1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC:QUÁ TRÌNH CHỌN LỌC TỰ NHIÊN ppt

3 609 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 83,77 KB

Nội dung

QUÁ TRÌNH CHỌN LỌC TỰ NHIÊN Câu 1 Phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiênCLTN là không đúng: A Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế

Trang 1

QUÁ TRÌNH CHỌN LỌC TỰ NHIÊN

Câu 1 Phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên(CLTN) là không đúng:

A Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi

B Mặt chủ yếu của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể

C CLTN không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn

bộ kiểu gen, không chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể

D CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể Đáp Án D

Câu 2 Thuyết tiến hoá hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên do:

A Đã làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến

dị

B Đã làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh thường biến và cơ chế di truyền của cơ chế di truyền của loại biến dị này

C Đã làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị tổ hợp và cơ chế di truyền của bién dị tổ hợp

D Đã làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh đột biến và cơ chế di truyền của các đột biến

Đáp Án A

Câu 3 Tác động của chọn lọc tự nhiên lên cá thể sẽ dẫn đến kết quả:

A Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể

B Làm thay đổi chiều hướng tiến hoá

C Làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể, làm tăng tỷ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể

D Hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể đảm bảo sự tồn tại phát triển của những quần thể thích nghi nhất

Đáp Án C

Câu 4 Trên quan điểm di truyền học, cơ thể thích nghi trước hết phải

A Mang kiểu gen tập hợp được nhiều đột biến trung tính

B Cách ly các cá thể trong quần thể gốc

C Có kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi trước môi trường

để đảm bảo sự sống sót của cá thể

D Trở thành một đối tượng chọn lọc

Đáp Án C

Câu 5 Chọn lọc tự nhiên tác động ở cấp độ nào là quan trọng nhất

A Dưới cá thể

Trang 2

B Trên cá thể

C Cá thể và quần thể

D Gen và nhiễm sắc thể

Đáp Án C

Câu 6 Cơ thể thích nghi phải có điều kiện nào dưới đây:

A Có kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi trước môi trường

để đảm bảo sự sống sót của cá thể

B Phải có khả năng sinh sản

C Phải được cách ly với cá thể khác

D A và B đúng

Đáp Án -D

Câu 7 Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên (CLTN) khi tác động lên các cá thể

A Làm xuất hiện kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi trước môi trường

B Làm hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể

C Phân hoá khă năng sinh sản củă những kiểu gen khác nhau trong quần thể

D A và C đúng

Đáp Án C

Câu 8 Trong một quần thể ( Đ: đa hình ;T:tự thụ) chọn lọc tự nhiên (CLTN) đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc

điểm (L:có lợi : Tr: trung tính) hơn.CLTN tác động trên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ dẫn tới hệ quả là chọn lọc (G: kiêu gen ;Q: quần thể)

A A; L;G

B T;Tr ;Q

C Đ; L;Q

D Đ; L;G

Đáp Án D

Câu 9 Vai trò của thường biến trong quá trình tiến hoá thể hiện ở

A Đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm hơn

B Chọn lọc tự nhiên (CLTN_) khi tác động trên kiểu hình cá thể qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới hậu quả là chọn lọc kiểu gen

C Các quần thể có vốn gen thích nghi hơn thay thế những quần thể kém thích nghi hơn

D Làm cho loài phân bố thành những quần thể cách ly nhau bởi những khoảng thiếu điều kiện thuận lợi

Đáp Án B

Câu 10 Nhận xét nào dưới đây là không hợp lý

A Trong thiên nhiên loài phân bố thành những quần thể cách ly nhau bởi những khoảng thiếu điều kiện thuận lợi

Trang 3

B Sự cạnh tranh không những xảy ra giữa những nhóm cá thể thuộc các

tổ, các dòng trong một quần thể mà còn xảy ra đối với cá thể cùng loài

C Chọn lọc xảy ra sau khi quá trình chọn lọc cá thể được chọn lọc xong

D Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi

Đáp Án C

Câu 11 Loài nào dưới đây là một ví dụ hay để chứng minh quần thể là một đối tượng chọn lọc

A Ruồi giấm

B Đậu hà lan

C Cọp phẩy, Sư tử

D Ong mật

Đáp Án D

Câu 12 Chọn lọc quần thể sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây

A Làm hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể

về các mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản

B Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của những quần thể thích nghi nhất, nhưng không quy định sự phân bố của chúng trong thiên nhiên

C Các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi

D Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá

Đáp Án B

Câu 13 Nội dung nào dưới đây là không đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên

A CLTN không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà đối với toàn bôn kiểu gen

B CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà đối với cả quần thể

C CLTN không tác động ở các cấp độ dưới cá thể mà chỉ tác động ở cấp

độ trên cá thể trong đó quan trọng nhất là cấp độ cá thể và quần thể

D CLTN là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá

Đáp Án C

Ngày đăng: 22/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w