1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Máy tính kinh doanh - Bài 1 potx

17 314 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 206,86 KB

Nội dung

Bài 1: Giới thiệu 1 BÀI 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT I. Sự cần thiết phải biết máy tính Mục tiêu của nội dung học không phải đào tạo học viên trở thành chuyên gia máy tính, mục tiêu của học viên chỉ là nắm được những kiến thức tối thiểu về máy tính để sử dụng máy tính một cách hiệu quả trong học tập, và trong công việc hàng ngày sau này. Các nhà giáo dục đều đồng ý cho rằng sinh viên ngày nay cần có hiểu biết về máy tính. Hiểu biết về máy tính nói đến các kỹ năng, kiến thức làm thế nào sử dụng một máy tính cá nhân, một hệ điều hành máy tính (ví dụ như Microsoft Windows), các chương trình ứng dụng cho văn phòng, và căn bảng về Internet (kể cả tìm thông tin trên Web và dùng thư điện tử e-mail). Sự hiểu biết máy tính sẽ giúp sinh viên làm việc tốt trong học tập và giúp họ đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, chỉ có sự hiểu biết về máy tính thì không đủ. Những kỹ năng sinh viên học hôm nay sẽ lỗi thời trong vài năm tới. Công nghệ máy tính thay đổi rất nhanh. Chỉ vài năm trước đây, Internet đã có nhưng không được biết đến rộng rãi, ngày nay, nó đã trở thành từ ngữ thông dụng trong mỗi gia đình. Nhòp độ thay đổi của máy tính làm cho nhiều người cảm thấy bất an, bất lực, và lúng túng, mặc dù họ sử dụng máy tính hàng ngày. Khi họ chỉ tập luyện kỹ năng gõ những phím trong một chương trình xử lý văn bản nào đó, nhưng lại thiếu kiến thức sâu hơn làm thế nào có thể chuyển qua để sử dụng một cách nhanh chóng một chương trình xử lý văn bản mới hoặc ngay cả phiên bản mới của cùng một chương trình. Họ đã không học những khái niệm, những nguyên lý cơ bản và sâu xa để giúp họ đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng. Nội dung các bài đọc và thực hành sẽ cung cấp cho sinh viên những khái niệm và nguyên lý của máy tính. Một khi học viên hiểu được chúng, học viên sẽ đánh giá đúng được những điều mà máy tính và Internet mang lại và những điều chúng không thể làm được. Học viên có thể áp dụng công nghệ máy tính trong học tập, và trong nghề nghiệp hiệu quả hơn. Trong tương lai họ sẽ không bò bối rối với sự thay đổi nhanh của công nghệ. Học sẽ hiểu sự thay đổi có gốc gác từ đâu, những thay đổi có nghóa là gì và làm thế nào họ thích nghi được chúng. Thuật ngữ hiểu biết máy tính mô tả những kiến thức mà học viên có được để có thể làm việc thành công trong thế giới kỹ thuật số. Học viên có kỹ năng dùng máy tính và Internet. Kiến thức của họ về những khái niệm và nguyên lý cơ bản của máy tính và Internet làm cho họ có lợi thế rất lớn. Họ càng làm việc với công nghệ máy tính, sự hiểu biết của họ càng nhiều và sâu hơn. Thay vì ngại dùng máy tính, họ lại phấn khích và muốn thử dùng máy tính. Khi sự tự tin và kiến thức nhiều hơn, họ trở nên tinh thông hơn trong việc dùng công nghệ máy tính. Họ sẽ là công dân tốt hơn vì họ hiểu về máy tính đủ để nhận ra những rủi ro và lợi ích của công nghệ. Bài 1: Giới thiệu 2 II. Máy tính là gì? 2.1 Đònh nghóa Máy tính là một chiếc máy, với sự hướng dẫn và điều khiển của chương trình, thực hiện bốn hoạt động cơ bản: nhận dữ liệu (Input), xử lý (Processing), xuất thông tin (Output), và lưu trữ (Storage), xem hình 1. Chương trình (Program) là một danh sách các hướng dẫn/chỉ thò ra lệnh cho máy tính cách thực hiện bốn hoạt động này để hoàn thành một công việc. Nhận dữ liệu (Input) Máy tính nhận dữ liệu (data), dữ liệu được thể hiện theo cách máy tính có thể hiểu được có thể là các con chữ, con số, hình ảnh, âm thanh hoặc là hình thức kết hợp giữa chúng. Thiết bò nhập dữ liệu có thể là bàn phím, máy quét ảnh, micro thu âm thanh Xử lý (Processing) Máy tính thực hiện các phép tính số học hoặc so sánh logic trên dữ liệu nhận vào. Chung quy lại, công việc mà bộ xử lý của máy tính thực hiện chỉ là phép cộng hai số hoặc so sánh chúng xem số nào lớn hơn. Nghe có vẻ đơn giản nhưng điều làm cho máy tính thật tuyệt vời là nó có thể thực hiện việc này rất nhanh, hàng triệu hàng tỉ phép tính trong một giây. Tốc độ xử lý của máy tính làm cho nó có khả năng đáng kinh ngạc, ví dụ máy tính có thể dùng để chuyển thông tin của cả một thư viện quốc gia từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội chỉ trong vài phút. Chẳng hạn, khi bạn tìm kiếm thông tin trên Internet, thông qua Google, hàng triệu bản tin sẽ đến với bạn cũng chỉ trong vài phút. Một yếu tố nữa làm cho máy tính có tính ưu việt là sự tin cậy. Một máy tính rẻ nhất cũng có thể thực hiện hàng triệu phép tính mỗi giây trong nhiều năm, từ năm này qua năm khác mà các bộ phận vật lý của máy không hề gây sai sót. (hầu hết các sai sót máy tính xuất hiện đều do sai lầm của chương trình máy tính hoặc do sai sót trong dữ liệu mà con người nhập vào máy tính). Hình 1. Bốn hoạt động cơ bản của máy tính Nhậ p dữ liệu Xử l y ù Lưu trữ Xuất thôn g tin Esc F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 F8 F9 F10 F11 F12 ~ ` ! 1 @ 2 $ 4 % 5 ^ 6 & 7 * 8 ( 9 ) 0 + = # 3 QW ERT Y AS D F G H ZX C V B UI O P JK L NM { [ } ] : ; " ' < , > . ? / Tab Shift Ctrl Alt Caps Lock Alt Ctr l Shift Enter Backspac e Insert Home Page Up Delete End Page Down | \ 78 9 456 123 0 . Num Lock Home PgUp End PgDn Ins Del Ente r / * + Print Screen Scroll Lock Pause Scrol l Lock Caps Lock Num Lock Bài 1: Giới thiệu 3 Xuất thông tin (Output) Máy tính trình bày kết quả xử lý theo cách mà con người có thể hiểu được, có thể là trên màn hình, in ra giấy trên máy in, hoặc ra máy fax, phát âm thanh ra loa Dữ liệu đã được xử lý sẽ được gọi là thông tin. Lưu trữ (Storage) Máy tính lưu trữ lại các kết quả để có thể dùng lại chúng lần nữa sau này. Máy tính có thể lưu trữ một lượng rất lớn thông tin như tập bản đồ của cả thế giới, một bộ tự điển đầy đủ, danh sách và thông tin của dân số thế giới và còn rất nhiều thông tin khác. Một cách khác để bạn có thể hình dung khả năng lưu trữ của máy tính ngày nay: với đóa cứng dung lượng 30Gb, bạn có thể lưu trữ được lên đến gần 8 triệu trang in A4. Cả bốn hoạt động cơ bản này gọi chung là chu kỳ xử lý thông tin (information processing cycle). Chúng ta sẽ có dòp tìm hiểu kỹ hơn ở bài học sau. 2.2 Hệ thống máy tính Hệ cấu trúc máy tính là tập hợp các bộ phận có liên quan được thiết kế để hoạt động nhòp nhàng với nhau. Hệ máy tính gồm 2 phần chính: • Phần cứng (Hardware): là các bộ phận vật lý, mạch điện tử hay cơ khí, gồm cả các thiết bò bên ngoài (gọi là ngoại vi) mà mắt có thể thấy, tay có thể sờ được. • Phần mềm (Software): là chương trình viết cho máy tính để thực hiện các công việc cụ thể. Nhìn chung bên ngoài hệ máy tính có thể minh họa như hình sau: 3. 4. 7. 2. 9. 10. 5. 6. 1. 8. Bài 1: Giới thiệu 4 Thiết bò nhập Chuột (3) (Mouse): Là thiết bò trỏ, dùng tay di chuyển chuột sẽ thấy trên màn hình có hình mũi tên di chuyển tương ứng, mũi tên dùng để chọn biểu tượng trên màn hình và thực hiện các thao tác lệnh. Bàn phím (4) (Keyboard): Thiết bò thường dùng nhất để nhập dữ liệu vào máy tính, gồm các ký tự chữ và số giống như máy đánh chữ. Bàn phím có khoảng 104 phím, ngoài các phím để gõ văn bản, con số, còn có các phím chức năng dùng để ra lệnh cho máy tính thực hiện nhiều động tác khác nhau, tùy theo đònh nghóa của phần mềm đang sử dụng. Microphone (7): Micro dùng để tiếp nhận giọng nói từ ngoài lưu vào máy tính hoặc truyền đi máy khác. Thiết bò xuất Màn hình (2) (Monitor): Thiết bò dùng để hiển thò các kết quả xử lý dữ liệu lên màn ảnh như chữ, hình