1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

LƯỢC SỬ THỜI GIAN - Nguồn gốc và số phận của vũ trụ ppt

10 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 142,27 KB

Nội dung

LƯỢC SỬ THỜI GIAN - Nguồn gốc và số phận của vũ trụ Một khả năng làchọn cái gọi là điều kiện hỗn độn (chaotic)ban đầu. Điều kiệnnày giả định hoặcvũ trụ vô cùngtrong khônggian hoặc tồntạivô số trong vũ trụ. Theo điều kiện gọilàhỗn độn banđầu, xác suấttìm thấy một vùngkhông gian bất kỳ trong mộtcấu hình cho trướcbất kỳ sauvụ nổ lớn là bằng nhau: trạng thái ban đầu của vũ trụ là hoàn toàn mang tínhngẫu nhiên.Điều đó cónghĩa là vũ trụ trướcđâycó nhiềuxác suất làvô trật tự vì rằng đối với vũ trụ tồn tại nhiều cấu hình hỗn độn và vô trật tự hơnlàcác cấu hìnhđều đặn vàtrật tự. (Nếu mỗi cấu hình có xác suất bằngnhauthì vũ trụ phảixuất phát từ một trạng thái hỗn độn, vô trật tự vì một lý dođơn giản là tồn tại quá nhiều trạng thái như vậy). Rất khóhình dungđượcvì sao những trạngthái hỗnđộn ban đầu lại có thể dẫn đếnmột vũ trụ đều đặn, trật tự ở kích thước lớn như vũ trụ hiệnnay. Người ta cũngbắt buộcphải nghĩ rằng những thăng giáng mật độ trong một mô hình như thế nhất địnhphải dẫn đến sự hìnhthành mộtsố lượng lỗ đen nguyên thủy lớn hơncận trên thu được từ các quan trắc phông tia gamma. Nếu vũ trụ vô cùng trongkhông gian, hoặc nếu tồn tại vô số vũ trụ, thì phải tồn tại ở đâu đó nhiều vùng lớn đã trở nên đồngnhất. Tìnhhuống nàygiống như lúccó một đàn khỉ rất đông gõ máy chữ - phần lớn những điều chúng gõra vô nghĩa nhưng cũng khôngloại trừ có xácsuất là chúng thu được mộtbài thơ ngắn của Shakespear. Tương tự như vậy trong trườnghợp vũ trụ, cũng có thể chúngta ngẫu nhiênsống trong một vùng đồngnhất như thế? Thoạt nghĩ có thể điều đó có quá ít xác suất vì nhữngvùng hỗnđộn và vô trật tự là quá nhiều so với nhữngvùngđồng nhất.Song hãy giả định rằngchỉ trong nhữngvùng đồng nhất mới tồn tạinhững thiên hàvà các sao, ở đấy có những điều kiện thuận lợicho sự phát triển của những sinhvật phứctạp có khả năngsinh sản như con người có khả năng đặt câu nghivấn: Tại saovũ trụ lạiđồng nhất như thế?Đây là một ví dụ để ứngdụng cái gọi là nguyên lý vị nhân (anthropic)được phát biểu như sau: “Chúngta nhìn thấy vũ trụ như vậy bởi vì chúng ta tồn tại”. Có hai cách diễndịch nguyênlý vị nhân: Nguyên lý yếu và nguyên lý mạnh.Nguyên lý vị nhân yếu khẳngđịnh rằngtrong vũ trụ vô cùngtrong khônggian và hoặc trong thời gian,điều kiệnthuận lợi cho sự nảy sinh một dạngsống cótrí tuệ chỉ xuấthiện ở mộtsố vùng nhất định hữu hạn trong không gian vàthời gian. Những sinh vật có trítuệ trong những vùng đó sẽ không ngạc nhiên nếu chúng nhận thấy rằng địaphương của chúng trong vũ trụ thỏa mãn các điều kiện cần thiết cho sự sống của chúng.Tình huốngtương tự như lúc một người giàu có sống trongmôi trường nhunglụa khôngthấy đượccảnh bần cùng chung quanh. Một ví dụ ứngdụng nguyên lý vị nhân yếu là “giải