1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Lịch sử khám phá tia X ppt

5 380 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lịch sử khám phá tia X Tia X_tia có khả năng đâm xuyên mạnh nhất,mạnh hơn các tia như tia tử ngoại ,tia hồng ngoại,tia ,hay tia , Vậy ai là người phái minh ra tia X và quá trình phát minh? Roentgen tên đầy đủ là Wilhelm Conrad Roentgen, sinh năm 1845, tại Lenep - CHLB Đức. Thế kỷ thứ XIX là thời đại của ông. Thời đó, động cơ hơi nước được coi là phát minh kiệt xuất của nhân loại, kế đó là những sáng chế tiêu biểu như: xe đạp, máy quay đĩa, điện thoại, điện ảnh… Những môn khoa học cơ bản như: Toán, Lý, Hóa, Sinh… vẫn còn biệt lập nhau và cách nhau rất xa. Những kiến thức lý thuyết còn phát triển chậm, cho nên, nhà nghiên cứu, trước hết, phải là nhà thực nghiệm giỏi. ở vào thời kỳ này, nhất là vào những năm 1890, các nhà vật lý tên tuổi đổ xô vào tìm hiểu phát minh mới của Faraday và Hittorf và “Hiện tượng phóng điện trong không khí loãng”. Tia điện khi đó là đề tài hấp dẫn, là “mốt” theo đuổi của nhiều nhà khoa học, trong đó có Roentgen Kể từ tối ngày 7/11/1895, phòng thí nghiệm ViệnVậtlý thuộctrường Đạihọc TổnghợpWurtzbourg (cáchBerlin 300km về phía tâynam), Giám đốc Roentgen “chongđèn” thâu đêm mải mê nghiên cứu dòng điện vậnchuyển trong ống chân không, còngọi là ống Crookes– Hittorf, (đó là tên của nhà vật lý kiêm Chủ tịch Hội đồngHoàng Gia Anhvà sáng chế của Crookes đã ra đời cách ngàyấy 40năm). Roentgen có ý địnhlàm lại các bướcthí nghiệm với ống chânkhôngnày. Một trong những thiết bị mà Roentgen rấtchú ý đếnlà ống tia âm cực.Đó là một ống thuỷ tinh chân không có hai điện cực ở hai đầu, được cung cấp điện áp cao thế từ cuộn dây Ruhmkorff và nếu áp suất trong ống thấp, chúng sẽ taọ ra sự phát sáng huỳnh quang (phosphorescence) khi tác động bởi một chùm electron phát sinh từ âm cực. Ông đặt một màn chắn giữa ống và tia âm cực với bản thủy tinh (trong đó có tráng một lớp hỗn hợp phát quang). Khi bật công tắc điện thì màn chắn có chứa barium plation – cyamit (ta thường gọi là Xyanuabari) đặt trước ống chân không bỗng phát ra thứ ánh sáng xanh nhè nhẹ, nhưng sao nó lại có vẻ khác lạ so với tia điện chúng ta thường biết đến ? Khi rút phích điện ra khỏi ổ cắm, ánh sáng kỳ lạ kia biến mất. Ông kiểm tra lại nơi phát sáng, tình cờ ông thấy tấm bìa tẩm platinocyanure de baryum ở đó. Ông suy đoán: có thể từ chính cái ống crookes kia đã phát ra “một cái gì đó”, rồi chính nó lại kích thích chất huỳnh quang trên màn hình. Roentgen tự hỏi: Hay tấm bìa phát sáng ? hoặc một khúc xạ nào đó của tia điện? Hay ống nghiệm phát sáng ? Ông làm lại thí nghiệm đó bằng cách thử dùng giấy đen bịt kín ống nghiệm lại xem sao. Roentgen thốt lên: Lạ thật! Kết quả vẫn như cũ. Ông dự đoán: có thể đây là một tia rất mới. Nó xuyên qua cả giấy đen Bà Bertha– ngườivợ thân yêu của ông thấy chồng có vẻ đăm chiêu hơnmọi ngày. Ngồi ăn cơm bên nhau mà bàkhông dámhỏi, e ngại dòngsuy nghĩ của chồng bị ngắtquãng. Cả đêmhôm đó ông khôngthể chợp mắt được. Ông muốn lao sang phòngthí nghiệm ngaytức khắc. Ôngsuyđoán miên man không saongủ được.Rồi đột nhiên, ôngthốt lên thành lời. Phảirồi! Mayra chỉ có giấy ảnh mới kiểm chứng được khả năng xuyên quagiấy đen củathứ tia mới lạ đó. Trời vừa mớisáng, ông sangphòng thí nghiệm ngay,lấy từ trong ngăn kéo ra tập giấy ảnhmới mua. Ôngbắt tay vào thí nghiệm với giấy ảnh.Rồi giao cho Marstaller –nhân viêncủa phòngmangđi inthành ảnh.Chỉ ít phút sau đã thấy Marstaller quay trở lại, anhtỏ ra ấp úng:“Tôi…, tôi… trót mở tung gói giấy ralàm cho chúngđen lại”. NhưngRoentgennhìn kỹ lại và thấy nó khôngđenđều.Ông quan sát kỹ hơnthì thấy: cóinhìnhchữ nhật và ở giữa là hình tròn tựanhư chiếc nhẫn. Nhìnvào trongngăn kéo,ông thấy cómộttấm bìa cứng kích thướcbằng đúng hình chữ nhật kiavàtrên đó đặt chiếc nhẫn của ông.Ôngchợt nhớ lại: Hai nhà khoahọc Kelvin và Gabriel (người Anh)15 năm về trướccó lần nói đến mộtsố tia lẫn trong tia điện.Phải chăng nó là đây ?Nhưng sao suốt 15năm qua không ai tìmra nó ? Ông ngồinhìn lại tấm hình trên giấy ảnh. Rồi lại đặtlên bàn, tập trung đến cao độ để giải thích hiệntượng này. Bertha kể lại rằng:Trong suốt thờigian chungsống với nhau,khoảng gần 25 năm bà chưa bao giờ thấy ôngấy vui vẻ,rạngrỡ đến như thế. Gần đến ngày lễ Giáng Sinh rồi, nhưng ông vẫn quyết định thử nghiệm lại một lần nữa. Lần này, Roentgen đưa thiết bị sang phòng bên cạnh, kéo các rèm cửa lại để làm phòng tối. Gần ống nghiệm có một màn huỳnh quanh. Khi công tắc bật lên, tia lửa điện xuất hiện ngay trong ống và màn huỳnh quang lại phát sáng. Roentgen bịt ống nghiệm bằng ống giấy, rồi chuyển màn hình quay trở lại phòng thí nghiệm cũ. Ngăn cách hẳn một cánh cửa gỗ, nhưng màn huỳnh quang vẫn sáng, tuy có yếu hơn trước đôi chút. Lần này thì ông bỏ ống giấy ra, nhưng đặt thêm một quyển sách khá dày trước màn hình. Ông thận trọng bật công tắc. Chà ! Kết quả vẫn không thay đổi. Ông mừng rỡ thật sự. Suy tính trong giây lát, một tay ông nâng màn hình lên, tay kia đưa ngay vào tầm của màn huỳnh quang. Thật là sửng sốt! Ông nhìn thấy những đốt xương bàn tay của chính mình, cả đường gân và mạch máu. Thú vị thay là bộ xương ấy đang sống, nó chuyển động theo sự điều khiển của ông. Roentgen lại tiếp tục đưa vào những vật cản khác, bằng nhiều chất liệu, cuối cùng ông rút rakết luận: “Tia đặc biệt này có khả năng xuyên qua giấy, gỗ, vải, cao su, phần mềm của cơ thể… Nhưng không đi qua được kim loại, nhất là những kim loại có tỷ trọng lớn, không đi qua được một số bộ phận cơ thể, nhất là những bộ phận có chứa nguyên tố nặng như xương. Mặt khác, nó không bị ảnh hưởng bởi từ trường, hay điện trường, nó làm cho không khí trở nên dẫn điện hiện lên phim ảnh…” Nhà phát minh bỗngcảm thấy cần phải chia sẻ với ngườivợ thân yêu củamình. Ông đặtbàn tay bà lên trên tấm kính ảnh. ống nghiệm củaôngthì để ở dưới gậm bàn. Ông dăn vợ:đừng có độngđậy bàn tayđang đặt ở trên bàn. Thế là pôảnh đầu tiên bằng tia mới chưa kịp đặt tên đã được ông chụpcho chính bàntay mềmmại của người vợ thân yêu. Tấm ảnhchưa kịp khô, Roentgenđã lấy racho vợ xem. Những đốt xương tay củaBertha hiện lên thật rõ nét, cả chiếc nhẫn mà bà đeo trên ngóntay trỏ nữa, chúngđều hiện lên rõmồn một.Hôm đó là ngày22/12/1895. Về sau này, người ta ca ngợi tấm hình “là bản chụp hình xương người đầu tiên trong lịch sử y học”. Từ đây, nó giúp cho con người có thể thấy được cơ quan nội tạng của mình mà trước đó không có cách gì thấy được. Thành công của Roentgen làm mọi người hết sức kinh ngạc Tháng2 năm 1896,tại Paris, nhà vậtlý Oudin và bác sĩ Barthelemyđã thực nghiệm X quangtạinhà. Dựa vào nguyên lý của Roentgen,họ đã chế tạo máy chiếu X quang đầu tiên trên thế giới. Cũngtại Paris,bácsĩ Antoine Becleređã chiếuX quang cho người nấu bếp của mình.Ông nhậnthấy phổi của bà cónhiều chỗ bị mờ. Hỏi ra mớibiết,trước đó bà đã bị ho ra máu. Đó là trường hợpchuẩn đoán bệnhqua X quangđầu tiêntrong lịch sử y học thế giới. Antoinenói, dùngtia X quangđể chuẩn đoánbệnh laolà bước tiến quan trọng trongcuộc đời nghề nghiệpcủa ông. Saulần đó, bác sĩ chuyên khoamiễndịch nổi tiếng B.Antoineđã soạn thảo bộ giáo trình: Chuyên khoaX quang chẩn đoán và điều trị bệnhtrong nội tạng người.Giáo trìnhấyđượcgiảngdạyvà tồn tại cho đếnngàynay. Nguyên lý của máy X quang đã gợi cho giáo sư vật lý người Pháp Henri Becquerel đi sâu nghiên cứu về phóng xạ. Và sau này, ông cùng Marie Cuire (người Pháp gốc Ba Lan) và Joseph John Thomson (giáo sư vật lý người Anh), đã trở thành cha đẻ về phóng xạ của nhân loại. . Lịch sử khám phá tia X Tia X _tia có khả năng đâm xuyên mạnh nhất,mạnh hơn các tia như tia tử ngoại ,tia hồng ngoại ,tia ,hay tia , Vậy ai là người phái minh ra tia X và quá trình phát minh? Roentgen. tại Lenep - CHLB Đức. Thế kỷ thứ XIX là thời đại của ông. Thời đó, động cơ hơi nước được coi là phát minh kiệt xuất của nhân loại, kế đó là những sáng chế tiêu biểu như: xe đạp, máy quay đĩa, điện. tự hỏi: Hay tấm bìa phát sáng ? hoặc một khúc x nào đó của tia điện? Hay ống nghiệm phát sáng ? Ông làm lại thí nghiệm đó bằng cách thử dùng giấy đen bịt kín ống nghiệm lại xem sao. Roentgen thốt

Ngày đăng: 22/07/2014, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w