ảnh, màu sắc Những hiển thò này là cách để máy tính trả lời, đáp ứng những yêu cầu của người dùng. Không có màn hình thì không thể làm gì được với máy tính. Hầu hết màn hình dùng công nghệ ống tia điện tử giống như màn hình Ti-vi, những màn hình tốt nhất có độ phân giải cao, nhiều màu, độ tương phản ánh sáng tốt, độ quét cao tuy nhiên chúng rất đắt tiền. Màn hình dùng công nghệ ống tia điện tử thường rất nặng tiêu hao điện năng nhiều, tỏa nhiệt, ngày nay loại màn hình tinh thể lỏng (LCD) đang dần dần được sử dụng nhiều hơn, chúng rất mỏng và ít tiêu hao năng lượng điện. Loa (9) (Speaker): Bộ phận dùng để phát âm thanh, nhạc, từ máy tính Máy in (10) (Printer): Thiết bò xuất ra giấy các dữ liệu như chữ, hình ảnh, số, bảng biểu Hiện nay giá thành không cao lắm nên máy in được dùng khá phổ thông trong gia đình. Máy in có 2 loại chính, máy in kim (impact printer) và không kim (non-impact printer). Máy in kim tạo hình ảnh lên giấy bằng cách dùng kim gõ trên một ruy băng đã thấm mực. Máy in không kim dùng những công nghệ khác để in. Hầu hết các máy in hiện nay là dạng không kim, như máy in phun và máy in laser. Thiết bò lưu trữ Ổ đóa mềm (5) (Floppy disk drive): Bộ phận dùng để đọc loại đóa mềm có từ tính, kích thước nhỏ gọn, lưu trữ dữ liệu có kích thước nhỏ hơn 1,4 MB (khoảng 200 trang giấy đánh máy), cho phép máy tính đọc dữ liệu từ máy khác, hoặc chép dữ liệu để đem đi máy tính khác sử dụng. Danh từ ổ đóa mềm dùng để phân biệt với ổ cứng nằm Bài 1: Giới thiệu 5 cố đònh trong hộp máy và có dung lượng rất lớn để chứa dữ liệu và chạy các phần mềm hay chương trình có kích thước lớn. Trước đây có loại ổ đóa mềm dung lượng 1,2MB nhưng nay không còn sử dụng phổ biến nữa. Ổ đóa CD hoặc DVD (6): Bộ phận dùng để đọc đóa CD hoặc DVD, các loại đóa này chứa lượng dữ liệu rất lớn. Hầu hết các phần mềm hiện nay đều lưu trên đóa CD. Ổ đóa này có thể nằm bên ngoài hoặc bên trong hộp máy chính (case). Thiết bò xử lý Máy chính (1): Tất cả các phần quan trọng của máy đều nằm trong hộp máy (Case). Từ bộ phận này có các đầu nối nối ra nhiều thiết bò khác bên ngoài. Bên trong hộp máy có các bộ phận quan trọng như bộ xử lý trung tâm (CPU), bảng mạch điện chính (mainboard), bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM), ổ đóa cứng, ổ đóa mềm, ổ đóa CD, DVD, các loại card có chức năng riêng, và bộ nguồn cung cấp điện. Trên mainboard có các khe cắm mở rộng dùng để cắm các loại card, các loại card này dùng để nối kết máy tính với các thiết bò ngoại vi khác như màn hình, máy in, máy quét… Modem (8): Thiết bò dùng để liên lạc với máy khác và nối mạng Internet thông qua hệ thống điện thoại Ngoài các bộ phận phần cứng vừa được nêu, máy tính còn phải có phần mềm hay chương trình để vận hành và điều khiển máy tính. Phần mềm máy tính được phân làm hai loại chính: Phần mềm hệ thống (System Software): bao gồm hai loại là hệ điều hành (Operation System – OS) và tiện ích hệ thống (System Utilities). Máy tính không thể làm việc nếu thiếu hệ điều hành, hệ điều hành đóng vai trò điều phối các chương trình ứng dụng, chương trình nào chạy trước, chương trình nào chạy sau hay chạy song song. Hệ điều hành đứng trung gian giữa phần cứng và các phần mềm, quản lý các bộ nhớ… Hiện nay hệ điều hành được dùng phổ biến là Windows. Tiện ích hệ thống dùng để hỗ trợ thêm cho hệ điều hành, có thể được bán kèm theo hệ điều hành hoặc phải cài đặt riêng, chúng có thể là chương trình quản lý tập tin, lưu trữ dự phòng dữ liệu (Backup), chống virus, nén hoặc giải nén tập tin Phần mềm ứng dụng (Application Software): bao gồm tất cả các chương trình khác ngoài phần mềm hệ thống cho phép ứng dụng máy tính vào công việc hàng ngày, đó có thể là phần mềm tạo văn bản như Microsoft Word, có thể là phần mềm tạo bảng tính như