Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
127,38 KB
Nội dung
Sử dụng các phương pháp để dạy Vật Lý SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC I. SỬ DỤNG BẢNG Bảng là một phương tiện dạy học quan trọng và gần gủi nhất với các lý do sau: Có thể ghi chép trên bảng theo tiến trình dạy học. Học sinh thấy được rõ ràng các nội dung ghi trên bảng. Có thể xóa sửa một cách dễ dàng. Học sinh có thể trình bày bài giải trên bảng cho cả lớp cùng xem. Có thể minh họa bằng hình vẽ, cách bố trí các thí nghiệm biểu diễn, cơ cấu hoạt động của các dụng cụ máy móc. Yêu cầu về nội dungvà kỹ thuật ghi chép trên bảng Đảmbảocác yêu cầu sau: Phải ghi chép một cách có hệ thống,phản ánh được quá trìnhphát triển của nội dungbài học. Vạch rõ bản chấtđược bản chất vật lí của vấn đề nghiên cứu, nhất là trongtrường hợp cósuyluận toán học. Tập trungđược sự chú ý củahọc sinh vàonhững vấn đề cầnthiết và quan trọng. Củng cố được nộidungnghiên cứu tronggiờ học. Hướng dẫn được nội dung nghiên cứu trong giờ học. Hướng dẫn được họcsinhghi chép vào vở và học tập ở nhà. Để thỏa mãn yêucầu trên,kết hợp lời nói vàviết, sử dụng các phương tiện dạy học khác,giáo viêncó thể ghi lên bảngnhững điểm sau: Đầu bài (tênđề mục và cáctiểu mục). Các hìnhvẽ, sơ đồ, đồ thị. Những công thức và các hệ quả suyratừ những công thứckhác. Sơ đồ bố trí thí nghiệm, các bước chính trong tiến trìnhthí nghiệm, bảngsố liệu thu được từ thí nghiệmvà nhữngkết luậtrút ratừ thí nghiệm. Bài giải mẫu (nếu có). Những thuậtngữ mới, tên tuổi các nhà bác học, tài liệulịch sử và kỹ thuật. Bài tậpvề nhà. Nênchia bảngthành 2 phần: Một phần cần giữ lại trên bảng suốt giờ học. Phần thứ haicó thể xóa đi khicần thiết. Lưu ý: Giáo viêncần chuẩnbị chu đáo nội dung ghitrên bảng ngay từ khi soạnkế hoạch chi tiết chomỗi tiết học. Chữ viếtcần đủ lớn, thẳnghàngvà đúng lúc, có thể sử dụng phấn màu để làm nỗi bật những điểmcần chú ý. Hình vẽ cũngsử dụngđúnglúc, và vẽ đúng kỹ thuật họa hình. II. SỬ DỤNG VẬTTHẬT Giáo viên phải chọn lựa nhữngvật thật có thể đưa vào lớp học và sử dụng đúng lúc ở các giaiđoạn khác nhau củaquá trìnhdạy học. III. CÁC THIẾTBỊ THÍ NGHIỆM Giá trị đặc biệtcủa các thiết bị thí nghiệm đối với dạy học vật lí là : Tạo điều kiệncho sự nghiên cứu cóhệ thống, trực quan các hiện tượng, quá trình vật lí hình thành các khái niệm, nghiêncứu cácđịnhluật một cách trựctiếp. Tạo điều kiệnnghiên cứu các ứngdụng kỹ thuật củavật lí. III.1. Các thiếtbị thí nghiệm biểu diễn Đủ lớn. Kết quả thu được chính xác. III.2. Các thiếtbị thực hành Sử dụngđơngiản bằngtay Việc lắp ráp íttốn thờigian Dễ dàng phối hợp, thayđổicác chi tiết Các dụngcụ đều vữngchắc, an toànvà đẹp về hình thức. IV. SỬ DỤNG MÔHÌNH VẬT CHẤT Các mô hình vật chấtgiữ vai trò quantrọng trongdạyhọc vật lí.Chúng sử dụngđể minh họa các hiện tượng, quá trìnhvật lívi mô, trực quan hóacác mô hìnhlý tưởng. Các mô hình sử dụng trongdạy học vật lícó thể là mô hìnhtĩnh, mô hình động, mô hình phẳng hoặc mô hìnhkhông gian. Sử dụngmô hình vật chấtgiúp cho học sinh làm quenvới mộttrong cácphương pháp nghiên cứu của vật lí là phương pháp môhình. V. SỬ DỤNGTRANHẢNH VÀ BẢN VẼ CÓ SẴN Tranhảnhvà các bản vẽ sẵn trên giấy, trên tấm bản tronglà mộtphương tiện dạy học giúp cho sự mô tả các đối tượng, hiện tượng,quá trìnhvật lí vừa sinhđộng, vừa tốn ít thời gian trên lớp. Ngườita thường sử dụng các bản vẽ trong trong những trườnghợp sauđây: Thôngtin cần trình bày nhiều Khi nghiên cứu cácthiết bị kỹ thuật hoặc xét các hiện tượng cần có sự xuất hiện dần dần từngbộ phận trướcmắt học sinh,người ta thườngdùng các bảntrong vẽ riêng từng bộ phận và xếp dầnlên nhautrong quá trìnhnghiên cứu. Trongtiết họccó sử dụng cáctranh ảnhvàbản vẽ sẵn, cần lưu ý: chỉ treo chúnglên khi cần thiếtvà saukhi dùngxong, cầncất đi ngaytránh sự phân tán chú ý củahọc sinh. VI. SỬ DỤNG TÀILIỆU IN VI.1. Sáchgiáokhoa Sách giáo khoalà một trong nhữngphương tiện dạy học quantrọng của dạy học vật lí ở trườngphổ thông vàthực hiện đồngthời haichức năng: là phương tiện làm việc củahọc sinh và là phươngtiện hỗ trợ giáo viênhiểu và thực hiện chương trình dạy họcđã qui định. Để học sinhlàm việccó hiệu quả với sách giáo khoanói riêngvới tài liệu in nói chung, điều quantrọng làphải bồidưỡngcho họcsinhngày càng tự lực tiến hành các hoạtđộng sau: Tìm thông tin(thông qua mục lục) Tiếp nhận thôngtin (đọccác đoạnvăn, xem hìnhvẽ, tra cứu số liệu… trong sách) Địnhhình thôngtin (gia côngthành các ý, gạch chân những ý quan trọng) Chế biến thông tintheo mục đích đặtra. Vận dụng thôngtin trong phạmvi nhất định (thảoluận, báo cáo). Việc hướng dẫn họcsinh sử dụng sách giáokhoa,giáo viên cần chúý: Sự chuẩn bị của họcsinhđể làm việc với sách giáo khoa là yếu tố quan trọng, giáo viên phải giao cho học sinhdưới dạng một nhiệm vụ họctập (trả lời cáccâuhỏi), kíchthích học sinhlàm việc với sáchgiáo khoa (tìm, tiếp nhận và chế biến thông tin) Tronggiai đoạnmỗihọcsinh làm việc tự lực trực tiếp với sách giáo khoa, giáo viên phải lưu ýhọc sinh thâutómnội dung của đoạnsách giáo khoa, rút ra những phát biểucô đọng(các câutrả lời) choviệc hoànthành nhiệm vụ được giao. Ở giai đoạnđánh giákết quả làmviệc với sách giáo khoacủa học sinh, giáo viên phải kiên nhẫn sửa chữanhững cái sai, bổ sung những cái chưa đầy đủ. VI.2. Sáchbài tập Cũng như sách giáo khoasách bài tập là phương tiện học tập cơ bản,bởi vì giải bài tập làmộttrong những phương phápdạy họccần thiết để rènluyện chohọc sinh kỹ năng áp dụngkiến thức vào thựctiễn. VI.3. Sáchhướng dẫn thí nghiệm Sách hướng dẫn thí nghiệm bao gồm một hệ thống cácbàithí nghiệmthực hành vật lí saukhi họcsinh đã học xongphầnlýthuyết. Việc thực hiện cácbài thí nghiệmthực hànhthúc đẩy tínhtự lực cao của họcsinh. VI.4. Tài liệu tham khảo Để pháttriển hứng thú học tập, tích cực hóa hoạtđộngnhận thức, đào sâu vàmở rộng kiếnthức, kỹ năng của họcsinh, giáo viêncần đưa ra các tài liệu thamkhảo cần thiết. Thôngqua đó, họcsinhrèn luyện được thói quen,kỹ năng làm việc với sách như là một nguồn kiến thứccho cuộc sống saunày của mình. VII. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI VII.1. Phimhọc tập Phim đèn chiếu Phim chiếu bóng Phim vôtuyến truyền hình Phim VIDEO Phim VCD, DVD a) Các trườnghợp cần thiết cầnsử dụng phim Khi nghiên cứu cácđề tài không thể làm thí nghiệm được. Khi nghiên cứu cácđối tượng, hiện tượngvật lí không thể quansát, đo đạc được trực tiếp do chúng quá nhỏ hoặc quá to. Khi nghiên cứu quá trìnhvật lí diễn ra nhanh. Khi nghiên cứu cáchiệntượng diễn ra ở những nơi, nhữngthời điểm không thể quan sát trực tiếp được. Khi nghiên cứu cácứng dụng kỹ thuật của vật lí. Khi trìnhbày lịch sử phát triểncủa một vấn đề vật lí. b) Lợi ích củaviệc sử dụng phimtronggiảng dạy vật lí Phim học tập giúp thu nhận thế giớitự nhiên vào lớp học. Điều chỉnh được tốc độ nhanh chậm, to nhỏ của các hiện tượng, quá trình làm cho học sinhquan sátrõhơn các hiện tượng, các quátrình vậtlí. Từ tín hiệu âm thanh, hìnhảnh tạo cho học sinhbiểu tượng tốt hơnvề đối tượng nghiêncứu và cònlàm tăngtính trực quan vàhiệu quả xúc cảm của phương tiện dạy học. Phim học tập có thể sử dụng ở tấtcả giai đoạn củaquá trìnhdạy học(tạođộngcơ, đề xuất vấn đề, nghiêncứu vấn đề, cũng cố…), ở trong lớp học hoặc ngoài lớp, giờ học chính khóa hoặc ngoại khóa. c) Phươngpháp sử dụng phimhọc tậptrong dạy học Giáo viên phải căn cứ vào mục đích sử dụng,nội dung phimđể định ra biện pháp sư phạmthích hợp. Các giai đoạnchủ yếu củagiáo viênđối với phim học tập. Đặt kế hoạch sử dụngphimtrong kế hoạchdạyhọc tổng thể một chương, một phần cụ thể. (sử dụnglúc nào?nhằmmụcđích gì về mặt lý luận dạy học?). Các công việc chuẩn bị với học sinhtrước khi sử dụngphim. Học sinh phải ôn tập những kiến thức có liênquan đến nội dung phim. Nêu được mục đích sử dụngphim, khiêu gợi tínhtò mò nhận thức. Trướckhi chiếu phimphải định hướngsự chú ý của học sinh vào nhữngnội dung cơ bản. Nêu các nhiệm vụ hoàn thành sau khixemphim. VII.2. SỬ DỤNG MÁY VITÍNH Bên cạnh các lĩnh vực sử dụng thường thấy trongcác môn học khác như: học, ôn tập, kiểm tra đánh giá và xử lý kết quả bằng máy…máy vitính cònđược sử dụng chủ yếutrong dạy học vật lí ở các lĩnh vực quantrọngnhư sau: Sử dụngmáy vi tính trong mô phỏngcác đối tượngvật lí nghiên cứu của vậtlí. Sử dụngmáy vi tính hỗ trợ việc xây dựng các mô hình toán học(đồ thị, biểu thức, phươngtrình) của các hiện tượng,quá trìnhvật lí. Sử dụngmáy vi tính hỗ trợ các thí nghiệm vật lí. Sử dụngmáy vi tính hỗ trợ việc phân tích băng hình ghi quá trình vậtlí thực. VIII. THÍNGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ VIII.1. Các đặc điểm của thí nghiệm vậtlí Các điều kiệncủa thí nghiệm vậtlí phải được lựachọn và đượcthiết lậpcó chủ định sao cho thông quathí nghiệm, có thể trả lời được câu hỏi đặt ra,có thể kiểm tra được giả thuyết hoặc hệ quả suy ra từ giả thuyết. Mỗi thí nghiệm có 3yếu tố cấu thành cần được xác địnhrõ: Đối tượng cần nghiên cứu,phương tiện gâytác độnglên đối tượng cần nghiên cứu và phương tiện quansát, đo đạc thu nhận các kết quả của sự tác động. Các thiết bị thí nghiệm cóđộ chính xác ở mức độ nhất định. Đảmbảosự quan sát được củacác đại lượng biến đổi trong khitiến hànhthí nghiệm. Có thể làm lại các thí nghiệm nhiều lầnvà đảm bảokết quả thutương đối giống nhau. VIII.2. Vaitrò củathí nghiệm vật lí trong dạy học Thí nghiệmvật lí là cơ sở để xây dựng, chứng minhkiến thức vật lí. Thí nghiệmvật lí (cho học sinh làm) có tác dụng bồi dưỡngcho họcsinh phương pháp nghiên cứu vậtlí, rèn luyệnkỹ năng, kỹ xảo, sử dụng các dụng cụ đo và các dụngcụ thiết bị khác. Thí nghiệmvật lí có tác dụng bồi dưỡng cho học sinh kiếnthức, kỹ năngkỹ thuật tổng hợp. Thí nghiệmvật lí có thể sử dụng như phương tiện để đề xuất vấnđề;để chohọc sinh vận dụng,cũng cố kiến thức, để kiểm tra kiến thứcvật lí củahọc sinh. Thí nghiệmvật lí có tác dụng bồi dưỡng một số đứctính tốt cho học sinh(tính chínhxác,tính trungthực, tính cẩn thận, tính kiên trì). VIII.3. Các loại thí nghiệmtrong dạy họcvật lí VIII.4.1. Thí nghiệm biểu diễncủa giáo viên Là các thínghiệm giáo viên giớithiệu mộtcách tương đối nhanhvới học sinh chủ yếu về mặt định tínhcác hiện tượng, quá trình và cácqui luật nghiêncứu, cấu tạo và hoạtđộngcủa một vàidụng cụ và thiết bị kỹ thuật, nhữngcái màhọc sinh cóthể cảm thụ được bằng mắtvàtai. Thí nghiệmbiểu diễn có thể phânra thành 3 loại. Thí nghiệmmở đầu: nhằmmục đích đề xuất vấnđề nghiên cứu. Thí nghiệmnghiên cứu hiện tượng:nhằm mụcđích xây dựng hoặc chứng minh kiếnthức mới. Thí nghiệmcũngcố: cho họcsinhvận dụngkiến thức đã học giải thích dự đoán hiện tượng,qua đó nắm vững kiến thức đã học. VIII.4.2. Thí nghiệm dohọc sinh thực hiện a) Thí nghiệm trực diện đồngloạtcủa họcsinh Thí nghiệmdohọc sinhtrực tiếp tiếnhành đồng loạt chủ yếulà kiểmtra tính đúng đắn củacác hệ quả lý thuyết.Giúp cho học sinh hoàn thiện kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng và thói quenkhi sử dụng cácdụngcụ. b) Thínghiệm thực hànhvật lí Cũng được dùngvào mục đíchnhư thínghiệm trực diện. Nhưngmứcđộ tự lực của học sinhở đây cao hơn, họ ápdụngkiến thứcvào những điều kiện mới.Tạo khả năng ôntập kiếnthức đã học ở mức độ cao hơn, làmquen với các yếutố tự lực nghiêncứu thựcnghiệm. c) Cácbài toánthực nghiệm Các bài toán thực nghiệm đòihỏi phải tìm tòi bằngthực nghiệm tự lựcnhững số liệu khởiđầu để giải quyếtvề mặt lý thuyết cácbài toán đó vàkiểm tra tiếp theo bằngthực nghiệm tínhđúng đắncủa kếtquả thu được. d) Thí nghiệm quan sátở nhà Thí nghiệmquan sát ở nhà làmột loại bàitập thực hiện tự lực các thí nghiệm đơn giản nhất. Như vậy, theo hệ thống thínghiệm nói trên,tất cả học sinhđược làm quen dần với việc nghiên cứu các hiện tượngvật lí theo mụcđíchđã đề ra,làm quen dầnvớicác thiết bị kỹ thuật và phương pháp làm việcvới nó. VIII.4. Phươngpháp sử dụngthí nghiệm dạy học vật lí VIII.4.1. Nhữngyêu cầu chung về việc sử dụngthí nghiệm Cần xácđịnh rõ sơ đồ thí nghiệm và mục đích của thí nghiệm (dụng cụ thiết bị nào? trìnhtự thao tác như thế nào? cầnquan sát, đođạc cái gì? để làmgì?) Thí nghiệmphảithành công, có kếtquả rõ ràng. Mọidụng cụ thiết bị và cáchtiến hànhthí nghiệmphải thỏa mãn những quitắc và kỹ thuậtantoàn. VIII.4.2. Yêu cầu đối vớithí nghiệm biểu diễn của giáo viên Cần đảm bảo cho họcsinh ý thức được sự cần thiết tiến hành thí nghiệm, mục đích thí nghiệm, phươngán thí nghiệm và thamgia vào quá trìnhquan sát thí nghiệm, phân tíchkết quả. Cần tiến hànhthí nghiệm đúng lúctrong mối quan hệ hữu cơ với giảng bài và hướngdẫn học sinh học tập. Tạo điều kiệnsao cho các phần căn bản, các chi tiết quantrọng của thiết bị dụng cụ đều đượchọc sinhtrong lớp nhìn rõ. Đảm bảocho học sinhquan sát đượcrõ ràng các hiện tượng biểu diễn. Thí nghiệmphảingắn gọn vàđảm bảo thành công. VIII.4.3. Yêu cầu đối vớithí nghiệm trực diện của học sinh Có thể sử dụng thínghiệm trực diệntrong thời gianngắn5-10 phút nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinhtrong quá trình giáo viên giảng giải kiến thức mới.VD(Nghiên cứu hoạt độngcủa một số dụng cụ nào đó: lựckế, biếntrở, … hoặc xác địnhgần đúng một đại lượng vật lí như tiêu cự của thấu kính…) hoặc dùngkiểmnghiệm một qui luật nào đó. Công việc thínghiệm cầnđượctiến hànhđồngthời với cả lớp. Những chỉ dẫncủa giáo viêntrong tiến trình thínghiệmlà cần thiết. VIII.4.4. Yêu cầu đối vớithí nghiệm thực hành của học sinh Thí nghiệmthực hành khi học sinhđã có những kỹ năng thí nghiệm banđầu vàcác thí nghiệm trực diện. Để làmthí nghiệm thực hành học sinhđược chiathành từng nhóm từ 2-3 học sinh. Mỗinhómnhận một bài riêng và bản hướngdẫn thực hiện. Nội dung bản hướng dẫn baogồm các điểm sau: Đề tài thí nghiệm Mô tả dụng cụ, thiết bị Trình tự thaotác tiến hành thínghiệm Sơ đồ ghi các kết quả quansátvàphương pháp xử lý kết quả. Những câu hỏiphải hiểu sâu sắcthí nghiệm mới trả lời được vàđôi khi có thể đề ra thí nghiệm bổ sung. Nội dung cần viết báo cáo thí nghiệm. VIII.4.5. Các bài toán thínghiệm Trongcác bài toán thí nghiệm, thí nghiệmcần đượcsử dụng như mộttrong những phươngtiện quantrọng nhằm thuthập các số liệu cần thiết để giải, và như một phươngtiện kiểmtra tính đúng đắn của các kết quả thuđượcbằngtính toán lý thuyết. Học sinhluyện tậpviệc áp dụng những kiếnthức đã có vànhững kỹ xảo thí nghiệmđể giải quyết những vấn đề cụ thể có liên quanvới thực hành. VIII.4.6. Thí nghiệm và quansátở nhà [...]...Những thí nghiệm và quan sát tự lực được thực hiện theo nhiệm vụ mà giáo viên giao cho ở nhà hay ở các nhóm Những bài thí nghiệm này thường dùng các dụng cụ đơn giản thường có ở nhà như thước dây, cân, nhiệt kế y học,v.v… . Sử dụng các phương pháp để dạy Vật Lý SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC I. SỬ DỤNG BẢNG Bảng là một phương tiện dạy học quan trọng và gần gủi nhất với các lý do sau: Có thể ghi. CHẤT Các mô hình vật chấtgiữ vai trò quantrọng trongdạyhọc vật lí.Chúng sử dụng ể minh họa các hiện tượng, quá trìnhvật lívi mô, trực quan hóacác mô hìnhlý tưởng. Các mô hình sử dụng trongdạy. tượng,quá trìnhvật lí. Sử dụngmáy vi tính hỗ trợ các thí nghiệm vật lí. Sử dụngmáy vi tính hỗ trợ việc phân tích băng hình ghi quá trình vậtlí thực. VIII. THÍNGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ VIII.1. Các đặc