1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình phân tích khả năng vận dụng cấu tạo các loại thảo dược được chế từ tuyến nội tiết của động vật p8 pdf

5 365 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 652,82 KB

Nội dung

140 Hình 6.6. Tiêu hoá ở các túi dạ dày Trong dạ cỏ trâu, bò còn chứa lượng vi sinh vật khá lớn, chúng tiết ra men ureaza để tiêu hoá đạm ure và chuyển thành protein của cơ thể. Ở gia súc khoẻ, hoạt động của các túi dạ dày bình thường thì thức ăn đọng lại trong dạ cỏ và dạ tổ ong khoảng 2 ngày, nhu động dạ cỏ của trâu bò từ 2 - 5 lần, của dê cừu từ 2 - 6 lần trong 2 phút. 6.3.2. Cơ năng tiêu hoá của các túi dạ dày Quá trình tiêu hoá trong dạ cỏ ngoài tác dụng cơ giới còn có quá trình phân huỷ của vi sinh và các chất lên men. Lượng vi sinh vật trong dạ cỏ rất lớn (khoảng 1 tỷ con trong 1 kg thức ăn dạ cỏ). Trước hết thảo phúc trùng phá vỡ màng xenluloza để tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men và giải phóng các chất dinh dưỡng khác như tinh bột, đường, đạm trong thức ăn để dễ dàng tiêu hoá. Thảo trùng cũng ăn một phần xenluloza đã bị phá vỡ đó để có năng lượng cho sự hoạt động của chúng. Chất xơ dưới tác dụng của vi khuẩn gây lên men rất mạnh, qua một số giai đoạn và cuối cùng tạo ra nhiều chất khí (CH 4 , CO 2 ) và các axit béo bay hơi khác (a. acetic, a. propiovic, a. butyric, a. valeric), các sản phẩm này được hấp thụ vào máu qua thành dạ cỏ để tham gia vào quá trình trao đổi chất, vi khuẩn còn làm lên men hemixenluloza thành pentoza và hexoza, lên men dectin tạo thành một số axit béo bay hơi khác. Thảo phúc trùng cũng phân giải tinh bột thành polysaccarit nhờ men amylaza trong cơ thể thảo phúc trùng tiết ra. Những đa đường này sẽ được lên men tạo thành axit béo bay hơi. Sự phân giải protein trong dạ cỏ không đáng kể. Các vi sinh vật biến protein thực vật thành protein động vật có giá trị dinh dưỡng cao trong cơ thể của chúng. Hệ vi sinh vật này theo dịch thức ăn đi xuống dạ múi khế và ruột non, ở đó do môi trường không thích hợp, chúng chết đi, trở thành nguồn protein động vật cung cấp cho trâu bò. Người ruột dạ lá sách thực quản dạ tổ ong dạ múi khế dạ cỏ Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 141 ta tính rằng 20 - 30% chất đạm dễ tiêu hoá trong dạ cỏ là vi sinh vật tạo thành. Việc tổng hợp các vitamin nhóm B và K cũng do các vi sinh vật (ở gia súc trưởng thành) tạo nên, riêng vitamin C chứa trong thức ăn bị phân hoá nhanh trong dạ cỏ. Chú ý: Việc tổng hợp các vitamin này chỉ thực hiện được khi gia súc cai sữa. Vì vậy, với gia súc non việc bổ sung các vitamin cho cơ thể là cần thiết. 6.4. BỆNH BỘI THỰC DẠ CỎ ( Dilatatio acuta ruminis íngestis ) 6.4.1. Đặc điểm Bệnh dạ cỏ bội thực (hay còn gọi tích thức ăn trong dạ cỏ) là do trong dạ cỏ chứa nhiều thức ăn khó tiêu hóa làm cho thể tích dạ dày tăng lên gấp bội, vách dạ dày căng. Nếu thức ăn tích lại lâu trong dạ cỏ thường kế phát viêm ruột và gây rối loạn hô hấp, cơ thể bị nhiễm độc → con vật chết. Đây là bệnh trâu bò hay mắc (chiếm 40% trong các bệnh ở dạ dày bốn túi). Bệnh tiến triển chậm (thường xảy ra sau khi ăn từ 6 - 9 giờ). 