Micorsoft Excel, có thể là phần mềm đồ họa CorelDraw, có thể là phần mềm kế toán, phần mềm nghe nhạc CD, xem phim DVD… 2.3 Những điều máy tính chưa thực hiện được Bài 1: Giới thiệu 6 Máy tính có thể chuyển dữ liệu thành thông tin. Nhưng chúng không thể lái xe đạp, viết thơ về tình yêu, về ánh trăng… ngoại trừ có ai đó tìm hiểu để viết một chương trình bắt chước những hoạt động phức tạp này của con người bằng những hoạt động xử lý đơn giản lặp đi lặp lại được sắp xếp theo thủ tục từng bước, công việc này gọi là thuật toán lập trình (algorithm) Vài nhà khoa học tin rằng có những thuật toán có thể thực hiện bất cứ việc gì, kể cả viết một bài thơ hay về ánh trăng nhưng có điều chúng chưa được khám phá. Ví dụ, các chuyên gia đã từng nghó rằng phải cần nhiều thập niên để máy tính có thể sao chép lời nói con người một cách chính xác. Nhờ vào những thuật toán mới rất mạnh, ngày nay việc nhận biết lời nói đã thành hiện thực. Trong thực tế, bạn có thể trang bò một máy tính cá nhân để chuyển lời nói của bạn với độ chính xác 95% hoặc hơn – tốt hơn khả năng đánh máy chính xác nhất của con người. III. Các loại máy tính Chúng ta có thể chia máy tính thành 2 loại, máy tính cho cá nhân và máy tính cho tổ chức. 3.1 Máy tính cho cá nhân (individual) Các trạm máy chuyên dụng (professional workstations) trang bò các công cụ rất mạnh cho kỹ sư, kiến trúc sư, người thiết kế mạch điện, phân tích tài chính và những người chuyên nghiệp khác cần hoạt động xử lý đặc biệt và mạnh. Trong loại máy tính cho cá nhân thì loại máy tính này là đắt nhất. Máy tính cá nhân (personal computer – PC), còn gọi là máy vi tính (microcomputer) dùng để thực hiện những nhu cầu cá nhân. Máy vi tính có giá ngày càng rẻ, tính năng rất mạnh và hữu dụng. Hai loại PC được sử dụng phổ biến nhất là máy Macintosh của máy tính Apple và dòng máy tính tương thích IBM được nhiều nhà sản xuất chế tạo. Máy tính để bàn (Desktop computers) là các máy PC được thiết kế sử dụng riêng cho cá nhân. Chúng được thiết kế để đặt vừa trên một bàn giấy văn phòng có tiêu chuẩn và được trang bò một bộ nhớ đủ hiệu lực cùng với một bộ nhớ thứ cấp trên đóa để thực hiện các công việc điện toán văn phòng. Máy để bàn cũng có thể được dùng để truy cập các tài nguyên trên mạng như Internet. Máy tính nối mạng (Network computers – NCs) có nhiều chức năng của một PC với giá rất rẻ bởi vì chúng không cần các ổ đóa cứng, chúng lấy những phần mềm từ một mạng máy tính. Trong thò trường tiêu dùng, WebTV là một dạng máy tính cho phép người tiêu dùng dùng TV nối kết vào Internet. Máy tính notebook rất nhỏ có thể bỏ vào một cặp xách tay. Nhiều máy notebook rất mạnh và có đầy đủ bộ phận của một PC để bàn như card âm thanh nổi, ổ CD hay DVD và modem. Người ta cũng nói về máy tính laptop, giống như notebook có thể bỏ vào một cặp Bài 1: Giới thiệu 7 xách tay nhưng có kích thước lớn hơn và nặng hơn. Laptop ngày nay ít được sản xuất khi máy notebook ngày càng có nhiều tính năng mạnh. Máy tính subnotebook là loại notebook nhưng loại bỏ nhiều bộ phận, như ổ CD ổ mềm để rời ra, để giảm kích thước và trọng lượng tối đa. Vài loại subnotebook có trọng lượng nhẹ hơn 1,5 kg. Thiết bò trợ giúp cá nhân kỹ thuật số (PDA), tập hợp những tính năng mạnh của notebook thành một thiết bò nhẹ hơn rất nhiều nhỏ gọn bằng bàn tay. Hầu hết các thiết bò này có những phần mềm thiết kế sẵn để lên lòch làm việc, nhắc nhở cuộc hẹn, gởi thư điện tử, và có thể dùng bút viết lên màn hình để nhập dữ liệu. 3.2 Máy tính cho tổ chức Máy siêu điện toán (supercomputers) là những máy tính cực nhanh được thiết kế để xử lý khối lượng rất lớn dữ liệu khoa học. Một máy siêu điện toán IBM dùng cho bộ Năng lượng Mỹ có thể thực hiện 3 nghìn tỷ lệnh chương trình mỗi giây và được trang bò bộ nhớ 2,5 nghìn tỷ byte. Giá ghi trên thẻ sản phẩm cho máy tính này là 95 triệu đô la. Máy tính lớn (mainframes) là hệ thống máy có kích thước lớn để nhiều người dùng, được thiết kế để xử lý những công việc khổng lồ trong những công ty lớn hoặc cơ quan chính phủ, có thể lấy ví dụ xử lý việc đặt chỗ máy bay của một hãng hàng không nào đó. Vài máy tính lớn được thiết kế để cho hàng chục ngàn người sử dụng, những người này dùng thiết bò đầu cuối (terminal) hoặc các máy vi tính để kết nối với máy tính lớn. Các máy tính lớn thường được đặt trong các căn phòng đặc biệt, bảo mật được điều hòa không khí. Chi phí của chúng khoảng vài trăm ngàn đến vài triệu đô la Mỹ. Máy tính nhỏ (minicomputers) cũng là các hệ thống nhiều người dùng, xử lý nhu cầu tính toán cho các công ty hoặc tổ chức nhỏ hơn. Chúng cho phép vài chục, vài trăm thậm chí vài ngàn người dùng cùng một lúc thông qua các thiết bò đầu cuối từ xa hoặc các máy vi tính. Giá của các máy tính nhỏ trong khoảng từ 10.000 đến vài trăm ngàn đô la Mỹ. Các máy chủ/phục vụ (servers), người dùng không sử dụng trực tiếp trên máy chủ, họ phải móc nối vào máy chủ thông qua mạng máy tính để lấy chương trình và dữ liệu. Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được nối với nhau để có thể trao đổi dữ liệu. Để dùng được máy chủ, người dùng phải chạy các chương trình của máy khách (clients) hướng dẫn cách để tiếp xúc với máy chủ và lấy thông tin cần. Cách sử dụng máy tính dạng client/server này đóng một vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp thời nay. Máy chủ có giá từ 5 ngàn đến 150 ngàn đô la Mỹ. IV. Internet Internet là mạng máy tính toàn cầu. Từ 1988 trở đi, mỗi năm Internet mở rộng gấp đôi. Hiện nay Internet kết nối hàng trăm triệu người sử dụng khắp nơi trên thế giới. Internet Bài 1: Giới thiệu 8 đang tạo ra một khối tài nguyên được chia sẻ rất lớn mà lòch sử loài người chưa từng thấy. Ví dụ, theo ước tính tỷ lệ tăng trưởng Internet của tờ báo uy tín Science and Nature, hiện nay có hàng tỷ trang thông tin có sẵn trên Internet và có khoảng 4 đến 5 triệu trang được thêm vào mỗi ngày. Theo Internet Society, một tổ chức chuyên nghiệp phục vụ sự tiến bộ của công nghệ Internet, Internet đang trên đà mở rộng và vượt qua qui mô mạng điện thoại toàn cầu vào năm 2006. Hầu hết người sử dụng dùng cách kết nối quay số (dial-up) để kết nối Internet, cần phải có một modem và dây điện thoại. Nhà cung cấp dòch vụ Internet (ISP) sẽ thực hiện sự kết nối này. Phạm vi hoạt động của một vài ISP có thể trong đòa phương, quốc gia thậm chí quốc tế. American Online (AOL) và Microsoft Network (MSN) là hai trong số các ISP lớn nhất. Bạn có thể tận dụng các dòch vụ Internet để sử dụng Internet. Dòch vụ Internet là một bộ các tiêu chuẩn và phần mềm để người dùng có thể truy cập một loại tài nguyên cụ thể nào đó có sẵn trên Internet. Các tài nguyên này có thể là các trang Web, tập tin, thư điện tử. Hai loại phần mềm cần có là server và client. Phần mềm client cho phép người dùng đưa ra yêu cầu tài nguyên cho server. Phần mềm server chấp nhận các yêu cầu này và gởi tài nguyên đến cho client. Sau đây là các dòch vụ Internet phổ biến nhất: Thư điện tử (gọi là e-mail) cho phép người dùng Internet gởi và nhận thông điệp qua mạng. Sự truyền tin không xảy ra tức thời nhưng hiếm khi vượt quá năm phút. E-mail nhanh chóng trở nên không thể thiếu cho các cá nhân và các doanh nghiệp, đang dần thay thế hệ thống thư bưu điện trên phương diện là công cụ chọn lựa để truyền thông tin văn bản giữa các cá nhân với nhau. Để sử dụng E-mail Internet, bạn cần có một đòa chỉ e-mail và một tài khoản e-mail. Đòa chỉ và tài khoản sẽ do ISP của bạn cung cấp. World Wide Web (còn gọi là Web hoặc WWW) cho phép người dùng Internet truy cập hàng triệu trang Web trên khắp thế giới. Để dùng Web, bạn cần một chương trình client gọi là trình duyệt Web (Web browser). Các trình duyệt Web cung cấp các công cụ để truy cập các web site, tìm kiếm web và đánh dấu ghi nhớ những web site ưa thích của bạn. File Transfer Protocol (FPT) gọi là giao thức truyền tập tin cho phép người dùng Internet trao đổi tập tin qua Internet. Các trình duyệt web có thể đóng vai trò như FTP clients. Thương mại điện tử (còn gọi là e-commerce) dùng Internet để cung cấp hàng hóa và dòch vụ cho công chúng và các doanh nghiệp khác. Nơi bán lẻ trên Web, gọi là e-tailers, có thể bán sách, CD, quần áo, đồ chơi và nhiều thứ khác. Sự thăng trầm của các nhà bán lẻ điện tử nổi tiếng ví dụ như Amazon.com. làm nên các câu chuyện đáng chú ý, nhưng số lượng lớn thương mại điện tử liên quan sự giao dòch doanh nghiệp với doanh nghiệp (b2b), liên kết các công ty với nhà cung cấp, phòng nghiên cứu và các khách hàng công nghiệp. Thương mại điện tử không thay thế các phương thức mua bán trước đây, nhưng dạng mua bán này đang tăng trưởng. Trong năm 2000, thương mại điện tử chiếm hai phần trăm tổng sản phẩm quốc dân ở Mỹ. Bài 1: Giới thiệu 9 Bạn sẽ tìm hiểu các loại hình dòch vụ này nhiều hơn ở bài học sau. V. Lòch sử phát triển máy tính và xu hướng tương lai Lòch sử máy tính cho thấy những thành công và thất bại qua đó thể hiện những bài học quan trọng cho nền công nghiệp máy tính. Lòch sử phát triển của máy tính được đánh dấu bằng chuỗi các sự kiện, từ những thiết bò tính cơ học đầu tiên với những nhánh điện cơ khổng lồ được chế tạo đầu thế chiến thứ II, kế tiếp là công nghệ điện tử – tiền đề cho máy tính ngày nay – với sự thành công của máy tính điện tử đầu tiên ENIAC cuối những năm 1940. Khi nói về máy tính kỹ thuật số, lòch sử cũng đề cập đến lòch sử của bốn thế hệ. Sau đây là đôi nét chi tiết. 5.1 Các giai đoạn tiến tới tin học hiện đại Thiết bò tính (calculator) Trong những thế kỷ thứ 16 và 17, các nhà toán học Châu u đã phát triển một loạt các thiết bò tính dùng cơ cấu bộ máy đồng hồ và các tai quay. Các thiết bò này không phải là các máy điện toán theo nghóa hiện đại. Một thiết bò tính là một chiếc máy thực hiện các chức năng số học với các con số, bao gồm chức năng cộng, trừ, nhân và chia. Bước ngoặt công nghệ: điện tử học Các máy điện toán ngày nay có tính tự động, chúng thực hiện hầu hết các nhiệm vụ không cần sự can thiệp của con người. Chúng đòi hỏi một loại công nghệ không thể tưởng tượng được trong thế kỷ 19. Nhà phát minh thế kỷ 19, Charles Babbage có một thiết kế đầu tiên cho máy tính hiện đại, dùng cơ chế bộ máy đồng hồ, nhưng công nghệ thời ấy không thể tạo ra các bánh răng khác nhau với độ chính xác cần thiết cần cho thiết bò hoạt động. Công nghệ cho ngành máy tính ngày nay gọi là điện tử học. Điện tử học liên quan đến hành vi và hiệu ứng của các điện tử khi chúng đi qua các thiết bò tại đó dòng chảy của các điện tử được hạn chế bằng nhiều cách. Thiết bò điện tử đầu tiên là ống chân không, đó là một ống thủy tinh không có không khí được chế tạo bởi Thomas Edison vào những năm 1880. ng chân không có thể được dùng để khuếch đại, đó là lý do chúng dùng cho các máy thu thanh và thu hình buổi ban đầu và dùng để chuyển mạch. Chuyển mạch là một trong các dạng vận hành của máy tính. Thực tế, ống chân không đã được dùng trong tất cả các thiết bò điện tử (bao gồm thiết bò âm thanh nổi và máy tính) cho đến khi có các thiết bò bán dẫn. Thiết bò bán dẫn hoạt động như ống chân không, nhưng chúng là thể rắn kết hợp các chất khác nhau để hạn chế hoặc điều khiển dòng chảy của điện tử theo hướng đã đònh. ENIAC Bài 1: Giới thiệu 10 Với sự ra đời của ống chân không, cuối cùng công nghệ đã hiện diện để tạo ra máy tính hiện đại thật sự lần đầu tiên, nhu cầu chiến tranh đã tạo ra vốn và động lực để chế