1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Màu sắc của thiên nhiên ppt

4 221 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 82,54 KB

Nội dung

Có chất khí chỉ phát ra một màu duy nhất, có chất lại phát ra nhiều màu Nguyên tắc chung: Khi ánh sáng trắng chiếu tia sáng đến một trái cà chín màu đỏ, vỏ của nó hấp thụ tất cả mọi màu,

Trang 1

Màu sắc của thiên nhiên

Có những bình minh có màu xanh lá cây trong lúc những buổi sớm khác có màu xanh da trời, màu cam hay đỏ tía Vì sao?

Khi những phần tử đến trái đất bị va chạm với khí quyển, năng lượng được phát ra dưới dạng ánh sáng Màu của ánh sáng đó là do khí tạo nên Màu tỏa

ra bởi khí gọi là phổ của nó Mỗi chất khí chỉ phát ra một màu duy nhất, như chỉ tay của ta Có chất khí chỉ phát ra một màu duy nhất, có chất lại phát ra nhiều màu

Nguyên tắc chung:

Khi ánh sáng trắng chiếu tia sáng đến một trái cà chín màu đỏ, vỏ của nó hấp thụ tất cả mọi màu, trừ màu đỏ Ánh sáng màu đỏ chiếu đến mắt ta và ta thấy trái

cà màu đỏ

Ta thấy một vật màu trắng khi vật đó phản chiếu ánh sáng của tất cả mọi màu đến mắt ta Vì những màu này tạo thành ánh sáng trắng nên ta thấy vật đó màu trắng

Một vật có vẻ màu đen khi nó hấp thụ tất cả mọi màu của ánh sáng trắng nên không phản chiếu đến mắt ta Vì không có ánh sáng pản chiếu đến mắt ta nên ta thấy nó màu đen

Một vật mà ánh sáng đi xuyên qua mà không giữ lại một màu gì cả, cũng không phản chiếu lại màu nào hết có nghĩa là vật đó trong suốt

Mắt ta nhạy cảm với màu nào?

Trang 2

Màu là cảm giác do kết quả của sự tương tác giữa ánh sáng và tế bào mắt Mỗi độ dài sóng được kết hợp với mỗi cảm giác sinh lý khác nhau mà ta gọi là "màu sắc": màu tím cho những độ dài sóng khoảng 0.4 micron, màu xanh khoảng 0.5 micron, màu vàng khoảng 0.55 micron, màu đỏ trên 0.6 micron

Mắt ta nhạy cảm với ánh sáng thấy được Ánh sáng mặt trời được gọi là ánh

"sáng trắng" Ánh sáng này thật ra là tổng hợp của nhiều màu căn bản gây cho mọi

tế bào mắt của ta có cảm giác ánh sáng màu trắng Nếu một hay nhiều màu căn bản thiếu mất thì mắt nhận được một màu chớ không còn màu trắng nữa

Nếu thiếu những màu (vì vật được chiếu hấp thụ ) xanh lá cây, vàng, đỏ thì mắt sẽ thấy màu chàm (xanh bleu)

Nếu thiếu những màu chàm, xanh lá xây, vàng, mmắt sẽ thấy màu đỏ

Nếu thiếu màu tím, chàm, mắt sẽ thấy màu vàng

Khi ánh sáng trắng chiếu tia sáng đến một trái cà chín màu đỏ, vỏ của nó hấp thụ tất cả mọi màu, trừ màu đỏ Ánh sáng màu đỏ chiếu đến mắt ta và ta thấy trái

cà màu đỏ

Ta thấy một vật màu trắng khi vật đó phản chiếu ánh sáng của tất cả mọi màu đến mắt ta Vì những màu này tạo thành ánh sáng trắng nên ta thấy vật đó màu trắng

Một vật có vẻ màu đen khi nó hấp thụ tất cả mọi màu của ánh sáng trắng nên không phản chiếu đến mắt ta Vì không có ánh sáng pản chiếu đến mắt ta nên ta thấy nó màu đen

Một vật mà ánh sáng đi xuyên qua có nghĩa là vật đó trong suốt

Ta lấy thí dụ đem cái áo đen và áo trắng ra phơi nắng, áo đen nóng hơn áo trắng nhiều là vì áo đen hấp thụ mọi ánh sáng trắng từ mặt trời đến Vì ánh sáng mang năng lượng truyền cho áo nên áo nóng

Vậy thì màu đen không phải là một màu vì từ nó không phát ra một tia sáng nào

Màu trắng cũng không phải là một màu vì nó là một tập hợp của nhiều màu

Trang 3

Tuy nhiên về mặt nghệ thuật thì màu đen và trắng cũng đóng một vai trò y hệt những màu sác thật sự

Cầu vồng - hiện tượng tự

nhiên lý thú

Thực chất, cầu vồng được tạo ra như thế nào? Thông thường ta chỉ quan sát được cầu vồng có hình một cung tròn vào buổi sáng hoặc buổi chiều khi mặt trời chưa lên cao Tại sao vậy?

Cầu vồng thực chất là quang phổ của mặt trời do sự tán sắc ánh sáng qua những giọt nước mưa hình cầu tạo ra Nếu xét một giọt nước hình cầu được ánh sáng mặt trời rọi tới Trong chùm sáng mặt trời có vô số tia sáng, chúng khúc xạ, phản xạ và ló ra khỏi giọt nước theo các góc lệch khác nhau Do sự tán sắc, góc lệch cực tiểu của các tia sáng thay đổi theo màu sắc của chùm sáng đó Các phép tính cho thấy: góc lệch cực tiểu của tia đỏ chừng 1380, của tia vàng chừng

Trang 4

138030/, của tia tím chừng 1400 Nếu đứng quay lưng về phía mặt trời nhìn về phía giọt nước thì các tia này rọi vào mắt, vì có vô số giọt nước, và các tia này tới mắt theo các phương khác nhau, nên khi chúng gặp nhau (ở vô cực) tạo nên cầu vồng có sắc màu rực rỡ Các tính toán lí thuyết cho thấy: các tia sáng đi từ các giọt nước khác nhau tới mắt phải làm với phương của ánh sáng tới cùng một góc

420(đối với ánh sáng màu đỏ) hoặc 400(đối với ánh sáng màu tím) tức là các tia sáng màu đỏ phải ở cùng trên một hình nón tròn xoay mà nửa góc ở đỉnh là

420 trục là đường thẳng vẽ từ mắt theo hướng của tia sáng mặt trời Chính vì lí

do này mà cầu vồng có hình tròn Tuy nhiên do có đường chân trời nên một phần đường tròn cầu vồng bị che khuất dưới đường chân trời, ta chỉ còn nhìn thấy cầu vồng là một cung tròn mà thôi Khi mặt trời lên cao thì phần cầu vồng ở dưới chân trời, ta không thể trông thấy cầu vồng nữa Vì vậy cầu vồng chỉ xuất hiện lúc sáng sớm hoặc buổi chiều khi mặt trời không lên quá cao

Một số người thường đi trên máy bay đã có lần may mắn nhìn thấy cầu vồng xuất hiện cả một vòng tròn Trong khi đó khi ở dưới mặt đất không thể quan sát được hiện tượng như vậy Tại sao lại như thế?

Đơn giản là muốn trông thấy cầu vồng vào buổi trưa, hoặc trông thấy cả vòng tròn ta phải đứng cao hơn các giọt mưa Điều này có thể thực hiện được đối với những người lái máy bay (hoặc đi trên máy bay), khi bay cao hơn đám mây mưa, có thể trông thấy cầu vồng đủ cả vòng tròn ở bên dưới máy bay

Ngày đăng: 22/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w