ chức các cuộc hội thảo cho cảnh sát về vấn đề phạm pháp của trẻ em lứa tuổi vị thành niên. Mặc dù rất bận rộn tại công việc chuẩn bị và sắp xếp chương trình hội thảo nhưng với lòng say mê và nhiệt huyết của một nhà giáo, John Sperling vẫn theo sát các vấn đề liên quan tới giáo dục. Đứng trước tình trạng thất nghiệp ngày một nhiều và một phần lý do đó gây nên tình trạng vi phạm pháp luật, John Sperling đã nảy sinh ý định nghiên cứu để xây dựng một chương trình đào tạo dành cho những người tới độ tuổi lao động nhưng chưa có cơ hội được đào tạo nghề. Chỉ một thời gian không lâu sau đó, chương trình đã hoàn thành và được đưa vào ứng dụng thử trong thực tế. Xây dựng thành công Apollo Group Chương trình giáo dục đặc biệt của John Sperling sau khi được đưa vào ứng dụng đã nhanh chóng trở thành phương tiện chủ yếu góp phần vào cung cấp cho thị trường một khối lượng lớn nhân công có trình độ, được đào tạo bài bản. Ông quyết định gom toàn bộ vốn liếng thành lập nên Tổ chức đào tạo vì Cẩm nang doanh nhân lợi nhuận Apollo và tới năm 1976 là trường tư nhân University of Phoenix đặt tại bang California. Đúng như dự đoán, ngay trong năm tuyển sinh đầu tiên, số người đăng ký nhập học tại các chi nhánh của Apollo và University of Phoenix đã đạt con số hơn 100.000 người. Trên đà phát triển nhanh tới chóng mặt, trong những năm 80, University of Phoenix đã được công nhận là trường đại học tư nhân lớn nhất trong hệ thống giáo dục của Mỹ. Mới đây nhất, năm 2006, theo ước tính, số người theo học tại trường đã đạt con số 280.000 người. Cùng với thời gian, đối tượng học ngày càng trở nên đa dạng, kiến thức về các chuyên ngành ngày càng đòi hỏi phải mở rộng và chuyên sâu, John Sperling đã tiến hành chương trình mở rộng Apollo ra các nước trong và ngoài khu vực. Trong những năm 90, khi mạng Internet trên đà phát triển như vũ bão tại Mỹ và các quốc gia phát triển, John Sperling đã không ngần ngại bỏ ra những khoản đầu tư lớn vào mua trang thiết bị, kỹ thuật, đào tạo nhân viên và đưa vào ứng dụng các chương trình đào tạo của Apollo. Thông qua các chương trình đào tạo trực tuyến uy tín hàng đầu tại Mỹ, số lượng sinh viên tìm đến đăng ký theo học ngày một tăng lên. Nhờ bước đi chiến lược đó, tới năm 2005, tổng thu nhập của Apollo đã tăng lên con số 2.251 tỷ USD. Apollo cũng chính thức vươn lên vị trí là một trong những tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới và lấy tên đầy đủ là Apollo Group. Cẩm nang doanh nhân Phương cách đầu tư của các tỷ phú thế giới Bí quyết đầu tư của các tỷ phú hàng đầu thế giới Nhìn vào danh sách những tỷ phú hàng đầu thế giới năm 2007 do Tạp chí Forbes (Mỹ) công bố, nhiều người đặt câu hỏi: "Không biết họ làm thế nào để trong một ngày có thể làm ra một số tiền mà có cả đời mình cũng không kiếm được?" Tỷ phú Carlos Slim. Ảnh: Dân Trí. Nếu chịu khó nghiên cứu và tìm hiểu, bạn sẽ thấy câu trả lời rất đơn giản. Chỉ có duy nhất hai cách để đạt được điều này: thứ nhất, hãy gây dựng một công ty trở nên lớn mạnh, có giá trị hàng tỷ đô la; thứ hai, hãy trở thành một nhà đầu tư thành công. Quay trở lại bảng xếp hạng năm 2007, điểm danh top 5 tỷ phú có tài sản lớn nhất gồm Bill Gates (tài sản ước tính 56 tỷ USD, Warren Buffett (52 tỷ USD), Carlos Slim (49 tỷ USD), Kamprad (33 tỷ USD) và Lakshmi Mittal (32 tỷ USD). Trong năm người giàu nhất thế giới này hãy khoan nói về Bill Gates và thử tìm hiểu hai người đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba, Warren Buffett và Carlos Slim, xem họ đã làm giàu như thế nào? Chân dung 2 nhà tỷ phú Warren Buffett và Carlos Slim Cái tên Warren Buffett đã trở nên quá nổi