tạo nó. Trong chiến tranh thế giới thứ II, quân đội Mỹ cần một cách thức nhanh hơn để tính toán đường đi của tên lửa. Quân đội đã yêu cầu tiến sỹ John Mauchly (1907 – 1980) tại đại họcPennsylvania phát triển một chiếc máy cho mục đích này. Mauchly làm việc với một sinh viên tốt nghiệp, J.Presper Eckert (1919-1995) để chế tạo thiết bò. Mặc dù được quân đội đặt làm để phục vụ chiến tranh, nhưng ENIAC (tên của thiết bò) đã không hoàn tất cho đến 1946 sau khi chiến tranh đã kết thúc. Mặc dù được dùng chủ yếu để giải quyết các bài toán đầy thử thách, ENIAC thật sự là một máy tính kỹ thuật số có thể lập trình được so với một thiết bò tính toán điện tử. ENIAC có tốc độ nhanh hơn một ngàn lần so với bất cứ thiết bò tính thời đó, nó thu hút trí tưởng tượng của công chúng sau khi các bản tin trên báo mô tả nó như là một “bộ não điện tử”. ENIAC chỉ cần mất 30 giây để tính các đường bay trong khi tính tay phải mất 40 giờ. Khái niệm chương trình lưu trữ ENIAC có một số bất tiện khi sử dụng. Nó sẽ không chạy nổi quá vài phút nếu không thổi mát ống khí, và làm cho hệ thống ngưng hoạt động. Tệ hơn, mỗi khi cần giải một bài toán mới, nhân viên phải nhập những hướng dẫn mới một cách khó khăn là mắc lại dây điện cho toàn bộ máy. Giải pháp cho sự bất tiện này là khái niệm chương trình được lưu trữ, một ý tưởng xảy đến cho mọi người làm việc với các máy tính điện tử sau thế chiến thứ II. Với khái niệm chương trình được lưu trữ, chương trình máy tính cũng như dữ liệu được lưu trong bộ nhớ máy tính. Một ưu điểm chính của kỹ thuật này là máy tính lặp lại một hướng dẫn có trước một cách dễ dàng. Hầu hết các nhiệm vụ mà các máy tính ngày nay thực hiện bắt nguồn từ sự lặp lại các thao tác nào đó hết lần này đến lần khác. Nhưng ưu điểm quan trọng nhất là sự tiện lợi. Bạn không cần phải mắc lại dây điện máy tính để cho nó thực hiện một việc khác. Nếu không có khái niệm chương trình lưu trữ, các máy tính sẽ vẫn còn thực hiện những công việc cụ thể, như tính toán đường đạn cho tên lửa mà thôi. Tất cả các máy tính được bán thương mại hóa đều dùng khái niệm chương trình lưu trữ. 5.2 Các thế hệ máy tính Thế hệ đầu tiên (thập niên 1950) Cho đến 1951, các máy tính điện tử là đặc quyền của các nhà khoa học, kỹ sư và quân đội. Không ai thử tạo máy tính kỹ thuật số điện tử để kinh doanh. Khi Trường Đại học Pennsylvania nghiên cứu các kế hoạch của họ để chuyển ENIAC thành sản phẩm thương mại, các viên chức của trường đã phát biểu trường họ sở hữu bằng sáng chế kép. Eckert và Mauchly từ chức để lập công ty riêng, Công ty Máy tính Eckert-Mauchly, và giành được một tài trợ của chính phủ để phát triển chiếc máy của họ. Tuy nhiên họ đánh giá thấp những nỗ lực cần có và đã không thể phân phối máy tính nếu họ không được bảo lãnh bởi [...]... người về máy tính Một dòng các máy tính tương thích (compatible computer – là các máy tính có thể dùng các chương trình và thiết bò ngoại vi giống nhau), System/360 loại bỏ sự khác biệt giữa các máy tính dùng chủ yếu cho kinh doanh và những máy dùng cho khoa học Tập lệnh của máy tính lớn đủ để bao gộp hai mục đích sử dụng Thế hệ thứ ba (Giữa những năm 19 60 đến giữa những năm 19 70) Bài 1: Giới thiệu 12 Thế... dụng rộng rãi ngày nay COBOL được ưa chuộng trong doanh nghiệp, và FORTRAN được các nhà khoa học và kỹ sư sử dụng Chiếc máy tính thế hệ thứ hai hàng đầu là IBM 14 01 hoàn toàn bằng bán dẫn, nó gia tăng khối lượng kinh doanh cho loại máy tính lớn (mainframe computer) Công ty đã xuất hơn 12 .000 máy tính loại này Kiểu 16 20, anh em với 14 01, được phát triển cho tính toán khoa học và trở thành một chọn lựa cho... là chiếc máy tính có mục đích chung (general-purpose) thành công đầu tiên Máy tính có mục đích chung có thể dùng cho các mục đích kinh doanh và khoa học, phụ thuộc vào cách nó được lập trình Mặc dù khái niệm chương trình lưu trữ làm cho các máy tính thế hệ đầu dễ sử dụng hơn nhưng chúng phải được lập trình bằng ngôn ngữ máy (machine language), được soạn theo các con số 0 và 1 bởi vì các máy tính điện... sát liên tục của người vận hành máy Thêm vào đó, người dùng có thể truy cập máy tính từ những vò trí khác nhau trong cùng tòa nhà bằng phương tiện chia sẻ thời gian Giá niêm yết của máy tính nhỏ này bằng một phần tư giá của máy tính lớn truyền thống Lần đầu tiên, các công ty vừa và những trường đại học nhỏ đã có thể mua được những máy tính này Bài 1: Giới thiệu 13 Năm 19 69, có rất nhiều ngôn ngữ lập... sản xuất máy tính lớn như IBM đã không nhận thức ra thò trường này Không có khả năng thấy được thò trường mới, các nhà sản xuất máy tính lớn đã bỏ ngỏ thò trường máy tính nhỏ này cho những công ty mới Công ty đầu tiên là Digital Electronic Corporation (DEC) đã khởi đầu ngành công nghiệp máy tính nhỏ (minicomputer) Các máy tính nhỏ đầu tiên của DEC sử dụng mạch tích hợp để giảm giá Kiểu PDP-8 (19 65) có... các máy tính, dẫn đến sự hình thành thế hệ thứ hai của công nghệ máy tính Một bóng bán dẫn là một thiết bò điện tử nhỏ, giống bóng chân không, dùng để điều khiển dòng điện tử trong mạch điện, nhưng có trọng lượng, sức tiêu thụ điện và tỏa nhiệt rất nhỏ so với bóng chân không Bởi vì các máy tính thế hệ hai được chế tạo bằng Bài 1: Giới thiệu 11 bóng bán dẫn thay cho bóng chân không nên các máy tính. .. trúc đóng) để nối với các thiết bò máy tính Trong cấu trúc quyền sở hữu, công ty dùng một kỹ thuật bí mật để xác đònh cách thức những bộ phận máy tính nối với nhau Nếu muốn có một máy in để dùng, phải mua máy in này ở cùng một hãng đã bán máy tính Trong khi đó các công ty máy tính nhỏ nhấn mạnh vào cấu trúc mở (open architecture), khi đó các bộ phận khác nhau của máy tính kết nối với nhau theo những... của Intel Khoảng giữa những năm 19 70, những người có sở thích máy tính đã lắp ráp các máy vi tính từ những bộ phận hoặc từ những phần đã dùng mua từ những nhà cung cấp điện tử Tuy nhiên, hai nhà khởi nghiệp trẻ, Steve Jobs và Steve Wozniak, đã ước mơ một “chiếc máy tính thích hợp” Họ muốn một máy vi tính thật đơn giản có thể lấy ra từ một cái hộp, Bài 1: Giới thiệu 14 cắm điện và dùng nó, giống như... 0 và 1 Các số nhò phân thường làm cho người ta gặp khó khăn khi đọc Hơn nữa, mỗi loại máy tính có một ngôn ngữ máy duy nhất được thiết kế để kết nối trực tiếp với tập lệnh (instruction set) của bộ xử lý Do làm việc với ngôn ngữ máy rất khó, nên chỉ có một ít chuyên gia hiểu cách làm thế nào lập trình cho các máy tính thû đầu này Nhận thấy các máy tính mới của công ty Rand đe dọa công cuộc kinh doanh. .. xe Volkzwagen với giá 13 00$ để làm vốn Họ đã lập nên công ty máy tính Apple vào tháng 4 năm 19 77 Sản phẩm đầu tiên của họ, Apple I, là một bảng xử lý dự kiến cho những người yêu thích máy tính, nhưng qua kinh nghiệm chế tạo Apple I, họ đã chế tạo ra hệ máy Apple II Máy Apple II đã thành công rất lớn Nó có hệ điều hành, bàn phím, màn hình và ổ đóa mềm Apple II là một chiếc máy vi tính dựa trên vi xử lý . Bài 1: Giới thiệu 1 BÀI 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT I. Sự cần thiết phải biết máy tính Mục tiêu của nội dung học không phải đào tạo học viên trở thành chuyên gia máy tính, mục. sai sót máy tính xuất hiện đều do sai lầm của chương trình máy tính hoặc do sai sót trong dữ liệu mà con người nhập vào máy tính) . Hình 1. Bốn hoạt động cơ bản của máy tính. loại máy tính cho cá nhân thì loại máy tính này là đắt nhất. Máy tính cá nhân (personal computer – PC), còn gọi là máy vi tính (microcomputer) dùng để thực hiện những nhu cầu cá nhân. Máy

Ngày đăng: 22/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN