1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Máy tính kinh doanh - Bài 2 potx

9 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BÀI 2: HỆ THỐNG MÁY TÍNH I. Phần cứng: thành phần vật lý của máy tính 1.1 Nhận thông tin, dữ liệu (Input) Thuật ngữ Input dùng để nói đến dữ liệu, phần mềm, các chỉ dẫn được nhập vào bộ nhớ của máy tính. Có bốn dạng input như sau: Phần mềm: Phần mềm nằm trong thiết bò lưu trữ được lấy ra nhập vào bộ nhớ máy tính. Ví dụ như khi phần mềm xử lý văn bản được khởi động, máy tính sẽ chuyển chương trình xử lý văn bản từ ổ cứng vào bộ nhớ của máy tính để chạy chương trình này. Dữ liệu: Dữ liệu thể hiện ở dạng chưa được sắp xếp hay điều chỉnh như ý, ví dụ các con số, đoạn văn, hình ảnh, âm thanh. Máy tính có thể chuyển hay xử lý để chúng hữu dụng hơn. Lệnh: Sử dụng lệnh để hướng dẫn chương trình làm một thao tác nào đó. Ví dụ dùng các lệnh như xóa, di chuyển, đònh dạng đoạn văn trong chương trình xử lý văn bản. Đáp ứng: Đôi khi người dùng bắt buộc phải trả lời những yêu cầu của chương trình. Ví dụ người sử dụng phải đáp ứng những hội thoại “Yes/No/Cancel” rất thường xuất hiện khi dùng máy tính. Các thiết bò nhập liệu có vai trò như những giác quan của máy tính. Chúng là những bộ phận phần cứng, bàn phím và chuột là hai thiết bò nhập được dùng thường xuyên và phổ biến nhất. Có thể chúng ta chưa hình dung hết có bao nhiêu cách để máy tính “cảm nhận” thế giới xung quanh, nhưng có thể nói máy tính có “mắt”, “tai” và có cách nhận biết mùi. Bàn phím Khi nhấn vào phím, bàn phím sẽ gởi một xung tín hiệu đến máy tính qua một dây cáp. Hiện nay có nhiều máy tính có cổng hồng ngoại có thể dùng được bàn phím không dây, hoạt động theo nguyên lý giống như thiết bò điều khiển từ xa của máy thu hình. Khi máy tính nhận được xung tín hiệu của bàn phím, nó sẽ hiển thò ký tự trên màn hình, ký tự là bất kỳ chữ cái, con số, dấu câu hay các ký hiệu đặc biệt. Ký tự sẽ xuất hiện ngay vò trí của dấu chèn (cursor), đó là một vạch nằm dọc hoặc một hộp sáng nhấp nháy trên màn hình. Bàn phím của máy để bàn thông thường có 101 phím, máy notebook có số lượng phím ít hơn. Ngoài các phím ký tự, có một số phím khác được chia theo nhóm sau Phím di chuyển dấu chèn: chúng gồm các phím có mũi tên, phím Home và End Vùng phím số: Nằm sát bên phải của bàn phím, dùng để nhập dữ liệu dạng số nhanh chóng Phím chuyển trạng thái: Có hai phím thường dùng là Num Lock và Caps Lock. Phím Num Lock nằm ở vùng phím số, có hai trạng thái bật tắt, khi bật sẽ cho phép nhập số, khi tắt thì các phím số lại có tác dụng như các phím di chuyển dấu chèn. Phím Caps Lock dùng Bài 2: Hệ thống máy tính: phần cứng và phần mềm 1 để chuyển qua lại giữa 2 trạng thái gõ chữ hoa và gõ chữ thường. Bàn phím sẽ có đèn tín hiệu để cho biết các phím này đang bật hay tắt. Phím chức năng: hàng trên cùng của bàn phím là các phím chức năng ký hiệu từ F1, F2 … đến F12. Mỗi chương trình phần mềm khác nhau sẽ xác đònh chức năng của các phím này khác nhau, tuy nhiên phím F1 thường dùng để cung cấp thông tin trợ giúp người dùng phần mềm. Hàng trên cùng bên trái có phím Esc thường dùng để hủy bỏ thao tác lệnh hoặc ngừng một thao tác nào đó. Phím chuyển đổi: Là các phím khi nhấn sẽ không có hiệu quả gì cả ngoại trừ nhấn kèm thêm phím khác, có các phím Ctrl (control), phím Alt (alternative) và phím Shift Ví dụ: khi ký hiệu Ctrl + Shift + Enter nghóa là nhấn và giữ phím Ctrl và Shift và nhấn thêm phím Enter Có 2 loại bàn phím có kiểu bố trí các phím ký tự khác nhau do thói quen sử dụng: QWERTY và DVORAK, là các ký tự nằm hàng trên bên tay trái của vùng phím ký tự Nhận biết giọng nói Bàn phím là thiết bò thông dụng nhưng không dễ dùng và có nguy cơ sức khỏe, nên nhiều chuyên gia tin rằng máy tính sẽ học được cách nhận biết và đáp lại giọng nói con người. Nhận biết giọng nói là một loại thiết bò nhập qua đó máy tính nhận biết được lời nói, và tùy vào ngữ cảnh, lời nói được diễn dòch thành một lệnh hoặc thành nội dung dữ liệu nhập vào. Để nhập liệu theo kiểu này, máy tính phải có phần mềm đặc biệt và micro. Ở một số quốc gia, tổng đài điện thoại ngày nay sử dụng công nghệ nhận giọng để cung cấp số điện thoại của ai đó khi người yêu cầu đọc tên của họ một cách tự động. Thiết bò trỏ Thiết bò hỗ trợ người dùng điều khiển máy tính thông qua sự di chuyển của một dấu trỏ trên màn hình. Thiết bò có thể dùng để thao tác lệnh bằng cách click nút một lần, 2 lần hoặc rê thiết bò. Thiết bò cũng được dùng để nhập liệu, ví dụ như vẽ và tô màu trong chương trình đồ họa. Thiết bò trỏ phổ biến nhất là chuột (mouse), là thiết bò tiêu chuẩn cho hệ thống máy tính ngày nay. Bên cạnh đó còn có một số thiết bò khác thay thế chuột như quả cầu xoay (trackball), que chỉ (pointing stick) hoặc miếng đệm cảm giác (touchpad). Ngày nay có nhiều loại chuột theo các chuẩn khác nhau và công nghệ khác nhau như chuột loại PS/2 để nối vào cổng PS/2, loại USB, chuột không dây, chuột quang học, chuột có bánh xe để duyệt web hoặc cuộn màn hình nhanh chóng. Một số thiết bò khác để nhận dữ liệu từ ngoài vào máy tính: Card âm thanh: nhận âm thanh từ micro hoặc thiết bò phát âm thanh khác Card video: nhận tín hiệu số hay tín hiệu tương tự của video Máy quay và chụp ảnh kỹ thuật số (digital camera) Máy quét (scanner) Máy fax Nguy cơ sức khỏe khi dùng bàn phím và chuột: Bài 2: Hệ thống máy tính: phần cứng và phần mềm 2 Với những người dùng bàn phím thường xuyên và lâu dài, họ phải đề phòng chứng rối loạn chấn thương tích lũy (CTD) hay còn gọi là tổn thương do căng cơ lặp lại (RSI). Chấn thương này là sự làm tổn hại các mô thần kinh cảm giác do sự di chuyển lặp đi lặp lại hàng ngàn lần mỗi ngày, nghiêm trọng hơn có thể cần đến phẩu thuật. Các chấn thương có thể tác động đến cổ, vai, phần trên của lưng, phần trên của cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay, cổ tay, và các ngón tay. Ngày nay có những bàn phím thiết kế theo hình cong phù hợp với vò trí cánh tay để giảm thiểu chấn thương cổ tay khi gõ phím. Để đề phòng các chấn thương, người sử dụng nên chú ý nghỉ giữa giờ trong khi dùng máy tính, tư thế ngồi hợp lý (lưng thẳng, khuỷu tay luôn vuông góc, đùi song song với sàn nhà, bàn chân đặt trên sàn nhà). 1.2 Xử lý, chuyển dữ liệu thành thông tin Đồng hồ hệ thống Các sự kiện trong máy tính xảy ra theo nhòp tốc độ được kiểm soát bởi đồng hồ hệ thống (system clock). Bộ phận này là một mạch điện tử phát ra xung điện có nhòp rất nhanh đo theo hàng triệu chu kỳ mỗi giây (MHz). Nhòp đồng hồ của vi xử lý gọi là tốc độ đồng hồ (clock speed). Lưu ý đồng hồ hệ thống không liên quan gì đến việc đo ngày giờ, chức năng này do một mạch khác thực hiện, đồng hồ hệ thống có chức năng đồng bộ hóa các hoạt động bên trong máy tính. Bộ vi xử lý Mạch xử lý của máy tính gọi là đơn vò xử lý trung tâm (CPU) được đặt trong hộp máy, hộp máy còn có các bộ phận khác như thiết bò lưu trữ, các cổng nối cho thiết bò nhập và xuất. Các máy tính ngày nay sử dụng CPU thu nhỏ, là một mạch điện tử phức tạp được chế tạo trên một miếng dát mỏng gọi là chip làm bằng silicon. Bộ vi xử lý là một trong vài con chíp gắn trên bảng mạch điện tử chính của máy tính, bảng mạch này gọi là mainboard hoặc motherboard. Trên bảng mạch cũng có các con chip đóng vai trò là bộ nhớ của máy tính. Có thể hình dung một người thợ sửa đồng hồ có một bàn làm việc với các dụng cụ và các bộ phận được sắp xếp trật tự để có thể tìm ra nhanh chóng khi cần. Bộ nhớ máy tính đóng vai trò như bàn làm việc của người thợ, các con chíp sắp xếp để cho bộ nhớ lưu trữ các lệnh chương trình (dụng cụ người thợ) và dữ liệu (bộ phận đồng hồ) sao cho CPU có thể truy xuất chúng nhanh chóng. CPU có hai thành phần, đơn vò điều khiển (control unit) và đơn vò lôgic-số học (arithmetic- logic unit). Đơn vò điều khiển quản lý 4 hoạt động cơ bản sau: Tìm nạp (fetch): Lấy chỉ dẫn kế tiếp của chương trình từ bộ nhớ máy tính Giải mã (decode): Luận ra xem chương trình nói máy tính làm gì Thực thi (execute): Thực hiện hành động được yêu cầu như cộng hai con số hay xác đònh xem con số nào lớn hơn. Ghi lại (write-back): Ghi kết quả vào thanh ghi trong (internal register– là một nơi lưu trữ tạm thời) hoặc ghi vào bộ nhớ. Bài 2: Hệ thống máy tính: phần cứng và phần mềm 3 Chu kỳ bốn bước này gọi là chu kỳ xử lý và chia làm hai giai đoạn: chu kỳ lệnh dẫn (intruction cycle) gồm tìm nạp và giải mã và chu kỳ thực thi (execution cycle) gồm thực thi và ghi lại. Ngày nay bộ vi xử lý có thể thực hiện toàn bộ chu kỳ 4 bước này hàng triệu lần mỗi giây. Đơn vò logic-số học có thể thực hiện các phép toán số học và logic, cộng trừ nhân chia so sánh hai dữ liệu và xem dữ liệu nào lớn hơn hay nhỏ hơn. Bộ nhớ Bộ nhớ có 2 dạng là thay đổi và không thay đổi. Bộ nhớ có nội dung bò mất đi khi ngắt toàn bộ nguồn cấp điện (kể cả pin) gọi là bộ nhớ thay đổi, còn ngược lại là không thay đổi. ROM (read-only memory) Các lệnh để khởi động máy tính được lưu trên các con chíp ROM. ROM sẽ lưu hệ vào/ra cơ sở (BIOS), khi khởi động máy BIOS thực hiện trình tự khởi động như kiểm tra bộ nhớ, đònh cấu hình mạch video, cấu hình phần cứng hệ thống và chỉ đònh ổ đóa có chứa rãnh ghi khởi động (boot sector). Rãnh khởi động chứa hệ điều hành để điều khiển các chức năng cơ bản của máy tính. CMOS (complementary metal-oxide semiconductor) Là một dạng bộ nhớ đặc biệt dùng để lưu trữ những thay đổi về cấu hình trong lúc khởi động, ví dụ như đònh ngày giờ, tốc độ RAM. CMOS là dạng bộ nhớ thay đổi, cần một nguồn điện từ pin, tuy nhiên vì dùng rất ít điện nên pin có thể dùng trong nhiều năm. RAM (Random – Access memory) Là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM), bộ nhớ này chứa các chương trình và dữ liệu mà người sử dụng đang làm việc. Máy tính phải có đủ bộ nhớ RAM để có thể chạy được một số các chương trình nào đó. Dung lượng của RAM được đo bằng megabytes (MB). Một megabyte bằng khoảng một triệu ký tự. Hầu hết các chương trình ngày nay yêu cầu dung lượng của RAM tối thiểu là 16MB. Ngày