tiếng. Nhưng chắc hẳn ít ai biết ông được xem là một nhà đầu tư giá trị luôn bình thản trước mọi sự thổi phồng, cường điệu và kích động trên thị trường. Ông không ngại ngần đầu tư vào các cổ phiếu được xem là tẻ nhạt, xuống giá, thậm chí, đang ở trong tình thế xấu nhất. Ngoài việc là chủ nhân của Tập đoàn Berkshire Hathaway, hiện ông đang nắm giữ cổ phần lớn của Tạp chí Time, công ty quảng cáo hàng đầu của Mỹ Ogilvy&Mathew, Công ty Interpublic, Hãng nước ngọt Coca-Cola, American Express, Walt Disney và Gillette… Đó là chưa kể tới một số công ty nho nhỏ cỡ Geico hay General Re… Và rất có thể vào một ngày nào đó, trong một tình huống đặc biệt, biết đâu ông còn mua cả những hãng sản xuất đồ lót? Những công ty và tập đoàn lớn do ông sở hữu và nắm giữ cổ phần, đã vẽ nên bức chân dung về ông, khó có thể đếm hết. Cẩm nang doanh nhân Với Carlos Slim, cách mà ông vươn lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng này lại có phần hơi khác. Carlos Slim không chỉ đáng chú ý vì khối lượng tài sản ước tính lên tới 49 tỷ đô la, mà còn vì ông là người đứng đầu danh sách 10 tỷ phú kiếm tiền nhiều nhất trong năm. Carlos Slim là “ông trùm” trong lĩnh vực truyền thông. Không thỏa mãn với vị trí là nhà cung cấp các dịch vụ truyền thông lớn nhất Mexico, chủ hãng Telefonos de Mexico (Telmex) này còn có tham vọng mở rộng chi nhánh ra nhiều nước khác trên thế giới, mà trước hết là thị trường châu Mỹ La tinh. Năm 2003, Carlos Slim đã mua đứt tập đoàn điện thoại di động Bell South Sao Paulo của Brazil, đồng thời cũng đang nắm cổ phần chi phối tập đoàn viễn thông lớn nhất của Brazil là Embratel Participa. Tập đoàn viễn thông Mỹ MCI đã phải bán số cổ phần mà MCI đang nắm giữ cho Telmex sau khi tập đoàn viễn thông của Carlos Slim thắng trong một đợt đấu thầu công khai. Có thể nói tin học, viễn thông là hai lĩnh vực mà Carlos Slim dành nhiều công sức để đầu tư vào nhất và chúng cũng đem lại cho ông những kết quả mỹ mãn. Nếu nhiều người gọi Warren Buffett là người đàn ông có phép lạ với các đồng đôla, thì Carlos Slim là huyền thoại về người “động vào cái gì, cái đó biến thành vàng”. Cách họ làm giàu Hai người đàn ông này đã “giăng lưới” như thế nào mà có thể kiếm được nhiều tiền đến vậy, ngay cả trong những lĩnh vực mà trước họ chẳng ai nhìn thấy tiền đồ phát triển. Họ đã làm được điều đó bằng hai nguyên tắc đơn giản: Mua những công ty khi giá của nó rẻ và tập trung vào các hoạt động kinh doanh có tiềm năng phát triển. Buffett đã tạo ra một khối lượng của cải đáng kể khi ông mua lạ i 5% tổng số cổ phiếu của hãng American Express khi hãng này đang rơi vào tình trạng nợ nần. Trong bức tranh tranh tối trang sáng của thị trường vào năm 1964, ông đã mua cổ phiếu của hãng này với giá rẻ bất ngờ. Ông nhận ra rằng đây vẫn là một công ty có thương hiệu mạnh và có cơ hội làm ra tiền. Khi ông mua, giá mỗi cổ phiếu chỉ có 35 USD, nhưng chỉ năm năm sau, giá của chúng đã lên đến 189 USD. Còn đố i với Slim, cơ hội lớn đầu tiên đã đến với ông vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 1982 tại Mexico. Khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài tại nước này tìm cách chạy trốn khỏi đây vì hoảng sợ. Slim đã nhận định rằng: “Giá trị thấp của rất nhiều công ty tại thời điểm này là bất hợp lý”. Ông đã tìm cách mua những công ty được rao bán với giá rất rẻ lúc đó và thu về không biết bao nhiêu lợi nhuận. Đến năm 1990, Carlos Slim cũng mới chỉ được biết đến ở Mexico là chính. Chỉ đến khi trở thành ông chủ của Tập đoàn viễn thông Telmex lớn nhất châu Mỹ Cẩm nang doanh nhân La tinh thì thế giới mới giật mình vì Mexico cũng có một đại gia kinh