thích” vì sao vụ nổ lớnđã xảy ra gần mười ngàntriệu năm về trước thì cũng cần gần ấy thời gian cho sự tiến hóa của sinhvật có trí tuệ. Như trước đây đã nói, đầu tiên một thế hệ sớm các sao được hình thành. Cácsao này biến mộtsố hydro và heli nguyên thủythành cacbon và oxy vốn là các thành phần cơ thể củachúng ta. Cácsao này lạinổ thành cácsiêu sao, và các mảnh vỡ tàn dư lại hợpthành các saovà hànhtinh khác, trong số này có tháidương hệ củachúng ta đã tồntại khoảng năm ngàn triệu năm. Trongmột hoặc haingàn triệu năm đầutiên của tráiđất, nhiệtđộ quá cao vì thế các cấu trúc phức tạp khônghìnhthành được. Trongba ngàntriệu nămcònlại thì một quá trìnhtiến hóa chậmsinh học đã nảy sinh dẫn đến sự hình thành từ những cơ thể đơn giản đến các sinh vật có khả năng tư duy đi ngược theo thời gian về vụ nổ lớn. Nhiều người đặtnghi vấnvề sự đúng đắnvà ích lợi của nguyên lý vị nhân yếu. Ngoài ra một số người đi xa hơnvà đề nghị nguyên lý vị nhân mạnh. Theo nguyên lý này, tồn tại hoặc nhiều vũ trụ khác nhauhoặc nhiều vùng khác nhaucủa mộtvũ trụ duynhất, mỗi đốitượngcó cấu hình banđầu riêng và có thể có tổ hợp riêng các định luật khoa học. Trongđa số các vũ trụ đó, điều kiện không thuận lợi chosự pháttriển của những cơ thể phức tạp; chỉ có mộtvài vũ trụ như vũ trụ củachúng ta là cóđiều kiệncho sự phát triển của nhữngsinh vật có trí tuệ đủ khả năng để đặt racâu hỏi: vì saovũ trụ phải giống như ta quansát được? Câutrả lời bây giờ sẽ trở nên đơn giản. Nếuvũ trụ khácđi thì chúng ta sẽ không thể tồn tại ở đây được! Các địnhluật khoa học, trong dạng mà chúng ta nhận thức như hiện nay chứa nhiều hằng số cơ bảnví dụ điện tích của electronvà tỷ số khối lượng của proton và của electron.Chúng ta không thể,ítnhất là trong điều kiện hiện nay,tính được giá trị của những hằng số đó từ lý thuyết - chúngta chỉ thuđượccác trị số đó bằng thực nghiệm. Cólẽ một ngày nào đó chúngta sẽ tìmđược một lý thuyết thốngnhất hoàn chỉnh có khả năngtính được mọi hằng số, songcũng rất cóthể rằng mộtsố hoặc tấtcả hằng số đó lại biến thiên từ vũ trụ này sang vũ trụ khác hoặc ngaytrong một vũ trụ. Điều đáng chú ý là trị số của những hằngsố đó dườngnhư đã được điều chỉnh mộtcách tinh tế saocho cuộcsống có thể nảy sinhvà phát triển được. Ví dụ nếu điện tíchelectron chỉ khác đi mộttý thì cácsao hoặc khôngthể đốt cháy hydro vàheli hoặc khác đi chúng không thể nổ thành siêu sao.Lẽ dĩ nhiên có thể tồn tại nhữngdạngsống khác, mà thậm chí các nhà văn viễn tưởng cũng không sáng tạo nổi, những dạngsống không cầnđếncả ánh sángcủa các sao như mặt trời hoặc cácnguyên tố hóa học nặng hơn được tạo thành trong các saovà bị bắn vào khônggian khi sao nổ. Có lẽ cũng dễ hiểulà miền xác địnhcủa các hằngsố không thể rộng được nếu các hằng số đó phải phù hợp với sự phát triểncủa cuộc sống trí tuệ. Đa số các tập giá trị của các hằng số dẫnđến sự hình thành những vũ trụ mặc dầu rấtđẹp, song khôngphù hợp chosự phát triển sinh