nay máy tính dùng nhiều loại RAM, dynamic RAM gọi là DRAM, synchronomous DRAM, gọi là SDRAM, loại sau vận hành nhanh hơn loại trước. Bộ nhớ truy cập nhanh (Cache memory) Bộ nhớ RAM có tốc độ nhanh nhưng không đủ để hỗ trợ tốc độ xử lý của các bộ xử lý ngày nay. Để cho các bộ vi xử lý vận hành với tốc độ cao nhất, máy tính sẽ có các bộ nhớ cache, mặc dù dung lượng thường không quá 512KB, nhưng bộ nhớ này hoàn thiện hoạt động của hệ thống lên rất nhiều, bộ vi xử lý dùng bộ nhớ truy cập nhanh để lưu các lệnh chương trình và dữ liệu truy cập thường xuyên. Chipset Là tập hợp các con chíp làm việc với nhau có chức năng chuyển mạch để bộ xử lý có thể chuyển dữ liệu đến và từ những nơi khác trong máy tính. Một trong những công việc đó là nối bộ vi xử lý với các kênh dẫn ra/vào của máy tính. Bài 2: Hệ thống máy tính: phần cứng và phần mềm 4 Các kênh dẫn ra/vào (Input/Output buses) Trên mạch chính của máy tính có các kênh dẫn cho phép bộ xử lý có thể thông tin với các thiết bò xuất, nhập. Các kênh dẫn chứa các rãnh mở rộng (expansion slots), dùng để gắn các bảng mạch mở rộng (expansion card). Các card này dùng để kết nối máy tính với các thiết bò ngoại vi như màn hình, máy in, máy quét, thiết bò âm thanh, hình ảnh, điện thoại… Ngày nay các máy PC dùng kênh dẫn chuẩn PCI (Personal computer Inteface) hỗ trợ hệ thống gắn vào là chạy (Plug and Play). Với hệ PnP máy tính nhận diện một card mới và đònh cấu hình hệ thống một cách tự động. Một vài bảng mạch chính sau này vẫn còn kênh dẫn chuẩn ISA (industrial standard archiecture), tuy nhiên rất hiếm. Trên mạch chính còn có kênh dẫn AGP (accelerated graphics port) cho màn hình. 1.3 Đầu ra Thiết bò đầu ra giúp cho người dùng có thể thấy, nghe, thậm chí cảm nhận các kết quả từ hoạt động xử lý. Hai thiết bò xuất phổ biến nhất là màn hình và máy in. Đầu ra chia làm 2 loại chính: nhìn và nghe. Loại nhìn có thể là văn bản, hình đồ họa, hình video. Loại nghe có thể là âm thanh, âm nhạc, giọng nói tổng hợp. Bộ điều hợp video (video adapter) Là một bảng mạch mở rộng gắn thêm trên mainboard (một số máy tính có video card được thiết kế ngay trên mainboard), bộ điều hợp video tạo ra tín hiệu và xác đònh chất lượng hình ảnh hiển thò trên màn hình. Bộ điều hợp có mạch điện tử và bộ nhớ riêng gọi là video RAM (VRAM). Bộ nhớ của bộ điều hợp sẽ xác đònh độ phân giải (resolution), số màu có thể hiển thò (color depth), và tần số quét (refresh rate). Màn hình Màn hình dùng để hiển thò các tín hiệu từ bộ điều hợp video, cho phép người dùng xem những thao thác xử lý dữ liệu khi dùng phần mềm, lưu ý rằng những kết quả hiển thò trên màn hình không lưu trữ cố đònh, muốn lưu trữ cố đònh người dùng phải lưu kết quả vào thiết bò lưu trữ hoặc in kết quả ra giấy. Màn hình được phân loại theo các công nghệ phát hình, số màu hiển thò và kích thước. Màn hình dùng công nghệ đèn chân không (Cathode-ray tube–CRT), hình ảnh được tạo ra bởi một súng điện tử bắn ra chùm điện tử vào bề mặt lân tinh của màn hình, màn hình màu sẽ có 3 súng điện tử cho 3 màu chính được bắn kết hợp để tạo hình ảnh màu. Màn hình chân không có giá rẻ nhưng tốn năng lượng và kích thước lớn. Màn hình mỏng dùng cho máy notebook và các máy tính nhỏ, hầu hết dùng công nghệ tinh thể lỏng (LCD). Màn hình LCD chèn các tế bào chứa các tinh thể nhỏ vào giữa hai