doanh. Cơ hội đến với ông khi Nhà nước Mexico quyết định tư nhân hóa công ty điện thoại và viễn thông quốc gia. Chẳng phải là một chuyên gia kỹ thuật, nhưng Carlos Slim táo bạo đến liều lĩnh, bỏ hết tiền vốn của mình để lao vào đấu thầu. Cuối cùng, với 1,7 tỷ đôla, ông đã mua gần như toàn bộ cổ phiếu của tập đoàn này. Giá khi đó của một cổ phiếu của Telmex có 0,8 cent. Còn bây giờ giá của chúng trên thị trường chứng khoán đã tăng gấp 45-50 lần so với thời điểm đó. Nếu nói về điểm chung của hai nhà tỷ phú Warren Buffett và Carlos Slim, thì đó là cách tận dụng thời cơ và đi trước đón đầu. Bill Gates, tỷ phú giầu nhất hành tinh cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Cẩm nang doanh nhân Nghệ thuật đặt tên công ty như thế nào? Có cả một bộ môn khoa học về cách đặt tên cho công ty và sản phẩm/dịch vụ. Ở Việt Nam mọi người còn ít biết đến chuyên ngành khoa học này. Đôi khi cũng xuất hiện những cái tên thành công nhưng phần nhiều là do các ông chủ ngẫu nhiên chọn được. Hơn nữa, bộ môn khoa học này còn chứng minh rằng: khi tạo ra một cái tên cần phải cân nhắc đến rất nhiều yếu tố marketing khác. Ai là các khách hàng tiềm năng của bạn? Điểm khác biệt của công ty bạn so với các đối thủ cạnh tranh khác là gì? Bạn muốn truyền tải thông điệp nào đến với khách hàng thông qua cái tên của mình? Liệu một cái tên êm ái du dương đã đủ thỏa mãn những yêu cầu về kinh doanh của công ty? Khi trả lời các câu hỏi này cộng với việc nắm vững những nguyên tắc chính của khoa học đặt tên, thì việc tìm được một cái tên thành công không phải là quá phức tạp. Và sau đây là những nguyên tắc chính của nghệ thuật đặt tên: Tạo ra ấn tượng dễ chịu Ấn tượng đầu tiên mà một cái tên cần có là làm cho các khách hàng và đối tác nảy sinh mong được tiếp cận với công ty của bạn. Ấn tượng được tạo thành từ cảm giác và những hình ảnh hiện lên trong nhận thức của mọi người. Ví dụ, nếu một công ty chuyên tổ chức các buổi lễ hội thì với cái tên “Tết” là rất thích hợp. Chỉ cần nghe thấy từ “Tết”, trong đầu mọi người đã xuất hiện nhiều hồi tưởng dễ chịu. Những cái tên tương tự có thể tự động tạo ra một hình ảnh có lợi cho công ty. Khi làm được điều này, có thể coi các ông chủ đã có trong tay một tấm “bùa hộ mệnh”. Ngược lại những từ ngữ làm liên tưởng đến s ự mất mát và đau khổ có thể làm hỏng uy tín công ty bạn. Thậm chí, một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời cũng chưa chắc đã cứu vãn được. Cũng vì l do này mà bạn phải đặc biệt cẩn trọng với những với cái tên nước ngoài. Ví dụ, một người để bắt tay vào kinh doanh đã mua dịch vụ một công ty “có sẵn” mang tên «Red grave», trong khi bản thân anh ta không biết tiếng Anh và cũng không hề nghĩ đến đi ều này khi k ý kết hợp đồng mua bán. Khi về đến trụ sở công ty, anh ta đưa giấy tờ cho một cộng sự của mình, anh bạn tái mặt hỏi: “Cậu có bị điên không? «Grave» có nghĩa là nhà mồ”. Lúc . góp phần vào cung cấp cho thị trường một khối lượng lớn nhân công có trình độ, được đào tạo bài bản. Ông quyết định gom toàn bộ vốn liếng thành lập nên Tổ chức đào tạo vì Cẩm nang doanh nhân. và nắm giữ cổ phần, đã vẽ nên bức chân dung về ông, khó có thể đếm hết. Cẩm nang doanh nhân Với Carlos Slim, cách mà ông vươn lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng này lại có phần hơi khác Telmex lớn nhất châu Mỹ Cẩm nang doanh nhân La tinh thì thế giới mới giật mình vì Mexico cũng có một đại gia kinh doanh. Cơ hội đến với ông khi Nhà nước Mexico quyết định tư nhân hóa công ty điện

Ngày đăng: 22/07/2014, 09:20

Xem thêm: Cẩm nang doanh nhân phần 5 pdf

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN