1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu HỘI CHỨNG CO GIẬT TRẺ EM (Phần 5) pdf

9 396 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 188,97 KB

Nội dung

HỘI CHỨNG CO GIẬT TRẺ EM (Phần 5) 8. ĐIỀU TRỊ THEO NGUYÊN NHÂN * Hạ đường huyết: - Trẻ lớn: Dextrose 30% 2 ml/kg TM. - Trẻ sơ sinh: Dextrose 10% 2 ml/kg TM. Duy trì: với Dextrose 10% TM. * Cao huyết áp: Hạ huyết áp bằng thuốc. * Hạ Natri máu: NaCl 3% 6-10 ml/kg TTM trong 1 giờ. * Hạ Calci máu: Calci gluconate 10% với liều 0,5-1 mg/kg Cân nặng /lìêu. * Sốt cao: Xử trí ở nhà, phòng khám bệnh viện: 1. Đặt trẻ ở tư thế dễ chịu, thoải mái để thông đường hô hấp,tránh các tư thế bất thường 2. Cởi bỏ hết quần áo trẻ. 3. Theo dõi nhiệt độ: - Ở nhà: nách, miệng - Ờ bệnh viện: Nên dùng thủy đặt hậu môn ở phòng khám và khoa để tăng chính xác. Nên dùng thủy đặt hậu môn, hay đo nhiệt độ màng nhĩ với đầu dò ở khoa Hồi sức. 4. Đắp khăn ướt với nước ấm 34-35 oC lên hai nách, hai bẹn, thể đắp ở trán. Thường xuyên thay đổi khăn để việc giải nhiệt cho trẻ được thực hiện tốt và nhanh hơn. Không nên dùng nước đá vì sẽ gây co mạch làm chậm trễ quá trình giải nhiệt, tránh dùng rượu và giấm vì thế giấm qua da, nếu dùng lượng lớn, khó tìm. 5. Kết hợp dùng thuốc hạ nhiệt qua đường hậu môn: Nên dùng Paracetamol: Liều lượng 10-15mg/kg/ lần, thể lập lại sau 4-6 giờ. (Tránh dùng Aspirin ở trẻ nhỏ vì nếu trẻ bị sốt do nhiễm siêu vi Influenza hay Varicella thề gây ra hội chứng Reye). Nên kết hợp với thuốc hạ nhiệt vì kết hợp được lợi điềm của lau mát hạ nhiệt rất nhanh trong 30 phút đầu và lợi điểm thuốc hạ nhiệt là kéo dài thời gian hạ nhiệt. Kết quả: - Sau 15phút trung bình nhiệt độ hạ được 0 o16 C; - Sau 30phút trung bình nhiệt độ hạ được 0 o68 C - Sau 1 giờ trung bình nhiệt độ hạ được 1 o03 C - Sau 1g30 trung bình nhiệt độ hạ được 1 o39 C - Sau 2g00 trung bình nhiệt độ hạ được 1 o45 C - Sau 2g30 trung bình nhiệt độ hạ được 1 o74 C - Sau 3g00 trung bình nhiệt độ hạ được 1 o81 C * Tăng áp lực nội sọ => chống phù não * Ngoại khoa => hội chẩn khoa ngoại thần kinh * Nhiễm trùng: Kháng sinh, thuốc chống sốt rét * Ngộ độc => kháng độc tố 9. LỜI KHUYÊN CHO CÁC BẬC CHA MẸ * Phát hiện con sốt: - Nên sẵn một cây thủy lấy nhiệt độ trong nhà (nên mua thủy dùng hệ thống đo độ C cho dễ đọc). - Khi đặt thủy: Chờ tối thiểu 3-5 phút mới lấy thủy ra. Khi đặt thủy miệng thường đặt dưới lưỡi trong 3-5 phút và với điều kiện là cháu không uống các loại dung dịch trước đó 15 phút. Đặt thủy nách cần thời gian 4 - 6 phút và phải giữ nách cho thật khô. * Xử trí khi con sốt: - Khi trẻ sốt trên 38 oC nên: lau mát ngay với nước sẵn trong nhà (robinet, lu ) nhất là ở các trẻ tiền căn sốt cao co giật. Nếu trên 38o5C hay theo OMS 39 oC nên dùng thuốc hạ nhiệt theo đường uống Acetaminophen (Paracetamol). - Không nên dùng cồn 90 độ lau mát cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì với số lượng lớn thề gây ngộ độc do thấm qua da và không dễ dàng sẵn trong nhà. - Không nên dùng nước đá đề lau mát cho các cháu vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn sẽ gây khó chịu cho các cháu, gây run tăng sản nhiệt, thể gây co giật. CẦN CHO CHÁU BÉ KHÁM BS NGAY KHI: - Sốt trên 103 oF (39,5 oC) ở trẻ dưới 2 tuổi - Sất kéo dài hơn 48 giờ. - Tiểu rát buốt. - Ói mửa tiêu chảy không dứt sau 12 giờ. CẦN ĐƯA CHÁU NHẬP VIỆN NCAY: - Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi. - Nếu trề các rối loạn sau: Mê sảng co giật, khó đánh thức, khóc không thể dỗ nín. - Nếu trẻ nhức đầu dữ dội, hay kèm theo triệu chứng cổ cứng (trẻ khó gập đầu vào ngực). - Nếu trẻ nổi ban đỏ trên da. - Nếu trẻ khó thở nhiều, bỏ bú. - Nếu trẻ đau bụng - Nếu trẻ dấu hiệu mất nước: tiểu ít, sụt Cân nhanh và khóc không nước mắt. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt cao co giật các bậc cha mẹ cần: - Giữ bình tĩnh không nên hốt hoảng la khóc. - Kêu gọi người phụ giúp lau mát. - Nhanh chóng đặt đũa hay muỗng quấn khăn hay gạc giữa hai hàm răng của cháu bé để tránh cháu cắn trúng lưỡi song song với lau mát cho cháu bé. - Tuyệt đối tránh không nên nhỏ bất kỳ dung dịch hay chất gì vào miệng cháu bé như chanh, sả… vì dễ gây sặc các chất đó vào trong phổi. Khi cháu hết ngưng thở thường cháu bé phản xạ hít thật mạnh, lúc đó các chất lạ dễ bị hít theo: khi vào phổi sẽ gây áp xe phổi (1 bệnh nặng điều trị rất tốn kém, dễ di chứng cho lồng ngực). Trong dân gian thường hay truyền tụng tác dụng thần diệu của chanh sả nhưng thường đó chỉ là sự tình cờ vì trong thời gian đi tìm cho được chanh sả (khoảng 5phút) thì cũng trùng hợp với thời gian cháu bé tự khỏi cơn co giật. - Ghi nhận các triệu chứng co giật của cháu bé như: co giật 1 bên hay 2 bên, sau khi giật tỉnh hay mê, co giật chỉ ở 1 tay hay 1 chân hay ở toàn thân, cháu bé có té không bị lỗ tai chảy mủ không để kịp thời thông báo cho BS khi BS khám cho trẻ. - Đưa cháu bé vào bệnh viện để theo dõi tiếp tục vì co giật thể là triệu chứng khởi đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm màng não nếu cháu còn sốt thì nên quấn bé trong 1 cái khăn ướt, không nên mặc quần áo. - Khi vào bệnh viện vẫn tiếp tục lau mát cho cháu, thuốc hạ nhiệt chỉ phụ trợ vì nó cần thời gian vào máu đề được tác dụng. - Việc chấm dứt cơn giật còn tùy thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra, ngay cả trong bệnh viện đôi khi khá khó khăn trong việc tìm nguyên nhân. Nên hợp tác, tuân theo sự hướng dẫn của các BS điều dưỡng cấp cứu, vì họ luôn luôn cố gắng và ước muốn để cháu bé được khoẻ mạnh thông minh như các bậc phụ huynh. 9.1. Phòng ngừa - Khi trẻ sốt trên 38 oC nên lau mát ngay với nước sẵn trong nhà (robinet, lu ) nhất là ở các trẻ tiền căn sốt cao co giật. Nên kết hợp với thuốc hạ nhiệt vì kết hợp được lợi điểm của lau mát hạ nhiệt rất nhanh trong 30 phút đầu và lợi điểm thuốc hạ nhiệt là kéo dài thời gian hạ nhiệt. - thể ngừa cơn co giật tái phát bằng Phenobarbital 3-8mg/kg mỗi ngày, nếu không hiệu quả thể dùng Acide Valproique (Deparkin, Deparkod) 15- 60mg/kg/ngày chia 2-3 lần. - Chuyển viện: Chỉ chuyển khi sinh hiệu bệnh nhân ổn và bảo đảm các nguyên tắc chuyển viện an toàn. Cắt và ổn định cơn giật. Làm các XN thường quy. Làm bệnh án đầy đủ chi tiết. Xe chuyển bệnh trang bị đủ phương tiện Oxy, NKQ. Người chuyển bệnh khả năng hồi sức nếu đường xa. 9.2. Kết luận Sốt cao co giật là một trong các cấp cứu Nhi Khoa thường gặp, do đó chúng ta cần phải nắm vững 6 tiêu chuẩn chẩn đoán cũng như xử trí để nhanh chóng cắt cơn co giật cho trẻ, đồng thời nên hướng dẫn cho các bậc cha mẹ biết cách phòng ngừa và hạ nhiệt cho trẻ khi trẻ bị sốt cao co giật. . HỘI CHỨNG CO GIẬT TRẺ EM (Phần 5) 8. ĐIỀU TRỊ THEO NGUYÊN NHÂN * Hạ đường huyết: - Trẻ lớn: Dextrose 30% 2 ml/kg TM. - Trẻ sơ sinh:. cháu bé tự khỏi cơn co giật. - Ghi nhận các triệu chứng co giật của cháu bé như: co giật 1 bên hay 2 bên, sau khi giật tỉnh hay mê, co giật chỉ có ở 1 tay

Ngày đăng: 21/01/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w