6.4.2. Nguyên nhân Do ăn quá no: Trâu bò ăn quá no các loại thức ăn khô, thức ăn khi gặp nước dễ trương nở (như rơm, cỏ khô, cây họ đậu, bã đậu) hoặc do gia súc nhịn đói lâu ngày đột nhiên ăn no, ăn xong uống nhiều nước lạnh ngay đều có thể dẫn đến dạ cỏ bội thực. Do chăm sóc kém hoặc thay đổi thức ăn đột ngột (trâu bò cày kéo bị mắc bệnh do làm việc quá mệt nhọc, ăn xong đi làm ngay, bò sữa mắc bệnh do thiếu vận động). Do cơ thể gia súc suy yếu, bộ máy tiêu hoá hoạt động kém, hoặc do kế phát từ những bệnh khác như nghẽn dạ lá sách, liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong do ngoại vật và dạ múi khế biến vị. Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (bệnh cúm, bệnh tụ huyết trùng, ). 6.4.3. Cơ chế sinh bệnh Hoạt động của dạ cỏ do hệ thần kinh thực vật chi phối. Vì vậy, những nhân tố gây bệnh ở bên ngoài hay trong cơ thể đều làm trở ngại của hoạt động thần kinh mê tẩu, làm giảm nhu động của dạ cỏ → thức ăn tích lại ở dạ cỏ. Khi thức ăn tích lại trong dạ cỏ làm tăng áp lực xoang bụng → gây rối loạn hô hấp và tuần hoàn. Do vậy, con vật có biểu hiện thở khó. Hơn nữa khi thức ăn tích lại lâu sẽ lên men, thối rữa sinh ra nhiều hơi và các sản vật phân giải (như các loại khí; axit hữu cơ). Những chất này kích thích vào vách dạ cỏ, làm cho dạ cỏ co giật từng cơn → con vật đau bụng và không yên. Nếu hơi sinh ra nhiều sẽ gây ra chướng hơi, mặt khác thức ăn trong quá trình lên men sẽ trương to làm căng vách dạ dày dẫn tới giãn dạ dày. Bệnh tiến triển làm cho cơ trơn co bóp yếu dần → bệnh nặng thêm, vách dạ cỏ bị kích thích gây viêm hoại tử, chất phân giải ngấm vào máu gây trúng độc → con vật chết. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 142 6.4.4. Triệu chứng Bệnh xảy ra sau khi ăn từ 6 - 9 giờ. Triệu chứng lâm sàng thể hiện rõ: Con vật giảm ăn hay không ăn, ngừng nhai lại, hơi ợ ra có mùi chua, hay chảy dãi, con vật đau bụng (khó chịu, đuôi quất mạnh vào thân, xoay quanh cọc buộc, lấy chân sau đạp bụng, đứng nằm không yên có khi chổng bốn vó giẫy giụa, khi dắt di thấy con vật cử động cứng nhắc, hai chân dạng ra. Mé bụng trái con vật phình to, sờ nắn thấy chắc, ấn tay vào có dạng bột nhão, con vật đau, cho tay qua trực tràng sờ vào dạ cỏ thấy chắc như sờ vào túi bột, con vật rất khó chịu. Gõ vào vùng dạ cỏ thấy âm đục tương đối lấn lên vùng âm bùng hơi. Vùng âm đục tuyệt đối lớn và chiếm cả vùng âm đục tương đối. Tuy vậy, nếu con vật chướng hơi kế phát thì khi gõ vẫn có âm bùng hơi. Nghe thấy âm nhu động dạ cỏ giảm hay ngừng hẳn, nếu bệnh nặng thì vùng trái chướng to, con vật thở nhanh, nông, tim đập mạnh, chân đi loạng choạng, run rẩy, mệt mỏi, cũng có khi nằm mê mệt không muốn dậy. Có thể gây viêm ruột kế phát. Lúc đầu con vật đi táo, sau