bề mặt trong suốt. Hình ảnh sẽ được tạo ra bằng cách thay đổi dòng điện cung cấp cho các tinh thể. LCD có nhiều ưu điểm hơn màn hình CRT như tiêu điện năng ít hơn, kích thước gọn hơn, loại bỏ nhức mắt do rung hình, tuy nhiên LCD có giá đắt hơn nhiều. Bài 2: Hệ thống máy tính: phần cứng và phần mềm 5 Máy phóng hình ảnh Thiết bò dùng để phóng tín hiệu hình ảnh từ bộ điều hợp video lên tường hay màn hình rộng. Có những loại tương đối rẻ, nhỏ gọn có thể mang đi được, có những loại đắt hơn công suất lớn gắn cố đònh trong thính phòng. Máy in Máy dùng để in kết quả xử lý từ máy tính, có 2 công nghệ cơ bản chế tạo máy in của máy tính: máy in gõ và máy in không gõ (impact và nonimpact printer) Máy in có bộ phận ấn đè trên giấy tạo nét chữ được gọi là máy in gõ. Loại máy in này có thể tạo thêm bản sao trên giấy than, có nắp đậy để giàm bớt tiếng ồn. Máy in gõ gồm các loại máy in theo hàng (line printer), in theo mẫu tự (letter printer) và in theo ma trận điểm (dot-matrix) Máy in không gõ phổ biến là máy in laser, phun mực, vì không ma sát trên giấy nên không gây tiếng ồn và do đó không thể tạo bản sao trên giấy than. Máy in vận hành theo nguyên lý tạo ma trận vô số điểm rất nhỏ, giá rẻ, có thể in màu, tuy nhiên tốc độ in chậm, có thể tạo vết nhòe, và chi phí cho hộp mực cao. Máy in laser giống như máy photocopy, từ sự điều khiển của máy in, một tia laser tạo ra sự tích điện trên trống in đang quay. Những điện tích này sẽ hút các bột tích điện trải trên giấy và một bộ phận tạo nhiệt sẽ làm nóng chảy các bột này dính chặt vào giấy in. Máy in laser có thể in 18 trang giấy hay nhiều hơn mỗi phút. 1.4 Lưu trữ Máy tính chứa các chương trình và dữ liệu trong các thiết bò lưu trữ. Việc lưu trữ là cần thiết vì dữ liệu không mất đi khi máy tính bò ngắt điện hoàn toàn, hơn nữa so với bộ nhớ thì thiết bò lưu trữ có giá thấp hơn và có thể lưu trữ lượng dữ liệu rất lớn. Bảng sau so sánh bộ nhớ và thiết bò lưu trữ Thiết bò Tốc độ truy xuất Chi phí trên mỗi MB Bộ nhớ Cache memory Nhanh nhất Cao nhất RAM Nhanh Cao Lưu trữ Ổ đóa cứng Trung bình Trung bình Đóa CD-ROM Chậm Thấp Băng từ Rất chậm Thấp nhất Giá mua một thanh RAM có dung lượng 128MB xấp xỉ bằng với giá của một ổ cứng dung lượng 26 gigabytes (GB). Thiết bò lưu trữ lưu trữ phần mềm hệ thống cần thiết khi khởi động máy tính. Ngày nay thiết bò lưu trữ được dùng rất phổ biến trong các tổ chức, cơ quan để lưu trữ thông tin thay cho giấy tờ. Các loại thiết bò lưu trữ Bài 2: Hệ thống máy tính: phần cứng và phần mềm 6 Thiết bò lưu trữ có thể được phân loại theo nhiều cách, theo cách vận hành (chỉ đọc hay đọc và ghi), phương pháp truy xuất thông tin (tuần tự hay ngẫu nhiên), công nghệ sử dụng (từ tính, quang học hay kết hợp cả hai). Các thiết bò lưu trữ phổ biến là đóa mềm (floppy disk), đóa cứng (hard disk), đóa CD-ROM, CD RW, DVD-ROM, đóa cứng có thể tháo rời (removable hard disk), ổ đóa USB. 1.5 Thiết bò truyền thông Để truyền dữ liệu giữa các máy tính với nhau cần phải có các thiết bò truyền thông. Thiết bò truyền thông làm cho máy tính có thể kết nối vào mạnh máy tính (computer network). Có rất nhiều loại thiết bò truyền thông, phổ biến là modem dùng để kết nối máy tính này với máy tính khác và Internet thông qua đường dây điện thoại, hoặc là card giao tiếp mạng (network interfae card) để móc nối máy tính vào một mạng nội bộ có sẵn. Mạng nội bộ (LAN) là một nhóm các máy tính đặt trong phạm vi đòa lý giới hạn ví dụ như một tòa nhà hay vài tòa nhà sát nhau, các máy tính được nối bằng các dây cáp tốc độ cao. II. Phần mềm Phần mềm (software) bao gồm tất cả các chương trình truyền cho phần cứng máy tính các câu lệnh thực thi theo từng bước. Nếu không có phần mềm, máy tính hoàn toàn vô dụng, ngoại trừ người dùng có thể xem nó như một cái chặn giấy đắt tiền ☺. Chế tạo phần mềm Các nhà lập trình (programmer) tạo các chương trình máy tính bằng cách viết những lệnh theo ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ này giúp cho các lập trình viên mô tả các quá trình từng bước một. Trước khi chương trình được đem vào sử dụng, bộ mã nguồn (source code) phải được biên dòch thành mã đối tượng (object code). Mã nguồn là các lệnh chương trình được viết bởi lập trình viên và con người có thể đọc được. Mã đối tượng là các chỉ lệnh máy tính có thể đọc và thực hiện được, mã đối tượng được biên dòch bởi các chương trình gọi là trình biên dòch (compiler), các chương trình này đọc bộ mã nguồn và biên dòch thành mã đối tượng. Sử dụng phần mềm Hầu hết các chương trình không phải là một thực thể đơn và nguyên khối mà là bao gồm hàng trăm thậm chí hàng ngàn đơn vò riêng biệt gọi là các tập tin (file), các tập tin này phải được cài đặt trên ổ cứng của máy tính. Một tập tin là một đơn vò cơ bản lưu trữ trong hệ thống máy tính. Mỗi tập tin đều có tên và một số thuộc tính. Thuộc tính cung cấp thông tin về tập tin như ngày tạo lập, kích thước, ngày chỉnh sửa sau cùng, chỉ có thể đọc không xóa được… Bởi vì hầu hết các chương trình bao gồm nhiều tập tin, nên chúng thường được gọi là gói phần mềm. Để có thể dùng một chương trình đã biên dòch, người dùng phải chuyển chương trình lên bộ nhớ của máy tính, quá trình này gọi là nạp chương trình (loading) làm cho chương trình có thể thực hiện các lệnh để chạy. Như bài một đã đề cập, có hai loại phần mềm, phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Bài 2: Hệ thống máy tính: phần cứng và phần mềm 7 2.1 Phần mềm hệ thống (sysem software) • Hệ điều hành (operating system, OS): là chương trình điều khiển chủ đạo của máy tính, có thể hình dung OS như một phiên bản máy tính hóa của người cảnh sát giao thông, đứng ở giao lộ của phần cứng máy tính, phần mềm ứng dụng và người sử dụng. Máy tính không thể chạy nếu không có một hệ điều hành, hệ điều hành thường được lưu giữ trên ổ cứng của máy tính. Khi khởi động, máy tính sẽ chép một bộ phận cốt lõi của hệ điều hành gọi là nhân (kernel) hay chương trình giám sát vào bộ nhớ, và sẽ được lưu ở nơi đó suốt phiên làm việc. Phần cốt lõi gọi là thường trú trong bộ nhớ vì chúng lưu ở đó suốt thời gian làm việc của máy tính, và vì thế dung lượng của chúng phải càng nhỏ càng tốt. Bộ phận ít thường xuyên sử dụng hơn của hệ điều hành gọi là tạm trú sẽ được chép vào bộ nhớ khi cần thiết. Vì hệ điều hành làm việc chặt chẽ với phần cứng máy tính, và phần mềm ứng dụng, do đó tất cả chúng phải được thiết kế để làm việc hòa hợp với nhau. Hệ điều hành yêu cầu phải tương thích với một họ vi xử lý nào đó ví dụ như Microsoft Window 98 phải chạy với bộ xử lý Intel Pentium. Tương tự các trình ứng dụng phải được thiết kế chạy trên hệ điều hành cụ thể. Một số chức năng cơ bản của hệ điều hành: Quản lý chương trình: Có những hệ điều hành chỉ có thể chạy mỗi lần một trình ứng dụng, và có những hệ điều hành có thể chạy một lúc nhiều chương trình. Quản lý bộ nhớ: Hệ điều hành giao cho mỗi chương trình đang chạy một phần bộ nhớ của hệ điều hành gọi là partition. Hệ điều hành có thể thực hiện bộ nhớ ảo (virtual memory), một phương pháp sử dụng ổ đóa cứng làm một phần mở rộng của bộ nhớ RAM. Tuy bộ nhớ ảo làm cho bộ nhớ có dung lượng nhiều hơn nhưng lại làm máy tính chạy chậm hơn. Điều khiển thiết bò nhập và xuất: Khi các thiết bò này phát ra các tín hiệu ngắt (interrupt) thông báo cho hệ điều hành một sự kiện nào đó đã xảy ra (ví dụ, một phím nào đó được nhấn, con trỏ chuột đã chuyển đến vò trí mới, một văn bản đã in xong). Hệ điều hành sẽ phát một chương trình con phản ứng lập tức ngay khi tín hiệu ngắt xảy ra. Mỗi thiết bò nhập hay xuất phải có bộ phận điều khiển (device driver), đó là các tập tin chứa các thông tin cần thiết để hệ điều hành điều khiển các thiết bò đó. Hệ điều hành ngày nay chứa hầu hết các bộ điều khiển của các thiết bò ngoại vi phổ biến. Giao diện người dùng (User interface): là phần tương tác với người dùng của hệ điều hành. Có 3 dạng giao diện là dòng lệnh (command line), trình đơn (menu-driven) và đồ họa (graphical) Các hệ điều hành Nguồn gốc Năm xuất hiện Giao diện Bài 2: Hệ thống máy tính: phần cứng và phần mềm 8 UNIX Phòng thí nghiệm Bell của AT&T Đầu những năm 1970 Dòng lệnh (gần đây có đồ họa) PARC Trung tâm nghiên cứu Alto Palo của tập đoàn Xerox Giữa cuối 1970 Đồ họa MS-DOS IBM đưa ra thò trường 1981 Dòng lệnh Mac OS Apple Computer 1984 Đồ họa Microsoft Windows Hãng Microsoft Phiên bản 3.x bắt đầu khoảng đầu 1990 đến phiên bản gần đây 2000, XP, Đồ họa Linux Phiên bản mới của Unix được tạo bởi sinh viên đại học người Phần lan tên Linus Torvalds, nguồn mở 1991 Đồ họa • Tiện ích hệ thống (system utilities): Các trình tiện ích cung cấp thêm cho hệ điều hành các công cụ quản lý hệ thống như: Quản lý tập tin (file management) Tìm kiếm tập tin (file finder) Sao chép dự phòng (backup) Chống virus (antivirus) Nén tập tin (file compression) Quét ổ đóa (disk scanning) Chắp liền các tập tin trên ổ đóa (file defragmentation) 2.2 Phần mềm ứng dụng: Microsoft Office (Word, Excel, Access) Tài liệu: Máy tính trong kinh doanh, giải quyết vấn đề trong quản lý – văn phòng, Nguyễn Thanh Hùng, 2003. Bài 2: Hệ thống máy tính: phần cứng và phần mềm 9 . thính phòng. Máy in Máy dùng để in kết quả xử lý từ máy tính, có 2 công nghệ cơ bản chế tạo máy in của máy tính: máy in gõ và máy in không gõ (impact và nonimpact printer) Máy in có bộ phận. defragmentation) 2. 2 Phần mềm ứng dụng: Microsoft Office (Word, Excel, Access) Tài liệu: Máy tính trong kinh doanh, giải quyết vấn đề trong quản lý – văn phòng, Nguyễn Thanh Hùng, 20 03. Bài 2: Hệ. của video Máy quay và chụp ảnh kỹ thuật số (digital camera) Máy quét (scanner) Máy fax Nguy cơ sức khỏe khi dùng bàn phím và chuột: Bài 2: Hệ thống máy tính: phần cứng và phần mềm 2 Với những

Ngày đăng: 22/07/2014, 01:20

Xem thêm: Máy tính kinh doanh - Bài 2 potx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    Nhận biết giọng nói

    1.2 Xử lý, chuyển dữ liệu thành thông tin

    Đồng hồ hệ thống

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w