vật có khả năng chiêmngưỡng vẻ đẹp đó. Chúng tacó thể đoán nhận hoặc điều đó làsự chứng minhcho mụcđích thiêng liêngcủa Chúatrong sự sángtạo và sự lựa chọn các định luật khoahọc hoặc điều đó là sự chứng minh cho nguyên lý vị nhân mạnh.Có một số ý kiến người ta cóthể đưa ra để phản đối ý kiến cho rằngnguyên lý vị nhân mạnhcó thể giải thích trạng thái quansát đượccủa vũ trụ. Thứ nhất, ta phải hiểusự tồn tạicủanhiều vũ trụ khác như thế nào đây? Nếu quả thực chúng táchriêng xa nhau, thì những điều xảy ratrong mộtvũ trụ khác sẽ khônggây một hệ quả nào quan sát đượctrong vũ trụ chúng ta. Vì vậy chúngta phải sử dụng nguyên lýtiết kiệmđể cắt bỏ chúng khỏilý thuyếtcủa chúng ta.Nếu, mặtkhác, tồn tại nhiều vùng khácnhau của cùngmột vũ trụ, thì cácđịnhluật khoa học phải là chungcho tất cả các vùng,vì trái lại thì chúng ta không thể chuyểnđộng liên tục từ một vùng này sang vùng khác. Trongtrường hợpđó thì sự khác biệt giữacácvùng quyvề sự khác biệt củacác cấu hìnhban đầu và như thế nguyên lý vị nhânmạnh lại quy về nguyên lývị nhân yếu. Ý kiếnphản đối thứ hai cho là nguyên lý nàyđi ngược lại dòng chảy của lịch sử khoa học. Chúngta đã đi từ mô hìnhvũ trụ xemquả đấtlà trung tâmcủa Ptolemy và các tiền bối, qua mô hìnhmặt trời là trung tâm củaCopernicusvà Galileo, đến mô hình hiệnđạitrong đó quả đất chỉ làhànhtinh kíchthước vừaphải quay quanh một sao trungbình trong vùngbiên củamột thiênhà xoắn ốc bình thường vốnchỉ là một trong triệu triệu thiên hà của vũ trụ quan sát được. Nguyên lý vị nhân mạnh lại có tham vọng cho rằng toàn bộ kiến trúc khổng lồ đó tồn tại chỉ vì con người. Điều đó quả thật là khó tin. Chắc chắn rằngthái dương hệ là một tiền đề chocuộc sống của chúngta, và chúngta cũng cóthể ngoại suy nghĩ đó cho toàn thiên hà của chúng ta để cho phép sự tồn tại các thế hệ saotrước đã tạo nên nhữngnguyêntố nặng hơn.Song dường như khôngcó một sự cần thiết nào buộc cácthiên hà khác và cho vũ trụ phải đồng nhất và giốngnhau theo mọi phương hướng ở kích thước lớn. Chúng tasẽ cảm thấy yên tâm hơn với nguyên lý vị nhân, ítnhất ở phương án yếu, nếu chúngta có thể chứng minhrằng nhiều cấu hìnhban đầu khácnhau củavũ trụ sẽ tiến triển để tạo mộtvũ trụ giốngnhư vũ trụ đang quansát được. Nếu quả như vậy, thìmột vũ trụ thoát thaitừ những điều kiện hỗn độn ban đầu sẽ chứa một vùng đồngnhất, đều đặn thích hợp chosự nảy sinh cuộc sống trítuệ. Mặt khác, nếu trạngthái ban đầu đã được chọn tuyệt đối cẩn thận để đượcmột vũ trụ mà chúng ta thấy chung quanh, thìvũ trụ đó chắc có ít xác suấtchứa một vùng nào đó trong đó sự sốngcó thể xuất hiện. Trongmô hình nóng của vụ nổ lớn mô tả trước đây, chúng ta đã thấyở giaiđoạn sớmcủa vũ trụ, nhiệt lượngkhôngđủ thời gian để chảytừ vùng nàysang vùng khác. Điều đó có nghĩa rằng trạng thái banđầu của vũ trụ phải có cùng một nhiệt độ ở mọi nơi, có như thế thì tamới quan sát đượchiện tượng bức xạ phông có cùngmột nhiệt độ ở mọi nơi theo mọi