đó đi ỉa chảy, sốt nhẹ. 6.4.5. Tiên lượng Nếu bệnh nhẹ, không kế phát bệnh khác thì sau 3 - 5 ngày sẽ khỏi, nếu kế phát chướng hơi, viêm ruột hay nhiễm độc thì có thể chết. 6.4.6. Chẩn đoán Trâu bò mắc bệnh này có những đặc điểm: Bụng trái căng to, sờ vào chắc, ấn tay vào vùng dạ cỏ để lại vật tay, gia súc không ăn, nhai lại giảm. Cần phân biệt với các bệnh: Dạ cỏ chướng hơi: Bệnh phát ra nhanh, vùng bụng trái căng to, sờ dạ cỏ căng như quả bóng, gia súc khó thở chết nhanh. Liệt dạ cỏ: Nắn vùng bụng trái cảm thấy thức ăn nhão như cháo, nhu động dạ cỏ mất. Viêm dạ tổ ong do ngoại vật: Con vật có triệu chứng đau khi khám vùng dạ tổ ong. 6.4.7. Điều trị Nguyên tắc tắc điều trị: làm hồi phục và tăng cường nhu động dạ cỏ, tìm cách thải thức ăn tích lâu ngày trong dạ cỏ. a. Hộ lý Cho gia súc nhịn ăn 1 - 2 ngày (không hạn chế nước uống), tăng cường xoa bóp vùng dạ cỏ, dắt cho gia súc vận động để tăng cường cơ năng vận động của dạ cỏ. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 143 Những ngày sau cho gia súc ăn một ít thức ăn mềm, dễ tiêu và cho ăn làm nhiều lần trong ngày, đồng thời có thể thụt cho gia súc bằng nước ấm. Moi phân trong trực tràng và kích thích bàng quang cho con vật đi tiểu. b. Dùng thuốc Dùng thuốc tẩy trừ chất chứa trong dạ cỏ: Sulfat natri 300 - 500 g/con (trâu, bò); 50 - 100 g/con (bê, nghé); 20 - 50 g/con (dê, cừu). Hòa với nước sạch cho con vật uống 1 lần trong ngày đầu điều trị. Dùng thuốc tăng cường nhu động dạ cỏ: Pilocacpin 3% 5 - 10ml/con (trâu, bò); 3 - 5ml/con (bê, nghé); 2 - 3ml/con (dê, cừu). Tiêm bắp, ngày 1 lần Tăng cường tiêu hóa ở dạ cỏ: dùng HCl (10 - 12ml nguyên chuẩn hòa với 1 lít nước). Cho con vật uống ngày 1 lần. Đề phòng thức ăn lên men trong dạ cỏ - Ichthyol: trâu, bò (20 - 30g), dê, cừu, bê, nghé (1 - 2g). Cho uống ngày 1 lần. - Hoặc dùng formol (15ml nguyên chuẩn hoà với 1 lít nước sạch) cho con vật uống: trâu, bò (1 lít/con); bê, nghé, dê (200 - 300ml/con). Cho uống ngày 1 lần. - Hoặc dùng: cồn + tỏi; nước dưa chua, nước lá thị cho con vật uống. Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, tăng cường giải độc cho cơ thể: Thuốc Trâu, bò (ml) Bê, nghé, dê, cừu (ml) Dung dịch Glucoza 20% 1000 - 2 000 500 - 1000 Cafeinnatribenzoat 20% 10 - 15 5 - 10 Canxi clorua 10% 50 - 70 15 - 20 Urotropin 10% 50 - 70 20 - 30 Vitamin C 5% 20 10 Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần Chú ý: - Nếu bội thực dạ cỏ có kế phát chướng hơi cấp tính phải dùng troca chọc thoát hơi. - Với biện pháp trên mà thức ăn vẫn tích trong dạ cỏ thì mổ dạ cỏ lấy bớt thức ăn 6.5. LIỆT DẠ CỎ (Atomia ruminis) 6.5.1. Đặc điểm Bệnh làm cho dạ cỏ co bóp kém và dẫn đến liệt → thức ăn trong dạ cỏ, dạ múi khế không được xáo trộn và tống về đằng sau. Thức ăn tích lại trong dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ múi khế và bị thối rữa, lên men sinh ra chất độc, làm cho cơ thể bị trúng độc và hại cho hệ thống thần kinh