hướng.Tốc độ giãn nở banđầu cũng phải đượcchọn rất chính xác thì tốc độ giãn nở hiện nay mớitiếp tục xấp xỉ tốc độ tới hạncần thiết để tránh quá trình co lại. Điều đó có nghĩarằng trạngthái ban đầu của vũ trụ phảiđược chọn rất cẩn thận nếumô hình nóng của vụ nổ lớn là đúngngược mãi tận tới điểm banđầu của thời gian. Rấtkhó giải thích vì saovũ trụ được bắt đầu như vậy, trừ khicho rằngđâylà hành động của Chúa muốn tạo nênnhững sinhvật như chúng ta. Với ý đồ tìm một mô hình củavũ trụ, trong đó nhiều cấu hình khác nhauban đầu có thể tiến triểnđếnmột vũ trụ như hiện tại, mộtnhà khoahọc công tác tại Viện công nghệ MassachusettslàAlan Guth đã đưa ra gợi ýtrong các giaiđoạn sớm vũ trụ đã trải qua một thời kỳ giãn nở cực nhanh.Thời kỳ giãn nở cực nhanh này được gọi là thờikỳ lạm phát, vớiý nghĩa rằng trong thời kỳ đó vũ trụ đã giãn nở với tốcđộ tăng dần chứ khôngphải giảm dần như hiện tại. Theo Guth,bán kính của vũ trụ đã tăng vọt lên triệu triệu triệu triệutriệu (1 với ba mươi con số không) lần trong chỉ một phần rấtnhỏ của giây. Guthgợiý rằng vũ trụ đã bắt đầu từ một vụ nổ lớn, từ một trạng tháirất nóng, nhưng rất hỗn độn.Các nhiệt độ cao này làmcho các hạt trongvũ trụ chuyển động rất nhanhvà có nănglượng rất lớn. Như đã nóiở trên những nhiệt độ cao như vậy các lực tươngtác mạnh, yếu vàđiện tử hợp nhất thành một lực duy nhất. Trong quá trìnhgiãn nở, vũ trụ lạnhdần, nănglượng các hạt giảm đi. Có thể xảy ra quá trìnhgọilà chuyển phavà đối xứng giữacác lực bị phá vỡ: lực tươngtác mạnh trở nên khác biệt với cáclực tươngtác yếu và điệntừ. Một ví dụ thông thường của quá trìnhchuyển pha là quá trình nướcđóng băng khinhiệt độ hạ thấp. Nước lỏngcó đối xứnggiống nhauở mọi điểm và theo mọi hướng.Songcác tinh thể bănghình thành,chúng sẽ chiếm những vị trí nhấtđịnh và xếp thành hàng theomột hướng nào đó.Điều này phávỡ đối xứng của nước ở trạng thái lỏng. Trongtrường hợpnước, nếu cẩnthận chúng ta có thể làm “siêu lạnh” nước, điều đó cónghĩa là chúngta có thể đưa nhiệt độ xuống dướinhiệt độ đóngbăng 0 độ C mà băng vẫn chưa xuấthiện. Guthgợi ý rằngđiều đó có thể xảy racho vũ trụ: nhiệt độ giảm xuốngdưới trị số giới hạn mà đối xứng giữa các lực vẫn chưa bị phá vỡ. Nếu điều đó xảy ra,vũ trụ sẽ rơi vào một trạng thái ổn định,với nănglượng lớn hơnnăng lượng ứng với lúcđối xứng bị phá vỡ.Có thể chứng minhrằng năng lượng dôi này sẽ gây ra hiệu ứng phản hấp dẫn: nósẽ có tácđộng như hằng số vũ trụ màEinstein đã đưa vào lý thuyết tương đối rộng khiông muốn xây dựngmột mô hình tĩnh của vũ trụ. Vì vũ trụ đã giãn nở giống như trong mô hình nóng của vụ nổ lớn, cho nên hiệu ứng đẩycủa hằngsố vũ trụ này làm cho vũ trụ giãn nở vớivận tốc luôntăng. Ngay cả trongnhững vùngvới mật độ hạtlớn hơn trungbình, hiệu ứng phản hấp dẫn gây ra bởi hằng số vũ trụ đó cũng vượtquá hấp dẫn. Dođó các vùng này phảigiãn nở theo quy luật gia tăng lạm phát. Trongquá trình giãn nở, các vùng đó vàcác hạt vật chất sẽ đi xanhau vàta có đượcmột vũ trụ giãn nở với mật độ hạtnhỏ và hiện nằm trongtrạng thái siêu lạnh. Mọi điểm bất thườngtrong vũ trụ sẽ bị là đều vì quá trìnhgiãn nở, tươngtự như nhữngnếp nhăn của mộtquả bóngbiến dầnkhita thổi không khí vào. Như vậy trạng thái đồng nhất vàđều đặn hiện nay củavũ trụ có thể đạtđược trongquá trình tiến triểntừ nhiều trạngthái khôngđồngnhấtkhác nhau. Trongmột vũ trụ như thế, quá trình giãnnở được gia tốc bởihằngsố vũ trụ và khôngbị hãm dần bởi lựchấp dẫn của vật chất, ánh sáng có đủ thời gian để thực hiện hành trình từ vùng này sang vùng kháctrong cácgiai đoạn sớmcủa vũ trụ. Tình huống này có thể đưa ra lời giải cho bài toán nêu ra trước đây: vì sao các vùng khác nhau của vũ trụ có cùng nhữngtính chất giống nhau.Ngoài ra, vận tốcnở của vũ trụ sẽ tự động trở nên xấp xỉ vận tốc giới hạn xác địnhbởi mật độ trong vũ trụ. Điều nàycó thể giải thích câu hỏi vì sao vậntốc giãn nở của vũ trụ vẫngần vận tốc giới hạn, mà không cần giả định rằng vận tốc giãn nở ban đầu củavũ trụ đã được lựa chọnmột cáchcẩn thận. Ý niệmvề lạm phát cũng giúp ta giải thích được vì sao có nhiều vậtchất như vậy trong vũ trụ. Có chừng mười triệu triệu triệu triệu triệu triệu triệu triệu triệu triệu triệutriệu triệu triệu (1 với tám mươi số không)hạt trongvùng không gian mà chúng ta có thể quan sát được. Chúng từ đâu đến?Theothuyết lượngtử các hạt đó được sinhra từ năng lượng trong cặphạt/phản hạt. Song bây giờ lại đến câuhỏi, năng lượngtừ đâu ra?Câu trả lời là năng lượngtoàn phầncủa vũ trụ chính xác bằngkhông.Vật chất trongvũ trụ được cấu tạotừ năng lượng dương. Song vật chất lại hút nhauvì hấp dẫn. Hai lượng vậtchất gần nhaucó ít năng lượng hơn là khi chúng xanhau, bởi vì chúngphải sản ra năng lượng để kéo chúngra xa chống lại hấp dẫn đang kéo chúng lại gần nhau.Như thế trongmột ý nghĩa nhất định, trường hấp dẫncó năng lượngâm. Trong trường hợp của mộtvũ trụ gầnđồng nhất trong không gian,người ta có thể chứngminh được rằng năng lượng hấpdẫn âm này sẽ triệttiêu năng lượngdương của vật chất. Như thế nănglượng toànphần của vũ trụ bằngkhông. Hai lần không vẫn là không.Cho nên vũ trụ có thể tăng gấp đôi nănglượng dương của vật chất và đồng thời tăng gấp đôi năng lượng âm của hấp dẫn mà vẫn không vi phạm định luậtbảo toànnăng lượng. Điều này không thể xảy ra trong một quá trìnhgiãn nở bìnhthường của vũ trụ, trong đó mật độ năng lượng vật chất giảmđi khi vũ trụ trở nên lớn hơn. Song điều đó cóthể xảy ra trongmột quá trìnhgiãn nở lạm phát bởi vì mật độ năng lượng của trạng thái siêu lạnh vẫn không thay đổi khi vũ trụ giãn nở: Khi kích thước vũ trụ tăng gấpđôi, năng lượngdươngcủa vật chất và năng lượng âm củahấp dẫn cũng tăng gấp đôi do đó năng lượng toànphần vẫn bằngkhông.Trong phalạm phát, kích thước của vũ trụ tăng lên rất nhiều. Như thế toànphần năng lượnghiện hữu để tạo nên cáchạt đều trở nên rấtlớn. Như Guth đã nhận xét: “Có thể nói đây làmột bữa tiệc không mất tiền. Và vũ trụ làbữa tiệc khôngmất tiền tối hậu”. Vũ trụ hiện nay khônggiãn nở theo quy luật lạm phát. Như thế phải tồntại một cơ chế cókhả năng loại bỏ hằng số vũ trụ hiệu dụng quálớn và như vậy biến vậntốc giãn nở từ quátrình giatốcvề quá trìnhchậm dầnvì hấp dẫn như chúngta hiện nay. Tronggiai đoạnlạm phát có thể đốixứng giữa các lực bị phá vỡ, tươngtự nước siêu lạnh rồi cuối cùng cũngphải đông lại. Nănglượng dôi ra của đối xứngbị phá vỡ thoát ravàhâm nóng vũ trụ đếnmột nhiệt độ vừa đúng dướinhiệt độ tới hạn ứngvới đối xứng giữa các lực. Vũ trụ tiếp tục giãn nở vàlạnh dần đúng như mô hình nóng của vụ nổ lớn, song bây giờ ta lại cần giải thích tại saovũ trụ giãn nở với vậntốc tới hạnvà vì sao các vùng khác nhaucó cùng mộtnhiệt độ. Tronglý thuyết ban đầu củaGuth, quátrình chuyểnpha đượcgiả định là xảy ra đột ngột, tương tự như cáctinh thể băng trong nướcthật lạnh. Có thể nghĩ rằng các “bong bóng” của pha mới của đối xứng bị phá vỡ được hình thànhtrong pha cũ, tương tự như các bongbóng hơi được baobọc bởi nước đangsôi. Các bongbóng được giả định là giãn nở vàgặp nhaucho đến khitoàn bộ vũ trụ rơi vào pha mới. Một khó khăn, mà tôi vànhiều người khácđã chỉ ra là vũ trụ giãn nở quá nhanh cho dẫu rằng các bong bóng lớnlên bằngtốc độ ánh sáng, chúngcũng sẽ chuyển độngxa nhau ra vàkhông kịpgặp nối nhau. Như vậy vũ trụ rơi vào trạng thái khôngđồngnhất, với một số vùng vẫn còncó đối xứng giữa các lực.Một bức tranh như thế khôngtương ứngvới những điều ta quan sát được. Tháng 10năm 1981, tôi đến Matxcơva thamdự hội thảo về hấp dẫn lượngtử. Sau hội thảo, tôi cólàm một seminarvề mẫu lạm phát vàcác vấn đề của mẫu đó tại Viện thiên vănSternberg. Trướcđây tôithường nhờ một người khác đọc báo cáo thaytôi vì đa số không hiểu đượcgiọng nói củatôi. Nhưnglúc này tôi không còn thì giờ chuẩn bị nên tôi tự đọc, và chỉ nhờ nghiêncứu sinhcủatôi phát lại những lời tôinói. Phươngthức này khá có kết quả vàtạo đượcmối tiếp xúcvới thính giả. Trongbuổi seminar có một người Ngacòn trẻ là AndreiLinde làm việc ở Viện Lebedevtại Matxcơva.Lindecho rằng cóthể tránh đượckhó khăn gắn liềnvới điều các bong bóng không nốivới nhau, nếu ta cho rằng cácbong bóng lớn tới mức mà vùng vũ trụ của ta nằmtrọn trong một bong bóng. Để giả thuyết đượchợp lý thì sự phá vỡ đối xứng phải xảyra rất chậm trong bong bóng và điều này làhoàn toànkhả dĩ trênlý thuyết thốngnhất lớn. Ý tưởng củaLinde về một quátrình phá vỡ đối xứng chậm là rấthấp dẫn, songsau này tôihiểu rằng những bongbóng củaLindephảilớnhơn kích thước vũ trụ vào lúc đó.Tôi đã chứngminh rằngđối xứng bị phá vỡ khắp mọi nơi chứ khôngphải trong lòng cácbong bóng. Điều này sẽ dẫn đếnmột vũ trụ đồngnhất, đúng như ta quan sát. Tôirấttâm đắc với ýtưởng này và cùng bàn luận với một sinh viên của tôi là Ian Moss. Với tư cách là một người bạn của Linde, tôi hơi bối rối khisau này nhậnđược bài báo của Lindedo một tạp chí khoa học gửi đến hỏi liệu bài báo có thể công bố haykhông. Tôi đã trả lời rằng còn điểm yếu về các bong bóng lớn hơn vũ trụ, songý tưởng cơ bản về quátrình phá vỡ đối xứng chậm là rấthay.Tôi có khuyến nghị cho đăngbài báo vì tôi nghĩ rằng nếu khôngLinde sẽ mất rất nhiều thángđể sửa chữalại, bởi vì mọi tài liệu màôngđã gửi sang phươngTây phải được thông báo qua kiểm duyệt của Liên Xô (cũ), vốn khôngam hiểu lắm vàcũng khôngmau mắn gì đối với những bài báo khoahọc. Tôi cóviết cùngvới Ian Moss một bàibáo ngắn gửi đăng cùng số báo,trong đó chúngtôi đặt lại vấn đề các bong bóng và chỉ ra cách giải quyết vấn đề. Vừa từ Matxcơva trở về, hôm sautôi đã bay tới Philadenphiađể nhận huy chương của Viện Franklin.Cô thư kýcủa tôi là Judy Fella đã sử dụngsắc đẹp duyên dáng của mình để thuyết phục hãng British Airways cấp cho cô ta và tôihai vé máybay khôngmất tiền xem như một hợp đồng quảng cáo chohãng. Tiếcrằng tôi đến sân bay chậm vì mưa to và lỡ chuyến máy bay. Nhưngrồi tôi cũng đếnđược Philadenphia để nhận huy chươngdànhcho tôi.Người ta yêu cầu tôi làm một seminar về mẫu lạm phát củavũ trụ tại Trường Đại học Drexel ở Philadenphia. Và tôi đã báo cáovề các vấn đề nở lạm phát của vũ trụ, tươngtự như ở Matxcơva. Một ý tưởnggần giốngcủaLinde cũngđược pháttriển độc lập sau đó vài tháng bởi PaulSteinhardt và Andreas Albrecht tại trường Đại học Pensylvania. Bây giờ họ cùng với Linde có vinh dự chung vì đã đưa ra “môhình lạm phát mới”, dựatrên ý tưởng về một quá trình đối xứngchậm. (Mô hình lạm phát cũ dựa trên ý tưởng ban đầu của Guthvề một quá trình phávỡ đối xứng nhanhkèm theo sự hình thànhcác bong bóng). Mô hình lạm phát mới là mộtmô hình tốt cókhả năng giải thích vì sao vũ trụ lại có dạng như hiện nay. Song, nhiều người khác và tôi đã chứng minhrằng mô hìnhđó, ít nhấtlà trong phương ánban đầu, đã dẫn đếnnhững thayđổi về nhiệt độ của bức xạ phônglớn hơn nhiềusovới các quan trắcthu được.Các phươngán sau cũng gây ra mốinghi ngờ liệu có tồn tại một quá trình chuyển pha kiểu như vậy ở giai đoạn rất sớm của vũ trụ haykhông. Theo ýkiến của riêng tôi, thì mô hình lạm phát mớinày bây giờ cũngđã chết như một lý thuyết khoahọc, mặc dầu cũng còn một số người dường như chưa nghebiết và vẫn tiếp tục viết về mô hình đó. . LƯỢC SỬ THỜI GIAN - Nguồn gốc và số phận của vũ trụ Một khả năng làchọn cái gọi là điều kiện hỗn độn (chaotic)ban đầu. Điều kiệnnày giả định hoặcvũ trụ vô cùngtrong khônggian hoặc tồntạivô số. được mọi hằng số, songcũng rất cóthể rằng mộtsố hoặc tấtcả hằng số đó lại biến thiên từ vũ trụ này sang vũ trụ khác hoặc ngaytrong một vũ trụ. Điều đáng chú ý là trị số của những hằngsố đó dườngnhư. chosự pháttriển của những cơ thể phức tạp; chỉ có mộtvài vũ trụ như vũ trụ củachúng ta là cóđiều kiệncho sự phát triển của nhữngsinh vật có trí tuệ đủ khả năng để đặt racâu hỏi: vì saovũ trụ phải giống

Ngày đăng: 22/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w