thực vật. Kết quả làm trở ngại cơ năng vận động của dạ cỏ, làm gia Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 144 súc giảm ăn, giảm nhai lại và thường kế phát viêm ruột, cuối cùng con vật trúng độc chết. Bệnh thường thấy ở trâu, bò, còn ở dê, cừu ít mắc. 6.5.2. Nguyên nhân * Do cơ thể suy nhược (chiếm khoảng 40%), thường gặp ở những trường hợp sau: - Do thức ăn khan hiếm, gia súc bị đói, ăn rơm bị mốc, thối nát nên thiếu sinh tố. - Do gia súc bị các bệnh tim, gan, thận, rối loạn trao đổi chất, hay mắc những bệnh mạn tính khác. - Do chăm sóc nuôi dưỡng gia súc không đúng phương pháp: + Cho ăn lâu ngày những thức ăn làm hạn chế nhu động cơ trơn (trâu bò ăn nhiều thức ăn tinh, kém thức ăn thô xanh). + Cho ăn thức ăn có tính kích thích mạnh làm cho nhu động dạ cỏ quá hưng phấn, đến giai đoạn sau sẽ làm giảm trương lực của cơ → nhu động dạ cỏ giảm sau đó liệt. - Do cho ăn những thức ăn quá đơn điệu hay thay đổi thức ăn quá đột ngột. - Do chế độ quản lý gia súc không hợp lý, gia súc làm việc quá sức, thay đổi điều kiện chăn thả. * Do kế phát của một số bệnh khác - Kế phát từ một số bệnh nội khoa (dạ cỏ bội thực, dạ cỏ chướng hơi, viêm dạ tổ ong do ngoại vật, viêm phúc, mạc). - Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (bệnh cúm, bệnh tụ huyết trùng). - Kế phát từ một số bệnh kí sinh trùng (sán lá gan, kí sinh trùng đường máu) hoặc do trúng độc cấp tính gây nên. 6.5.3. Cơ chế sinh bệnh Các tác động bệnh lý làm trở ngại tới hoạt động của hệ thần kinh trung ương, thần kinh thực vật rồi làm trở ngại sự hoạt động của tiền vị làm cho cơ dạ cỏ giảm nhu động và dẫn đến liệt. Khi dạ cỏ bị liệt, những thức ăn tích lại trong dạ cỏ, dạ lá sách lên men, thối rữa sinh ra các chất độc và được hấp thụ vào máu gây ảnh hưởng đến tiêu hoá và trạng thái toàn thân của con vật (do những sản phẩm phân giải từ dạ cỏ hấp thụ vào máu, làm giảm cơ năng thải độc của gan, lượng glycogen trong gan giảm dần dẫn đến chứng xeton huyết, lượng kiềm dự trữ trong máu giảm dẫn tới trúng độc toan. Đồng thời do thức ăn lên men, các sản phẩm sinh ra kích thích vào vách dạ dày gây nên chứng viêm hoại tử ở dạ dày, viêm cata ở dạ múi khế và ruột → bệnh trở nên nặng thêm). Hình 6.7. Mổ dạ cỏ lấy thức ăn Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m . nhu động dạ cỏ của trâu bò từ 2 - 5 lần, của dê cừu từ 2 - 6 lần trong 2 phút. 6.3.2. Cơ năng tiêu hoá của các túi dạ dày Quá trình tiêu hoá trong dạ cỏ ngoài tác dụng cơ giới còn có quá trình. ăn tích lâu ngày trong dạ cỏ. a. Hộ lý Cho gia súc nhịn ăn 1 - 2 ngày (không hạn chế nước uống), tăng cường xoa bóp vùng dạ cỏ, dắt cho gia súc vận động để tăng cường cơ năng vận động của. khác. Thảo phúc trùng cũng phân giải tinh bột thành polysaccarit nhờ men amylaza trong cơ thể thảo phúc trùng tiết ra. Những đa đường này sẽ được lên men tạo thành axit béo bay hơi. Sự phân

Ngày đăng: 22/07/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN